12 - Vào Nhà Của Chết

21 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 8685)

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
THE LIFE AND DEATH OF KRISHNAMURTI

A BIOGRAPHY BY MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009


12

 

Vào nhà của chết

 

G

ia đình Rajagopal nhận thấy một độc lập mới trong K khi anh trở lại từ Ấn độ, mà gây lo lắng cho họ. Họ đã nghe những đồn đại về Nandini, và Rosalind bộc lộ tánh ghen tuông của con người, vì từ lâu rồi đã là người phụ nữ duy nhất trong sống của K. Ghen tuông dẫn đến sự sở hữu và K không thể bị sở hữu, dù anh thương yêu đến chừng nào. Anh quay lại Ấn độ vào tháng mười một. Đang nói chuyện tại Rajamundi, cách 350 dặm về phía bắc Madras, anh được hỏi: ‘Ông nói rằng con người là sự giới hạn của thế giới, và rằng khi chính anh ấy thay đổi thế giới sẽ hòa bình. Thay đổi riêng của ông đã thể hiện điều này là đúng thực?’ K trả lời:

 

Bạn và thế giới không là hai thực thể khác biệt. Bạn là thế giới, không phải như một lý tưởng, nhưng thực sự … vì thế giới là bạn, trong thay đổi chính bạn, bạn tạo ra thay đổi trong xã hội. Người hỏi ngụ ý rằng bởi vì không có chấm dứt sự trục lợi, điều gì tôi đang nói là vô ích. Điều đó đúng à? Tôi đang đi khắp thế giới cố gắng vạch ra sự thật, không phải truyền bá. Truyền bá là một dối gạt. Bạn có thể truyền bá một ý tưởng, nhưng bạn không thể truyền bá một sự thật. Tôi đi khắp thế giới để vạch ra sự thật; và nó dành cho bạn để nhận ra nó hay không. Một con người không thể thay đổi thế giới, nhưng bạn và tôi có thể cùng nhau thay đổi thế giới. Bạn và tôi phải tìm ra sự thật là gì; bởi vì chính sự thật mới làm tan biến những phiền muộn, những đau khổ của thế giới.

 

Vào tháng giêng năm 1950, lần đầu tiên nói chuyện ở Colombo. K được hỏi một câu hỏi rất tương tự: ‘Tại sao ông lãng phí thời gian giảng đạo thay vì giúp đỡ thế giới trong một cách thực tế?’ K trả lời như thế này:

 

Bạn có ý tạo ra một thay đổi trong thế giới, một điều chỉnh kinh tế tốt đẹp hơn, một phân phối của cải cân bằng hơn, một sự liên hệ thân thiện hơn – hay giải thích nó một cách tàn nhẫn hơn, giúp đỡ bạn có một công việc tốt hơn. Bạn muốn thấy một thay đổi trong thế giới, mọi con người thông minh đều muốn: và bạn muốn một phương pháp để tạo ra sự thay đổi đó, và vì vậy bạn hỏi tôi tại sao tôi lãng phí thời gian để giảng thuyết thay vì làm cái gì đó về nó. Bây giờ, điều gì tôi thực sự đang làm là một lãng phí thời gian? Nó sẽ là một lãng phí thời gian, phải vậy không, nếu tôi giới thiệu một bộ của những ý tưởng mới để thay thế học thuyết cũ, khuôn mẫu cũ. Thay vì đưa ra một phương pháp tạm gọi là thực tế để hành động, để sống, để có một công việc tốt hơn, để tạo ra một thế giới tốt lành hơn, liệu không quan trọng phải tìm ra điều gì là những cản trở mà thực sự ngăn cản một cách mạng cơ bản – không phải một cách mạng của phe tả hay phe hữu, nhưng một cách mạng triệt để, tận gốc không bị đặt nền tảng trên những ý tưởng? Bởi vì, như chúng ta đã bàn luận nó, những lý tưởng, những niềm tin, những học thuyết, những tín điều ngăn cản hành động.

 

Tại Ojai, vào tháng tám năm1950, K quyết định ẩn dật một năm. Cùng việc không tổ chức nói chuyện, anh cũng không thực hiện những phỏng vấn, và dành hầu hết thời gian cho những chuyến dạo bộ một mình, thiền định và ‘đi lang thang trong vườn’, như anh kể cho Lady Emily. Vào mùa đông năm 1951 anh quay lại Ấn độ lần nữa, lần này cùng Rajagopal mà đã không ở đó được mười bốn năm rồi, nhưng anh vẫn còn bán-ẩn dật và không tổ chức những nói chuyện và rất khép kín. Dường như anh đang nhìn vào chính anh tại tất cả thời gian này.

 Điều tốt lành nhất đã xảy ra cho K ở bên ngoài vào đầu những năm 1950 là sự hình thành một tình bằng hữu gần gũi cùng Scaravelli, sinh ở Pasigli, người anh đã gặp ở Rome năm 1937. Sau khi ở hai ngày cùng bà và chồng bà ở Rome vào mùa thu năm 1953, anh được bà đưa đến IL Leccio,[1] ngôi nhà lớn của bà trên Fiesole. Tại đó, giữa những cây olive, cypress và những quả đồi, anh hoàn toàn an bình. IL Leccio trở thành một nơi nghỉ ngơi cho anh giữa những chuyến đi liên tục tới Ojai và Ấn độ. Mặc dù anh thường ngừng lại ở nước Anh, và thỉnh thoảng ở Paris và những vùng khác của Châu âu, chỉ tại IL Leccio anh mới có được tự do không còn những nói chuyện, những bàn luận và những phỏng vấn.

 Tháng năm 1954, K nói chuyện và tổ chức những bàn luận trong một tuần lễ ở New York, tại Washington Irving High School. Những nói chuyện này thu hút rất nhiều khán giả, nhiều người mới đã trở nên quan tâm đến anh do bởi sự xuất bản mới đây của quyển The First and Last Freedom. Anne Morrow Lindbergh, phê bình lần ấn bản ở Mỹ của quyển sách, đã viết: ‘. . . sự đơn giản hoàn toàn về điều gì anh phải nói tạo ra sức hấp dẫn. Độc giả nhận được đầy đủ trong một đoạn văn, thậm chí một câu văn, điều gì đó để khiến người ấy phải tìm hiểu, nghi vấn, suy nghĩ trong nhiều ngày.’ Khi quyển sách được xuất bản ở Anh một người phê bình, trong tờ Observer, đã viết: ‘ . . . cho những người mong ước lắng nghe, nó sẽ có một giá trị vượt khỏi những từ ngữ’, và một người phê bình khác trong tờ Times Literary Supplement: ‘Anh là một nghệ sĩ cả trong tầm nhìn lẫn sự phân tích.’ Khi ấn bản ở Mỹ của quyển Commentaries on Living, được biên tập hoàn hảo bởi Rajagopal, xuất bản hai năm sau, Francis Hacket, tác giả và nhà báo nổi tiếng người Mỹ, đã viết về K trong tờ New Republic: ‘Tôi cảm thấy rằng anh đã nắm được một huyền bí ma lực . . . Anh không khác gì anh có vẻ là – một con người tự do, một người thuộc chất lượng hảo hạng, đang già dặn hơn giống như những viên kim cương nhưng có một ngọn lửa của ngọc quý không bị mai một và mãi mãi sinh động.’ Và người phê bình của tờ Times Literary Supplement đã viết về ấn bản ở Anh: ‘Sự thấu triệt, cả thuộc tinh thần lẫn thi ca, của những bình phẩm được diễn tả đơn giản như nó đang lục lọi trong sự đòi hỏi cấp bách của con người.’

 K không bao giờ đề cập một quyển sách đã xuất bản của anh trong bất kỳ lá thư nào viết cho Lady Emily, mặc dù vào những năm 1930 anh đã đề cập việc sửa chữa lại những nói chuyện của anh mà đã từ lâu anh không còn làm nữa. K không quan tâm đến tất cả những tác phẩm được xuất bản riêng của anh ngoại trừ, thỉnh thoảng, gợi ý một đầu đề cho một quyển sách khi được khẩn khoản yêu cầu. Sự mất đi trí nhớ của anh có phải vì rằng anh không bao giờ suy nghĩ lại bất kỳ điều gì khi nó đã qua rồi?

 Sau một mùa đông nói chuyện nữa ở Ấn độ, từ tháng mười 1954 đến tháng tư 1955, được theo cùng bởi Rajagopal, và một viếng thăm IL Leccio và những nói chuyện ở Amsterdam, K đến London vào tháng sáu, nơi anh nói chuyện sáu lần tại Friends’ Meeting House. (Khi anh ở London lúc này anh ở với Mrs Jean Bindley, một người bạn cũ từ những ngày xa xưa của Star, bởi vì Lady Emily đã chuyển vào một căn hộ nhỏ và không còn đủ chỗ nghỉ ngơi cho anh; dẫu vậy, anh gặp bà mỗi ngày.) Trong lần nói chuyện thứ ba ở London này, lần đầu tiên anh giới thiệu trước công chúng đề tài vào nhà của chết trong khi vẫn còn sống – một chủ đề anh thường nói trong tương lai. Nó xảy ra trong khi trả lời một câu hỏi: ‘Tôi sợ chết. Ông có thể cho tôi bất kỳ bảo đảm nào hay không?’ K trả lời một phần vắn tắt:

 

Bạn sợ buông bỏ tất cả mọi thứ bạn đã biết . . . Bạn sợ buông bỏ tất cả mọi thứ, tổng thể, sâu thẳm, ngay tại những chiều sâu của thân tâm bạn, để ở cùng cái không biết được – mà rốt cuộc, là chết . . . Liệu bạn, mà là kết quả của cái đã được biết, có thể vào cái không biết được mà là chết? Nếu bạn muốn thực hiện nó, chắc chắn, nó phải được thực hiện trong khi đang sống, không phải tại khoảnh khắc cuối cùng . . . Trong khi đang sống, vào ngôi nhà của chết không phải là một ý tưởng không lành mạnh; nó là một giải pháp duy nhất. Trong khi đang sống một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ – dù nó là như thế nào – hay trong khi đang sống một cuộc sống đau khổ, bần cùng, liệu chúng ta không thể biết cái không thể đo lường được, cái chỉ thoáng hiện mang máng bởi người trải nghiệm trong những khoảnh khắc hiếm hoi? . . . Cái trí có thể chết đi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mọi thứ mà nó trải nghiệm, và không bao giờ tích lũy?

 

K sẽ diễn tả đơn giản hơn cùng ý tưởng đó trong tập hai của quyển

Commentaries on Living (1959): ‘Rất cần thiết phải chết đi mỗi ngày, chết đi từng phút đối với mọi thứ, đối với nhiều ngày hôm qua và đối với khoảnh khắc vừa trôi qua! Nếu không có chết không có mới mẻ lại, nếu không có chết không có sáng tạo. Gánh nặng của quá khứ gây ra sự tiếp tục riêng của nó, và những lo âu của hôm qua cho sự sống mới của nó vào những lo âu của hôm nay.’

K đến nhiều nơi trong suốt hai năm kế tiếp ngoại trừ Ojai, Ấn độ và Anh, trong tất cả những nơi đó anh đều tổ chức những nói chuyện trước công chúng và những phỏng vấn riêng, thực hiện những họp mặt và những bàn luận nhóm – Sydney, Alexandria, Athens, Hamburg, Holland and Brussels. Anh trải qua nguyên tháng sáu 1956 cùng một người bạn Bỉ, Robert Linnsen, tại biệt thự của ông ấy gần Brussels. Monsieur Linnsen sắp xếp sáu nói chuyện cho anh tại Palais des Beaux – Arts ở Brussels và sáu nói chuyện riêng tại biệt thự. Queen Elizabeth của Bỉ tham dự toàn bộ những nói chuyện này và yêu cầu có một phỏng vấn riêng với K.

 Mùa đông năm 1956 – 1957 K ở Ấn độ cùng Rajagopal và Rosalind, đi từ nơi này đến nơi kia cùng họ và nhóm người theo sau ở Ấn độ của anh. Năm 1956 Dalai Lama, Tenzin Gyatso, nhận một lời mời viếng Ấn độ và thăm những nơi thiêng liêng có liên quan đến Phật. Đó là lần đầu tiên bất kỳ Dalai Lama nào đã rời Tây tạng và ba năm trước khi Dalai chạy trốn sang Ấn độ khi Trung quốc đe dọa mạng sống của ngài. Một viên chức chính trị từ Sikkhim, Apa Sahib Pant, người theo cùng Dalai và những người tùy tùng trong một chuyến xe lửa đặc biệt, kể với ngài về Krishnamurti và bản chất lời giảng của anh. Vào tháng mười hai, khi Dalai Lama đến Madras và nghe rằng Krishnamurti đang ở tại Vasanta Vihar, ngài quả quyết gặp anh, mặc dù điều đó đi ngược lại mọi qui tắc ngoại giao. Theo Apa Sahib, như được kể lại bởi Pupul Jayakar, “Krishnaji tiếp ngài rất đơn giản. Thật là ngoạn mục khi cảm thấy sự quý mến như điện xẹt tức khắc lóe sáng giữa họ.” Dalai Lama hỏi hòa nhã nhưng thẳng thắn, “Thưa Ngài, ngài tin tưởng điều gì?” Và sau đó cuộc nói chuyện tiếp tục trong những câu hầu như vỏn vẹn có một âm như thể nó là một nói chuyện không văn chương. Lama trẻ tuổi đang cảm thấy trên nền tảng thân thuộc khi Krishnaji chuyển ngài thành “đồng-trải nghiệm”. Dalai Lama sẽ nói sau đó, ‘Một linh hồn vĩ đại, một trải nghiệm vĩ đại’, và bày tỏ ước muốn gặp lại Krishnamurti.48 Một gặp gỡ nữa giữa hai người không được sắp xếp mãi cho đến ngày 31 tháng mười 1984, ở Delhi, nhưng nó không bao giờ xảy ra bởi vì, vào ngay ngày đó, Mrs Gandhi bị ám sát.

Tháng giêng 1957, ở Colombo, chính phủ Sri Lanka cho phép năm trong những nói chuyện trước công chúng của K được phát thanh, mà dường như quá lạ thường với K bởi vì họ đang cố gắng phản đối. Sau một nói chuyện cuối cùng ở Bombay vào tháng ba, nó bất ngờ xảy ra rằng anh sẽ không có nói chuyện nào nữa cho mãi đến tháng chín 1958. Việc này do bởi những hoàn cảnh chứ không phải bởi một quyết định được đưa ra vào thời gian đó.

 Ngày 6 tháng ba từ Bombay K đi máy bay đến Rome cùng Rajagopal và từ đó anh đến IL Leccio nơi anh đã lên kế hoạch ở đó đến cuối tháng trước khi tiếp tục đến Helsinki cùng Rajgopal cho một họp mặt. Anh đã bị bệnh khá nặng ở Ấn độ và đột ngột hủy bỏ không chỉ Helsinki nhưng toàn bộ chương trình nói chuyện tương lai ở London, Biarritz, Ojai, New Zealand và Úc. Anh tiếp tục ở lại IL Leccio trong nhiều tuần lễ, không làm gì cả, ngay cả viết một lá thư. (Chồng của Vanda Scaravelli chết ở Florence trong khi anh vẫn còn ở đó.) Mãi đến cuối tháng năm anh mới gặp Rajagopal ở Zurich và đi cùng anh ấy đến Gstaad nơi họ đã được mời ở lại. Đây là sự giới thiệu đầu tiên của K đến một nơi mà chẳng mấy chốc anh sẽ biết rất thân thuộc. Có thể trong suốt chuyến viếng thăm này mà K hình thành ý tưởng tổ chức một họp mặt hàng năm quốc tế ở Thụy sĩ dựa vào những phương châm của trại Ommen. Việc đó sẽ giúp anh không phải đi lại nhiều lắm. (Anh không bao giờ muốn quay lại Ommen sau khi nó đã trở thành một trại tập trung.)

 Ngày 11 tháng sáu K cùng Rajagopal tiếp tục chuyển đến khách sạn Montesano tại Villars nơi lần đầu tiên K ở cùng Nitya vào năm 1921. Sau mười lăm ngày ở đó Rajagopal quay lại Ojai, để lại K một mình với chỉ vỏn vẹn vừa đủ tiền trả khách sạn. Chắc chắn đã có loại khủng hoảng nào đó trong sự liên hệ của họ. Sự căng thẳng giữa họ đã và đang nhiều thêm từ khi K ở Ấn độ trở về vào năm 1949. Sự mong manh của một liên hệ gay gắt này được phơi bày khi Rajagopal, mà không tin rằng K thực sự bị bệnh tại IL Leccio, và đã thực hiện tất cả những sắp xếp cho những chuyến đi của anh, bỗng nhiên phải hủy bỏ mọi thứ. Dường như anh ấy đã bảo với K tại Villars rằng anh ấy mệt mỏi vì là người sắp xếp những chuyến đi của anh và trong tương lai những sắp xếp của anh ấy có thể được thực hiện bởi Miss Doris Pratt, thư ký của KWINC ở London, người đã làm việc cho K từ đầu những ngày ở Ommen. Những chi phí ở London và những chuyến đi từ London của K được trả từ tiền lãi của một quà biếu những cổ phiếu cho công việc của anh và được quản lý bởi Doris Pratt. Những chi phí của Rajagopal ở nước Anh cũng được trả từ tiền quỹ này. Rajagopal đã hướng dẫn Doris Pratt ghi lại mọi thứ được tiêu dùng bởi K. Rajagopal gửi những tiền quỹ này từ Ojai đến Ấn độ cho sự chi phí của K ở đó.

 Những chuyện đã xảy ra giữa K và Rajagopal đã khiến K không muốn quay lại Ojai. Khi rời K tại Villars, Rajgopal đã nói với anh rằng anh sẽ học cô đơn có nghĩa gì. Nhưng K không bao giờ cô đơn. Anh ở lại Villars nguyên một tháng, hạnh phúc tuyệt vời. Anh viết cho Lady Emily: ‘Con đang ẩn dật. Con không gặp ai cả và nói chuyện duy nhất là với người hầu bàn. Thật lạ thường khi không làm gì cả nhưng lại làm những việc khác. Có những chuyến dạo bộ tuyệt vời ở đây và hầu như chẳng có ai theo cùng. Làm ơn đừng nói con ở đâu cho bất kỳ ai.’ Qua câu ‘làm những việc khác’ anh có ý nói sự thiền định mà diễn tiến mãnh liệt bên trong anh bất kỳ khi nào anh yên lặng, chuyển động vào anh mỗi lúc một sâu hơn. Doris Pratt biết anh ở đâu. Cô chuyển tiếp những lá thư đến anh và anh hoàn lại sau khi đọc chúng, bảo với cô rằng anh sẽ không trả lời bất kỳ lá thư nào bởi vì anh muốn ‘một nghỉ ngơi trọn vẹn và lâu mặc dù tôi đang khỏe’. Anh gửi cô những chỉ dẫn về cách trả lời họ mà cô không cần phải đọc chúng.

Ngày 20 tháng bảy Leon de Vidas và vợ của ông, người K đã biết trong một thời gian (ông ấy có một công ty dệt ở Paris), bằng cách nào đó tìm thấy K tại Villars không có đồng nào và đưa anh về nhà của họ ở Dordogne. (K đáng ra có thể yêu cầu Rajagopal gửi tiền cho anh nhưng chắc chắn anh không muốn liên lạc với anh ấy, và lại không thể gửi tiền từ nước Anh bởi vì những quy định về trao đổi tiền tệ.) K ở Dordogne cho đến tháng mười một, viết cho Lady Emily vào cuối tháng mười: ‘Ở đây rất yên tĩnh và con không gặp ai cả ngoại trừ hai vợ chồng chủ nhà của con. Chính xác là nó tách khỏi bất kỳ thị trấn nào. Nó là một ẩn dật hoàn toàn, những chuyến dạo bộ và cô đơn. Nó rất tốt. Con sẽ làm như vậy ở Ấn độ.’

 Lần cuối cùng Rajagopal đi cùng K đến Ấn độ nhưng chỉ ở đến tháng giêng 1958. K vẫn còn ẩn dật đến tháng chín, đầu tiên tại Rishi Valley, sau đó tại Rajghat, rồi tiếp theo suốt một tháng ở một mình nơi nhà ga trên đồi phía bắc tại Ranikhet. Sau ẩn dật này anh tiếp tục những nói chuyện trước công chúng. Tại Vasanta Vihar anh ký một văn kiện vào ngày 13 tháng mười một, được chứng thực bởi công chứng, Tòa Thi hành Pháp lý ở Madras, chuyển nhượng cho KWINC bản quyền trong tất cả những tác phẩm của anh, trước kia và từ ngày tháng đó, và ủy quyền Rajagopal, Chủ tịch của KWINC, thực hiện tất cả những sắp xếp cho công việc xuất bản những quyển sách của anh. K không nhớ khi nào anh đã từ bỏ chức vụ quản trị KWINC và cũng không nhớ tại sao anh đã làm như thế. Nó có vẻ là một khoảnh khắc lạ lùng để ký văn kiện này khi sự liên hệ của anh với Rajagopal không được dễ chịu, tuy nhiên cũng có thể vì chính lý do này mà Rajagopal muốn vị trí của anh được hợp pháp. Một lý do khác có lẽ đây là năm mà một thỏa hiệp về bản quyền quốc tế có hiệu lực.

 Nóng rất gay gắt ở Delhi, nơi K đang tổ chức nói chuyện vào đầu năm 1959 và như thường lệ ở lại đó cùng người bạn cũ Shiva Rao, một căn nhà được dành cho anh vào tháng ba tại Srinagar ở Kashmir, nhưng khi người ta phát giác nó bẩn thỉu và có nhiều chuột anh liền được chuyển đến Pahalgam, một thung lũng ở Kashmir cao trên mực nước biển 7.200 feet, nơi anh ở trong một căn nhà của chính phủ, ‘không sang trọng gì cả,’ như anh kể cho Lady Emily, ‘nhưng vùng chung quanh lại tuyệt vời, những đỉnh núi tuyết và hàng dặm rừng thông’. Pupul Jayakar và Madhvachari đã ở cùng anh tại Srinagar nhưng tại Pahalgam anh ở một mình cùng Parameshwaran, người nấu ăn chính tại Rishi Valley. Vào giữa tháng tám anh cảm thấy lại bị nhiễm trùng thận và được đưa xuống Srinagar vì bị sốt rất cao, rồi từ đó đến nhà của Shiva Rao ở New Delhi nơi, lần đầu tiên, anh được tiêm thuốc kháng sinh. Thuốc này tác dụng vào anh mạnh đến nỗi chúng từ từ làm tê liệt hai chân của anh (anh tin rằng anh bị liệt suốt đời, như sau đó anh thú nhận, bình thản chấp nhận sự thật) và anh bị yếu đến độ Parameshwaran phải đút cho anh ăn giống như một em bé. Anh nằm trên giường gần như suốt bảy tuần lễ và sau đó hồi phục sức khỏe tại Rishi Valley trước khi tổ chức nhiều nói chuyện nữa trong những vùng khác nhau của Ấn độ. Mãi đến ngày 11 tháng ba 1960 cuối cùng anh đi máy bay đến Rome nơi Vanda Scaravelli đón và đưa anh đến thẳng IL Leccio.

 Rajagopal không biết gì về kế hoạch của anh cho đến khi anh ấy nhận một lá thư từ anh nói rằng anh sẽ ở tại IL Leccio vài tuần lễ và sau đó vào dưỡng đường Bircher – Benner ở Zurich. Rajagopal không biết liệu K có dự tính quay lại Ojai mùa hè năm đó hay không. Anh ấy yêu cầu Doris Pratt gửi cho K tiền điều trị tại dưỡng đường từ quỹ ở Anh nhưng sự tiếp tục của những quy định về trao đổi ngăn cản việc này. K bảo với cô đừng lo lắng gì cả; những người bạn ở Puerto Rico đã hứa trả mọi phí tổn tại dưỡng đường.

 K nhập viện vào ngày 11 tháng tư nơi anh bị thực hiện công việc ăn kiêng rất nghiêm ngặt, và ở lại đó cho đến ngày 1 tháng năm rồi đi máy bay đến London trên đường về Mỹ. Doris Pratt, người gặp anh tại Heathrow, choáng váng khi trông thấy anh bị hốc hác đến chừng nào. Anh phải đặt đóng đôi giầy mới bởi vì bàn chân của anh lúc này quá nhỏ. Dù bị yếu ớt như thế, ‘anh dứt khoát từ chối đi máy bay hạng nhất’, Doris Pratt viết cho Rajagopal; và lại nữa, vào ngày anh rời London, cô viết: ‘tôi phải nói cho ông, rất, rất riêng tư, rằng tôi cảm thấy K đang bị bệnh rất nặng và không ở trong tình trạng sức khỏe phù hợp để tổ chức những nói chuyện tại Ojai, nhưng dường như anh quyết định thực hiện việc đó . . . Người ta nói rằng anh gần chết ở Delhi và tôi có thể tin điều đó do thể trạng anh lúc này. Tôi nghĩ rất quan trọng phải chăm sóc anh kỹ càng, dịu dàng và chu đáo tại Ojai.49

 Anh cắt ngang chuyến đi ở New York, nơi anh ở cùng một người bạn và họ nói với anh rằng nếu anh không hành động chẳng mấy chốc anh sẽ không còn tiếng nói nào trong những công việc của KWINC. Người bạn này nài nỉ anh đảm đương thêm trách nhiệm bởi vì những số tiền lớn được gửi đến KWINC là dành cho công việc của anh. Sau ba mươi năm điều hành những công việc của K đầy hiệu quả và thành công, Rajagopal chẳng thấy lý do nào cho sự can thiệp đột ngột của K. Thật ra, Rajagopal có một phó chủ tịch và một ban quản trị, nhưng anh ấy điều khiển họ rất độc đoán. Buồn thay, anh ấy từ chối đưa cho K bất kỳ thông tin nào mà anh yêu cầu, và khi K yêu cầu thêm là được khôi phục lại chức vụ như một ủy viên, sự yêu cầu bị khước từ. Nếu Rajagopal đưa anh vào lại ban quản trị, hầu như chắc chắn K sẽ mau chóng không còn hứng thú đến nó nữa. Như nó đã xảy ra, sự không khoan nhượng của Rajagopal nuôi dưỡng sự ngờ vực, vì vậy gây tổn thương thêm nữa một liên hệ được đặt nền tảng trên sự tin cậy lẫn nhau.

 Người ta có thể thông cảm với Rajagopal khi K, đã quả quyết nói chuyện tại Ojai, và đã cam kết thực hiện tám nói chuyện, lại tuyên bố tại nói chuyện lần thứ ba rằng anh chỉ có thể nói chuyện một lần nữa. (Nói chuyện lần thứ ba này là một lần tuyệt vời về chủ đề làm thế nào cái trí có thể được ‘chuyển thành hồn nhiên do chết đi cái đã được biết’ và nhu cầu cấp bách phải có một thay đổi cơ bản trong tinh thần của con người.) Rốt cuộc, sự hủy bỏ tám nói chuyện đã tạo ra một hoang mang và thất vọng vô cùng nơi những người đã đến từ rất xa để tham dự toàn bộ những nói chuyện. Rajagopal tức giận ghê lắm bởi vì, như anh kể cho Doris Pratt, K đã không hủy bỏ nó do bị bệnh nhưng chỉ bởi vì anh đã không có ‘đủ năng lượng’ để tiếp tục chúng nhưng tuy nhiên anh lại dành ra ‘ba ngày cho những phỏng vấn kéo dài nhiều tiếng đồng hồ’. Người ta thắc mắc không hiểu, khi nghĩ rằng K nói chuyện trước công chúng cũng dễ dàng như những phỏng vấn riêng, liệu Rajagopal có bất kỳ hiểu rõ nào về sống bên trong thực sự của K. Dường như quá rõ ràng rằng phải cần có một năng lượng đặc biệt để nói chuyện trước công chúng với một số đông khán giả.

 K đã dự định trở lại dưỡng đường Bircher – Benner vào cuối tháng sáu nhưng tiếp tục trì hoãn sự khởi hành của anh, điều này cũng làm Rajagopal bực mình lắm. Lúc này anh không thực hiện phỏng vấn nữa và cũng không trả lời bất kỳ lá thư nào, ngay cả những lá thư từ Lady Emily và Vanda Scaravelli, vì vậy thư từ của anh đang chất đống. Cuối cùng anh tiếp tục ở lại mãi đến khi anh đi Ấn độ vào tháng mười một, mặc dù bầu không khí tại Arya Vihara chắc chắn phải bực bội lắm, bởi vì không chỉ có sự căng thẳng giữa anh và Rajagopal nhưng Rajagopal và Rosalind còn đang cãi cọ và chẳng bao lâu sau sẽ ly dị nhau.

K vẫn không cảm thấy khỏe để thực hiện những nói chuyện ở Ấn độ; tuy nhiên, anh đã sẵn sàng nói chuyện trước những họp mặt ít người. Chắc chắn từ Ấn độ anh đã viết cho Rajagopal yêu cầu anh ấy sắp xếp một họp mặt cho anh ở nước Anh vào năm sau, bởi vì anh nhận được một điện tín: ‘Lúc này theo cá nhân không thể sắp xếp bất kỳ công việc nào. Đã bàn bạc với Doris Pratt mà sẽ giúp. Vui lòng viết cho cô ấy. Chúc mừng năm mới.’ Rajagopal đã phủi sạch trách nhiệm của anh ấy với mọi công việc của K ở Châu âu. Khi gửi điện tín này anh ấy đang ở London và đã có nhiều ‘trao đổi gay gắt’ với Doris Pratt mà phát giác anh ấy đang ở trong một trạng thái rất buồn bực. Chính tôi có gặp anh ấy một lần và, vì không biết sự thay đổi trong liên hệ của anh ấy với K, tôi rất xót xa khi anh ấy bắt đầu sỉ nhục K. Lúc trước tôi rất ưa thích Rajagopal hồi anh ấy học tại đại học Cambridge nơi tôi thường thăm anh ấy. Anh ấy cũng nói xấu K với mẹ tôi và mẹ cũng cảm thấy xót xa như tôi, bởi vì cũng thương yêu anh ấy. Chúng tôi hy vọng đây chỉ là một giai đoạn nhất thời.

 K nói chuyện với những nhóm nhỏ ở New Delhi vào cuối năm 1960 và ở Bombay vào đầu năm 1961. Tại thời gian đó anh quan tâm rất nhiều đến sự cấp bách phải có một thay đổi trong tinh thần của con người và sự sáng tạo của một cái trí mới mẻ. Vào giữa tháng ba anh rời Ấn độ để đi đến IL Leccio, nơi anh sống vài tuần lễ trước khi đến London vào tháng năm. Doris Pratt đã làm hết sức cho anh khi sắp xếp một họp mặt. Vì biết rằng anh rất thích dạo bộ ở Wimbledon Common trong những ngày xa xưa khi ở cùng Miss Dodge tại West Side House, cô đã thuê một ngôi nhà cho anh tại Wimbledon và Town Hall ở đó cho mười hai gặp gỡ nhỏ và gửi những giấy mời cá nhân đến khoảng 150 người. Cô và một người bạn Hà lan mà anh đã quen được nhiều năm, Anneke Korndorffer, chăm sóc anh. Lần đầu tiên tại những gặp gỡ này anh cho phép những nói chuyện của anh được ghi lại trên băng.

 Doris và Anneke, ở cùng anh tại Wimbledon trong tám tuần lễ, rất lo lắng khi họ nghe anh gọi lớn tiếng trong đêm và tại những bữa ăn thường xuyên làm rớt dao nĩa và có vẻ ‘bị chết đứng’ và gần gần ngất xỉu. Doris hỏi anh liệu cô có thể giúp đỡ bất kỳ việc gì không. Anh trả lời ‘không gì cả ngoại trừ giữ yên lặng, không căng thẳng và đừng lo lắng, nhưng cũng đừng chạm vào người anh’. Anh kể rằng trong khi chính anh biết chính xác điều gì đang xảy đến, anh lại không thể giải thích nó cho họ. Vào ngày 18 tháng năm anh đang viết cho Nandini Mehta ở Ấn độ: ‘Lạ thay những sự việc đã xảy ra tại Ooty đang xảy ra ở đây, mặc dù chẳng ai biết về nó – nó mạnh lắm.50 K rời London để đi Ojai qua New York vào ngày 14 tháng sáu, do yêu cầu của Rajagopal, và có đem theo những cuộn băng của những nói chuyện ở Wimbledon. Ngày hôm sau Doris viết cho Signora Vanda, như K đã gọi điện cho cô, rằng anh đang sợ hãi biến cố của chuyến viếng thăm Ojai của anh, bởi vì có, cô suy diễn, một điều gì đó phải đương đầu ở đó. Anh đã nói rằng anh có lẽ trở lại rất sớm.

 Chính là vào ngày 18 tháng sáu, ngày trước khi anh rời New York để đi máy bay đến Los Angeles, K bắt đầu viết một chuyện kể lạ thường nhất về những trạng thái bên trong của ý thức anh. Được viết bằng bút chì trong những quyển vở, không xóa một từ nào, anh tiếp tục ghi chép hàng ngày này suốt bảy tháng. Trước kia anh không bao giờ ghi lại bất kỳ điều gì và không nhớ điều gì đã thúc giục anh bắt đầu nó. Nó là quyển sách chi tiết chính xác nhất mà nhờ đó chúng ta sẽ có được sự hiểu rõ về anh ấy giống như thế nào. Nó phơi bày những biến cố sống bên ngoài của anh chẳng có ảnh hưởng bao nhiêu đến con người bên trong của anh.[2] Người ta chỉ cần tình cờ mở quyển sách để bị sững sờ bởi một cảm giác kỳ diệu và huyền bí. Nó bắt đầu đột ngột: ‘Vào chiều tối bỗng nhiên nó ở đó, tràn đầy căn phòng, một ý thức vô cùng của vẻ đẹp, quyền năng và dịu dàng. Những người khác nhận thấy nó (những người bạn anh đang sống chung ở New York).’ Cái ‘vô hạn’, cái ‘thiêng liêng’, cái ‘phước lành’, cái ‘trạng thái khác lạ’, cái ‘khác lạ’, cái ‘mênh mang’ là tất cả những cái tên mà K sử dụng trong quyển nhật ký này để nói về ‘nó’ huyền bí mà không thể tìm kiếm được nhưng lại đến với anh hàng ngày mãnh liệt đến độ thỉnh thoảng những người khác nhận thấy nó. Anh cũng viết về ‘cái tiến trình’, sự đau đớn cực kỳ trong bộ đầu và cột sống của anh cũng xảy ra cùng thời gian. Toàn lời giảng của anh đều ở trong quyển nhật ký này cũng như những mô tả rất hay về thiên nhiên. Vào ngày 21, tại Ojai, anh đang viết: ‘Thức giấc khoảng hai giờ và có một áp lực kỳ lạ và cơn đau đớn càng buốt hơn, mạnh ở trung tâm bộ đầu. Nó kéo dài trên một tiếng đồng hồ và người ta thức giấc nhiều lần bởi sự mãnh liệt của áp lực. Mỗi lần đều có một ngây ngất đang lan rộng; sự hân hoan tiếp tục.’ Và ngày kế tiếp: ‘Sức mạnh và vẻ đẹp của một chiếc lá mỏng manh là tánh dễ tổn thương của nó đối với sự hủy diệt. Giống như một cọng cỏ lú lên vỉa hè, nó có sức mạnh mà có thể chịu đựng nổi cái chết bất ngờ.’ Và vào ngày 23: ‘Ngay khi người ta đang vào giường, có sự phong phú của IL L (IL Leccio). Nó không chỉ ở trong phòng nhưng nó dường như bao phủ quả đất từ chân trời qua chân trời. Nó là một phước lành.’ Và vào ngày 27 anh viết: ‘Sự hiện diện đó mà đã ở tại IL L đang chờ đợi đầy nhẫn nại, nhưng nhân hậu, bằng sự dịu dàng vô biên.’ Hai trích dẫn cuối cùng chỉ rõ rằng bất kỳ điều gì đang xảy ra đã được trải nghiệm trước tại IL Leccio. Anh thường phát giác chính mình đang la hét trong đêm nhưng bởi vì anh đang ngủ một mình ở Pine Cottage anh không thể được người khác nghe giống như tại Arya Vihara.

 Mặc dù K vẫn còn ở Ojai mười chín ngày nữa, hàng ngày đều viết trong quyển vở, anh không đề cập bất kỳ điều gì anh làm ở đó ngoại trừ lần viếng nha sĩ khi ‘nó’ theo cùng anh khi đang ngồi trong cái ghế, và một dạo bộ khi ‘được vây quanh bởi những hòn núi đá, trơ trụi, màu tím này, bỗng nhiên có sự cô đơn; nó có sự phong phú không đáy; nó có vẻ đẹp đó mà vượt khỏi tư tưởng và cảm thấy . . . Nó một mình, độc nhất, không phải cô lập nhưng một mình, giống như một giọt nước chứa đựng tất cả nước của thế giới.’ Quyển Notebook Sổ tay này phải được đọc. Không công bằng khi trích dẫn ngẫu nhiên một đoạn văn nào. Nó là một tài liệu quý báu vô song, một trong những tác phẩm huyền bí vĩ đại của mọi thời đại mà chắc chắn ngày nào đó sẽ được công nhận nó là gì.

Khi anh ở Ojai, K nói với Rosalind rằng cô có thể sống tại Arya Vihara đến hết đời. Cô vẫn còn điều hành trường Happy Valley nhưng nó đã không còn là một trường của Krishnamurti từ lâu rồi. Rajagopal đã chuyển đến một ngôi nhà mà anh ấy tự xây dựng, tại cuối phía tây của thung lũng không xa Oak Grove mấy. Lúc này Rosalind sống độc lập bởi vì Robert Logan, vợ của ông chết trước, đã để lại cho cô tiền bạc và tài sản khi ông chết. (Mr Logan cho K hai cái đồng hồ – một cái bằng vàng mà anh không bao giờ đeo và một cái bằng thép bỏ túi dính vào một sợi xích ngắn có một đồng tiền Hy lạp cổ ở đầu cuối. Cái đồng hồ này anh luôn đeo cho đến khi anh bị bệnh lần cuối cùng.)

 

Sau khi đi máy bay suốt đêm đến London vào ngày 8 tháng bảy, ngày hôm sau K ghi lại trong nhật ký của anh:

 

. . . giữa tất cả sự ồn ào, khói thuốc lá và nói chuyện lớn tiếng, hầu như bất ngờ nhất, ý thức của bao la và phước lành lạ thường đó mà đã được cảm thấy tại IL L, sự cảm thấy sắp có của thiêng liêng, bắt đầu xảy ra. Thân thể căng cứng đầy lo lắng bởi vì đám đông, sự ồn ào vân vân nhưng bất kể như thế, nó ở đó. Áp lực & căng thẳng thật mãnh liệt & có đau đớn thật buốt tại phía sau bộ đầu. Chỉ có trạng thái này & không có người quan sát. Toàn thân thể hoàn toàn trong nó và sự cảm thấy của thiêng liêng mãnh liệt đến độ một tiếng rên thoát ra khỏi thân thể và những hành khách đang ngồi trong chỗ ngồi kế bên. Nó kéo dài suốt nhiều tiếng đồng hồ, muộn vào ban đêm. Nó như thể người ta đang nhìn, không chỉ bằng hai mắt nhưng còn cùng hàng ngàn thế kỷ; tất cả nó là một xảy ra lạ thường. Bộ não hoàn toàn trống không, mọi phản ứng đều ngừng lại; suốt tất cả những tiếng đồng hồ đó, người ta không nhận biết được trống không này nhưng chỉ trong khi viết nó là sự việc được biết, nhưng hiểu biết này chỉ là sự diễn tả và không là thực sự. Điều mà bộ não có thể tự làm trống không chính nó là một hiện tượng kỳ lạ. Khi hai mắt nhắm lại, bộ não dường như chìm ngập vào những chiều sâu không đáy, vào những trạng thái nhạy cảm và vẻ đẹp không thể tin được.



[1] Có một cây ilex sồi xanh trong vườn nên ngôi nhà lấy tên của nó.

 

[2] Nhật ký này, dưới tựa đề Krishnamurti’s Notebook Sổ tay của Krishnamurti, được xuất bản bởi Gollancz and Harper & Row năm 1976.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn