Vì Sao Người Dùng Internet Viettel Không Vào Được Nhiều Trang Phật Giáo?

01 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 43398)

VÌ SAO NGƯỜI DÙNG INTERNET VIETTEL
KHÔNG VÀO ĐƯỢC NHIỀU TRANG PHẬT GIÁO

BBT phattuvietnam.net

blankTrong vài ba ngày trở lại đây, Trang tin Phattuvietnam.net nhận được nhiều phản hồi của độc giả về việc không thể truy cập Trang tin, trong khi vẫn dễ dàng vào các trang mạng khác.

Hiện tượng này xảy ra trong khi các độc giả khác vẫn truy cập Phattuvietnam.net bình thường.

Qua tìm hiểu thì được biết tất cả độc giả không vào được Phattuvietnam.net là người dùng internet của Viettel, có thể dùng mạng ADSL hay 3G.

Điều bất bình thường là những người dùng internet của Viettel cũng không thể vào các trang Phật giáo lớn khác như Thuvienhoasen.org hay Giác Ngộ Online.

Gọi điện tới tổng đài 0983 98198 vào lúc 19h51 ngày 1/11/2011 thì được số tổng đài viên 3892 trả lời có thể các trang web này bị chặn.

Phattuvietnam.net kính đề nghị quý độc giả sử dụng mạng Viettel tiếp tục phản ánh hiện tượng này tới số tổng đài nêu trên, và trong trường hợp không có cải thiện nào, hãy nói không với dịch vụ này và chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ internet khác để tiếp tục truy cập các trang Phật giáo, trong đó có Phattuvietnam.net.

 

Viết tiếp việc dùng internet Viettel

không vào được trang PG

10/11/2011 09:48

Tiểu Vũ


blankChúng tôi theo những bài viết nội dung về việc không truy cập được các trang mạng Phật Giáo qua mạng Viettel ở một số trang mạng từ lúc được đăng và cũng thử với mạng Viettel.

Với ADSL Viettel, có lúc vào được, có lúc không vào được các trang mạng Phật Giáo (Chúng tôi ở TpHCM) như phattuvietnam.net, giacngo.vn, thuvienhoasen.org. Theo chúng tôi, có lẽ đó là không bình thường.

Và vừa rồi, Chúng tôi quyết định thử một lần nữa qua GPRS của máy điện thoại xài mạng Viettel. Thật bất ngờ, trước đây, chúng tôi vào được mọi trang Phật giáo, nhưng tối qua, Chúng tôi không vào được 3 trang liệt kê ở trên, tuy nhiên trang nhà của GHPGVN (http://www.giaohoiphatgiaovietnam.vn/) thì vẫn vào được.

Chúng tôi thử đi thử lại 3 trang trên rất nhiều lần nhưng ngay lập tức bị báo là: "Browser unable to connect to website: http://.....".

Chúng tôi thử lại bằng ADSL FTP thì vào bình thường. Lúc đó, Chúng tôi ngầm hiểu ra là 3 trang trên đã bị Viettel chặn. Có thể là do cá nhân người làm IT, làm mạng chứ chưa chắc là chính sách của Viettel.

Chúng tôi có thử qua một số trang mạng khác của tôn giáo bạn như www.thanhlinh.net, www.conggiaovietnam.net thì tình trạng tương tự như 3 trang web Phật Giáo (dùng GPRS của Viettel thì không được, dùng ADSL FPT thì vào bình thường.

Nhưng trang khác của tôn giáo bạn như www.mangconggiao.net vẫn vào bình thường ở mạng GPRS Viettel.

Chúng tôi gọi tới tổng đài của Viettel (18009119) để báo tình hình về các trang web Phật giáo trên. Sau rất nhiều câu trả lời quanh co của cô điện thoại viên như do trang web có thể tạm thời bị hỏng, hoặc dung lượng lớn không tải được hoặc máy không tương thích..., chúng tôi đã rất vất vả giải thích với cô điện thoại viên rằng các lý do trên không đúng vì bản thân chúng tôi là "dân IT" như từ chúng tôi đã dùng để miêu tả cho cô điện thoại viên hiểu và mong muốn nhận câu trả lời khác hơn.

Và thật bất ngờ, sau một hồi quanh co tránh né, giọng cô bắt đầu thay đổi, có vẻ không còn bình tĩnh vì chúng tôi đưa ra các lý lẽ cho cô biết rằng các câu trả lời của cô là không có cơ sở và không chính xác, sau cùng cô nói rằng Viettel là mạng của Quân Đội nên các trang tin về Tôn Giáo không được hỗ trợ.

- Tại sao các trang web Phật giáo không vào được như phattuvietnam.net, giacngo.vn, thuvienhoasen.org.

- Vì Viettel là mạng Quân đội nên không hỗ trợ các trang tuyên truyền về tôn giáo.

- Trang tin giacngo.vn là trang web của một tờ báo chính thức của một tổ chức được đăng ký hoạt động theo đúng qui định. Tại sao không vào được.

- Để em kiểm tra thử

.....

- Đây cũng là trang của Phật Giáo nên không vào được.

- Vậy tại sao trước đây vào được.

- Có lẽ trước đây được nhưng giờ Viettel không hỗ trợ nữa.

- Tôi không nghĩ là như vậy. Tôi chỉ muốn thông tin cho Viettel là có lẽ một cá nhân nào đó làm IT của Viettel không cho vào chứ chưa chắc là do Viettel. Tôi báo để cô báo cáo lại và kiểm tra giúp.

- .......

- Vậy tại sao các trang web tôn giáo khác vào được như www.mangconggiao.net. Chị có thể cho tôi biết lý do tại sao Viettel không hỗ trợ các trang web Phật Giáo nữa.

(Nói là không hỗ trợ nữa cho nghe có vẻ nhẹ, nhưng mang nghĩa là chặn địa chỉ truy cập. Chúng tôi cố gắng khi nói chuyện với cô điện thoại viên không dùng từ trang web bị chặn mà chỉ hỏi tại sao không vào được/không hỗ trợ).

- Xin lỗi anh, em không nói được.

.....

Như vậy, vấn đề không đơn giản. Viettel hiện cung cấp các hình thức vào internet qua cáp (cáp quang, cáp đồng ADSL, router....) và qua sóng điện thoại (3D-Com, GPRS, 3G...). Hình thức qua sóng điện thoại có thể khẳng định là chặn vài trang web chính thống của Phật Giáo, qua cáp thì có lẽ chưa chặn triệt để các trang web nói trên.

Chúng tôi mong mỏi quý báo, quý đại diện GHPG thử nghiệm, thu lại hình ảnh, báo cho nhà mạng Viettel. Nếu họ có lý do chính đáng thì cũng nên phản hồi để chúng ta biết mà thông cảm chứ với tình trạng hiện tại thì quả thật gây bức xúc trong cộng đồng Phật tử chúng ta.

Chúng tôi không nghĩ là việc không sử dụng dịch vụ của Viettel là cách làm tốt, đó chỉ là cách cuối cùng. Cách tốt hơn là báo để họ sửa chữa nếu có gì đó không đúng và trả lại sự trong sạch cho một nhà mạng lớn nhất Việt Nam

(http://www.phattuvietnam.net/diendan/16991.html)

Phản hồi (1 bài gửi):

Văn vào lúc 10/11/2011 10:09
Các hãng có quyền truyền hay chặn trang web nào không hợp với chủ trương họat động của họ, và người tiêu dùng cũng có quyền chọn nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy, tôi không chọn sử dụng nhà cung cấp Viettel trên tất cả mọi phương tiện truyền thông (web, mobile v.v..)vì tôi không thấy có nhu cầu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 4008)
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7764)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 4982)
“Với tư cách Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch, đại biểu Quốc hội, tôi xin khẳng định nghi thức hiến sinh dã man động vật trong một số lễ hội như: lễ hội chém lợn giữa sân đình tại Bắc Ninh, giết trâu tại Phú Thọ dứt khoát phải chấm dứt và loại bỏ”
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 6789)
Phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes đã phỏng vấn Thượng tọa Thích Nhật Từ, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM về sự kiện con bò được làm lễ quy y Tam bảo tại ngôi chùa Pháp Hải Sài Gòn dưới góc nhìn Phật pháp..
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11053)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 5892)
Vào tuần thứ 3, tháng 4.2015, trang nhà www.thuvienhoasen.org có đăng một số ý kiến về Phật Giáo và Âm Nhạc, mà trọng tâm là đặt thành vấn đề Tăng Ni “trẻ” Phật Giáo có nên ca hát không? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để trả lời câu hỏi. Hòa Thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm Soát Trung Ương GHPGVN, ....
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7585)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6161)
Tổ chức Động vật châu Á (AAF) phát động chiến dịch kêu gọi chấm dứt lễ hội chém lợn ở tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức theo truyền thống vào dịp đầu xuân.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 6508)
Thông thường qua một thời gian dài những nghĩa chính của kinh bị pha trộn vì nhiều nguyên nhân. Như từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hay những danh từ địa lý hay những sự vật trước kia thì có mà nay không còn. Hay những vị dịch kinh không đủ trình độ vì vậy qua nhiều lần thì tam sao thất bổn…