Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (6) Nguyễn Hòa

18 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10079)

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (6)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 6
Lời nói đầu

Gần hai mươi lăm thế kỷ nay, con người đã bị giáo pháp này lừa gạt quá nhiều, đến giờ này mọi người hoàn toàn đang sống trong giấc mơ của Đại Thừa và Tối Thượng Thừạ Một giấc mơ tuyệt vời, đưa con người vào cỏi mộng của thế giới siêu hình, thường hằng, thường biết, thường nghe, thường thấy, bất biến, hạnh phúc, an lạc (thường, lạc, ngã, tịnh) .

Ngay thời nguyên thủy, Phật dạy phải tránh hai cái thấy cực đoan, đó là :Thường kiến và Đoạn kiến. Thấy có "thường còn" là cái thấy có, với hiện hữu lâu dài, và cái thấy "mất hẳn " là cái thấy không, để rơi vào chỗ tuyệt diệt, hư vộ Ở đoạn viết trên khi chống lại "thường hằng" , HT Thông Lạc không biết có rơi vào chỗ đối nghịch lại là "đoạn diệt" hay không. Thật ra, theo chủ trương của Đại Thừa, thì chánh kiến là nhìn sáng suốt về vạn pháp để thấy "không phải có cũng không phải không, không phải thường còn cũng không phải mất hẳn". Lại nữa, Đại Thừa giải thích là với cái nhìn của Tiểu Thừa thì thấy mọi sự vật vô thường, vô ngã, khổ, và bất tịnh. Đây là một điều đúng đắn, nhưng nằm ở hiện tượng tương đối, hay tục đế. Nhưng với trí tuệ Bồ Tát nhìn sâu vào bản thể để thấy được chỗ tuyệt đối của chân đế , thì vạn hữu vừa có vừa không, và cái không này không phải là không của đoạn diệt, của hư vô, mà là cái không của vạn vật không có tự tính nhưng không phải không hiện hữu, và được gọi là "chân không" mang khả năng chuyển thành cái có của "diệu hữu". Phải nói thêm dài dòng như trên, dù vẫn chưa là đủ, để bác bỏ những lý lẽ của HT TL khi đem cái không thô thiển bài bác cái "chân không" và "diệu hữu" của Đại Thừa .

Còn các ý nghĩa về " thường, lạc, ngã, tịnh " mà HT Thông Lạc đưa lên để chỉ trích, thì Đại Thừa chỉ dùng những thể tính đó khi nói về Niết Bàn, hay thể nhập bản thể tuyệt đối, khi được giải thoát ra khỏi thế giới hiện tại của chúng sinh , cái thế giới mà Đại Thừa cũng chấp nhận như Tiểu Thừa là " vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh". Vì đã gọi là giải thoát thì phải đạt tới những gì không còn giống với hiện tại, tức không còn gặp thấy những tính chất của cõi ta bà nơi chúng sinh đang trầm luân. Về Niết Bàn thì Tiểu Thừa hiểu như là diệt tận, diệt độ, tịch diệt , còn Đại Thừa hiểu là Viên tịch, Vô Vi, nhưng An Lạc. Nhưng dù gì cái ý nghĩa "thường hằng" của Niết Bàn rất dễ chấp nhận, khi đã cho Niết Bàn là chỗ không còn có sự sinh, thành, hoại diệt, tức không còn sự đổi thay của luật vô thường, đương nhiên phải là thường trụ. Nếu ai không chấp nhận Niết Bàn là "thường hằng" (như HT TL ?) thì ắt phải nghĩ tới một niết bàn tạm thời, có lúc sẽ đổi khác và chấm dứt (?). Thật ra, đạo Phật kể cả Tiểu Thưa nhận cũng có các cõi an lạc tạm thời như thế, nhưng gọi là cõi Trời (Thiên), nhưng khôngg phải là mục đích nhắm tới khi tu để giải thoát.

Đại Thừa đã xây dựng một cõi Cực Lạc Tây Phương để thỏa mãn mọi nhu cầu dục vọng của con người thế gian muốn chi được nấy do sự diễn tả cảnh giới Tây Phương Cực Lạc quá đẹp đẽ như trong kinh Di Đà. Một cảnh giới lý tưởng mà ai nghe đến cũng đều phải ham mê thích thú. Vì thế, hiện giờ có nhiều người tâm tham đắm cảnh giới Cực Lạc sống đầy đủ và sung sướng muốn chi có nấy, vả lại, các Tổ thường ca ngợi pháp môn Tịnh Độ rất dễ tu, phù hợp với căn cơ con người thời đại hiện naỵ Nghe những lời cám dỗ này ai mà không ham thích.

HT Thông Lạc chứng tỏ có đọc nhiều kinh sách Phật giáo Đại Thừa, nhưng như chưa hiểu hết ý nghĩa, hoặc cố ý hiểu sai để dễ xuyên tạc, nhất là đối với Tịnh độ tông (và Thiền Tông). Tịnh Độ (cõi thanh tịnh) của Phật A Di Đà tuy mang tên là Cực lạc , nhưng hoàn toàn không phải như TL nói là được dựng lên "để thỏa mãn mọi nhu cầu dục vọng của con người thế gian muốn chi được nấy ". Vì ở cõi Cực lạc đó tuy rất đẹp đẽ, thanh tịnh, nhưng không phải "muốn chi được nấy" trong ý nghĩa thoả mãn "mọi" dục lạc, mà chỉ để nghe kinh và tu Phật mà thôị Ngay cả muốn ăn (một dục lạc) cũng không có cái gì giống như trần tục để ăn, không có chuyện nam nữ, con cái, không ai cần đến nhà cao cửa rộng, quần áo xinh đẹp. Vậy thì những dục lạc thấy ở con người (trước kia) sẽ được thỏa mãn như thế nào ? Cái đẹp thanh tịnh ở cõi Tịnh độ chỉ là phương tiện giúp cho con người dễ tu hành để mau đạt tới giải thoát của đạo Phật. Cũng có thể một số người đang sống nghèo khổ ở trần gian mơ ước sau khi chết được lên Thiên Đàng hay về cõi Tây phương Cực lạc, và thoát được nhiều đau khổ hiện có trước mắt. Nhưng người theo Phật vẫn biết cõi Tịnh độ chỉ là nơi chuyển tiếp để có cơ hội và hoàn cảnh thuận tiện tu hành tốt hơn, nhằm đạt tới "cõi" cuối cùng, rốt ráo, là Niết Bàn. Nhiều người còn coi Tịnh Độ là một dạng, một trạng thái của tâm thức giác ngộ, thanh tịnh, có sẵn trong Chân Tâm, và không cần phải chết rồi mới tái sinh được vào đó .

Đại Thừa Giáo đã biến đạo đức của Phật Giáo thành một thứ đạo đức mê tín , một thứ đạo đức phi đạo đức, khiến cho Phật Giáo không có đạo đức làm người, chỉ biết tu hành theo Đạo Phật là làm việc từ thiện, cúng bái, cầu khẩn, van xin, ngồi thiền, nhập định, niệm Phật, niệm chú, bắt ấn, tụng kinh, tụng kệ, sám hối, v.v... với việc làm này, mục đích giải thoát sẽ được và cuối cùng thành Phật và ít nhất cũng được dự vào hàng Thánh nhân.

Trên tôi viết khá dài, nhưng vẫn chưa phải là đủ, để cho thấy cái hiểu sai hoặc cố ý xuyên tạc giáo nghĩa của Tịnh Độ Còn chuyện mê tín, nếu có ở dạng nào đó , là do người hành trì, gọi là theo Phật nhưng chưa chắc tu hành đúng đạo Phật mà pha trộn với nhiều niềm tin dân gian, hay cả các đạo giáo khác. Chúng ta chỉ cần nhắc lại một câu nói nhiều ý nghĩa của Đại Thừa là "y pháp bất y nhân" (dựa vào Pháp Phật, không dựa vào người tu) để đáp lại những chỉ trích một số người tu hành không đúng giới luật, và cách hành trì của họ không đúng chánh pháp. Tất nhiên, chuyện đó ở đâu, hay ở tôn giáo nào cũng thấy có, nhưng không phải là tất cả đều vậỵ Đọc qua đoạn trên chúng ta cũng thấy Thông Lạc có ý đưa đủ mọi thứ vào cùng một "rọ" để chỉ trích đạo Phật, nào là " chỉ biết tu hành theo Đạo Phật là làm việc từ thiện, cúng bái, cầu khẩn, van xin, ngồi thiền, nhập định, niệm Phật, niệm chú, bắt ấn, tụng kinh, tụng kệ, sám hối, v.v.." Trong các thứ TL liệt kê trên để đả phá đạo Phật có thứ nào là đúng theo đạo Phật và thứ nào là không đúng ? Đạo Phật ngày nay rất đặt nhẹ chuyện "cầu khẩn, van xin", còn việc "cúng bái" nếu hiểu là cúng dường, lễ bái Phật thì không có gì sai, và "làm việc từ thiện" không phải là đạo đức làm người hay sao ? Đạo Phật Đại Thừa còn có kinh "Thập Thiện" (dạy làm những điều lành để đem lại an vui, hạnh phúc, giải thoát cho mình và cho người) , hay dạy nhớ "Tứ Ân" theo kinh Tâm Địa quán (nhớ các ơn cha mẹ tức gia đình, ơn chúng sinh tức xã hội , ơn quốc vương tức tổ quốc, và ơn tam bảo) như vậy không nói gì về đạo làm người hay sao , dù cũng bao gồm cả đạo giải thoát ?

Hành động từ thiện của Đại Thừa là Tứ Nhiếp Pháp dùng để khuyến dụ người theo đạo mình hơn là làm việc từ thiện đúng nghĩạ Với những lời lừa đảo bố thí, cúng dường sẽ d-ược phước báo vô lượng như: cúng dường xây cất chùa, tháp, đúc chuông, đúc tượng và cúng dường trai tăng tứ sự, v.v... sẽ được phước báo vô lượng vô biên. 
Trong khi Đạo Phật ra đời nhằm đem lại cho loài người một đạo đức giải thoát, mang lại cho cá nhân mỗi người được hạnh phúc, an vui, thanh thản, bình đẳng, sống hoà hợp, biết tha thứ và thương yêu nhau, biết nhẫn nhục, tùy thuận, và d-ùm bọc lẫn nhau, chứ đâu có lường gạt người như thế.

Thông Lạc cho "Tứ Nhiếp Pháp" là phương cách "lường gạt" . Tôi xin chép lại vài ý nghĩa của Tứ Nhiếp pháp của Đại Thừạ Đây là bốn cách thức xử thế với mọi người để họ đến với mình bằng tình thân và lòng tin :
1/ Bố Thí : là hy sinh chia sẻ với người khác về tài vật , thời giờ, khả năng, lời khuyên, giáo pháp, v.v...

2/ Ái ngữ: lời nói ôn hoà, thành thật và thân thiện.

3/ Lợi hành : làm những việc ích lợi cho ngườị

4/ Đồng sự : cùng làm , hay giúp một tay với người khác để hoàn tất công việc .

Nếu nghĩ khi bố thí ai đang đói khát là để dụ dỗ, tuyên truyền người đó "theo đạo" thì là cái nhìn thiên lệch, vơ đũa cả nắm, nên chắc cũng không ai rỗi đâu mà bàn cãi những chuyện xuyên tạc như thế.

Vấn đạo giúp cho ta biết rõ cách thức ngăn ác pháp và diệt ác pháp, luôn sống trong thiện pháp, an trú thiện pháp, thường sống tu tập Tứ Chánh Cần.

Tứ Chánh Cần (bốn điều siêng năng làm) và các pháp tu khác nằm trong 37 phẩm trợ đạo , thì người theo Đại Thừa cũng được giảng dạy và thực hành theo, hoặc từ ý nghĩa trực tiếp của 37 phẩm trợ đạo đó, hoặc từ những lời dạy khác cũng mang cùng ý nghĩạ Có khi còn với tinh thần đi xa hơn, như trong pháp Lục Độ Ba La Mật. Nhưng điều rất lạ là cho tới bây giờ, tuy chủ trương trở về với Phật giáo nguyên thủy, nhưng HT Thông Lạc không nói gì về Bát Chánh Đạọ

Vấn đạo còn giúp ta biết cách tu tập Tứ Niệm Xứ rất cụ thể, rõ ràng, để khắc phục tâm tham ưu ở đời bằng pháp hướng tâm như lý tác ý.

HT THông L.ac nói nhiều lần về Tứ Niệm xứ, vậy cũng nhắc lại đó là những gì. Đây là bốn lãnh vực quán niệm của đạo Phật có từ nguyên thủy :
1/ Quán thân bất tịnh

2/Quán Thọ thị khổ

3/ Quán tâm vô thường

2/ Quán pháp vô ngã

Thật ra là để hành giả quen thuộc và thâm nhập vào nhận thức căn bản của đạo Phật về thế giới hiện tượng đã nói ở trên : vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Nhưng ở đây pháp quán này chỉ hạn chế trên bốn đối tượng. Có thể hỏi: nếu quán tâm thấy vô thường thì có biết thân cũng vô thường không. Về mục đích thì bốn pháp quán trên nhằm đưa tới thái độ nhàm chán thân , tâm, thế giới hiện tượng để dễ lìa bỏ tất cả những gì thộc thế gian, và trừ được tham dục. Nhưng vì HT Thông Lạc cứ chê bai pháp Thiền của Đại Thừa , bao gồm Tịnh Độ , Thiền tông, và Mâ,.t tông, là thiền ức chế tâm, nên có thể hỏi lại : bốn pháp quán trên có ức chế tâm hay không ?

Ở đây, tất nhiên không phải là chỉ trích lại gì về pháp Thiền của Tiểu Thừa, nhưng nêu lên chỉ để thấy cái vô lý của HT Thông Lạc khi chỉ trích pháp Thiền Đại Thừa.

Vấn đạo giúp ta rõ thấu cách thức tu tập rèn luyện đạo lực, để điều khiển nhập bốn định (Tứ Thánh Định), làm chủ sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồị

Đạo Phật dù là thuộc Thừa nào cũng giảng dạy về Tứ Thánh Đế : Khổ đế, Tập đế , Diệt đế , Đạo đế. Nhưng không thấy ở đâu có cách dạy về " điều khiển nhập bốn định (Tứ Thánh Định), làm chủ sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồị”

Vấn đạo còn giúp ta biết rõ cách thức tập luyện pháp hướng tâm để biết cách thành tựu Tứ Như Y¨ Túc và Tam Minh .

Tứ Như ý túc gồm có : Dục Như ý túc, Niệm hay Định Như ý túc, Tinh Tấn Như ý túc, và Quán Như ý túc, được cho là giúp đi đến chánh định, đạt được các thầ`n thông (như Tam Minh). Ai tin tưởng HT TL có thể tìm đọc thêm TL đã viết gì về những thứ nàỵ Còn đoạn trên quá ngắn ngủi nên khó góp ý là ông nói đúng hay saị

Đạo Phật khó, chỉ vì ta chưa có nhiệt tâm, thiếu lòng tin tưởng nơi Phật, Pháp, Tăng, vì thời nay Phật, Pháp, Tăng đều giả hiệu, khiến Thầy Tổ chúng ta tu mãi mà chẳng kết quả gì, đến khi chết phải chịu quá nhiều bịnh tật nghiệt ngã, khổ đaụ

Câu viết vô tội vạ trên được Thông Lạc sử dụng nhiều lần, và tôi đã vài lần biện bác . Bây giờ thử hỏi HT TL tu tập đã có kết quả gì (Tam Minh ông đạt được ra sao), và khi ông chết (sẽ) như thế nào ?

Nguyễn Hòa
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2015(Xem: 6456)
Tôi rất tiếc được biết đến Ngài Thích Thông Lạc hơn hai năm sau khi Ngài tịch diệt ... Vì khi nghe lại những bài giãng của Ngài thì có sanh ra vô vàn câu hỏi !!! Xin cám ơn quý vị đã cho nêu lên vài câu hỏi ở đây.