Mục Lục Chi Tiết

29 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11313)

BỒ TÁT GIỚI
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Mục Lục

I. Phần I : Dịch Giải
Chương 1 : Dẫn Nhập
1. Tiết 1 : Tài Liệu Sử Dụng
2. Tiết 2 : Các Bản Bồ Tát Giới
3. Tiết 3 : Giải Thích Đầu Đề
4. Tiết 4 : Phẩm 10 Với Phẩm Pháp Môn Tâm Địa
5. Tiết 5 : Thế Giới Phạn Võng
6. Tiết 6 : Sự Liên Hệ Của Phạn Võng
7. Tiết 7 : Giới Hạn Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
8. Tiết 8 : Đặc Chất Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
9. Tiết 9 : Bồ Tát Giới Phạn Võng Đối Với Người Tại Gia
Chương 2 : Dịch Giải Nghi Thức Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Tiết 1 : Qui Kính Khuyến Khích
2. Tiết 2 : Sách Tiến Tu Tập
3. Tiết 3 : Làm Phương Tiện Trước
4. Tiết 4 : Lời Tựa Mở Đầu
5. Tiết 5 : Chất Vấn Thanh Tịnh
Chương 3 : Dịch Giải Chính Văn Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Tiết 1 : Mở Đầu Về Bồ Tát Giới Phạn Võng
2. Tiết 2 : Nói Về Giới Điều Bồ Tát Giới Phạn Võng
3. Tiết 3 : Kết Thúc Và Khuyến Cáo Thọ Trì Bồ Tát Giới Phạn Võng
II. Phần 2 : Trì Tụng
201 . Chương 1 : Phụ Lục Nghi Thức Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
202 . Chương 2 : Chính Văn Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Xuất Xứ Gián Tiếp Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
2. Xuất Xứ Trực Tiếp Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
3. Xuất Xứ Của Bồ Tát Giới Phạn Võng Bằng Văn Chỉnh Cú
4. Qui Định Mấy Điều Cốt Yếu Về Bồ Tát Giới Phạn Võng
5. 10 Giới Nặng Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
6. 48 Giới Nhẹ Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
7. Kết Thúc Về Phần Bồ Tát Giới - Phần Giới Pháp Vô Tận
8. Kết Thúc Toàn Bộ Phẩm Bồ Tát Tâm Địa Giới - Phẩm Pháp Môn Tâm Địa
9. Phụ Lục Kết Thúc Bồ Tát Giới Bằng Văn Chỉnh Cú
III. Phần 3 : Phụ Lục
A. Phụ Lục 1 : Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng
B. Phụ Lục 2 : Phân Loại Bồ Tát Giới Phạn Võng Đối Với Xuất Gia Tại Gia

Ghi Sau Khi Duyệt Bồ Tát Giới Phạn Võng

Thành thực mà nói, tôi chưa có được niềm tin rằng mỗi khi có thể bị tai nạn gì thì nên tụng Bồ tát giới Phạn võng, nhưng có một điều rõ rệt là mỗi khi làm gì cho giới ấy thì đang bịnh cũng thư thái thấy rõ. Từ trước đến nay đã có 5 lần như vậy.

Tôi tự ghi tiểu truyện để sau Bồ tát giới Phạn võng là cố ý. Khi được bổn sư là ngài Phổ minh truyền cho giới ấy, thì từ đó đến nay thật sự tôi chưa có một nỗi xúc động nào tương tự. Thế rồi gần 50 năm nay, tôi có gì đáng gọi là làm, là biểu diện của cái nỗi xúc động ấy. Và lời ghi này chính là lòng biết ơn của tôi.

Bồ tát giới Phạn võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.

Căn bản của Đại thừa giới là gì? Một là tự tín mình sẽ là Phật, như Phật là Phật đã thành. Hai là tôn thờ vị thầy gọi là pháp sư đại thừa (để được dạy cho Đại thừa giới, truyền cho giới ấy, hướng dẫn, khuyến tiến và giám hộ sự giữ giới ấy).

Đại thừa giới đã tạo ra bao nhiêu tập tục tốt đẹp: hiếu thuận, phóng sinh, nuôi bịnh, chữa bịnh ...

Đại thừa giới đặc biệt nghiêm khắc răn dạy sự trung thành với Phật pháp tăng: cấm xu phụ quyền thế, cấm phỉ báng đồng đạo, cấm thuyết pháp hại đạo, cấm không cứu chuộc đồng đạo, cấm nạp tăng tịch cho chính quyền, cấm mặc cho đồng đạo bị chính quyền sai sử ... Đại thừa giới lại cấm trở ngại sự xuất gia hành đạo, sự kiến thiết tự viện, sư tạo lập đạo tràng ... Đặc biệt hơn nữa, Đại thừa giới cấm hại nước hại dân: làm gián điệp, nhất là gián điệp ngoại giao ... Chỉ có thế mà thôi, Đại thừa giới cũng đã là 1 vị Hộ pháp.

Mười sáu tháng tư, 2537

Trí Quang

Lời Nói Đầu

Bồ tát giới Phạn võng tôi đã dịch giải năm 2.505 (1961), do Giáo hội Tăng già Thừa thiên ấn hành. Nay sửa chữa lại, cẩn trọng hơn nhiều lắm. Làm xong việc ấy rồi, tôi xin ghi ở đây - ghi đầu tiên để thấy quan trọng - về 2 điều trong sự kính giữ Bồ tát giới Phạn võng.

Một là khi gặp nghịch cảnh thì nên nghĩ đến Phật, tưởng nhớ đến ngài. Điều này Pháp hoa (phẩm 13) và Ưu bà tắc (Chính 24/1051) đều nói đến.

Hai là riêng người tại gia còn phải học việc đời (nghề nghiệp) cho tinh thông rồi kiếm của một cách hợp với Phật pháp. Ưu bà tắc dạy rõ như vậy (Chính 24/1048). 

Rằm tháng 3, 2531 (1987)

Trí Quang

Chân Thành Cảm Ơn Thầy Thích Nhật Từ Đã Gửi Tặng Thư Viện Hoa Sen Phiến Bản Điện Tử Quyển Bồ Tát Giới Này (Tâm Diệu)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn