Đức Đạt Lai Lạt Ma: Người Đàn Ông Khiêm Tốn

11 Tháng Tư 201516:50(Xem: 8065)

blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma:

Người Đàn Ông Khiêm Tốn,
Người Tạo Sự Phấn Khởi, Và Là Người Gây Lòng Khâm Phục
Tác Giả: Teresa Watanabe, Ký Giả Tôn Giáo Của Báo Times
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Nguồn: articles.latimes.com

(Dalai Lama: Humble Man Inspires Awe - Teresa Watanabe, Times Religion Writer, October 11, 1999)


dalai lama
Xem phần ghi chú bên dưới bài

Lời Người Dịch: bài viết nầy được Teresa Watanabe, viết vào ngày 11 tháng 10 năm 1999, do đó những sự kiện mà bà ghi chép dưới đây, nên được hiểu là những sự việc xảy ra trước ngày đó hoặc trong thời điểm đó.

Tôn Giáo: Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng lưu vong, ngài tự nhận mình là một nhà sư đơn giản, nhưng ngài lại được tôn trọng trên toàn cầu. Một buổi hội họp để thảo luận về chủ đề được quần chúng quan tâm ở Los Angeles, tiểu bang California (L.A.), trong tuần lễ nầy được xem là buổi bán vé nóng vì vé bán rất chạy. 

Gương mặt cùng với nụ cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhìn thấy như hình triển lãm trên màn hình của nhiều máy vi tính. Những buổi diễn thuyết và giảng dạy của ngài được bán hết vé trong vòng vài phút. Sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tạo nên lịch sử của sách xuất bản tại Hoa Kỳ, là vì lần đầu tiên, một vị lãnh đạo tôn giáo có hai lần, có tác phẩm nằm trong danh sách các tác phẩm bán chạy nhất nước Hoa Kỳ, xẩy ra cùng một lúc.

Ngài Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, ngài luôn luôn tự nhận mình là "một nhà sư Phật Giáo đơn giản." Tuy nhiên, khi ngài diễn thuyết ở buổi Lễ Hội Âm Nhạc Tôn Giáo Thế Giới ở Hollywood Bowl vào ngày Chủ Nhật, trong bối cảnh của những tiếng kèn đồng chào mừng một ngôi sao nhạc rock, và giữa sự bảo vệ an ninh tương xứng, dành cho một người đứng đầu cao nhất của nhà nước, các câu hỏi được đặt ra:

Tại sao một tu sĩ Phật giáo 64 tuổi đến từ một nơi ít người biết đến, vùng đất cao nhất tựa như mái nhà của thế giới, nay nhận được sự tôn trọng và sự ngưỡng mộ toàn cầu đến như thế?

Sau đây là ý nghĩ của Bryan Borys, một giáo sư dạy về quản trị công cộng của trường đại học USC, đang tận hưởng thú vui đi bộ vài dặm cuối tuần từ Hội Trường Công Nhân Pasadena, nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có ba ngày, mỗi ngày là một buổi hội họp để thảo luận về chủ đề được quần chúng quan tâm, buổi họp bắt đầu từ Thứ Ba, vé thì đã bán hết sạch. Ông Borys chưa bao giờ thực hành Đạo Phật - ông sinh trưởng trong một gia đình Công Giáo - ông tìm thấy ở Đức Đạt Lạt Ma có nhiều sự thú vị, và có nhiều điều hấp dẫn.

"Tôi nghĩ rằng, trong thời điểm hiện tại, so sánh với định nghĩa về một-người-anh-hùng, Đức Đạt Lai Lạt Ma chính là người sống gần sát với định nghĩa nầy nhất," ông Borys nói. "Rất khó để tìm ra được một người mà chúng ta luôn khâm phục. Đức Đạt Lai Lạt Ma có lòng thúc đẩy qua sự tử tế và tình thương yêu, trong khi đó rất nhiều người khác trong cộng đồng tôn giáo có lòng thúc đẩy qua sự tàn nhẫn, và tính hung bạo.

Sự hấp dẫn thật rộng lớn của Đức Đạt Lai Lạt Ma hầu như không có vẻ gì phức tạp hơn những điều nói trên. Mọi người nhận thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma là người quan tâm đến người khác. Ngài sống thành thật, và xứng đáng được mọi người tôn kính. Đức Đạt Lai Lạt Ma sống đời đơn giản, ngài mặc chiếc áo choàng hai mầu, mầu nâu đỏ sẫm và mầu vàng cam mỗi ngày. Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ mang một món hàng đắt giá, đó là chiếc đồng hồ hiệu Rolex, món quà ngài nhận được từ Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt. Ngài đã thực hành những gì ngài đã giảng dạy, ngài là một vị lãnh đạo hiếm hoi đã có đời sống trong sạch, cuộc đời không có tỳ vết, ngài không bị tai tiếng và không bị ai gièm pha về con người của ngài.

Và ngài cũng là người khiêm tốn. Ngày nay, mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma được kính trọng, và trong nền văn hóa thuộc về những người nổi tiếng - ngài được sự ủng hộ bởi một đoàn thể những nghệ sĩ phim ảnh ở Hollywood như Richard Gere, và Goldie Hawn - ngài hoàn toàn chống lại nỗ lực thần tượng hóa cá nhân ngài. Ngài luôn tuyên bố rằng ngài không sở hữu những quyền lực siêu nhiên, dù cho có những truyền thuyết phổ biến rộng rãi là những vị đại sư Tây Tạng có những sức mạnh siêu hình.

Tại một buổi hội họp để thảo luận về chủ đề được quần chúng quan tâm, Carol Hamilton, là một người trung thành lâu năm, tin theo ngài, bà cũng là một luật sư ở Beverly Hills và bà đã thành lập nhóm vận động ủng hộ Tây Tạng, bà nhớ lại câu chuyện về một người phụ nữ đã hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma là tại sao sức khỏe của bà ấy được cải thiện khi bà ấy gặp ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười, trả lời bà ấy là, "Tôi không biết tại sao."

NHIỀU NGƯỜI Ở HỘI TRƯỜNG HOLLYWOOD BOWL KHÓC VÌ XÚC ĐỘNG

Vào ngày Chủ Nhật, trước một đám đông ngồi gần như kín hội trường, có hơn 15.000 người tham dự trong Hollywood Bowl, sức tác động mạnh mẽ của Đức Đạt Lai Lạt Ma được trông thấy ngay lập tức. Khi ngài bước lên sân khấu, ngài mỉm cười rồi cúi đầu chào, đám đông đồng loạt đứng lên, cùng vỗ tay và chào mừng ngài.

Một số người phải kềm giữ mình để khỏi rơi nước mắt, những người khác thì họ khóc công khai.

"Ngài chính là một hiện tượng. Tôi chỉ cần nhìn thấy ngài [ngay trước mắt] và được nghe ngài nói chuyện, là tâm hồn tôi thăng hoa," John Paterson, một kỹ thuật viên máy vi tính ở North Hollywood nói. "Ngài nói đến những điều, mà từ trong trái tim cho chúng ta biết điều đó là thật, nhưng đối với nhiều người, thực hành được những điều ngài nói nầy, thì quá là khó khăn."

Bà vợ của ông John, Genevieve Paterson, một chuyên gia trị liệu về đấm bóp, nói rằng bà òa khóc khi nhìn thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma - vì bà cảm thấy một "vòng hào quang tỏa sáng rồi vụt tắt" chung quanh người ngài.

Bà nói rằng khi đi về bà mang theo thông điệp của ngài, "Đừng làm tổn hại đến người khác, và những gì bạn có dư, nên cho tặng người khác."

Trong suốt 20 phút phát biểu, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng một đời sống ý nghĩa là một đời sống trong hòa bình, trong hạnh phúc và trong sự phục vụ người khác. Ngài kêu gọi người nghe, hãy dùng tâm từ bi ôm lấy những người khác vào lòng, cũng như hãy nuôi dưỡng tâm bình an của chính mình.

Được xem là một nhân vật được tôn kính nhất của Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói ra phẩm chất "người" của ngài rất rõ ràng. Ngài xin lỗi mọi người vì giọng nói khàn đục của ngài, cùng với thói quen nói chậm của ngài, vì ngài không nói nhanh như máy bay được. Ngài cũng chia sẻ sự khó khăn về chuyện ngài lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng mà không có quốc tịch, bởi vì hiện nay Tây Tạng là một nước không có quốc gia.

Tuy nhiên, sau đó ngài nói đùa giỡn làm cho đám đông phì cười, "Những vấn đề nầy không làm cho tôi mất ngủ và tâm tôi thì luôn bình an!"

Sau khi người thắng giải Nobel Hòa Bình năm 1989, mệt mỏi rời sân khấu, nhiều người cho biết mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện trông rất bình thường, nhưng lại gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến họ.

Nhà đạo diễn về các sự kiện ở Los Angeles, cũng là người hổ trợ cho những biến cố Tây Tạng trong ba năm qua, Chiara DiGeronimo, nói rằng bà nhận thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đáng yêu, là người thân thiện, dễ chuyện trò, và gần gũi, nghĩa là ngài "gần-giống-như-đất" vậy.

"Chúng ta nghĩ rằng ngài là một vị thiện thần và đặt ngài lên trên bệ thờ, tuy nhiên, ngài tự đưa ngài thấp xuống, xuống cùng với vị trí của con người. Nhưng chúng ta biết rằng ngài là một nhân vật phi thường. Điều nầy thật sự, đã làm rung động trái tim tôi." bà nói.

William Francke, một người viết phim và kịch bản ở Los Angeles, cho biết ông hoàn toàn đồng ý với thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự tôn trọng lẫn nhau và tự hỏi tại sao các phe nhóm tôn giáo gây chiến tranh đã không ồn ào lên tiếng về đề tài nầy.

"Tại sao người ta lại không lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói?"

Nhưng thật ra, người ta sẽ lái xe từng đoàn đến để lắng nghe ngài nói. Những Buổi Nói Chuyện Của Những Người Diễn Thuyết Nổi Tiếng đã bán sạch vé trong vòng 15 phút đồng hồ, vé nầy bán ra để người ta vào nghe buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày Thứ Tư ở Pasadena - đây là một thành tích mà những người nổi tiếng khác, thí dụ như Bà Thủ Tướng Của Anh Quốc Margaret Thatcher, Đại Tướng Lục Quân Hoa Kỳ Colin Powell hoặc Nhà Văn Và Nhà Thơ Hoa Kỳ Maya Angelou cũng không thể so sánh được, Kathy Winterhalder, người đồng sáng lập Những Buổi Nói Chuyện nầy nói như thế.

Vùng Đất Của Đức Phật Từ Bi, trung tâm ở Rowland Heights, đã tài trợ cho buổi hội họp để thảo luận về chủ đề được quần chúng quan tâm ở Pasadena, đã nhận hàng ngàn cú điện thoại (nhiều đến nỗi, dường như đường giây điện thoại bị ngập lụt), đến từ khắp nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phần Lan, Gia Nã Đại, Costa Rica, Tây Ban Nha và Ấn Độ. Gần như phân nửa số người gọi không phải là Phật Tử, Carolyn Hengst, người đồng tổ chức cho biết điều nầy.
GHI CHÚ TẤM HÌNH TRÊN:

Hình Gợi Ý: Ngày 15/8/1999, tại Công Viên Trung Tâm ở Nữu Ước , Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn thuyết với trên 40.000 người  tham dự. Nguồn: www.telegraph.co.uk

(15 August 1999: The Dalai Lama addresses more than 40,000 thousand people gathered in Central Park in New York.)

... Chiara DiGeronimo, nói rằng bà nhận thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đáng yêu, là người thân thiện, dễ chuyện trò, và gần gũi, nghĩa là ngài "gần-giống-như-đất" vậy. "Chúng ta nghĩ rằng ngài là một vị thiện thần và đặt ngài lên trên bệ thờ, tuy nhiên, ngài tự đưa ngài thấp xuống, xuống cùng với vị trí của con người. Nhưng chúng ta biết rằng ngài là một nhân vật phi thường. Điều nầy thật sự, đã làm rung động trái tim tôi." bà nói ...

Source: http://articles.latimes.com/1999/oct/11/local/me-21148 

Dalai Lama: Humble Man Inspires Awe
Teresa Watanabe, Times Religion Writer, October 11, 1999

Religion: The exiled Tibetan Buddhist leader,
who describes himself as a simple monk, is globally respected.
His teach-in in
L.A. this week is a hot ticket.

His smiling visage appears as computer screen savers. His lectures sell out within minutes. His books have just made American publishing history when, for the first time, a religious leader landed two times on national bestseller lists at the same time.

His Holiness Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama of Tibet, perennially describes himself as just a "simple Buddhist monk." But as he addressed the World Sacred Music Festival at the Hollywood Bowl Sunday, amid the fanfare of a rock star and security worthy of the highest heads of state, the question arises:

Why does a 64-year-old Buddhist monk from an obscure place on the roof of the world command such global respect and admiration?

Here's one thought from Bryan Borys, a USC public administration professor enjoying a weekend walk a few miles from the Pasadena Civic Auditorium, where the Dalai Lama will offer a sold-out, three-day teach-in beginning Tuesday. Borys has never practiced Buddhism - he was raised a Catholic - but finds the man fascinating.

"I think he's the closest thing to a hero that anyone has around here nowadays," Borys said. "We have a real hard time finding people we can look up to. The Dalai Lama is motivated by kindness and love, whereas a lot of people on the religious right seem motivated by meanness."

The Dalai Lama's broad appeal hardly seems more complex than that. He seems caring, people say. He seems genuine. He lives simply, wearing a maroon and saffron robe every day. His one apparent luxury, a Rolex watch, was a gift from Franklin Roosevelt. He actually seems to practice what he preaches, the rare leader who has managed to stay untarnished by any hint of personal scandal.

And he's humble. Despite his stature in today's relentless celebrity culture - and his coterie of Hollywood supporters from Richard Gere to Goldie Hawn - the Dalai Lama firmly resists efforts to idolize him. He consistently declares he possesses no supernatural powers despite widespread legends of the metaphysical gifts of Tibetan masters.

At one teach-in, recalled longtime follower Carol Hamilton - a Beverly Hills attorney who has founded pro-Tibet advocacy groups - one woman asked the Dalai Lama why her health improved in his presence.

The Dalai Lama smiled. "I don't know," he answered.

MANY AT BOWL MOVED TO TEARS

On Sunday, before a near-capacity crowd of more than 15,000 people at the Hollywood Bowl, the Dalai Lama's powerful personal impact was immediately evident. As he walked onto the stage, smiling and bowing, the crowd rose and gave him an ovation.

Some people fought back tears, others openly wept.

"He's phenomenal. Just to see him [in person] and hear him talk was very uplifting," said John Paterson, a North Hollywood computer technician. "He says things we all know in our hearts to be true, but it's hard for a lot of people to put it into practice."

His wife, Genevieve Paterson, a massage therapist, said she started crying when she saw the Dalai Lama - and perceived an "instant aura" around him.

She said she came away with the message, "Don't do harm to others and what extra you have, give it away."

During 20 minutes of remarks, the Dalai Lama emphasized that a meaningful life was one of peace, happiness and service to others. He appealed to his listeners to embrace others in compassion while cultivating inner tranquillity.

Considered the most venerated figure in Tibetan Buddhism, the Dalai Lama made his own humanity clear. He apologized for his raspy voice and jet-lagged manner. He also shared his problems of being the stateless leader of the Tibetan community.

Yet, in a quip that drew laughs from the crowd, he said, "These problems never disturb my sleep or my peace of mind!"

After the fatigued 1989 Nobel Peace Prize winner left the stage, several people said they were struck by how he tried to appear ordinary.

Chiara DiGeronimo, a Los Angeles events producer who has supported Tibetan causes for three years, said she found his "down-to-earthness" endearing.

"We think of him as this deity and put him on this pedestal, and he was bringing himself to a human level. And yet we know he's extraordinary. It just touched my heart," she said.

William Francke, a Los Angeles scriptwriter, said he completely agreed with the Dalai Lama's message of mutual respect and wondered aloud why warring religious factions don't take heed.

"Why don't people listen to this guy?"

But they are - in droves. The Distinguished Speaker Series sold out tickets to his Wednesday lecture in Pasadena in 15 minutes - a feat not matched by the likes of Margaret Thatcher, Colin Powell or Maya Angelou, said series co-founder Kathy Winterhalder.

The Land of Compassion Buddha, the Rowland Heights center sponsoring the Pasadena teach-in, has been deluged with thousands of calls from throughout the United States and from Japan, Finland, Canada, Costa Rica, Spain and India. Nearly half the callers have been non-Buddhists, said co-organizer Carolyn Hengst.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn