Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Lê Mạnh Thát Cùng Đến Thọ Tang Cố Ht. Thích Minh Châu - Thích Pháp Bảo

07 Tháng Chín 201200:00(Xem: 10633)

THẦY TUỆ SỸ, THẦY LÊ MẠNH THÁT
CÙNG ĐẾN THỌ TANG CỐ HT. THÍCH MINH CHÂU
Thích Pháp Bảo

Một ngày lại qua đi, ân tình của mọi phương trời như xích lại gần nhau. Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Châu từ ngày tịch diệt đi vào cõi Niết bàn Chân như tính đến nay đã hơn 6 ngày nhưng có lẽ thời gian chỉ nói lên sự nhỏ bé và ngắn lại trên từng gương mặt của Chư Tôn đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử, thiện tri thức khắp năm châu trở về đảnh lễ Cố Hòa thượng ân sư.

Vào sáng hôm nay 07/09/2012 (22.07. Nhâm Thìn) cánh cửa Tam Quan giải thoát môn của Thiền Viện Vạn Hạnh bắt đầu mở ra là đã có hàng trăm đoàn viếng từ các Tỉnh xa, vượt hàng ngàn km về Thành phố Sài Gòn để kính tiếc một bậc Thầy khả kính, bao dung của nhân loại. Dù sức khỏe, công việc, phương tiện khó khăn tới đâu nhưng ai cũng muốn tận mắt chứng kiến, hòa mình vào dòng người đi thọ tang hy hữu trong lịch sử nước nhà và trong hàng ngũ chúng Túc tôn của Đức Phật.

Đặc biệt hơn hết là cả một buổi chiều hôm nay, mưa cứ rơi, sương trắng phủ mềm quanh bảo tháp, hàng triệu cánh sen hồng được dâng lên đấng tôn sư trưởng thượng của Đạo pháp và dân tộc.

Đúng vào lúc 14 giờ 30 phút các phái đoàn đã tiếp tục đỗ về mái nhà lam, học viện thân yêu của quá khứ và hiện tại để chia sẻ sự mất mát to lớn, sự cung kính vô hạn đối với người đương nhiệm Viện Chủ của tất cả những người con Phật, những huynh đệ pháp lữ, những màu huỳnh y, lam hiền bốn phương hội tụ lục hòa.

“Sáng thức giấc chiếc lá rụng ngoài sân

Dép Thầy đi từng hồi chuông rung động”

 Chư tôn Thiền đức Môn phái Tổ Đình Từ Hiếu- Huế, Tông Môn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh- Đạo Tràng Mai Thôn, Pháp Quốc, Tăng Chúng chùa Thuyền Lâm, Tăng chúng chùa Phước Duyên, Ban Thị giả Thư Viện Cổ Pháp, Ban Biên Tập Vẻ Đẹp Phật Pháp và tứ chúng xuất gia, cư sĩ thuộc các tự viện tại Huế đã chính thức cử hành lễ viếng dưới sự chứng minh và dẫn đoàn: Hòa thượng Thích Đức Thanh, Hòa thượng Thích Phước Trí, Hòa thượng Thích Đạt Đạo, Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Giáo thọ Thích Thái Hòa, Thượng tọa Thích Từ Minh, Ni Trưởng Thích nữ Lưu Phong cùng với hơn 200 Tăng Thân đã cùng nghiêng mình chánh niệm tưởng niệm giác linh Cố Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Châu. Trước kim quan, di ảnh pháp thân của Ngài như là giọt lệ cam lồ lần cuối cùng được tưới mát nhân gian và tình đạo vàng.

Thật là vi diệu cho Ban tiếp lễ được cung đón nghinh tiếp hai nhân vật Phật giáo lỗi lạc xuất thân từ trú xứ Vạn Hạnh của thập niên 50. Bước chân xuất trần thượng sĩ của những tâm hồn dũng trí của đạo pháp đã từng làm nên những bản nguồn tâm linh sáng rực và tạo nên vai trò “Chiến thắng ác ma” ngay giữa đôi bờ thuận nghịch.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Giáo sư Lê Mạnh Thát đã thân lâm đến “Phật Đường Pháp Tang” Cố ân sư để niêm hương đảnh lễ và thọ tang trong nụ cười thinh lặng vô sự của nhị vị nhân sĩ đã một thời sát cánh công phu cùng với niên trưởng Thích Minh Châu.

40 năm, 20 năm, 10 năm hay chỉ một năm nhưng hợp số cũng để ước lượng thời gian hữu vi. Tâm lực, đạo lực, Đức lực, Trí lực sẽ mãi bất tận với không gian vô vi trong và ngoài pháp của bốn biển.

 


blank

blank

blank

Hòa thượng Nguyên Giác, Hòa thượng Tuệ Sỹ, G.S Lê Mạnh Thát


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5025)
Thông thường thì trải qua bao nhiêu thời gian để được gọi là Một thời? Có thể là một tháng, vài ba tháng, nửa năm, một năm hay nhiều hơn nữa? Hầu như tất cả những thời lượng vừa nêu đều đúng, nhưng chủ yếu là trong những quãng thời gian ấy phải có, đã có một điều gì đấy rất nổi bật: hoặc là một sự việc, hoặc là một hình ảnh, hoặc là một chuyển đổi, một bước ngoặt, một cuộc gặp gỡ… đã tác động đến đời sống khiến tâm tư của chúng ta luôn nhớ đến, nhớ mãi, trở thành một gắn liền với hành trang tri thức của cả đời mình mới được gọi là Một thời.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13731)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 6108)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 5937)
Tưởng niệm giác linh Người,/ Hỡi ôi! / Kính quý thay! / Bi xót thay! / Sinh diệt tợ đốm hoa / Sắc không như ánh chớp / Đám mây trắng ngàn năm ly hợp / Cõi bụi hồng muôn kiếp tụ tan / Hậu học sa-môn thương tiếc, bàng hoàng / Tứ chúng đoanh vây, trái tim lệ chảy / Lẽ vô thường xót đau ba cõi / Luật hữu vi băng giá một trời
12 Tháng Tám 2014(Xem: 9919)
Nhưng Thầy ơi, như Thầy đã biết, con thích nhất cây chuối khi nó luôn mọc thẳng , và khá vững vàng nên người đời cứ cưởng chuối có thân cây thật, trong khi "thân" chuối là một "thân giả". Thân giả này là bài học cho con quý giá vô cùng về tính không, nhất là mỗi khi con tụng kinh Bát nhã. Ôi chuối vi diệu quá Thầy nhỉ.
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9091)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8083)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.