Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

22 Tháng Chín 201200:00(Xem: 44428)

CHÚA JESUS TỪNG LÀ TU SĨ PHẬT GIÁO
(Jesus was a Buddhist Monk)

Phim tài liệu do BBC sản xuất

Đây là phim tài liệu của Hệ Thống Truyền Hình BBC xem xét câu hỏi "Chúa Giêsu Die?" Phim nhìn vào một loạt các ý tưởng xung quanh câu hỏi này cho đến phút 25, kiểm tra ý tưởng này rất hợp lý và dẫn đến các kết luận đáng ngạc nhiên, chứng tỏ rằng ...

Ba nhà sư Phật giáo đã tìm thấy Chúa Giêsu. Sau khi được đào tạo trong một tu viện Phật giáo, ông (Jesus) truyền bá triết lý Phật giáo, sống sót sau sự đóng đinh trên thập tự giá, và trốn thoát đến Kashmir, Afghanistan, nơi ông qua đời như một ông già ở tuổi 80. Mời quý độc gỉa xem chi tiết: (Phim dài 49 phút)

Dear friends,

This is really a ground breaking documentary by world respected BBC. This is a video that must be seen. Let me know your comments.

I love interfaith harmony. It is my hope these videos so beautifully produced will contribute to interfaith harmony, understanding and peace among all living beings.

Tsem Rinpoche






CHÚA JIÊSU

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

blankGiêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Jesus, Gia-tô, Da-tô[5]), cũng được gọi là Chúa Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc) là người sáng lập ra Kitô giáo. Giêsu là người Do Thái có tên là Yehoshua (יהושע - có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Giêsu còn được biết dưới tên Giêsu người Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse. Từ "Kitô" (tiếng Latinh: Christus; tiếng Hy Lạp: Χριστός Khristós hoặc từ "Cơ Đốc", chữ Nho: 基督 Ji-du) là một danh hiệu của Giêsu, có nghĩa là "người được xức dầu", nhằm chỉ ông là một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Những gì chúng ta biết được về Giêsu là do được ghi chép trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm.

Những nguồn thông tin chính về cuộc đời và những lời dạy của Giêsu là bốn sách Phúc Âm quy điển, đặc biệt là trong Phúc âm Nhất lãm,[6][7]mặc dù nhiều học giả cho rằng những văn bản như Phúc âm TômaPhúc âm người Hebrews [8][9] cũng xác đáng.[10]

Trong Hồi giáo, Giêsu (Ả Rập: عيسى‎, thường dịch là Isa) được xem là một nhà tiên tri quan trọng của Thiên Chúa,[11][12] một người mang lại kinh thánh, và một người làm ra điều mầu nhiệm. Hồi giáo cũng gọi Giêsu là "Messiah", nhưng họ không dạy rằng Giêsu mang đặc tính thần linh. Hồi giáo dạy rằng Giêsu đã lên thiên đường bằng thể xác, không trải qua việc đóng đinh vào thập tự và phục sinh,[13] hơn là niềm tin truyền thống của Kitô giáo về cái chết và sự phục sinh của Giêsu.

Tên và danh hiệu

Tên "Giêsu" bắt nguồn từ Iesous (Ιησους) trong tiếng Hy Lạp, được dịch từ Yehoshua trong tiếng Hebrew (יהושע) hay Jesus trong tiếng Anh và thành "Giêsu" trong tiếng Việt.

Từ "Kitô" hoặc "Cơ Đốc" (tiếng Anh: Christ) không phải là tên nhưng là một danh hiệu. Trong tiếng Hy Lạp Khristos (Χριστός), có nghĩa là "người được xức dầu", được dịch từ tiếng Hebrew Messiah, để ám chỉ vị lãnh đạo được Thiên Chúa sai đến để giải cứu dân Chúa.

Theo ký thuật của các sách Phúc Âm, Giêsu xưng mình là Con Người (Son of Man - tức Con của (Loài) Người, "Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ mà gối đầu" - Mt 8:20). Danh xưng này được tin là để khẳng định Giêsu là một con người trọn vẹn cũng như Giêsu được gọi là Con Thiên Chúa (Son of God, "Thật người này là Con Thiên Chúa" - Mt 27:54) để khẳng định Giêsu đồng thời cũng là Thiên Chúa cách trọn vẹn.[14][15]

Ngoài ra, Giêsu còn có một số danh xưng khác như "Đấng Tiên tri", "Chúa". Trong Phúc âm John chương 14 câu 6 chép: "Đức Chúa Giêsu phán rằng: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy" (John 14:6). Theo đức tin Kitô giáo, Giê-su là con Đức Chúa Trời, và được sinh ra trên trái đất và chịu đóng đinh, để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi, nên Giê-su còn được xưng tụng là Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu Rỗi, Cứu Chúa -“Nhưng Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Chúa Cơ Đốc vì chúng ta chịu chết”. (Roma 5:8).

 

Sơ lược

Giêsu, theo các sách Phúc Âm, là một người Do Thái tôn trọng luật pháp Moses (kinh Torah), là nhà thuyết giáo và người chữa bệnh bằng phép mầu, cũng là người thường bất đồng với giáo quyền Do Thái, và cuối cùng, là người bị đóng đinh trên thập tự giá dưới phán quyết của chính quyền Đế quốc La Mã theo ý giáo quyền Do Thái.

Các sách Phúc Âm tập chú vào quãng đời ba năm cuối khi Giêsu sống trên thế gian, đặc biệt là tuần lễ cuối cùng trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá.

Cuộc đời và tư tưởng



Theo Tân Ước, Giêsu sinh tại Belem (gần Jerusalem). Mẹ của Giêsu, Maria (Mary hoặc Ma-ri), là một phụ nữ đồng trinh đã mang thai bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Linh. Giuse (Joseph hoặc Giô-sép), chồng của Maria, chỉ được nhắc đến trong thời thơ ấu của Giêsu, dẫn đến những suy đoán rằng ông qua đời trước khi Giêsu bắt đầu đi giảng dạy. Theo các sách Phúc Âm, khi Giêsu sinh ra, các mục đồng được thiên sứ báo tin đã đến thờ lạy và mấy nhà thông thái (còn gọi là mấy nhà chiêm tinh hay mấy đạo sĩ, hoặc ba vua) từ phương Đông xa xôi, được dẫn dắt bởi một ngôi sao lạ, đã tìm đến để tôn thờ Giêsu.

Chúa Giêsu theo hội họa Trung Hoa

Phúc âm Mark 6:3 ký thuật rằng "Giêsu là con của Maria, anh của Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon". Josephus, sử gia Do Thái, và Eusebius, sử gia Kitô giáo, có nhắc đến Người Công chính như là em ruột của Giêsu. Tuy nhiên, Jerome cho rằng Giacôbê (hoặc Gia-cơ) chỉ là em họ của Giêsu. Cách giải thích này đặt nền tảng cho truyền thống Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phương tin rằng Maria đồng trinh trọn đời.

Giêsu trải qua thời niên thiếu tại làng Nazareth thuộc xứ Galilee. Chỉ có một sự kiện xảy ra trong thời gian này được ghi lại là khi cậu bé Giêsu theo gia đình lên Jerusalem trong một chuyến hành hương. Bị thất lạc khỏi cha mẹ, cuối cùng cậu bé Giêsu 12 tuổi được tìm thấy trong Đền thờ Jerusalem, đang tranh luận với các học giả Do Thái giáo.

Ngay sau khi chịu lễ Thanh Tẩy (lễ rửa tội hoặc báp-têm) bởi Gioan Baotixita (Giăng Báp-tít), Giêsu bắt đầu đi rao giảng, khi ấy khoảng ba mươi tuổi. Theo Phúc Âm Lu-ca, Giêsu và Gioan Baotixita là anh em họ vì Maria và Elizabeth, mẹ của Gioan, là hai chị em họ.

Theo Kinh Thánh, Giêsu đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilea để giảng dạy và chữa bệnh. Cung cách giảng dạy mang thẩm quyền, uy lực cùng với kỹ năng diễn thuyết điêu luyện, Giêsu sử dụng các dụ ngôn để giảng dạy quan điểm về tình yêu thương nên đã thu hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Giêsu có mặt. Đôi khi đám đông trở nên mất trật tự và ông buộc phải ngồi trên thuyền mà giảng dạy. Giêsu cũng tìm đến và thuyết giáo tại các hội đường Do Thái giáo (synagogue).

Giêsu áp dụng các phương pháp khác nhau khi giảng dạy, phép nghịch lý, phép ẩn dụ và các truyện dụ ngôn. Ông thường tập trung vào Nước Trời (hay Thiên Quốc). Nổi tiếng nhất là Bài giảng trên núi, trong đó đề cập đến Tám mối Phúc thật (Beatitudes). Trong số những dụ ngôn của Giêsu, được biết đến nhiều nhất là hai câu chuyện: Người Samaria nhân lànhNgười con trai hoang đàng. Giêsu có nhiều môn đồ, thân cận nhất là mười hai sứ đồ (hoặc tông đồ), Phêrô (Peter hoặc Phi-e-rơ) được Công giáo Rôma cho là sứ đồ trưởng. Theo Tân Ước, Giêsu làm nhiều phép lạ như chữa bệnh, đuổi tà ma và khiến một người đàn ông tên là Lazarô sống lại khi đã chết.

Giới lãnh đạo Do Thái giáo bao gồm các nhóm quyền lực đối nghịch nhau như nhóm Sađốc (Sadducee) và nhóm Pharisêu (Pharisee) thường bất đồng với Giêsu. Ông vẫn thường vạch trần tính chuộng hình thức cũng như tinh thần đạo đức giả của người Pharisêu. Nhiều người xem Giêsu như một nhà cải cách xã hội, những người khác tỏ ra nhiệt tình vì tin rằng ông là vị vua đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc La Mã, trong khi giới cầm quyền xem Giêsu như một thế lực mới đang đe dọa những định chế tôn giáo và chính trị đương thời. Nhiều người tin nhận Giêsu là "Đấng Cứu Tinh" (Messie, Messiah) đến để cứu chuộc nhân loại.

Bị bắt và bị xét xử

Giêsu cùng các môn đồ lên thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt Qua (Passover); ông vào Đền thờ Jerusalem, đánh đuổi những người buôn bán và những kẻ đổi tiền, lật đổ bàn của họ và quở trách họ rằng: "Nhà ta được gọi là nhà cầu nguyện nhưng các ngươi biến thành hang ổ của bọn trộm cướp". Sau đó, Giêsu bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận (Sanhedrin) bởi viên Thượng tế Joseph Caiaphas. Trong bóng đêm của khu [[vườn Getsemani] ở ngoại ô Jerusalem, lính La Mã nhận diện Giêsu nhờ cái hôn của Judas Iscariot, một môn đồ đã phản ông để nhận được tiền.

Tòa công luận cáo buộc Giêsu tội phạm thượng và giao ông cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin y án tử hình, không phải vì tội phạm thượng nhưng vì cáo buộc xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Giêsu. Tuy nhiên, theo các sách Phúc Âm, một tấm bảng có hàng chữ viết tắt INRI (của câu: "Giêsu người Nazareth, vua dân Do Thái") được treo trên thập tự giá theo lệnh của Pilate.

Sau khi Giêsu chết, Giuse người Arimathea đến gặp Pilate và xin được phép chôn với sự chứng kiến của Maria, Maria Magdalena và những phụ nữ khác.

Phục sinh và thăng thiên

Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu sống lại vào ngày thứ ba sau khi chết trên thập tự giá. Sự kiện này được đề cập đến theo thuật ngữ Kitô giáo là sự Phục sinh của Chúa Giêsu, được cử hành hằng năm vào ngày Lễ Phục sinh (Easter).

Maria MadalenaMaria, mẹ của Giacobê, và Salome khi đến thăm mộ với thuốc thơm để xức xác ông (theo tục lệ thời ấy) thì chỉ thấy ngôi mộ trống mà trước đó họ đã an táng ông trong đó [Mác-Cô 16:1]. Phúc Âm Gioan (20:12, 20:13, 20:14) thuật rằng khi Maria Madalena đến bên ngôi mộ trống thì thấy hai thiên sứ mặc áo trắng. Hai thiên sứ hỏi: "Hỡi đờn bà kia, sao ngươi khóc? Người thưa rằng: Vì người ta đă dời Chúa tôi đi, không biết để Ngài ở đâu". Vừa nói xong người xây lại thấy Đức Chúa Jêsus tại đó; nhưng chẳng biết ấy là Đức Chúa Giêsu. Các sách Phúc Âm và Công vụ đều ghi nhận rằng Giêsu đã gặp lại các môn đệ tại các nơi chốn khác nhau trong suốt bốn mươi ngày trước khi về trời. Phúc âm Mác-Cô (16:20) chép, về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo. Và đức Chúa Giêsu luôn ở cùng các môn đồ của Ngài cho đến ngày tận thế [Mat-tê-ô 28:20].

Hầu hết Kitô hữu chấp nhận câu chuyện phục sinh, như được ký thuật trong Tân Ước, là sự kiện lịch sử và xem đây là tâm điểm cho Đức tin Kitô giáo của họ mặc dù theo quan điểm của một số tín hữu thuộc trào lưu tự do (liberalism), đây chỉ là câu chuyện có tính ẩn dụ. Tuy nhiên lịch sử chứng minh đây là niềm tin bất di dịch của Kitô giáo. Tất cả Kitô hữu tin rằng Giêsu đã làm nhiều dấu kỳ phép lạ và các tông đồ được ban cho quyền lực siêu nhiên bởi Chúa Thánh Linh để chữa lành bệnh tật cho nhiều người và nói được nhiều thứ tiếng khác nhau sau khi Chúa Giêsu về trời.

Bối cảnh: văn hóa và lịch sử

Xứ Palestine thời Giêsu sống

Thế giới đương thời mà Giêsu sống luôn biến động, được đánh dấu bởi những bế tắc nối tiếp nhau cả về văn hoá và chính trị. Về văn hoá, vì người Do Thái phải vật lộn với nền triết học và các giá trị của văn minh Hy Lạp và với sự mâu thuẫn nội tại của kinh Torah, vì trong khi kinh Torah mặc khải các chân lý có giá trị cho toàn thể nhân loại thì các luật lệ của nó chỉ áp dụng riêng cho người Do Thái. Tình thế này dẫn dắt họ đến những cách giải kinh mới chịu ảnh hưởng của tư tưởng Hy Lạp và nhằm đáp ứng quyền lợi của người không thuộc chủng tộc Do Thái đã gia nhập Do Thái giáo.

Vào thời điểm Giêsu sinh ra, lãnh thổ Israel thuộc Đế quốc La Mã, nhưng đặt dưới quyền cai trị của Herôđê Đại Đế. Vào năm 4, Hoàng đế La Mã Augustus phế truất Herod Archelaus, con của Herôđê Đại Đế và đặt các xứ Judea, SamariaIdumea dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền La Mã, được giám sát bởi một quan tổng đốc, người này có quyền bổ nhiệm chức Thượng tế của Do Thái giáo. Tình trạng này kéo dài cho đến năm 64. Xứ Galilea, nơi Giêsu lớn lên, vẫn dưới quyền cai trị của Herod Antipas (một người con khác của Herôđê Đại Đế). Khi ấy Nazareth là một làng quê nhỏ bé với vài trăm cư dân, không có hội đường Do Thái giáo (synagogue), cũng không có cơ sở công cộng nào. Không có vàng, bạc hay sản phẩm nhập khẩu được tìm thấy ở đây trong cuộc khai quật khảo cổ.

Vài phe nhóm tranh giành ảnh hưởng với nhau trong cộng đồng Do Thái như nhóm Saducee, có quan hệ mật thiết với giới tư tế và Đền thờ, trong khi nhóm Pharisêu có nhiều ảnh hưởng trong vòng các học giả, giáo sư và lãnh đạo các hội đường. Các nhóm này chống đối sự chiếm đóng của Đế quốc La mã nhưng vào thời Giêsu họ vẫn cố kềm chế để không có phản ứng công khai nào.

Nhiều người kỳ vọng vào sự xuất hiện của một vị Cứu Tinh (Messiah), hậu duệ của vua David để giải phóng họ khỏi sự cai trị của người La Mã. Theo đức tin Do Thái, lịch sử được điều khiển bởi Thiên Chúa, có nghĩa là sự chiếm đóng của người La Mã là một phần trong hoạch định của Ngài. Vì vậy đế quyền La Mã cần được thay thế bởi một vị vua Do Thái nhờ sự can thiệp siêu nhiên. Những người thuộc nhóm quá khích tin rằng chẳng bao lâu Vương quốc Do Thái sẽ được phục hồi và họ chuẩn bị các phương tiện để chống người La Mã. Các phản ứng của người La Mã cuối cùng dẫn đến sự phá đổ Đền thờ và sự suy vong của các nhóm kể trên.

Di sản của Giêsu

Theo hầu hết các giải thích của đạo Thiên chúa trong Kinh Thánh, các chủ đề cơ bản của những lời răn dạy của Giêsu là sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên đường.[16] Khởi đầu như một giáo phái nhỏ của người Do Thái,[17] nó đã phát triển và trở thành một tôn giáo riêng biệt so với đạo Do Thái vài thập kỷ sau cái chết của Giêsu. Kitô giáo đã lan rộng ra khắp đế chế La Mã dưới phiên bản được biết đến như Tín điều Nicea và trở thành quốc giáo dưới thời Theodosius I. Qua hàng thế kỷ, nó lan rộng đến hầu hết châu Âu và trên toàn thế giới. C. S. LewisGiáo hoàng Gioan Phaolô II đã bảo vệ niềm tin vào Chúa Giêsu trước những sự chỉ trích mang tính lịch sử.

Nhận định từ một số tôn giáo

Hầu hết Kitô hữu tin rằng, Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng Messiah mà sự xuất hiện đã được tiên báo trong Cựu Ước. Họ tin rằng Giêsu là Thiên Chúa hóa thành con người, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi; rằng Giêsu được chịu thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh, theo Ân điển xuống thế gian để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết bởi máu của Giêsu đã đổ ra khi bị đóng đinh trên thập tự giá như là sinh tế chuộc tội cho loài người. Họ cũng tin rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và sau đó trở lại Thiên Đàng.

Khác với đức tin của người Kitô giáo, tín đồ Hồi giáo tin rằng, Giêsu là một trong những nhà tiên tri đáng được tôn trọng, được Thiên Chúa sai đến và là Đấng Messiah; nhưng họ không tin Giêsu là "Con Thiên Chúa". Họ cũng không tin về sự chết và sự phục sinh của Giêsu, xem đó chỉ là sự hóa phép của Thiên Chúa dành cho tiên tri Giêsu để đánh lừa người đương thời. Sau đó, Giêsu về trời cả hồn lẫn xác.

Do Thái giáo thì cực lực phản đối cả hai niềm tin của hai tôn giáo trên. Họ không xem Giêsu là Thiên Chúa xuống thế làm người cũng không nhận đó là nhà tiên tri, thậm chí coi đó là nhà tiên tri giả hay kẻ xúc phạm đến Thiên Chúa của họ. Họ cho rằng, kể từ sau sự sụp đổ lần thứ hai của Đền thờ Jerusalem, không có một tiên tri nào xuất hiện thêm nữa. Cho đến tận bây giờ, họ vẫn đang hy vọng có một Đấng Messiah từ trời xuống.

Phật giáo hầu như không đưa ra nhận định về vai trò của Giêsu trong tôn giáo họ. Đối với họ, dựa theo lịch sử, Giêsu chỉ là một con người. Tuy nhiên, một số tín đồ thuộc một số phái cho rằng, với những đức tính hiển nhiên của "Giêsu", chắc chắn sau đó Giêsu cũng được sinh vào cõi trời dựa theo luật nhân quả. Do đó, những người tu theo đạo Phật cấp tiến, nhất là tông Tịnh Độ, có thể tôn kính "Giêsu" như một vị Bồ tát[18].

Một số Phật tử, trong đó có Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lạt-ma thứ 14[19] xem Giêsu như một vị Bồ tát, người cống hiến đời mình cho hạnh phúc của nhân loại. Nga Sơn Thiều Thạc ở thế kỷ 14 của Tào Động tông ngụ ý rằng những lời dạy của Giêsu trong Sách Phúc Âm do một người đã được giải thoát viết.[20]

Một người Nhật theo chủ nghĩa vô chính phủ, Kōtoku Shūsui có viết tác phẩm Kirisuto Massatsuron(基督抹殺論, Cơ Đốc Mạt Sát Luận). Trong tác phẩm này, Shūsui cho rằng Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật thần thoại và không có thực.[21][22].

Vì có vai trò đặc biệt trong một số tôn giáo này, Giêsu được nhìn nhận là một trong những nhân vật quan trọng nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại.

 

(Wikipedia Việt ngữ)


Ý kiến bạn đọc
21 Tháng Mười 201618:01
Khách
đóng đinh trên cây thập tự giá(5) và đã làm cho vị ấy sống trở lại. Sau đó Vajir trở thành một lãnh tụ của xứ Kashmir và trị vì được 47 năm. Theo lời của Kalhawa thì Isana là người cải cách xã hội sau cùng của xứ Kashmir đã từng sống và dạy đạo vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Qua sự việc nêu trên giống như Isana người con của Thượng Đế không ai khác hơn chính là Chúa Issa- Giêsu.
– Phần chú thích dịch thuật:
(1) một xã hội lâu đời ở vùng Đông Nam Âu- Á.
(2) thời gian Giêsu có mặt.
(3) thời gian Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Haran, cùng sự có mặt của Giêsu.
(4) Long Thọ là Bồ Tát Di Lạc trao lại mối đạo cho Long Trí. Long Trí chính là Hoá Thân của Tôn Giả Mục Kiền Liên. Bà Maria và Giêsu đã thọ giáo hai vị trên.
(5) bị đóng đinh trên cây thập tự giá là một hình phạt được dùng vào thời đó.
Vài hình ảnh từ cuốn sách:

Trang 230: Nhiều công trình học thuật cổ tại Kashmir minh chứng sự kiện rằng Yuz Asaf và Giêsu chỉ là một người.


5. Tượng Phật Di Lạc tại Mulbek

39. Dấu ấn ở Haran.


40. Ngôi mộ của bà Maria, mẹ của Giêsu, tại Mari, Pakistan.


41. Trong dấu chân đúc bằng khuôn, những vết sẹo do 'Bị Đóng Đinh' rất dễ nhận ra như hình lưỡi liềm phồng to cao hơn các ngón chân.

42. Ở thị trấn cổ miền trung Srinagar dựng lên công trình Roza Bal, nơi được xây trên phần mộ của Yuz Asaf, người đã có nhiều chứng cứ không ai khác hơn là Giêsus.

44. Bên trong lăng mộ dựng lên một phòng chứa ngôi mộ bằng gỗ.


45. Ngôi mộ được phủ bằng tấm vải dày.

46. Ngôi mộ là một loại đài hoặc bia kỷ niệm để làm dấu cho chính xác một quách đựng hài cốt được đặt ngay dưới hầm mộ.

Chúa Giêsu và bà Maria đã tái sinh tại VN

• Bà Phạm-Thị-Ngọc-Anh, Pháp danh Diệu-Tuệ.
Bà Phạm Thị Ngọc Anh ở Phan Thiết cùng cha mẹ tập kết ra Bắc theo hiệp định Geneve năm 1954. Đến năm 1975 biến cố lịch sử ở Miền Nam Việt Nam, bà trở về Nam năm 1978, là một cán bộ Cộng Sản đang làm việc tại Sàigòn. Chồng bà tên là Võ Thịnh, cán bộ cao cấp ở sở Ngoại Vụ thành phố Sàigòn. Bà sanh được một người con gái ở Bắc, vào Nam sanh thêm một người con trai tên là Võ Thiên Giao. Gia đình ông bà nội của bà Anh tin Đạo Phật và xây chùa ở Phan Thiết để tu hành. Chính bà Anh mặc dù ở ngoài Bắc nhưng vẫn tin Đạo Phật. Do một nhân duyên bà vào tu trong Pháp Tạng, được Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Đức Di Lạc Tôn Phật ban cho pháp danh là Diệu Tuệ. Một hôm, bà thưa với Đức Di Lạc tại Trung Ương Hội Thượng Nha Trang sự nghi
• Đức Di Lạc Tôn Phật đã xác nhận mẹ con bà Diệu Tuệ là Maria và Chúa Jésus.
Đức Di Lạc Tôn Phật đã xác nhận chính bà Diệu Tuệ là bà Maria, mẹ Chúa Jésus ngày xưa. Sau đó, Đức Di Lạc hỏi bà Diệu Tuệ con trai bà nay bao nhiêu tuổi.
- Bà Diệu Tuệ: – Thưa đang học lớp một.
- Đức Di Lạc: – Còn nhỏ quá.
Ngài đã biết và chính bà Diệu Tuệ trước đó cũng nghi ngờ nay đã biết rõ con trai bà hiện tại tên Võ Thiên Giao chính là Chúa Giêsu hạ sanh trở lại, nhưng nay còn nhỏ quá chưa gặp Đức Di Lạc được.
• Bà Maria và Chúa Jésus là ai?
Cách đây 2538 năm Phật Lịch, Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời, đến năm 19 tuổi cưới công chúa Da Du Đà La và sanh một con trai tên là La Hầu La. Sau Thái Tử bỏ cung vàng, điện ngọc vợ đẹp con thơ đi tìm Chân Lý Giải Thoát, sanh tử luân hồi cứu tứ loài. Ngài đã thành Phật hiệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau bà Da Du Đà La cũng tu theo Phật Đạo còn con trai La Hầu La lúc đó còn thiếu nhi được Đức Bổn Sư giao cho Tôn Giả Xá Lợi Phất nuôi Đạo và Tôn Giả Mục Kiền Liên chăm sóc Thiền Định cùng sinh hoạt đời sống thường ngày.
Kết quả La Hầu La chứng quả A La Hán được Đức Bổn Sư chứng minh cấp Tôn Giả giác ngộ Mật Môn. Tôn giả La Hầu La là một trong 10 Đại Đệ Tử của Phật thuộc hàng Thánh Chúng, còn rất thấp so với Chư Bồ Tát.
Khi tôi trực giác tiền kiếp biết được bà Diệu Tuệ chính là công chúa Da Du Đà La và cậu con trai Võ Thiên Giao chính là Tôn Giả La Hầu la ngày xưa, tôi đi Nha Trang thưa với Đức Di Lạc Tôn Phật, Ngài cũng xác nhận tôi thấy đúng. Chuyện này bà Diệu Tuệ (Maria) đã biết.
Từ khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn, 600 năm sau Chúa Jésus mới
21 Tháng Mười 201617:59
Khách
Sau sự kiện 'sống lại' Giêsu đã quay về Ấn Độ rồi chết tại đó lúc về già.
Giêsu được chôn cất tại Srinagar, thủ đô của Kashmir, nơi ông tiếp tục được tôn sùng như một thánh nhân.
Ngôi mộ của Giêsu hiện đang còn tại Kashmir.
HOLGER KERSTEN đã nghiên cứu về thần học và giáo dục tại Đại Học Freiburg, Đức Quốc. Ông còn là một tác giả đặc biệt về lịch sử tôn giáo và là đồng tác giả cuốn sách bán chạy nhất gây tranh cãi, "Mưu Tính Giêsu" với Elmar R. Gruber.

–Nhà xuất bản ELEMENT
* * * * * *
Dịch sang Việt ngữ trang 224 và 225 của cuốn sách.








Trong thời gian Chúa Giêsu sống ở Kashmir, Thung Lũng Hạnh Phúc là một tụ điểm của các tôn giáo, văn hoá, trí thức và chính trị quan trọng đang trên đà phục hưng. Vương quốc Kashmir là địa bàn phần lớn là người của đế quốc Indo-Scythian(1) dưới sự cai trị của Đại Đế Kanishka Đệ Nhất (78 -103 sau Công Nguyên) thuộc triều đại Kushan. Là một người tài ba, nhân từ và độ lượng, nhà vua đã cố gắng liên kết các tập hợp chủng tộc trong vương quốc mình bằng chính sách khoan hồng và độ lượng. Sự phối hợp hài hoà của hai nền triết lý Ấn Độ và Hy Lạp đã đạt đến tột điểm trong nền văn hoá Gandhara. Tâm điểm văn học của điểm hội ngộ hai nền văn hoá này là trường đại học lâu đời tại Taxila, đã được vang tiếng khắp nơi.
Đối với Đạo Phật, vua Kanishka đã thấy rõ một cấu trúc vẹn toàn cho sự nhận thức trong những ý nghĩ của mình, vua đã thỉnh ý kiến chỉ đạo và giáo huấn từ Chư Tăng Phật Giáo. Vua đã bàng hoàng, sửng sốt nhận thấy những lời chỉ dạy của Phật đã vụn vỡ dần trong các trường học và Tông phái. Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo của triết gia Parshwa, vua Kanishka đã triệu tập một Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Haran(2) (Harwan tên gọi tại Kashmir) với chủ ý hàn gắn và thống nhất những rạn nứt trong cộng đồng giáo hội bằng cách tiến hành một cuộc khảo sát và nghi thức hoá những kinh điển của Đạo Phật. Hơn 300 năm sau, một hội đồng kết tập kinh điển khác đã được khai mạc- Lần Thứ Tư- với sự tham dự hơn 1500 Vị học giả và Chư Tăng Phật Giáo. Lần kết tập kinh điển này nhằm phát huy một giáo phái mới và Đại Thừa được giữ vai trò là một tôn giáo quảng đại trong quần chúng. Chư tăng của phái Tiểu Thừa (Nguyên Thủy) phải chịu thiệt thòi mất mát những đặc quyền của mình và đã toan tính tìm một thế đứng cuối cùng với vai trò đối lập lại hội đồng kết tập, nhưng họ đã không còn đủ khả năng để cầm chân sự thoái bộ. Sau cùng thay vào đó, phái Đại Thừa đã được công bố chính thức như một tôn giáo độc lập khai mở con đường hoằng hóa cứu độ cho nhân sinh.
Với bản dịch thuật hiện thời của Lalitavistara - kinh điển Đạo Phật phơi bày những tương quan giống nhau so với Kinh Thánh Tân Ước - cũng cùng thời điểm đó.(3)
Địa thế của vùng Haran chỉ cách Srinagar 12 ki lô mét, theo dư luận cho thấy rằng Giêsu đã hiện diện trong kỳ kết tập kinh điển quan trọng này và ngay cả chính Giêsu đã đóng góp một phần quan trọng trong kỳ kết tập kinh điển đó.
Vua Kanishka rất cảm kích với thành quả của hội đồng kết tập, từ đó chính vua đã chuyển thành một Đạo Hữu Phật Giáo và thay đổi đường lối chính sách trị dân, nương theo chiều hướng của cộng đồng Chư Tăng Ni Phật Giáo mà người lãnh đạo tinh thần của giáo hội là Long Thọ(4) Đại Sư, nhà hiền triết lỗi lạc nhất của phái Đại Thừa Phật Giáo.
Lại thêm một dấu hiệu nữa có liên quan đến sự lưu trú của Giêsu tại xứ cổ Kashmir được cống hiến qua kinh sách của Rajah Tarangini, lịch sử xứ Kashmir đã được viết bằng những câu kệ Phạn Ngữ của Pandit Kalhana vào thế kỷ thứ 12 được ghi nhận như là một trong những chứng từ lịch sử chính xác lâu nhất trong văn chương Ấn Độ. Kinh Rajah Taragini hàm chứa đa phần những huyền thoại và được truyền khẩu trong nhân gian từ thời xa xưa. Phần lớn những văn chương truyền khẩu được tô điểm một cách hoành tráng. Tuy nhiên qua những tiến trình của thời gian làm cho bây giờ khó mà nhận chân được sự thật của lịch sử. Một sự việc có liên quan đến câu chuyện của một Thánh Nhân tên là Isana, người đã diễn đạt những phép mầu rất tương tự như những gì của Giêsu đã làm. Thêm vào đó được biết là Isana đã cứu mạng một vị lãnh đạo tài ba Vajir bị đón
21 Tháng Mười 201617:58
Khách
CHA CHÚA LÀ PHẬT
TIN VUI CHO CẢ CON CHIÊN VÀ PHẬT TỬ
Đây là bức hình ở trong chánh điện (Jesus Shrine) của nhà thờ St Isaac's Cathedral ở St. Petersburg, NGA. Đây là một trong 1 nhà thờ lớn nhất của CHÍNH THỐNG GIÁO, và CHÍNH THỐNG GIÁO là một trong những GIÁO HỘI PHƯƠNG ĐÔNG xưa củ nhất của CHÚA JESUS, còn có trước cả giáo hội LA MÃ.


Nhìn bức hình này của CHÚA ta thấy có 2 dấu ấn của PHẬT GIÁO rõ rệt:
1) BÀN TAY PHẢI CHÚA BẮT ẤN CAM LỒ CỦA PHẬT.
2) CHÚA KHOÁC Y TRỆCH VAI HỮU GIỐNG CÁC CHƯ TĂNG CỦA PHẬT.
(Thử hỏi mấy ông GIÁO HOÀNG, mấy ông thầy tu DO THÁI GIÁO có bao giờ khoác y như thế này không?)
Đây là một bằng chứng hùng hồn cho thấy:
CHA CHÚA LÀ PHẬT!
Từ nay CON PHẬT, CON CHÚA là CÙNG GIÒNG HỌ rồi đó nha !
CHÚA JESUS là con của PHẬT
Đề tài này đã có người khác viết hết rồi!
Hãy tìm đọc quyển "The Original Jesus: Buddhist Sources of Christianity" của hai tác giả Elmar R. Gruber và Holger Kersten. Đọc cái tựa đề là đủ hiểu:
Buddhist Sources of Christianity!
Trong quyển này còn có những hình ảnh Chúa Jesus tay bắt ấn và ngồi trong nhiều tư thế rất giống với hình tượng Phật Di Lặc (không phải tượng ông Phật Di Lặc bụng bự ngồi cười).
Đọc thêm luôn hai cuốn này của cùng hai tác giả trên cho đủ một bộ 3 quyển đã từng là bestseller:
"Jesus Lived in India: His Unknown Life Before and After the Crucifixion"
"The Jesus Conspiracy: Turin Shroud And The Truth About The Resurrection"
Chúa Giêsu và bà Maria đã tái sinh tại VN
ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA
• Chương II: TỪ Đâu Ta Đến
• Chương III: THỊ Hiện Cư Nhân
• Chương IV: DI Truyền Bảo Pháp
• Chương VI: TÔN Giả Cúng Dường
PHẦN TRÍCH DẪN TỪ TÀI LIỆU VỀ ĐỀ TÀI "GIÊSU ĐÃ SỐNG, TU PHẬT TẠI ẤN ĐỘ."
(→ đọc toàn bộ các công trình nghiên cứu của thế giới)
Ban Hộ Đạo chỉ trích dẫn một phần nhỏ cuốn sách "Jesus Lived In India" (GiêSu Đã Sống Tại Ấn Độ) của tác giả Holger Kersten, nhà nghiên cứu về thần học và giáo dục tại Đại Học Freiburg, Đức Quốc. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1994 tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Úc Châu. Và đã được tái bản năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999.
Mục đích của trích dẫn này: Thời gian ở Ấn Độ, Giêsu đã học Phật Giáo với Vị Đại Sư Long Thọ cũng chính là Đức Vô Thượng Di Lạc Tôn Phật, thế danh Từ Thế Thọ kiếp này. Thời Mạt Pháp Mạt Kiếp, bà Phạm Thị Ngọc Anh (bà Maria) cùng Võ Thiên Giao (Giêsu) đã đến gặp Ngài Long Thọ, Vị Thầy từ tiền kiếp. Xin lưu ý là nội dung sự kiện này trong Kinh "Đức Di Lạc và Long Hoa" đã diễn ra vào thời điểm mà trong đất nước Việt Nam rất nghèo nàn về thông tin. Ngay cả thời điểm hiện nay cũng còn nhiều người chưa biết sự kiện này, trong khi phần khác của thế giới đã được thông tin đầy đủ. Đối với những Bậc có tinh thần cầu Đạo Thực Tiễn thì đây chính là một tiếng chuông thức tỉnh, quay về lối Tu Tự Tánh để đạt được Thiền Trí, Trực Giác. Chỉ có Trực Giác mới đạt cái Thấy, Biết vượt tầm giới hạn bởi Không Gian Thời gian của Chúng Sanh Giới, không còn ngăn cách quá khứ, tương lai. Nên chi "Có Tướng mới Thấy" thì dù là ông này bà kia cũng chỉ là chúng sanh mà thôi.







GIÊSU ĐÃ SỐNG TẠI ẤN ĐỘ


Cuộc Đời Chưa Từng Được Biết Của Ông Ta Trước
và Sau Ngày Bị Đóng Đinh
H O L G E R K E R S T E N
JESUS ĐÃ SỐNG TẠI ẤN ĐỘ (bìa sau cuốn sách)

Tại sao Tín Đồ Thiên Chúa đã phớt lờ sự nối kết với các tôn giáo Phương Đông, và nhiều lần gạt bỏ rằng Giêsu đã trải qua phần lớn cuộc đời tại Ấn Độ?
Cuốn sách này buộc phải đưa ra bằng chứng không thể chối cãi rằng Giêsu quả thực đã sống tại Ấn Độ và chết ở đó lúc tuổi già. Kết quả của nhiều năm nghiên cứu tỉ mỷ, "Giêsu Sống Tại Ấn Độ" dẫn người đọc đến tất cả các địa điểm lịch sử có quan hệ với Giêsu tại Do Thái, Trung Đông, A Phú Hãn và Ấn Độ. Nó cũng để lộ ra mối liên kết xa xưa giữa người Do Thái và Phương Đông, bằng chứng đó đã được tìm ra bởi Nhà Thần Học Holger Kersten chỉ ra những kết luận giật mình sau đây:
Trong thời trẻ của Giêsu đã đi theo Con Đường Tơ Lụa đến Ấn Độ. Thời gian đó ông đã nghiên cứu, lĩnh hội Giáo Lý Đạo Phật để trở thành một nhà Tâm Linh.
Giêsu đã sống sót khỏi sự kiện 'bị đóng đinh'.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn