Tỳ-kheo-ni Nam Tông Và Tứ Chúng Của Đức Phật

04 Tháng Chín 201508:50(Xem: 6052)
TỲ-KHEO-NI NAM TÔNG
VÀ TỨ CHÚNG CỦA ĐỨC PHẬT  
TS  Dion Peoples, Buddhist Channel, 08 tháng Tám 2015
TS. Trần Tiễn Lhanh dịch Việt
 

Dion Peoples
Tiến sĩ Dion Peoples

Tiến sĩ Dion Peoples là Giám đốc Hiệp hội quốc tế của các trường Đại học Phật giáo (IABU), Chủ biên và Giám đốc  điều hành của các Hội nghị học thuật cho Ngày Vesak của Liên Hợp Quốc từ năm 2007. Ông cố vấn cho tạp chí Present (Hiện tại) của Liên minh các Tỳ-kheo-ni. Ông cũng là một học giả cố vấn, thiết kế chương trình giảng dạy cho Viện nghiên cứu Phật giáo Tây Ban Nha (IEBH), và các chương trình nghiên cứu Phật giáo của ASEAN. Ông đã viết  sách về Kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), và Kỹ năng tư duy phê phán của Phật giáo. Ông đã cộng tác với Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU)  từ năm 2007. Các tác phẩm của ông, Phật giáo và những người khác, có thể được tìm thấy trực tuyến, trên trang web  www.academia.edu . Ông cũng xuất bản  Tạp chí của Hiệp hội quốc tế của các trường Đại học Phật giáo (JIABU), và Tạp chí Nghiên cứu Hòa bình Santisuksa, thông qua Chương trình nghiên cứu Hòa bình của  MCU. Ông có thể liên hệ qua trang Facebook, hoặc các trang Facebook của Ban Thư ký IABU.

 

Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải  gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ  và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.

Bangkok, Thái lan - Khi tôi ở trong Không quân Mỹ, đóng ở Đức, tôi đã nhận được một bộ sách, các tác phẩm của Nichirin, từ một người nữ đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Tôi cũng đã tiếp xúc với một nữ Phật tử người Đài Loan sở hữu và điều hành một nhà hàng Trung Quốc, gần căn cứ nơi tôi đã đóng quân. Khi tôi nói chuyện với những người phụ nữ đáng kính và có ý chí mạnh mẽ này, tất cả đều biết rằng đã có những nữ tu trong Phật giáo. Người phụ nữ Đài Loan đã chuẩn bị cho tôi, thông qua các cuộc tranh luận triết học, để trở thành một Tỳ-kheo - giấc mơ của tôi tại thời điểm đó.

Tôi đã được đọc Đại tạng kinh Nam tông và các kinh điển này đã đề cập đến sự hiện diện của Tỳ-kheo-ni. Tôi luôn luôn ở gần các nữ Phật tử mạnh mẽ nhưng thường không bao giờ nhận thức điều này. Tôi thậm chí còn chịu ảnh hưởng của một nữ Phật tử Thái rất thông thái và là người thường xuyên viết về các vấn đề trong xã hội và Tăng đoàn Thái cho một tờ báo phát hành khắp nước Thái lan. Khi tôi đến Thái lan để tìm hiểu về sự thích nghi văn hóa của Phật giáo trong bối cảnh xã hội và triết học của quốc gia này, tôi nhận ra rằng một  thành phần quan trọng của Phật giáo đã mất tích.

Phật giáo có cái được gọi là "tứ chúng". Nó không có ba. Không có bốn giới, nhưng có năm. Nếu một cái gì đó bị hỏng, nó có thể được chỉnh lại. Trong Phật giáo, các tăng sĩ nào phạm giới xin được tha thứ trước khi nghe tụng Giới Luật. Nếu một người nào đó, ở một nơi nào đó, không làm tròn bổn phận của mình, sau đó người ấy phải xin lỗi Tăng đoàn và đảm bảo rằng các sai lầm sẽ không bao giờ bị tái phạm nữa. Là Phật tử, chúng ta không thể tùy tiện chọn những bài pháp nào để làm theo. Khi toàn bộ Đại Tạng được coi là hợp lệ, chúng ta biết rằng có bốn chúng Phật tử.

Gần đây tôi đã gặp phải một tình huống tại Đại học Mahachulalongkorn (MCU): trường cao học đã có một cuộc hội thảo về tình trạng của Tỳ-kheo-ni ở Thái lan. Tôi tìm thấy các tài liệu đã được phổ biến trong hội thảo và đọc chúng. Trong đó, một tác giả đã nêu một "giám đốc chương trình" đã trích dẫn tuyên bố của một cựu Tăng Thống. Ông đã nói, "bất cứ ai hỗ trợ sự sống lại của truyền thống Tỳ-kheo-ni là kẻ thù của Phật giáo".

Tôi đã đăng tài liệu này trên trang Facebook của tôi, và một vị sư đồng nghiệp đã bảo tôi nên loại bỏ tài liệu này vì nó có thể gây thiệt hại đến danh tiếng của trường đại học. Tôi lý luận rằng, trong thực tế, đó là một lợi ích cho trường đại học vì chủ đề này đã được thảo luận, vì trường đại học được quản trị bởi các nhân viên liên quan đến Hội đồng Tăng già tối cao của Thái lan. Phải nói rằng Hội đồng Tăng già tối cao trước đó đã cấm các bài viết của các Tỳ-kheo nổi tiếng ủng hộ việc truyền giới cho phụ nữ. Đây là kiến ​​thức phổ biến. Tuy nhiên, cũng sai lầm khi nói rằng Tăng đoàn Thái không tôn trọng các Tỳ-kheo-ni. Nếu người phụ nữ là một Tỳ-kheo-ni Bắc tông, người ấy sẽ được thừa nhận và tôn trọng.

Thật không may khi còn tồn tại một quan điểm cho rằng không có các Tỳ-kheo-ni hợp pháp trong Nam tông - bỏ qua những người gần đây đã có những nỗ lực thay đổi và tiến bộ . Vấn đề này đã bị làm phức tạp một cách không cần thiết bởi Tăng đoàn Thái. Nhưng tôi tin rằng vấn đề có thể được giải quyết  một cách đơn giản và với phẩm giá. Dưới đây là một gợi ý về cách để tiến bộ.

Thông qua trí tuệ Phật giáo chung,  chúng ta nhận ra rằng những sai lầm đã xảy ra trong lịch sử và khẳng định rằng Phật giáo là một tôn giáo trí tuệ. Trong một truyền thống như vậy, chúng ta nhận ra rằng phụ nữ đóng một vai trò có giá trị trong các xã hội Phật giáo và vai trò này đang ngày càng quan trọng. Vì vậy, bất kỳ nỗ lực nào để lấp những khoảng trống này sẽ đòi hỏi việc cung cấp các thủ tục phù hợp để phụ nữ có thể được đào tạo tốt và truyền giới.

Mọi người có thể nghiên cứu nhân khẩu học trong nước: dân số của đàn ông so với phụ nữ ở Thái lan là gì? Tỷ lệ Tăng sĩ so với tín đồ là gì? Các con số tương đối này không đáng kể. Có bao nhiêu người phụ nữ thực sự muốn xuất gia? Một lần nữa, trong một quốc gia, những con số này không đáng kể.

Tỳ-kheo-ni không phải là một mối đe dọa cho nam tính hay văn hóa Thái lan. Vấn đề truyền giới cho phụ nữ có mặt trong Tăng đoàn gần giống với vấn đề đồng tính luyến ái trong  một  Tăng đoàn thống trị bởi nam giới. Vì những người muốn xuất gia có nhiều khả năng muốn được  đào tạo nghiêm túc nên họ không có ý định phát triển các mối quan hệ tình dục. Do đó, có rất ít khả năng  tà dâm sẽ xảy ra.

Các giới luật của Tỳ-kheo đào tạo để họ không biểu lộ tình dục - đồng tính hay thông thường. Hiển thị xu hướng này sẽ bị cau mày vì nguyên nhân chính của xuất gia là sự giác ngộ cá nhân, bảo vệ và truyền bá Phật pháp. Có những tu sĩ hành xử như những người đàn ông đầy dục vọng có thể có khuynh hướng vi phạm lời thề của họ và có quan hệ tình dục với phụ nữ. Nhưng điều này cũng đúng đối với người đồng tính. Các đoạn video được nhiều người xem khi  miêu tả các tu sĩ hành xử theo phán đoán kém. Nếu hành động xấu này được phát hiện, sau đó chỉ cần cởi áo và cấm họ xuất gia lại. Nếu dính đến vụ án dân sự, người vi phạm  tình dục có thể bị bắt và bỏ tù - không phải là một Tỳ-kheo, nhưng là một công dân thường – như một  người đã phạm tội ác.

Không một người đàn ông nào phải lo sợ sự truyền giới của phụ nữ. Phụ nữ đông hơn nam giới ở Thái lan. Được tăng cường tập thể, tiếng nói của họ sẽ gây được tiếng vang cho sự thay đổi xã hội trong Tăng đoàn và Tứ chúng. Thật sự không hợp lý khi người phụ nữ đang bị đàn áp tinh thần bởi một tôn giáo chú trọng giải thoát. Không có lý do gì không cho phép phụ nữ đạt được giải thoát hoàn toàn. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và tất cả đều đáng được đọc và xem xét.

ty kheo ni
Giới tử thọ giới Tỳ kheo tại Viện Cao Đẳng Phật Học Đạo Tràng Mai Thôn
(Ảnh: Làng Mai)

Các Tỳ-kheo nào từ chối hỗ trợ vấn đề  truyền giới cho Tỳ-kheo-ni hoặc những người giử im lặng, có thể không xứng đáng nhận cúng dường của các tín đồ. Các tín đồ có thể đóng một vai trò tích cực bằng cách thuyết phục các thành viên  trong Tăng đoàn có chánh tư duy để chấp nhận thực tế rằng Tỳ-kheo-ni Nam tông là một phần của Tăng đoàn. Họ có thể làm điều này bằng cách hỗ trợ kinh tế và xã hội cho các nhà sư này.

Hãy xem này : nhiều giới luật được thành lập bởi vì các tín đồ chỉ trích các nhà sư hay ni cô về một vấn đề nào đó. Để giữ đúng đức tin của các tín đồ, giới luật đã được lập ra để tín đồ có thể (một lần nữa) giữ lại niềm tin vào vai trò của Tăng già.

Vì vậy, hãy nói đi nói lại: một Tăng thân hoạt động đúng có bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
Trần Tiễn Khanh dịch
Tháng 9, 2015
Người gửi bài: Nguyên Định

BÀI ĐỌC THÊM:
Vấn Đề Phục Hồi Việc Thọ Đại Giới Tỳ-kheo-ni Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy
Quá Trình Phục Hoạt Giáo Đoàn Tỳ-kheo-ni Ở Tích Lan (Trần Như Mai dịch)
Sự Bất Bình Đẳng Giới Trong Phật Giáo Thái Lan (Minh Nguyên)
Sự Tranh Cãi Về Kỳ Thị Giới Tính Trong Tăng Đoàn Phật Giáo Tác Giả: Anthony Burns

 

 

 

Nguyên văn bản tiếng Anh

Theravada Bhikkhuni and the Buddha's Four-fold Assembly

by Dr Dion Peoples, The Buddhist Channel, Aug 8, 2015

 

A properly functioning Sangha has four aspects: bhikkhus, bhikkhunis, lay women and lay men. All are equally required to uphold and support the Buddha's doctrinal tradition and practices.

 

Bangkok, Thailand -- When I was in the US Air Force, stationed in Germany, I was given a set of books - the writings of Nicherin, by an older woman co-worker.  I also came into contact with a Taiwanese Buddhist woman who owned and operated a Chinese Restaurant, near the base where I was stationed.  

The Theravada Bhikkhuni - the missing leg in the Four-fold Assembly.

When I spoke with these respected and strong-minded women, we all knew that there were nuns in Buddhism. The Taiwanese woman prepared me, through our philosophical debates, to become a Bhikkhu - my dream at that time.

I was already reading the Tipitaka and it mentions the existence of  Bhikkhunis.  I was always around strong Buddhist women but often never realized it. I was even influenced by a very wise Thai Buddhist-woman columnist of a national newspaper in Thailand, who often writes about social issues and problems in the Thai Sangha.

When I arrived in Thailand to learn about its cultural adaptation of Buddhism within its social and philosophical context, I realized that an important aspect of Buddhism was missing.

Buddhism has what is called the "four-fold assemblies". It does not have three. There are no four precepts, there are five.  If something is broken, it can be fixed.

In Buddhism, monks who violate a precept speaks out for forgiveness before listening to the Patimokkha recitation.  If someone, somewhere, didn't fulfill his duty, then he has to apologize to the entire congregation and ensure that the mistake will never be made again.

We, as Buddhists, cannot pick and choose what discourse to follow.  When the entire Tipitaka is duly considered, we know that there are four assemblies.

I recently encountered a situation at Mahachulalongkornrajavidyalaya University (MCU): the graduate-school had a seminar on the status of Bhikkhunis in Thailand.  I found the literature that was disseminated for the seminar and read it.

In it, there was a remark by the author, citing a "program director" who referenced a quote from a former Sangharaja. He said, "anyone who supports the resurrection of the Bhikkhuni tradition is an enemy of Buddhism".

I posted this document on my Facebook page, and was told by an ordained associate to remove the document because it may cause some damage to the university's reputation.  I argued, in fact, that it was a benefit to the university that the topic was being discussed, since the university was governed by personnel associated with the Supreme Sangha Council of Thailand.

It has to be said that the Supreme Sangha Council had previously banned papers written by notable ordained monks who support the ordination of women. This is public knowledge.  
 
And yet, it is also wrong to say that the Thai Sangha does not respect Bhikkhunis.  If a woman is a Mahayana bhikkhuni, she is recognized as such and respect is given.

Unfortunately there exist a view is that there are no legally ordained Theravada Bhikkhunis - ignoring those who have recently made such attempts and progress.  The issue has been unnecessarily made complicated by the Thai Sangha.

But I believe that it can be resolved - simply and with dignity.  Here is a suggestion on how to progress.

Through our collective Buddhist wisdom, recognize that historical mistakes have been made and assert that Buddhism is a wisdom tradition. In such a tradition, recognize that women play a valuable role in Buddhist societies and that this role is increasing in importance.

Therefore, any attempt to fill these gaps would require the provision of adequate procedures where women can receive proper monastic training and ordination. 

People can research the national demographics: what is the population of men to women in  Thailand?  What is the proportion of the ordained to the laity?  The numbers are relatively insignificant. How many women actually wish to ordain?  Again, nationally, these numbers are insignificant.

Bhikkhunis are not a threat to masculinity or to national Thai culture.

The issue of ordained women being present in the Sangha is akin to the issue of homosexuality within the male dominated Sangha. Since those who wish to ordain would most likely commit to serious spiritual training, it is unlikely that they will have intention to develop sexual relationships.

There is therefore little possibility of sexual misconduct.

The monastic-code of discipline trains bhikkhus to behave without any sort of displays of sexuality - gay or straight. Display of such tendencies would be frowned upon since the praecipua causa of ordination is personal enlightenment, protection and the spreading of Buddha Dhamma.

Yes, monks behaving as lustful men may just have the inclination to violate their oath and have sexual relationships with women. But this is just as true for homosexuals.  Video clips often go viral depicting monks behaving in poor judgement.

If the act is discovered, then just get them disrobed and prohibit them from re-ordaining. If it demands a civil case, the sexual deviant may be arrested and jailed - not as a bhikkhu, but as a layman - one who has committed a crime.

No man should fear the ordaining of women.  Women outnumber males in Thailand. Empowered collectively, their voice would resonate for social change within the Sangha and for the Four-fold Assembly.

It is truly irrational, how women are being spiritually suppressed through a tradition that was designed for liberation.  There is no excuse not to enable women to attain full liberation. There are many studies on this issue and all are worth reading and considering.

Bhikkhus who decline to support the Bhikkhuni issue or those who sit in neutral silence, may not be worthy of the almsfood offered by the laity.  The laity can play an active part by persuading Sangha members who possess the right understanding to accept the fact that Theravada Bhikkunis are part and parcel of the Sangha. They can do this by providing economic and social support to such monks.

Consider this: many of the Vinaya regulations were designed because the laity criticized the monks or nuns on one issue or another. To properly retain the faith of the followers, regulations were made so that the laity could (again) retain the faith or confidence in the role of the Sangha.

So let it be said again and again: a properly functioning Sangha has four aspects: bhikkhus, bhikkhunis, lay women and lay men. All are equally required to uphold and support the Buddha's doctrinal tradition and practices.


 

Dr. Dion Peoples is the Manager of the International Association of Buddhist Universities, and the General Editor and Conference Organizer for the United Nations Day of Vesak Academic Conference, since 2007.  He additionally serves as an advisor for the Alliance for Bhikkhunis' magazine, Present.  He is also an academic-advisor (curriculum designer) for the Hispanic Institute for Buddhist Studies (IEBH), and for Buddhist Studies programs for ASEAN.  He has written books on the Sangiti Sutta, and on Buddhist Critical Thinking Skills.  He has been working with Mahachulalongkornrajavidyalaya University since 2007.  His collection of writings, Buddhist and others, can be found online, on his www.academia.edu website-page.  He also publishes the Journal of the International Association of Buddhist Universities (JIABU), and the Santisuksa Journal for Peace Studies, through MCU's Peace Studies Program.  He can be freely contacted on his Facebook page, or the Facebook page for the IABU Secretariat.

This article is an extract from an interview with Dr Dion by the Buddhist Channel


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2016(Xem: 7326)
Nói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6521)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7267)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7149)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6780)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.