Đi Vào Đạo Lộ Làm Hài Lòng Chư Phật

04 Tháng Năm 201400:00(Xem: 7362)

Đức Đạt Lai Lạt Ma
ĐI VÀO ĐẠO LỘ LÀM HÀI LÒNG CHƯ PHẬT
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Trung Đạo, Chánh tín căn cứ trong suy lí
(The Dalai Lama. The Middle Way. Faith grounded in Reason. Wisdom, 2009)

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng về Tu tập diệu nghĩa thâm mật theo 14 kệ tụng của Ngài Tsongkhapa “Ba phương diện chính yếu của Đạo lộ” (Three Principal aspects of the Path).

“Đi vào Đạo lộ làm hài lòng chư Phật” gồm có hai phần: phần thứ nhất là lời giảng của Đức Đạt lai lạt ma về kệ tụng 10, 11, 12 và 13; phần thứ hai là chú thích của người dịch. 

Bản Anh gồm 171 trang. Bản dịch Việt có chú thích và phụ bản gồm 516 trang pdf.

****
Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng trong Đại Lễ Kalachakra 2004, tại Toronto, Canada:

Tụng 10 Ba phương diện chính yếu của Đạo Lộ:

10. Ai thấy tính nhân quả không thể bị ngăn chặn của sự-sự vật-vật (inexorable causality of things)
Của sinh tử luân hồi và giải thoát
Và phá hủy bất cứ xác tín chấp thật nào (objectivity-conviction)
Như vậy tìm thấy đạo lộ làm hài lòng chư Phật

Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/ hiện tướng không có hiện hữu thật (= hiệu hữu có tự tính/hiện hữu hữu ngã) mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của thật tại quy ước thế tục, lúc đó bạn đã tìm thấy sự lí hội thông hiểu xác thật về tính không và đã đi vào “đạo lộ làm hài lòng chư phật”.

(If you have dissolved all appearances of true existence without violating the laws of cause and effect and the world of conventional reality, then you have found the true understanding of emptiness and entered “the path that pleases the buddhas”)

Kế tiếp chúng ta đọc:

11. Sắc tướng là duyên khởi không thể bị ngăn chặn
Và tính không thì cách tuyệt các cấu trúc về hữu hoặc phi hữu,
Chừng nào duyên khởi và tính không được hiểu đứng riêng biệt xa nhau
Bạn vẫn chưa thật chứng được mục đích của Phật.

Chừng nào sự lí hội thông hiểu của bạn về thế giới sắc tướng/hiện tướng, hoặc thật tại quy ước thế tục, và sự lí hội thông hiểu của bạn về thế giới của tính không, bản chất tối hậu, vẫn còn sai biệt với nhau -- khi chúng vẫn còn biệt lập và làm suy yếu lẫn nhau -- bạn không lí hội thông hiểu một cách trọn vẹn mục đích của Đức Phật.

(As long as your understanding of the world of appearance, or conventional reality, and your understanding of the world of emptiness, the ultimate nature, remain at odds with each other -- when they remain separate and undermine each other -- you have not fully understand the intent of the Buddha)

Kế tiếp, ngài Tsongkhapa viết thêm nữa,

12. Khi hai sự lí hội thông hiểu đồng thời và đồng hành
sát na bạn thấy duyên khởi không thể bị ngăn chặn
Trí tuệ an toàn vượt ngoài các chủ nghĩa chấp thật (objectivisms) 
Lúc đó sự phân tích về tri kiến của bạn hoàn tất.

Điều này trình bày tiêu chuẩn hạng mục để lí hội thông hiểu trọn vẹn tính không. Khi bạn lí hội thông hiểu tính không trong phương diện duyên khởi và khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi trong phương diện tính không, giống như hai mặt của cùng một đồng tiền, khi bạn phủ định một cách hoàn toàn hiện hữu tự tính chẳng có tàn dư lưu lại (inherent existence with no residue left behind), lúc đó thật chứng của bạn trọn vẹn. Bình thường, khi chúng ta tri nhận sự-sự vật-vật trong trải nghiệm hàng ngày, chúng ta thấy chúng trong trạng thái sở hữu một tính thật tại có tự tính khách quan nào đó (some objective intrinsic reality), và lúc đó chúng ta theo đuổi sắc tướng/hiển tướng/hiện tướng đó (that appearance). Nhưng một khi bạn lí hội thông hiểu thực sự tính không, lúc đó sát na /thời điểm (moment) bạn tri nhận một sự vật, rằng sắc tướng / hiển tướng/hiện tướng chính nó đủ tốt (adequate) để làm khởi sự tức thời sự lí hội thông hiểu của bạn về tính không. Thay vào chấp thủ vào tính thật tại có tự tính của sự vật, giờ đây bạn tức thời cảnh giác (mindful) rằng, “Đúng, có vẻ đối tượng này là thật về phương diện tự tính, nhưng chuyện đó không là như thế” (“Yes, it appears this object is intrinsically real, but that is not so”) . Sắc tướng/hiển tướng/hiện tướng chính nó một cách tự động làm cảm ứng (induces) sự lí hội thông hiểu của bạn về tính không. Khi điều đó duyên hội xảy ra, lúc đó bạn đã hoàn thành tiến trình phân tích của bạn (When that happens, then you have completed your process of analysis).

Tụng tiếp theo chúng ta đọc:

13. Nói thêm, khi sắc tướng/hiện tướng (kinh nghiệm) trục xuất cực đoan của hiện hữu và tính không trục xuất cực đoan của phi hiện hữu, và bạn thông hiểu cách nào tính không sinh khởi trong vai trò nguyên nhân và hiệu quả bạn sẽ chẳng bao giờ bị quyến rũ bởi các tri kiến cực đoan (thường hằng, đoạn diệt).

Tụng này lập lại ngài Nguyệt Xứng trong Nhập Trung Đạo, nơi ngài viết rằng, cũng như ảo ảnh sóng nắng, tiếng vang, và v.v. đều rỗng thông chẳng có bất cứ một tính thật tại chất thể nào (substantial reality) và vậy mà vẫn xuất hiện dù sự hội hiệp của các duyên, các hiện tượng -- sắc, thọ, và v.v. -- dù chẳng có hiện hữu có tự tính, vẫn sinh khởi từ bên trong tính không với các tính và tướng của chúng ( their characteristics and identities). Điểm chủ yếu là rằng tính không chính nó tác hành giống như một nguyên nhân làm tăng trưởng mạnh mẽ thế giới của tính bội thù/xum la vạn tượng; tất cả các hiện tượng đều là trong một ý nghĩa nào đó các biểu hiện của tính không -- một loại trình diễn sinh khởi từ viên dung của tính không.

(The point is that emptiness itself acts like a cause for flourishing of the world of multiplicity; all phenomena are in some sense manifestations of emptiness -- a kind of a play that arises from the sphere of emptiness)

Tụng này lập lại những dòng từ bản văn của ngài Nguyệt Xứng.

[Bản dịch Việt: Hiện thân thuyết pháp. Đương thể của muôn vật cũng là những lời nói pháp, và cũng được gọi là hiện thân thuyết pháp, như hai câu kệ sau đây:

Suối reo vang những lời thuyết pháp
Non xanh biếc toàn thanh tịnh thân
Khê thanh tận thị quảng trường thiệt
Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân.

Đây cũng gọi là vô tình thuyếp pháp (= tính không thuyết pháp. ĐHP)
(Phật Quang Đại Tự Điển. Thích Quảng Độ dịch)]
_________________________

Chú thích của bản Việt -- Đi vào “Đạo lộ làm hài lòng chư Phật”
Chú thích 10
http://hoagiacngo.com/Mtrungdaochanhtindhp5.html

4. Đức Đạt lai Lạt ma giảng về tụng 10 bài này [Nghiên cứu ba phương diện chính yếu của đạo lộ. Tu tập diệu nghĩa thâm mật]

<< Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/ hiện tướng không có hiện hữu thật (= hiện hữu có tự tính =hiện hữu hữu ngã) mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của thật tại quy ước thế tục, lúc đó bạn đã tìm thấy sự lí hội thông hiểu xác thật về tính không và đã đi vào “đạo lộ làm hài lòng chư phật”.>>

Chúng ta có thể đối chiếu lời giảng trên với phát biểu của Lăng già Đại Thừa Kinh (Bản dịch Phạn-Anh của Suzuki, bản dịch Việt của Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn, trang 264) :

<< LXV.37. Vì tất cả các sự vật là không thực nên không có cấu uế, cũng không có thanh tịnh; các sự vật không giống như chúng được trông thấy, chúng cũng không phải là khác thế.>>

Giải thích: Mệnh đề thứ nhất

Kinh Lăng già nói : “Vì tất cả các sự vật là không thực nên không có cấu uế, cũng không có thanh tịnh (đó là khi nhìn từ tam ma địa. ĐHP) các sự vật không giống như chúng được trông thấy”. Phát biểu này tương đương với phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/hiện tướng không có hiện hữu thật (= Nếu bạn không chấp thật khi nhìn các sắc tướng/hiện tướng)

Giải thích mệnh đề thứ hai

Kinh Lăng già nói: “chúng cũng không phải là khác thế”, nghĩa là nếu thấy chúng có cấu, tịnh, thiện, ác theo sắc tướng/hiện tướng, theo duyên khởi thì chúng cũng không phải là khác thế. Phát biểu này tương đương với phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma “mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của tính thật tại quy ước thế tục”.

Ngài Vô Trước giảng: Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám đều đồng nghĩa. Thế nên trăm năm trong cõi người ta, những điều trông thấy đã đau đớn lòng.

Chân lí quy ước thế tục là chân lí của hiện tướng/sắc tướng, và chúng ta hãy ghi nhớ lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bài 1 Trung Đạo - Tiến tới diệu nghĩa thâm sâu (link dưới đây) ( và trên dieungu.org), để hiểu rõ ý nghĩa của mệnh đề “mà không vi phạm các luật về nguyên nhân và hiệu quả và thế giới của tính thật tại quy ước thế tục” (= mà không vi phạm các luật về tích tập phúc đức và tích tập trí tuệ).

Chúng ta có thể hiểu đại ý Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: Nếu bạn nhìn tất cả các sắc tướng/ hiện tướng không có hiện hữu thật nên bạn không tích tập phúc đức và tích tập trí tuệ là bạn không lí hội thông hiểu xác thật về tính không và đã không đi vào đạo lộ làm hài lòng chư phật.
http://hoagiacngo.com/Mtrungdaochanhtindhp.html Lược trích:

<< Bởi vì chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển hiện (apparent aspect) của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện chân không diệu hữu (chân không diệu viên / rỗng thông / empty aspect) của duyên khởi, thế nên điều này hiện lên sáng tỏ rằng ngay cả trạng thái phật cũng được miêu tả rõ ràng trên căn bản nhị đế.

(Since we accumulate merit on the basis of the apparent aspect of dependent origination and accumulate wisdom on the basis of the empty aspect of dependent origination, it emerges that even the state of buddhahood is defined on the basis of the two truths).

Do các lí do này những giáo pháp Phật trình bày, dù có mênh mông đến bao nhiêu đi nữa, được tuyên bố rằng, đã được giảng dạy trong cấu trúc của nhị đế.

Điều được nói đến trong trạng thái nhị đế là hai phương diện của thực tại, phương diện của hiện tướng và phương diện của thực tại tính hiện hoạt (actual reality). Tương ứng với hai phương diện này là sự lí hội thông hiểu thế giới được đặt căn cứ trong phương diện hiện tướng và sự lí hội thông hiểu thế giới được đặt nền tảng trong phương diện của thực tại tính hiện hoạt, thật tướng.

(What are referred to as two truths are the two levels of reality, that of appearance and that of actual reality. Corresponding to these two levels is the understanding of the world that is grounded within the appearance level and the understanding of the world grounded within the level of actual reality, the way things truly are)

Trong lối nói hàng ngày của chúng ta, chúng ta công nhận những phương diện khác biệt của thực tại tính nên tạo ra sự phân biệt nổi bật những hiện tướng và thực tại tính, và chúng ta cảm thức những phương diện sai biệt của chân lí. Các giáo pháp về nhị đế khái niệm hoá một cách minh bạch trực giác của chúng ta về sự sai biệt này. Trong sự phân biệt nổi bật đáng chú ý này, chúng ta kinh nghiệm giữa hiện tướng và thực tại tính hiện hoạt, bản chất hiện hoạt rốt ráo của sự-sự vật-vật thành lập chân lí tối hậu (ultimate truth), trong khi sự lí hội thông hiểu được phát triển trong cấu trúc của hiện tướng, hoặc của nhận thức hằng ngày của chúng ta, thành lập chân lí quy ước thế tục (conventional truth).

Vậy thì cái gì là những đặc điểm của nhị đế? Những chân lí quy ước thế tục đều là những sự kiện của thế giới được ghi nhận bởi một sự lí hội thông hiểu mà không bị phê phán bằng cách đối chiếu với thực tại tính tối hậu. Bất cứ khi nào, chúng ta không thoả mãn bởi những hiện tướng đơn thuần quán sát bởi một toàn cảnh khách quan không phê phán, chúng ta hãy khảo sát sâu xa hơn với một phân tích phê phán, tìm kiếm cho được cách thế chân thực hiện hữu của sự-sự vật-vật, và sự kiện ghi nhận được xuyên qua một nghiên cứu như thế lập nên chân lí tối hậu.

Thế nên chân lí tối hậu này, bản chất rốt ráo của sự-sự vật-vật, không quy chỉ về một cái tuyệt đối tự lập, độc lập -- một cái thực thể lí tưởng cao vời.

Chính xác hơn, nó quy chỉ về bản chất rốt ráo của một sự vật đặc thù hoặc hiện tượng.

Sự vật đặc thù –cái căn bản—và cách thế chân thực của hiện hữu của nó -- bản chất tối hậu của nó – thành lập thực thể viên nhất và đồng nhất.

Như vậy, mặc dầu những toàn cảnh khách quan hoặc những đặc hữu của nhị đế được định nghĩa một cách khác hẳn nhau, chúng thuộc về thực thể viên nhất và đồng nhất.

Tất cả các hiện tượng, bất cứ cái gì chúng có thể là, đều sở hữu cả hai của hai chân lí này.


(This ultimate truth, the final nature, of things, therefore, does not refer to some independent, self-standing absolute –some lofty ideal entity. Rather it refers to the final of a particular thing or phenomenon. The particular thing – the basis – and its true mode of being – its ultimate nature – constitute one and the same entity. Thus, although the perpectives or the characteristics of the two truths are defined distinctly, they pertain to one and the same reality. All phenomena, whatever they may be, possess each of these truths). >>
________________________

Chân lí quy ước thế tục

Trích từ: Lí tính Duyên khởi trong tụng mở đầu Trung Luận
Giáo pháp của Phật căn cứ trên nhị đế: thế tục đế và chân đế.
Theo thế tục đế, có diệt, sinh, đoạn, thường, đến, đi, một, khác. Ngài Long Thọ có nói trong “Bảy mươi bài tụng về tính không” :

< Đức Phật không giảng tiếp cận của thế gian là sai /
trong cách nói “cái này sinh khởi do tùy thuộc vào cái kia” (71 ab)>.

Và trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani):

< Nếu không chấp thuận bất cứ một quy ước thế tục nào /
Chúng ta không thể đưa ra bất cứ một tuyên bố khẳng định nào cả (XXVIII cd) >

5. Chú thích về Tụng 11 trong bài này:
Tụng 11 nói nếu bạn thấy duyên khởi, tính không là hai biệt lập, bạn sẽ chẳng thật chứng được mục đích của Phật.
Trong bài 4 của bản dịch Trung Đạo này, Đức Đạt lai Lạt Ma giảng:
“Trong tụng XXIV, 18 ngài Long Thọ tái khẳng định rằng nghĩa xác thật của tính không là duyên khởi.
18. Bất cứ cái gì do duyên khởi
Chúng tôi giải thích là tính không
Tính không là giả danh tùy thuộc
Tính không cũng chính là trung đạo.
________________________

6. Chú thích về tụng 13 bài này

Đức Đạt Lai Lạt ma ý nói tụng 13 này lập lại tụng VI.37 Nhập Trung Đạo của ngài Nguyệt Xứng:

37. Sự-sự vật-vật rỗng thông, các ảo ảnh sóng nắng và các thứ tương tự,
Đều tùy thuộc vào các duyên, đều không là cái không thể thấy được
Và cũng hoàn toàn như các hình dáng/sắc tướng rỗng thông được phản chiếu trong một gương soi
Kiến lập một tâm thức /ý thức (=phân biệt/liễu tri biện biệt) trong phương diện tương tự.

Empty things, reflections and the like,
Dependent on conditions, are not imperceptible
And just as empty forms reflected in a glass
Create a consciousness in aspect similar
(Empty: rỗng thông; chân không diệu viên)
(trích từ Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakara With Commentary by Jamgon Mipham. Translated by Padmakara Translation Group. Shambhala. 2002)
________________

7. Mười phẩm tính của vị thầy

(theo Đại thừa trang nghiêm kinh luận/ Trang nghiêm luận của ngài Di Lặc ; Mahayanasutralamkara)

1. giới hạnh (discipline)
2. an ổn và tĩnh lặng (serenity)
3. tịch tĩnh (thorough pacification)
4. nhiều phẩm chất hơn các học viên (more qualities than one’s students) 
5. năng lực (energy)
6. trí tuệ phong phú về kinh điển (a wealth of scriptural knowledge)
7. quan tâm do từ bi (loving concern)
8. trí tuệ thông suốt về tính thật tại (thorough knowledge of reality)
9. tài khéo léo trong chỉ dạy các đệ tử (skill in instructing disciples)
và 10. cách tuyệt các thất vọng, chán nản (free from despair)
Xem bản giải thích chi tiết trong Tsongkhapa’s The Great Treatise on the Stages of Path to Enlightenment , vol.1 , pp 70-75 --
hoặc bản dịch Việt -- ● Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ Tập 1 trên dieungu.org



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9794)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19494)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12693)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16391)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.