Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

02 Tháng Mười 201403:33(Xem: 16036)

BÁT NHÃ TÂM KINH VIỆT GIẢI

Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2014

 

Lời nói đầu

batnhatamkinh“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển.

Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, và hiện nay chúng ta đang đọc tụng, là bản của ngài Đường Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang, một Thánh sư đã đi tham khảo và thỉnh kinh bên Ấn Độ, mà phần đông Phật tử đều nghe tiếng.

Từ xưa đến nay kinh đã được hơn năm chục nhà Trung Hoa chú giải. Ở Việt Nam, lần thứ nhất, dưới triều Minh Mạng, mới có một người đem kinh ra giải thích: đó là ngài Đạo Tuân Minh Chánh Thiền sư ở Chùa Bích Động, thuộc tỉnh Ninh Bình(1).

Về mặt văn từ, Tâm kinh - để nói tắt theo thói quen - thật rất giản dị, còn về ý nghĩa thì thật là thâm uyên. Trong bài tựa sách “Bát nhã trực giải”, Minh Chánh Thiền sư viết: “Bát nhã tâm kinh” là tâm tông(1) của chư Phật, là coat tủy(2) của các kinh, là ánh sáng của Bồ tát tu Đại thừa, là nguồn cội của chúng sanh trong pháp giới(3). Từ kinh này mà tất cả Như Lai đều sanh ra, nên kham xưng là mẹ Trí; lại trình đủ ba Thừa của kho điển, nên đáng gọi là Vua Tâm. Truyền rằng kinh này do Kinh Đại Bát nhã mà ra. Văn tuy hết sức sơ lược, diệu nghĩa thật hoàn toàn, lý rất kín sâu, nhờ vậy Chân Không được tỏ. Ấn pháp này, Phật Phật truyền nhau; Đèn Huệ ấy, Sư Sư trao giữ(4). Cứ như trên, Tâm kinh không phải dễ giải.

Chánh Trí tôi tuy biết chỗ thấy còn sơ, nơi thâm chưa đến, vẫn làm gan cố gắng, theo gót iền nhân, diễn ra Việt ngữ, trước để làm tài liệu tham học, sau giúp bạn đồng hành cùng một lòng tìm hiểu biết. Nhưng sợ sai Thánh ý, đắc tội doanh thiên, nên xin noi gương ngài Minh Chánh, trước đọc bài kệ mật cầu gia hộ như sau:

- Nam mô hiện tại Thích Ca Văn Phật, thập phương tam thế nhất hế Phật.
- Nam mô Thực Tướng Đại thừa môn, Ma ha Bát nhã ba la mật.
- Nam mô quá khứ Chánh Pháp Minh, hiện tiền Quán Thế Âm Bồ Tát.

Viên thông thường lợi diệu minh căn
Trí huệ từ bi Quán Tự Tại
Vô lượng Bồ tát, chúng Thánh Hiền
Phục nguyện từ bi thùy gia hộ.
Ngã kim phát nguyện giải Tâm kinh
Ngưỡng vọng minh tư khai trí huệ.
Linh ngã kiến giải Phật âm phù,
Phổ sử tín, giải đồng thâm ngộ.
Lưu thông hà di độ tương lai.
Đồng chứng Niết bàn chân thực quả.
Nguyện thử nhất đại sự nhân duyên
Phổ sử chúng sanh câu đắc độ.
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham, sân, si,
Tùng thân, khẩu, ý chi sở sanh, Thế ngã kim giai sám hối.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Quán Tự tại Bồ tát Ma Ha Tát

 

Chánh Trí

khể thu

 

 pdf_download_2

XEM NỘI DUNG: Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải - Chánh Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8857)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7995)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9564)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9117)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..