Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật

09 Tháng Ba 201000:00(Xem: 53089)

Kinh Đại Thông Phương Quảng
Sám Hối Diệt Tội
Trang Nghiêm Thành Phật
Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch Việt

Lời giới thiệu


 

Quyển "Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật" này là một bộ kinh rất có ý nghĩa và lợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm, khiến cho họ có được công năng chuyển hóa nghiệp chướng sâu dầy, trở nên nhẹ nhàng thanh thản, và phát tâm tinh tấn tu hành giải thoát.

Nay có nhân duyên được Tỳ kheo Ni Bồ Tát giới Như Ngộ, và các Phật tử phát tâm ấn tống kinh văn; tôi xin tùy hỉ tán thán công đức pháp thí này, và hướng nguyện mười phương Tam Bảo, chứng minh gia hộ cho tất cả những vị phát tâm ấn tống, phát nguyện thọ trì, kẻ thấy người nghe, đều được phát bồ đề tâm, tiêu trừ nghiệp chướng, thuận duyên phụng hành Phật sự, lợi lạc âm dương hữu tình.

Xin trân trọng giới thiệu quyển kinh này đến với thiện hữu tri thức, Tăng Ni Phật tử, để cùng nhau đồng xướng tụng kinh văn, cầu sám hối diệt trừ tội chướng từ vô thỉ kiếp mà phát lòng cầu chứng vô thượng bồ đề.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Tác đại chứng minh

Cẩn ghi
Hòa Thượng Thích Hiển Tu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 752)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82843)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5274)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7127)