Hòa Thượng Thích Minh Châu Nhà Giáo Dục Phật Giáo Lỗi Lạc - Hoàng Độ

04 Tháng Chín 201200:00(Xem: 9723)

Hòa thượng Thích Minh Châu

NHÀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO LỖI LẠC
Hoàng Độ

Hòa thượng Thích Minh Châu - nguyên Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, nguyên Viện trưởng sáng lập Học viện Phật giáo Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nguyên đại biểu Quốc hội từ khóa VII đến khóa X, đã viên tịch vào lúc 9g5 ngày 1-9-2012 tại thiền viện Vạn Hạnh (750 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hưởng thọ 95 tuổi.

thichminhchau-003

Tổng thống Ấn Độ đích thân trao bằng tiến sĩ cho Hòa thượng Thích Minh Châu

Hòa thượng Thích Minh Châu thế danh Đinh Văn Nam, là con trai thứ tư trong một gia đình khoa bảng. Cha là cụ ông Đinh Văn Chấp, đỗ Tiến sĩ khoa Quý Sửu (Duy Tân năm thứ bảy) lúc mới 21 tuổi. Mẹ là cụ bà Lê Thị Đạt, một người phụ nữ miền Trung chịu thương chịu khó, chuyên tâm chăm sóc chồng con. Nguyên quán gia đình ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An.

Thuở thiếu thời, theo nếp nhà, Hòa thượng có điều kiện học hành, đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương (1939), rồi tú tài toàn phần tại Trường Khải Định (tiền thân của Trường Quốc Học Huế - 1940), sau đó được bổ nhiệm làm thư ký Tòa Khâm sứ tại Thừa Thiên. Nhận thức về sự bất công xã hội, cậu thanh niên Đinh Văn Nam đã thôi việc, dồn tâm lực cho phong trào chấn hưng Phật giáo do các vị cao tăng và trí thức ở cố đô Huế khởi xướng và trở thành hạt nhân nòng cốt cho phong trào này. Sau đó, người thanh niên đầy nhiệt huyết với các phong trào giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo dấn thân quyết định xuống tóc xuất gia tại chùa Tường Vân (Huế).

Sau khi xuất gia, vị thầy trẻ Thích Minh Châu được chọn xuất dương du học tại Sri Lanka, rồi sang Ấn Độ và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Phật học tại Đại học Phật giáo nổi tiếng thế giới Nalanda (1961), được mời giảng dạy tại Đại học Bihar.

thichminhchau-004

Hòa thượng Thích Minh Châu trở về quê hương sau khi du học

Tuy nhiên, nỗi trăn trở quê nhà đã thôi thúc vị tu sĩ trí thức này sớm trở lại quê hương để phục vụ. Thầy được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Phật giáo, trong đó phải kể đến vai trò Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh (1965 - 1975).

Bền bỉ và cần mẫn, dù công tác rất bận rộn, nhưng Hòa thượng vẫn âm thầm dịch các kinh điển Phật giáo nguyên thủy bằng ngôn ngữ Pali sang tiếng Việt, biên soạn hơn 30 đầu sách chuyên ngành, tham gia các diễn đàn quốc tế về Phật giáo và hòa bình… Vì thế, nhiều người nhận xét, Hòa thượng là một nhà giáo dục Phật giáo lỗi lạc của Việt Nam ở thế kỷ XX. Những công trình dịch thuật, biên soạn của Hòa thượng đã góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng nhận thức Phật học giản dị, trong sáng và nguyên thủy.

Hơn hết, ấn tượng mà Hòa thượng Thích Minh Châu để lại mãi trong lòng nhiều thế hệ, đó là vị thầy kiệm lời nhưng thường trực nụ cười trong giao tiếp, khiến bất cứ ai có duyên tiếp xúc đều cảm nhận sự gần gũi và ấm lòng.

Hoàng Độ (theo Báo Phụ nữ)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5029)
Thông thường thì trải qua bao nhiêu thời gian để được gọi là Một thời? Có thể là một tháng, vài ba tháng, nửa năm, một năm hay nhiều hơn nữa? Hầu như tất cả những thời lượng vừa nêu đều đúng, nhưng chủ yếu là trong những quãng thời gian ấy phải có, đã có một điều gì đấy rất nổi bật: hoặc là một sự việc, hoặc là một hình ảnh, hoặc là một chuyển đổi, một bước ngoặt, một cuộc gặp gỡ… đã tác động đến đời sống khiến tâm tư của chúng ta luôn nhớ đến, nhớ mãi, trở thành một gắn liền với hành trang tri thức của cả đời mình mới được gọi là Một thời.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13770)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 6121)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 5949)
Tưởng niệm giác linh Người,/ Hỡi ôi! / Kính quý thay! / Bi xót thay! / Sinh diệt tợ đốm hoa / Sắc không như ánh chớp / Đám mây trắng ngàn năm ly hợp / Cõi bụi hồng muôn kiếp tụ tan / Hậu học sa-môn thương tiếc, bàng hoàng / Tứ chúng đoanh vây, trái tim lệ chảy / Lẽ vô thường xót đau ba cõi / Luật hữu vi băng giá một trời
12 Tháng Tám 2014(Xem: 9938)
Nhưng Thầy ơi, như Thầy đã biết, con thích nhất cây chuối khi nó luôn mọc thẳng , và khá vững vàng nên người đời cứ cưởng chuối có thân cây thật, trong khi "thân" chuối là một "thân giả". Thân giả này là bài học cho con quý giá vô cùng về tính không, nhất là mỗi khi con tụng kinh Bát nhã. Ôi chuối vi diệu quá Thầy nhỉ.
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9110)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8110)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.