Về Bát Kỉnh Pháp Dành Cho Tỳ Kheo - Linh Toàn

05 Tháng Chín 201000:00(Xem: 20223)

VỀ BÁT KỈNH PHÁP DÀNH CHO TỲ KHEO 
Linh Toàn
blank
blank
blankLà những người con Phật, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng đều biết Đức Thế Tôn là Bậc Toàn giác. 

Trong kinh điển, Ngài luôn giảng giải rằng: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước luật nhân quả và chân lý giải thoát. Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp… Tất cả đều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Như Lai”.

Chính vì vậy mà khi còn tại thế, Đức Thế Tôn thi thiết Bát kỉnh pháp cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và chư vị Tỳ kheo ni, tất cả mọi người đều rất hoan hỷ đón nhận, trân trọng giữ gìn như một báu vật vô giá. Hơn ai hết, chính Ni chúng đã hiểu rằng: “Bát kỉnh pháp là yếu tố quyết định sự hình thành giới thể thanh tịnh của chư Tỳ kheo ni khi lãnh thọ giới pháp để trở thành một hành giả đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ giúp họ tin tấn nỗ lực tu tập và thành tựu”. 

Cũng chính từ đây có rất nhiều vị Tỳ kheo ni đã chứng quả A la hán, trở thành bậc Thanh Ni xuất chúng, xứng đáng là phước điền cho chúng sanh nương tựa. Và cũng chính các bậc Thánh Tỳ kheo ni này sau khi chứng ngộ đã cảm nhận sâu sắc tình thương và trí tuệ của Bậc Đạo Sư đã dành cho Ni giới bằng con đường Giới Định Tuệ thiết thực, giúp chư Ni đạt được sự giải thoát, thành tựu trí tuệ vô lậu như các bậc Thánh Tỳ kheo. 

Trong thời đại ngày nay, một số học giả đã tổ chức những cuộc hội thảo, diễn đàn và qua phương tiện Internet để thảo luận, bàn bạc về Bát kỉnh pháp và đưa ra nhiều ý kiến cho rằng cần phải bác bỏ Bát kỉnh pháp để phù hợp với tinh thần “nam nữ bình quyền” của thời đại văn minh. 

Tế nhị hơn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không bác bỏ Bát kỉnh pháp mà đưa ra thêm một “Bát kỉnh pháp dành cho Tỳ kheo” nhằm mục đích mong muốn đem lại sự: “công bằng, dân chủ, văn minh, bình đẳng giữa Tăng và Ni” đã gây tranh cãi ít nhiều đối với Tăng Ni trẻ… Theo thiển ý của chúng tôi, sau khi đọc Bát kỉnh pháp dành cho Tỳ kheo của Thiền sư, chúng tôi cảm thấy tám điều này không có gì là mới, nếu không muốn nói là quá cũ. Bởi trên thực tế xưa nay tuy không tập thành văn nhưng trong Tăng đoàn, chư Tăng Ni luôn tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và đã có rất nhiều chư Ni có trình độ, có học vị, có năng lực, có tâm huyết… cũng đã giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội, kể cả việc tham gia giảng dạy trong các trường sơ cấp, trung cấp, đại học Phật giáo.

Chính vì vậy mà Bát kỉnh pháp dành cho Tỳ kheo, theo chúng tôi đây chỉ là “một trong những nét văn hóa giao tiếp xã hội mà thôi”, thực sự nó không thể nào thay thế cho Bát kỉnh pháp do Đức Phật thi thiết dành cho Tỳ kheo ni để trở thành một “hành giả trên lộ trình giác ngộ giải thoát”. Vì rằng, đối với những ai chưa đoạn trừ hết ái dục, chưa giải thoát khỏi lậu hoặc, chưa đạt trí tuệ vô lậu cua bậc Thánh thì không thể nào thấy rõ con đường chấm dứt khổ đau, không thể nào dẫn dắt kẻ khác ra khỏi rừng vô minh, ái dục. Dẫu rằng vị ấy có biện tài giảng giải rất hay, có phương pháp thiền tập phù hợp với căn tánh, văn hóa, nhận thức của một số người trong hiện tại… 

Những gì Thiền sư Thích Nhất Hạnh tùy duyên uyển chuyển để đưa đạo Phật đi vào cuộc đời cho phù hợp với con người và xã hội hiện đại là một mô hình giáo dục Phật giao thực tiễn mang tính nhân văn, hợp với lòng người và dễ thực hành cho mọi đối tượng. Đứng về quan điểm Tâm lý học thì mô hình này cần được nhân rộng để mang lại sự đoàn kết, hòa hợp, bình đẳng cho mọi người. 

Tuy nhiên chúng ta không nên lầm tưởng giữa “Văn hóa giao tiếp” với “Thánh giới uẩn, giữa “Phương pháp thư giãn” với “Thánh định uẩn”, giữa “Tri thức học giả” với “Thánh tuệ uẩn”. 

Do đó, nếu ai muốn hướng dẫn cho chư Tăng Ni, Phật tử tu tập hay muốn thay đổi văn bản giới luật do Đức Phật thi thiết thì xin hãy tỉnh giác điều này, bởi “làm thân người đã khó, gặp Chánh pháp lại càng khó hơn”.
 

LINH TOÀN
(Giác Ngộ)

Bài Liên Quan:
Bát Kỉnh Pháp, TS. Thích Nhất Hạnh
Ai đủ tuệ giác để bỏ Bát kỉnh pháp - Tỳ kheo Thích Nhựt Chấn
Bát Kỉnh Pháp, T.T. Thích Minh Thông
Bát Kỉnh Pháp Chướng Ngại hay Căn Bệnh Thời Đại, Thích Lệ Thọ
Nên hiểu và hành trì Bát kỉnh pháp như thế nào? - Thích Đồng Trí
Ni Giới Đài Loan Vận Động Huỷ Bỏ "Bát Kỉnh Pháp", Thích Giải Hiền
 

06-14-2008 09:23:12

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2016(Xem: 7346)
Nói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6525)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7275)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7160)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6792)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.