Chữa Phiền Não Bằng Phương Pháp Thiền Tâm Từ

19 Tháng Bảy 201414:46(Xem: 8280)
CHỮA PHIỀN NÃO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIỀN TÂM TỪ

Tạ Lê Cẩm Tú
Lời BBT:
Phương pháp thiền tâm từ hay còn gọi là “metta meditation”, hiện đang được vị Đại đức Samahita người Đan Mạch rao giảng trên các diễn đàn và trang mạng do chính ông sáng lập: http://what-buddha-said.net/. Tỳ kheo Samahita tên thật là Jan Erik Hansen, ông là bác sĩ y khoa theo học trường Đại Học Copenhagen, sau đó ông làm việc tại Imperial College London nước Anh với chức vị Phó Giáo Sư trước khi tấn phong danh hiệu Tỳ Kheo. Ông đến Sri Lanka năm 2001, xuất gia làm Sa Di tại Trung tâm Đào tạo Tỳ Kheo Maharagama ngày 29 tháng 1 2002 bởi Đại đức Madihe Paññasiha Mahanayaka Thera và thọ giới Tỳ kheo cũng ở trung tâm này vào ngày 05 Tháng 7 năm 2003 bởi Đại đức Nana Ratana Mahanayaka Thera. Hoạt động chủ yếu của ông là dành khối lượng thời gian lớn trong việc ngồi thiền, quán chiếu tại những khu rừng xa xôi ẩn dật của Sri Lanka và truyền bá giáo lý Phật pháp trực tuyến.

Phương pháp thiền tâm từ hay còn gọi là “metta meditation”, nghĩa gốc là tập kết bạn với tất cả mọi chúng hữu hình lẫn vô hình, rèn luyện chúng ta trở thành bạn thay vì kẻ thù với tất cả mọi người, mọi vật bằng tình yêu và sự rộng lượng, điều này là điều không thể không thực hiện được!

Vài lần tôi được trao đổi với đại đức Samahita về vấn làm sao để diệt được sầu não thì đại đức đáp rằng: “ hãy xem nó xuất phát từ đâu và nó sẽ tự diệt ngay lúc xuất phát”. Tôi không hiểu ý, khi hỏi lại cho rõ ràng thì ngài không đáp nhưng khích lệ thực hành phương pháp thiền tâm từ. Đại đức chia sẻ nhiều người đến và tâm sự với ngài rằng họ rất buồn, đau khổ, phiền não vì nhiều chuyện bên trong lẫn bên ngoài như ly dị, con cái bất hiếu, chồng có vợ bé, làm ăn thất bại, công việc không xuông xẻ, cộng sự đố kỵ, mất việc, thi rớt đại học, đất nước có chiến tranh, xe cộ đông đúc, khí bụi nhiều, quan lại hách dịch…, đã nhiều người tự tử vì không tìm ra lối thoát, không vượt qua được sự thất vọng, buồn đau… vậy thì chúng ta phải nên làm gì theo quan điểm nhà Phật?.

Ngài Samahita giải thích - tất cả chúng ta đều có tấm gương phản chiếu lại bên trong tâm của chúng ta, nhưng vì ngu tối chúng ta không nhận ra điều này. Nếu chúng ta gửi ra ngoài những ý nghĩ, hành động, lời nói xấu, tấm gương này dội đập lại tất cả và làm cho tâm chúng ta rất dễ bị sầu não, bất an. Nếu chúng ta làm chuyện tốt thì tấm gương sẽ phản chiếu niềm vui và an lạc.

Trong thiền tâm từ, trước hết chúng ta phải thực hành ngừa bệnh – đó là không làm chuyện ác xấu như viết sai sổ sách lấy tiền, tham nhũng, nói dối, trộm cắp, lấy đồ công cộng, hăm dọa người khác, giết hại sinh vật, quan hệ với vợ, chồng của bạn hoặc người đã có vợ chồng, chúng ta nên gìn giữ giới luật!. Song song đó, phải năng làm từ thiện, phóng sanh và tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng xung quanh không phân biệt nam, nữ, màu da, thành phần…

Tiếp theo là cách chữa bệnh - hãy ngồi một mình nơi yên tĩnh và tưởng tượng ra 1 chiếc gương trước mặt, 1 chiếc gương sau lưng, 1 chiếc gương trên đầu, và 1 chiếc gương phía dưới và đọc nguyện trong tâm: “ tôi là bạn của tất cả mọi loài hai chân, bốn chân và không chân, tôi là bạn với tất thảy mọi cõi giới mọi loài hữu hình lẫn vô hình, tôi nguyện mọi thảy chúng sanh được hạnh phúc, phước báu tràn đầy và không bị lầm than đau khổ”. Các bạn hãy nguyện chiếu cảm xúc hạnh phúc ra tất cả mọi hướng trên dưới, trái, phải, đằng trước và sau . Sau đó, hướng tâm nguyện tốt này tới đối tượng làm bạn sầu não như đồng nghiệp, sếp, chồng con…phát tâm nguyện liên tục cầu mong cho họ được bình an, hạnh phúc và mọi việc tốt đẹp và ổn thỏa… Lập đi và lại tâm nguyện này nhiều lần! Bạn sẽ ngạc nhiên vì sao tôi nói hãy cầu nguyện những điều tốt đẹp cho những kẻ gây bực tức và đau khổ cho bạn? Hãy cứ làm đi và xem chiếc gương Ngài Samahita nói tới có hiện hữu không nhé!

Helsinki, 19/07/2014
Tham khảo
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2017(Xem: 5202)
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6348)
Nếu nói tập yoga chỉ để có sức khỏe thôi thì đó sẽ là một sai lầm lớn, bởi mới đây Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Trụ trì chùa Thanh Quang, Đà Lạt) đã mở ra một trung tâm yoga gọi là Buddha yoga , tức yoga kết hợp với chân lý Phật giáo. Có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới, trong một lớp tập yoga mà học viên sẽ được nghe một vị cao tăng truyền thụ giáo lý nhà Phật! Và có lẽ đây cũng là lớp yoga duy nhất mà học viên không chỉ được khỏe mà quan trọng hơn là được “giác ngộ”!
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 5848)
Hai ngàn sáu trăm năm trước, một nhà minh triết phương Đông – Đức Phật – bảo đừng vội tin, đến nếm thử đi rồi biết! Đến là thực hành. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình thực hành và tự mình cảm nhận. Không thể nhờ ai khác. Rồi Ngài vạch ra một con đường “thoát khổ” cho chúng sanh.
24 Tháng Bảy 2017(Xem: 4622)
29 Tháng Mười 2015(Xem: 18351)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
09 Tháng Tám 2015(Xem: 6342)
Qua hơn 20 bài nghiên cứu trước đây, độc giả hẳn còn nhớ, Thiền đi đến đâu đem an lạc hạnh phúc đến đó. Bài nầy sẽ cung cấp các tiết mục cần thiết khác: Tại sao phải dạy thiền cho tù nhân?
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15247)
Dưỡng khí là cái tối cần thiết cho cơ thể con người, nếu thở ra mà không thở vào coi như mạng sống chấm dứt. Không ăn uống con người có thể sống được vài tuần, nếu thiếu dưỡng khí chỉ trong 5 phút con người sẽ chết ngay. Dưỡng khí rất cần thiết cho nhu cầu cuộc sống con người nhưng chúng ta thường ít lưu ý đến và cũng không biết cách hít thở để có lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể khoẻ khoắn, lành mạnh.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10901)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.