ĐẠO PHẬT

23 Tháng Giêng 201510:33(Xem: 4546)

 

Writing Journal

Nhat Nguyen

š

LỜI TỰA

Bài viết này là việc làm pháp thí

Nhằm mục đích hoằng dương chính pháp

Quý đạo hữu tùy nghi sử dụng vào mục đích trên.


Canada 2005

Nhất Nguyên


VỊNH PHẬT

Thuyền từ một lá vơi vơi

Bể trần chở biết bao nguời trầm luân

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật

Nhỏ không trong chí lớn không ngoài

Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi

Vớt chìm đắm đưa lên cõi tinh...


Nguyễn Công Trứ


LỆ LƯU

Từ ngày lệ mới biết lưu

Buồn vui nhân thế lệ lưu đôi dòng

Dương tàn bóng ngả về đông

Kiếp đời dâu bể cạn dòng lệ lưu


Nhất Nguyên

Working Title:

ĐẠO PHẬT

Notes and Ideas:

Cái sáng của một ngọn nến, nếu đem mồi cho những ngọn nến khác, không làm nó bớt sáng đi, ngược lại, nó càng sáng thêm vì nhận đuợc sự cộng hưởng của ánh sáng giữa những ngọn nến.Đấy là một trong những lý do tại sao đạo Phật càng ngày càng tỏ, truyền dạy khắp chốn nhân gian, nhằm giác ngộ chúng sinh, để tự mình thoát ra khỏi luân hồi bể khổ.

 

Working draft:

Truớc hết cần hiểu đạo Phật không phải là một tông giáo như nguời thế gian thường quan niệm theo cái ý nghia tông giáo (tôn giáo) đặt căn bản vào đức tin! Đối với đạo Phật, cái đức tin nếu có, chỉ là một trong những “Duyên”tìm tới đạo Phật.Cái cứu cánh của đạo Phật là giác ngộgiải thoát.

Phật là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày,con nguời ở khắp các quốc gia trên thế giới, hầu hết đều biết có đạo Phật và được nghe nói tới Phật. Nhưng hiểu thế nào là Phật, phần đông lại rất mơ hồ, lẫn lộn, phần nhiều là biểu tượng của mê tín dị đoan. Vì vậy, chữ “Phật” trong bài này đuợc hiểu nhu sau:

“Phật” là tâm trong trạng thái giải thoát (thoát khỏi mọi ràng buộc.) Cái tính trạng đó gọi là “tính Phật”. Vì vậy nên đức Phật mới nói: “Chúng sinh đồng có Phật tính”.Chúng sinh khi nào tâm ở trạng thái giải thoát, thì lúc đấy là “Phật”. Khi nào tâm bị vướng mắc, lôi kéo bởi cảnh trần, thì lại là “Chúng Sinh”.Cho nên mới nói:”Chúng sinh và Phật chỉ khác nhau một “Mê” một “Ngộ” mà thôi! Nghia là tâm ở trạng thái “Mê” (vướng mắc; Trái với chân lý) là “Chúng Sinh”, tâm ở trạng thái “Ngộ“(Giải thoát; Thuận chân lý) là “Phật”. Cũng như khi ta ngủ mơ (tạm gọi là “Mê”) và khi ta tỉnh lại (tạm gọi là “Ngộ“). Trong giấc ngủ mơ, vì không biết là mơ, cho nên mọi hành sử và cảm xúc của ta vẫn diễn ra như thật! Có những khi thức dậy, nước mắt còn đẫm gối, chỉ khi ta thức tỉnh mới nhận biết đấy là cơn mơ, vậy đấy!

Cho nên mới nói:”Không tìm Phật ngoài tâm”. Vì vậy, không có cõi Phật ngoài tâm ta. Khi tâm ta ở trạng thái giải thoát thì với tâm Phật đồng, nên gọi là “Cõi Phật” hay “Cõi Niết Bàn”. Chứ không phải nơi chốn nào ngoài ta để có thể đi tìm kiếm được.

Tại sao đạo Phật ra đời?


Chúng sinh có thể dễ dàng châp nhận an vui lạc thú, nhưng lại không chấp nhận đuợc khô đau phiền lụy. Qua lịch sử nhân loại và cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những bậc vi nhân, những tấm lòng bác ái tận tụy giúp đỡ những người bất hạnh, bảo vệ công bằng v.v...Nhưng đấy chỉ là những việc làm giảm bớt khổ đau ở phần”ngọn,“chứ không tận trừ đuợc cái “gốc” của đau khổ.Vì vậy, đạo Phật ra đời chỉ ra con đường, là bản đồ, hướng dẫn chúng sinh tự mình giải thoát tận gốc khỏi đau khổ. Cho nên giáo lý nhà Phật là giáo lý chỉ dạy con đường cho những ai muốn thoát khổ mà thôi.


Trong thế giới nhân loại, cũng có rất nhiều nguời đang hưởng phúc báo, nên thấy cuộc đơi không khổ tới mức cần tìm tới con đuờng giải thoát. Không những thế, những nghịch cảnh lặt vặt trong cuộc đời, còn đuợc cảm nhận như “Thú đau thương” như “Buồn lãng mạn”. Nhưng những con nguời đấy, vẫn sống trong cảnh giới bị lôi kéo của âm dương, tâm thân vẫn bị vướng mắc trong vòng chấp pháp, chấp ngã. Cái cơ tạo ra ác nghiệp cũng từ đấy mà ra, nên cái khổ đau là không thể tránh khỏi.


Trong khi đó, một đời người rõ ràng là quá ngắn ngủ và mỗi ngày một ngắn hơn khi đem so với vô luợng kiếp sống và mỗi ngày một dài thêm cứ thế luân hồi. Những thú vui nằm trong sự ngắn ngủi đó, có khác nào như một cái chớp mắt, còn cái khổ sẽ muôn hình muôn vẻ trùng trùng vô tận. Điều đó cho ta thấy, tu con dường thoát khổ là việc cần làm ngay của mọi chung sinh.


Khổ đau do đâu mà ra?


Ta nhận thấy rằng: Tất cả sự việc gì đi ngược với thói quen của ta, đều làm ta không thỏa mãn, dẫn tới buồn phiền, đau khổ. Vì đâu mà ta nhận biết và phân biệt sự vật, để trở nên ưa ghét, rồi tập thành thói quen? Vì thông qua sáu giác quan của ta (mắt; tai; mui; luỡi; xúc giác và ý) nhà Phật gọi là “lục căn”. Lục căn này tiếp xúc và nhận biết đuợc cảnh trần nhờ cái mà bây giờ ta thuờng gọi là “Hệ thần kinh”, nhà Phật không cho là vậy, mà gọi là “Giác". Giác bao hàm ý nghia bao quát hơn, vì Giac vốn không khác ở mọi chung sinh, mà chỉ khi thông qua căn (thể vật chất) của chúng sinh mói có sự khác biệt (Luc nay chuyển thành "Thức"). Vậy hệ thần kinh cũng chỉ là phần căn cảm nhận thức, khi tiếp xúc cảnh trần lại sinh chủng tử thức mới.


Chính vì vậy, ta mới thấy rằng: Cùng một cảnh trần (sự sự, vật vật) đuợc nhận biết nhờ thức thông qua căn của chúng ta và căn của những sinh vật (mang cấu tạo căn khác chúng ta), thì sự nhận biết cũng khác chúng ta. Thí dụ có màu sắc ta thấy giản dị bình thuờng, nhưng qua nhãn quan của những sinh vật khác thì lại rất rực rỡ. Có mùi vị ta thấy khó ngửi, khó nuốt, nhưng qua khứu giác và vị giác của sinh vật khác lại là hấp dẫn .v.v... Ngay cả sự vật đuợc nhận biết thông qua căn thức của mỗi chúng ta cũng khác nhau, nhiều khi còn trái nguợc, là tùy vào bối cảnh thời đại, nơi chốn (không gian và thời gian), mà căn đã huân tập thành.


Tóm lại, cảnh trần mà ta đang nhận biết đây, rất tương đối, không thật như ta hiểu, tức là giả tạm! Vậy mà ta tin là thật, là chân lý, nên ta mới trở nên ưa, ghét, rồi tập nhiễm lâu ngày thành thói quen. Vì vậy ta mới sinh đau khổ khi sự vật diễn ra ngược với thói quen của mình. Nhà Phật gọi sự bám víu vào hiểu biết như vậy là “Chấp Pháp”. Tức chấp cái pháp không thật, dẫn tới khổ đau! Nên cần phải lìa bỏ!


- Ngay cả cái mà ta gọi là “Ta” (Ngã), gồm có Thân và Tâm. Thân gồm thể vật chất, nhà Phật gọi là “Sắc”. Tâm thuộc thể tinh thần, nhà Phật chia thành “Thọ; Tuởng; Hành; Thức”.

Cái ”Sắc” thân vật chất, Phật gọi là thân “TỨ ĐẠI”, vì nó là sự kết hợp của bốn chất cơ bản (Địa; Thủy; Hỏa; Phong) tức (Chất rắn; Chất lỏng; Chất nhiệt; Chất Khí).

Khi có sự kết hợp của tứ đại, rồi được thức thông qua những căn có khả năng cảm nhận thức, ta nhận thấy là có “Ta”. Khi tan rã, tứ đại rời xa nhau, chất nào trở về với chất đó theo tự nhiên. Vậy không chất nào thực sự là “Ta’. Cho nên nhà Phật gọi sự kết hợp của tứ đại là “giả hợp”, do nhân (Hạt giống, nguyên nhân), duyên (Điều kiện bối cảnh) tác hợp mà tạm có. Chúng sinh vì cái “Tạm có” mà cố vơ vào, tranh giành, giầy xéo, chà đạp lẫn nhau, để rồi tạo ra những nghiệp nhân mới, huân tập thành quả chịu khổ, cứ thế luân hồi. Nên nhà Phật mới gọi là “mê lầm”.


- Cái Tâm (Thọ, tưởng, hành, thức) thì sao?


Vì chấp cái ‘Ta” vật chất giả hợp, nên mới sinh tâm ‘Thọ“ (Nhận) vơ vào từ vật chất tới tinh thần, rồi “Tuởng” (Tưởng tượng) bày vẽ ra muôn hình vạn trạng, nên tâm mới ‘Hành” (Dời động) hết quá khứ, hiện tại, tới tương lai, cứ thế sinh ra muôn pháp, không có chỗ cùng.Tất cả tâm Thọ; Tưởng; Hành đã nhờ “Thức”, để phân biệt sự vật, ưa ghét, tốt xấu..v.v...Tâm bị ràng buộc trong vòng ‘Chấp pháp”, “Chấp ngã”, để phải chịu đau khổ trong hiện tại và tạo tiếp nghiệp nhân mới, thông qua con đuờng “Thân, khẩu, ý”tích lũy thành tiềm thức, huân tập thành những nghiệp căn có khả năng cảm nhận thức, nên mới sinh ra những kiếp kế tiếp. Nhà Phật gọi đấy là:”Nghiệp báo luân hồi”.


Trên đây là những nét cơ bản trong quá trình chuyển hóa của giống hữu tình mà chư Phật muôn đời muốn truyền ý lại cho nhân thế.(vì mục đích diễn giải ý qua lời dạy của chư Phật, nên Nhất Nguyên có những quán xét riêng, đạo hữu chỉ nên tham khảo. Điều chúng ta cần học hiểu là lời dạy của chư Phật.)


Cái ý đấy mới chỉ là “Văn,’chúng ta cần suy ngẫm, quán xét, thông qua những diễn biến của sự vật quanh ta và chứng nghiệm với chính những kinh nghiệm mà ta đã trải qua một cách thâm sâu, cho tới khi không còn gì thắc mắc, đấy là “Tư.” Có tư đuợc như vậy, ta mới tinh tấn tu tập, từng buớc từ từ giảm bớt nghiệp nhân, tới đinh đuợc tâm và cuối cùng là tâm đuợc giải thoát, “Chân Tâm” hiện bày, đấy là “Tu.” Nhà Phật đã chỉ dạy ta “Văn Tư Tu” là con đường dẫn tới giác ngộ và giải thoát!


Tóm lại, giáo lý nhà Phật ra đời nhằm chỉ dạy cho chúng sinh con đuờng thoát khổ. Chỉ những ai ý thức đuợc luân hồi bể khổ, muốn tìm tới giải thoát, mới nghe đuợc diệu âm của nhà Phật. Đạo Phật không tranh cãi tốt sấu, đúng sai, chỉ dạy con đuờng giải thoát mà thôi!


Đức Phật không đi sâu vào phân tích dịch biến của vạn hữu, vì lợi bất cập hại và không thật cần thiết cho cái đạo giải thoát. Tại sao vậy? Vì nó là cái đạo đi ra dẫn tới vô thường, khổ. Cuốn Chu Dịch sách cổ tìm thấy ở Trung Hoa đã chứng minh đièu đấy! Chu Dịch, một cuốn sách quý giải thích thâm sâu về căn nguyên và dịch biến của vạn hữu. Bậc vĩ nhân nào làm ra sách này cũng đã lường trước được cái tâm nhiêu khê của thế nhân, nên đã dùng tượng và số để truyền ý. Nhưng rồi thế nhân cũng không tránh khỏi sự lôi kéo của “tham si” đã thêm lời mà biến thành sách bói. Một số ít có khả năng đào sâu và nắm bắt đuợc quy luật của tự nhiên, càng tạo điều kiện bành trướng bản ngã, để mà rồi bị chi phối của Bát Phong (Thịnh,Xuy,Hủy Báng, Danh Dự, Xưng Tụng, Cơ Bài, Khổ, Lạc.) càng lún sâu vào luân hồi nghiệp báo. Phần đông chỉ biết tin mà không có khả năng giải thích được, nên rơi vào mê tín dị đoan. Nhẹ thì phó mặc cho một ông “Trời” tưởng tượng “Trời kêu ai nấy dạ!” Nặng thì biến thành những thứ “Đức Tin” mù quáng (Cuồng tín)bảo sao làm vậy, sông mò mẫm như những nguời mù, hiến cả mạng sống, cả cuộc đời, phục vụ cho những kẻ mưu cầu quyền thế, lợi lộc, gieo rắc đau thương tai họa ! Nhỏ thì hại trong gia tộc, vừa thì hại một quốc gia, lớn nữa thì khắp mặt địa cầu. Gieo rắc nhân như vậy, thì cái quả khổ đau làm sao tránh khỏi! (Điều này cho ta thấy chiến tranh vẫn còn là lẽ tất nhiên.)


Ta nhận thấy giáo lý nhà Phật rất thực tiễn. Kẻ tầm đạo không phải chỉ giác ngộ để thỏa mãn lý trí, mà phải tu tập mới cảm nhận đuợc cảnh giới giải thoát. Cũng như có nguời bảo với ta rằng: Tắm duới con sông này mát lắm! Nhưng nếu ta không thực sự nhẩy xuống tắm thì không thể cảm nhận đuợc cái mát ra làm sao vậy! Đúng như câu nói: “Kẻ học giả khổ công nhọc mình như hầu tróc ảnh...”


Vậy chúng ta cũng nên nhận rõ: Nguời hành đạo giải thoát, không nhất thiết cần đến sự khảo cứu lịch sử như: Đức Phật sinh năm nào? Đại ngộ ở đâu? Thuyết pháp bao năm? Truyền sang Trung Hoa năm nào? Việt Nam năm nào? Có bao nhiêu môn phái từ truớc tới giờ? v.v... Tất cả những câu hỏi đó là công việc của nhà nghiên cứu, của nhà sử học. Cũng không nhất thiết cần phải biết thật nhiều pháp môn tu tập, hay những danh xưng, điều luật, quy uớc .v.v... Của các môn phái hay tu viện, ngoại trừ những vị đang tu tập tại những nơi đó. Đại đa số chúng ta, những nguời cư si vẫn có thể hành đạo giải thoát, miễn là học hiểu chính pháp, tinh tấn tu tâm duỡng tính, kết quả nhãn tiền là dừng nghiệp và chuyển nghiệp.


Vậy chúng ta cần tu ra làm sao?


Kinh điển nhà Phật thiên kinh vạn quyển, dạy muôn pháp môn tu hành, nhưng tựu chung cũng là tu Tâm và tu Thân, thông qua tám con đuờng chân chính, nhà phật gọi là BÁT CHÍNH ĐẠO.


_ Bốn giới tu Tâm: Chính kiến; Chính tu duy; Chính niệm; Chính định


_ Bốn giới tu Thân: Chính ngữ; Chính nghiệp; Chính mạng; Chính tinh tấn.


Phân ra vậy cho dễ hiểu, còn thực chất Tâm Thân luôn hòa đồng và tương hỗ lẫn nhau. Bởi vì kiến thức và tư duy có chân chính, thì sự thể hiện bên ngoài từ lời ăn tiếng nói, cách sống việc làm cũng sẽ ngay thẳng chân chính. Ngược lại nguời biết giữ lời ăn tiếng nói, việc làm hành động, phong cách cử chỉ ngay chinh, thì cũng là người có tâm niệm ngay chính.Với hầu hết chúng ta giữ đuợc sự ngay chính đa là rất khó. Tức là tâm ta đa thoát khỏi mọi kiến chấp, mà còn phải đạt đuợc tâm tự tại vô niệm, vô cầu.


Tại sao khó? Bởi vì thân của chúng sinh là thân nghiệp, tức do thói quen tập nhiễm thành nên rất khó sửa, cần có nhiều thời gian tu tập, từng buớc dần dần sẽ xa lìa đuợc mọi kiến chấp.


- Vậy chính kiến là gì?


Chính kiến là sự hiểu biết chân chính. Không đặt vấn đề tốt sấu phải quấy, nên không vướng vào chấp pháp, không đặt vấn đề thân sơ, nên không vướng vào chấp ngã. Đó là cái biết của “Trí Huệ Bát Nhã” nhận rõ hiện hữu của sự sự, vật vật vốn không, do mê lầm mà tạm huyễn lập. Chứ không phải do ông trời (Thuợng Đế) bày đặt tùy hứng, hay ngẫu nhiên mà có đuợc. Hiểu đuợc cái lý có nguyên nhân (Nhân, hạt giống) và điều kiện (Duyên) tạo tác thì mới có hiện hữu (Những môn khoa học ta đuợc học ngày nay cũng không nói khác) ta sẽ có cơ bớt rồi tới dứt được đau khổ do thói quen.

 

- Chính tư duy: Sự suy nghi chân chinh


- Chính niệm: Niệm khởi chân chính


- Chính đinh: Tâm đinh chân chính


- Chinh tu duy, chính niệm, chính định cũng như chính kiến, sự chân chính là tâm không bị lôi kéo bởi chấp pháp và chấp ngã. Đấy là con đuờng tu tâm tới cảnh giới tâm vô sai biệt, đồng với tâm Phật.


Như đã nói ở trên, tâm thân có tác dộng tương hỗ, Sự chân chính trong việc tu thân cũng luôn phải xa lìa chấp pháp và chấp ngã.


- Chính ngữ: Lời nói chân chính


- Chính nghiệp: Nghề nghiệp, hành động chân chính


- Chính mạng: Thân sống chân chính


- Chính tinh tấn Siêng năng cần mẫn chân chính


Tâm thân có thoát khỏi vòng chấp pháp và chấp ngã, ta mới thoát khỏi sinh tử luân hồi (thoàt khổ) hòa đồng trong Đạo Giải Thoát. Đây chính là cứu cánh trong giáo lý nhà Phật. Mỗi chúng sinh biết tu tâm dưỡng tính, là giảm bớt một phần đau khổ ở đời. Mỗi “Tâm Sinh” đồng với “Tâm Phật” là dứt một phần đau khổ ở đời.không riêng cho “Tâm Sinh” đó , mà còn ảnh hưởng cộng nghiệp tới các chúng sinh.

 

Nhà Phật cho biết “Tất cả các pháp, đều không có định pháp” Thanh Văn; Duyên Giác; Bồ-tát; Thiền…Chỉ là biểu tượng từng giai đọan của hành giả tu theo đạo Phật. Thật không nên mang tâm chấp pháp mà lạc vào tà kiến. Trong kinh Kim Cang đức Phật có dạy: “…bởi không chấp, nên nói rằng tất cả Hiền Thánh đều do pháp Vô Vi mà có sai biệt.”

 

Chúng ta nên hiểu rằng: Đã là giải thoát, có nghiã không còn vuớng mắc, cho nên từ ngữ, giáo lý v.v...Tất cả chỉ là phương tiện mở mang trí tuệ, học hỏi, tu tập để tới đuợc cứu cánh là GIẢI THOÁT Vậy khi đã GIẢI THOÁT thì không còn gọi giải thoát nữa. Cho nên ta thuờng nghe những câu tương tự như: Giải thoát không phải là GIẢI THOÁT nên gọi là giải thoát.” Hơn nữa cũng không có đối tượng giải thoát, vì NGÃ là HUYỄN,

 

Trên đây là những nét cơ bản trong giáo lý nhà Phật, Nhất Nguyên chỉ làm công việc diễn giải ý mà thôi, cũng là để tự nhắc nhở mình trên buớc đuờng tu tập.Đạo hữu hành đạo GIẢI THOÁT rất nên tham vấn các bậc chân tu thực học.


Canada 2005
Nhất Nguyên

Reply to:

Reply to khanh tran

Send

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8177)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)