Trung Đạo Cho Sự Phát Triển Bền Vững

13 Tháng Năm 201400:00(Xem: 12150)

vesak_2014_banner_final

TRUNG ĐẠO
CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
GIỮA NHỮNG ĐỔI THAY XÃ HỘI
PGS.TS. Dipti Mahanta *
Mỹ Thanh dịch
(Tham Luận Vesak 2014)

TÓM LƯỢC

Sự bành trướng không thể cưỡng lại của các nền kinh tế tư bản đã tạo ra một niềm tin mới hoặc một tôn giáo mới, đó là chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa này đã gom mọi tín đồ của các tín ngưỡng tôn giáo dưới gọng kìm đe dọa của mình. Cả Phật tử và lẫn những người không phải là Phật tử đều nằm trong dưới sự thống trị của nó. Sự chuyển đổi từ xu hướng tiêu thụ sang xu hướng phát triển bền vững đòi hỏi những thay đổi ở mức cá nhân và xã hội ở phạm vi trên toàn thế giới. Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm, và chúng có thể được áp dụng cho sự phát triển bền vững thời hiện đại.

Bài viết đề cập tới ba vị thiền sư nổi tiếng của Phật giáo ở thế kỷ 20 -- Ajahn Chah, Tỳ Khưu Buddhadasa và Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen). Cách tiếp cận vấn đề mang tính kỹ trị trong thời đại ngày nay bao gồm cả giả định về một lực đẩy không thể thiếu của tiến bộ kỹ thuật như một yếu tố độc lập, tách rời khỏi bất kỳ động lực phát triển nào khác. Hậu quả của quan điểm thiển cận này là trên toàn thế giới xuất hiện tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa những kết quả có được nhờ sự hợp lý mang tính tổ chức cao và được tăng cường (ưu thế công nghệ) và những mục tiêu không phản ánh, những hệ thống giá trị phi nhân bản cứng nhắc và những quan điểm tư tưởng về cái tôi được đóng khung chặt.

Mặt khác, cách tiếp cận vấn đề của Phật giáo lưu tâm tới việc thực tập chính niệm và phản quang, nhờ đó nếu không tiêu diệt được hoàn toàn thì ít nhất cũng làm lung lay tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng này. Các bài giảng chọn lọc của ba vị đại sư thành tựu mà các bài pháp sâu sắc của họ đang được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu có tác dụng như một văn bản hướng dẫn phản quang để nuôi dưỡng hạnh phúc tinh thần. Điều này không chỉ có ích sự phát triển thánh thiện của một cá nhân, mà còn có ích cho sự phát triển bền vững và sức khỏe tâm linh của cộng đồng theo con đường mà Đức Phật đã chỉ ra từ hơn hai thiên niên kỷ trước.

Trong tình trạng con người hướng về tiêu thụ quá mức như hiện nay, đã có nhiều nguy hại và phản tác dụng đến tổng thể hạnh phúc tinh thần của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội cũng như môi trường thiên nhiên, những lời giảng và sự truyền cảm của các vị đại sư rút ra từ cuộc sống gương mẫu của họ, thể hiện qua sự giản tiện vật chất và sự từ bỏ (khoái lạc vật chất) trở thành rất thiết thực trong việc hình thành một sự đề kháng tập thể, chống lại quan niệm quá thiên về vật chất, như một kết quả của mô hình tăng trưởng duy nhất theo kiểu tư bản. Các bài giảng của thầy Ajahn Chah về sự kết hợp chính niệm trong mọi mô thức của thực tập và hành động trong sinh hoạt hằng ngày và thoát khỏi quan điểm nhị nguyên, đề nghị của thầy Buddhadasa về những khái niệm của sự phát triển trong cuộc sống và Chủ Nghĩa Xã Hội Chính Pháp, và các bài giảng của Đại Sư Thánh Nghiêm (Master Sheng Yen) về Thiền (Zen) như một lối sống không chỉ sâu sắc ở mức độ tâm linh, mà còn có tính ứng dụng thiết thực cho sự phát triển bền vững trong tình hình hiện nay, khi đang diễn ra những biến đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội và văn hóa.

Xem toàn văn: 

  1. Trung đạo cho sự phát triển bền vững giữa những đổi thay xã hội. Phó giáo sư, tiến sỹ Dipti Mahanta

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn