- Duyên Khởi
- Lời Giới Thiệu
- Chương 1 Huấn Luyện Xuất Gia
- Chương 2 Chú Thích Danh Nghĩa
- Chương 3 Chế Lập Duyên Khởi
- Chương 4 Công Ích Thù Thắng
- Chương 5 Thọ Giả Phân Biệt
- Chương 6 Sám Hối Tất Yếu
- Chương 7 Tác Pháp Lược Thuyết
- Chương 8 Chi Số Biện Biệt
- Chương 9 Vấn Đề Liệu Giản
- Chương 10 Lục Niệm Tu Pháp
- Phụng Khuyến Tăng Tục Nam Nữ Phổ Trì Bát Quan Trai Giới Văn
- Tiểu Sử Đại Lão Pháp Sư Thích Diễn Bồi
BÁT QUAN TRAI GIỚI THẬP GIẢNG
八 關 齋 戒 十 講
Pháp -sư Diễn
Bồi soạn
Thích-Thiện-Huệ
dịch Việt
Chương 7
Tác Pháp Lược
Thuyết
Người tại gia học
Phật phát tâm thọ giới, dù là Ngũ Giới hay Bát Giới, trước khi chính thức thọ
giới, vị Giới Sư truyền giới cần nói rõ ý nghĩa thọ giới và giảng rõ duyên cảnh
rộng hẹp cho giới tử để khai mở trí huệ cho họ, khiến họ hiểu rõ tầm quan trọng
của giới hạnh, khích lệ họ phát khởi tâm chí duyên với cảnh tướng rộng lớn, vừa
khiến họ lập thệ thực hành như vậy trong thời gian đã quy định, vừa khiến họ
khởi tâm từ bi đối với cảnh giới vô biên của tình và phi tình. Có như thế, giới
mới tăng trưởng. Nhận thức được cảnh giới, tâm trí được khai phát. Vì sao lại
coi quan trọng như vậy? Vì đó là điều chủ yếu để nạp thọ giới thể. Nếu người
thọ giới không nhận thức được cảnh giới vô biên này, không mở tâm chí xa rộng
thì không sao nạp thọ được giới thể. Vậy mà hành lễ thọ giới, thực có khác gì
làm trò chơi trẻ con? Như thế làm sao không thuyết pháp khai đạo cho người thọ
giới hiểu điều đó được!
Nói gì đến thời Mạt Pháp này, các vị Truyền Giới Sư hành sự hàm hồ, mà trước đây cả ngàn năm, cũng từng sơ sót rất nhiều trong việc truyền giới, đến độ Nguyên Chiếu Linh Chi Luật Sư của Nam Sơn Nhất Tông đời nhà Nguyên phải than thở: “Nhiều vị Truyền Giới Sư không rành nguyên lý giới pháp nên không thể giải thích được cho người thọ giới hiểu tầm trọng yếu của giới, chỉ như kẻ thuộc lòng y theo sách vở mà tuyên đọc các giới. Nào biết làm như vậy, không những thọ giới tử bị tội, mà người truyền giới cũng có lỗi lớn. Nếu cứ như vậy mà truyền giới mãi thì giới pháp của Như Lai chẳng những không được nâng cao mà ngược lại còn bị hạ thấp”. Quá khứ đã vậy, hiện tại còn muốn tiếp diễn nữa sao? Quý vị mỗi lần thọ Bát Giới lại được nghe thêm ý nghĩa của Giới, mong sao các vị hiểu rõ về giới mà biết được cảnh tướng vô biên của giới.
Các vị hôm nay tuy chỉ thọ Bát Giới, nhưng rất liên hệ đến tiền đồ học Phật mai sau, nên khi phát tâm thọ giới, trước hết cần có sự hiểu biết đại lược đối với các giới đang thọ. Chúng ta đã biết kinh điển của Phật giáo không phải chỉ do Phật nói, mà có cả thảy năm hạng người nói, nhưng giới luật của Phật giáo chỉ duy có Phật chế định, không ai có quyền chế. Đức Phật vì Phật tử chế đủ các giới pháp. Giới nào cũng là chế ước của mọi hành vi, tư tưởng của chúng ta. Chẳng hạn: nơi thân không được có những hành vi bất chính, nơi khẩu không được có những lời lẽ bất hợp lý, nơi ý không được có những ý niệm tà vạy. Đó là những điều cho người mới phát tâm nên đúng pháp học tập và ngay đến chư Phật, Hiền Thánh cũng nhờ tu tập giới pháp này mà thành tựu. Vì vậy nên gọi là Thánh Pháp. Hiện tại, phát tâm thọ giới pháp, cần nên biết cụ thể nội dung của giới pháp để tự mình có được nhận thức chính xác.
Đã là người chân thành phát tâm thọ giới, tất nhiên sẽ được giới thể, có sức mạng kháng lại các hành vi phạm giới sau này. Nhưng giới thể này làm cách nào phát được? Dựa theo khuôn khổ của Ngũ Giới và Bát Giới, sở dĩ phát được là nhờ nương vào sự duyên nơi các cảnh y báo, chánh báo của pháp giới chúng sanh. Như duyên nơi mười phương ba đời tứ thánh lục phàm ở pháp giới chúng sanh thì phát được giới thể của cảnh hữu tình. Còn như duyên nơi hết thảy vi trần quốc độ, sơn hà đại địa thì phát được giới thể của cảnh phi tình. Đối với những điều này, người truyền giới pháp phải giảng giải rõ cho người thọ giới, để họ biết đối tượng phát được giới thể là gì? Đối tượng gìn giữ giới hạnh là gì? Nếu không, khi đã thọ giới đã không thể đắc giới thể, mà sau khi thọ giới rồi, vẫn không biết phải trì giới thế nào. Ngẫm coi, điều này quan hệ vô cùng đối với người thọ giới nên người truyền giới bắt buộc phải giảng rõ, và người thọ giới phải học hỏi điều này.
Giới Sư khi khai đạo cho giới tử, phải xem trình độ tiếp thọ của họ đến đâu. Nếu cao thì phân tích cặn kẽ, nếu thấp thì chỉ bày tổng quát. Nhưng điều quan trọng nhất phải cho họ biết cảnh tượng của giới mà họ phải phát sanh là gì. Nếu họ không biết chút nào về điều này, ắt có thọ giới cũng vô ích. Điều đáng buồn nhất là hiện nay người truyền cũng như người thọ thực sự hiểu rõ được các điều trên, có được mấy người? Từ xưa cho đến nay đều vậy, chả trách Linh Chi Luật Sư than thở, cho đó là bằng chứng không may của Phật pháp.
Hoặc giả có người nói: “Thọ giới thì cứ thọ là đủ rồi, cần gì phải nói giới cảnh của nó nữa, chỉ làm cho người thọ thêm rối rắm?” Trong Tư Trì Ký, Linh Chi Luật Sư giải thích: “Sở dĩ chúng sanh tạo tác đủ các ác nghiệp chính vì không hiểu biết chính xác về tình và phi tình. Giả như có nhận thức chính xác đâu đến nỗi tạo nghiệp vô cùng như vậy. Tất cả ác nghiệp đều sanh khởi từ cảnh giới tình và phi tình, hiện tại phát tâm thọ Luật Nghi Giới, dĩ nhiên vẫn từ cảnh giới này mà sanh, nghĩa là cũng phải duyên nơi cảnh tượng bao la của tình và phi tình, mới có thể phát được giới thể. Đức Phật y cứ theo đó mà chế lập giới pháp. Người phát tâm thọ giới nếu không hiểu rõ giới cảnh, ắt khi thọ giới không thể dụng tâm lãnh thọ. Như vậy, đương nhiên sự khai thị giới cảnh là điều tất yếu, không thể xem thường được”.
Đã có nhận thức chính xác về cảnh sở duyên của sự phát sanh được giới thể rồi, làm thế nào khai đạo người thọ giới nương cảnh phát tâm? Phát tâm thọ giới thì dễ, nhưng phát tâm mạnh hay kém có ảnh hưởng đến sự đắc giới thể có thù thắng hay không? Nếu phát tâm kém, ắt được giới thể không thù thắng. Ngược lại, phát tâm mạnh, ắt giới thể thù thắng, dĩ nhiên, vì phát tâm và đắc giới thuận chiều. Vì vậy, Giới Sư khi khai thị cho giới tử luôn luôn khích lệ: “Nên phát tâm thượng phẩm, cầu được giới thượng phẩm”. Có tâm thượng phẩm, ắt có trung và hạ phẩm, nhưng trong Luật không nói rõ ba phẩm tâm này khác biệt thế nào. Có lẽ trung và hạ không thù thắng nên không đề cập tới.
Muốn cho người thọ giới niệm niệm liên tục phát tâm thượng phẩm, điều quan trọng nhất là trước khi thọ giới phải được một vị Giới Sư hiểu biết chính xác về Giới Luật chỉ bày thêm những điều tất yếu để có sẵn một khái niệm rành rẽ về những điều sẽ gặp khi thọ giới. Có vậy, khi chính thức thọ giới mới đạt được sự thanh tịnh của giới thượng phẩm. Nếu không trải qua sự khai thọ trước như vậy, đến khi thọ giới, mới bảo họ phát tâm thượng phẩm thì chẳng có hiệu quả gì, bởi lẽ, lúc đó nói sơ qua danh từ thượng phẩm, người thọ làm sao hiểu được tính chất trọng yếu của giới pháp, chỉ hàm hồ làm theo nghi thức truyền giới, mà thậm chí nhiều khi ngay nghi thức truyền giới đã không làm nên sự, nói gì đến chuyện đắc giới thượng phẩm, chỉ e đắc giới cũng đủ là vấn đề rồi.
Người thọ giới sau khi trải qua sự khai đạo của Giới Sư, chân thành phát khởi tâm thượng phẩm, hợp cùng phép Yết Ma đúng pháp, thành sự cảnh tương ưng nên được giới thể. Song lúc lãnh thọ điều hệ yếu của giới thể, người thọ phải lưu ý: cần phải chuyên tâm nhất ý vận dụng tư tưởng duyên khắp cảnh giới tình và phi tình. Do nhờ cảnh giới được quán rộng lớn vô biên, nên tâm lượng năng duyên cũng theo đó mà rộng lớn vô hạn. Lại quán tưởng tự thân đồng như hư không, biến khắp pháp giới, còn phải giữ cho quán tưởng niệm niệm phân minh, không để cho mảy may vọng tưởng xen tạp, và không được để cho tưởng duyên nơi cảnh giới vô quan này. Có vậy mới nạp thọ được giới thể. Giả như để vọng niệm xen tạp, cho dù trên hình thức đang thọ giới, song thực tế vẫn không đắc được giới thể.
Chỗ này hoặc có người hỏi: “Thể của mạng sống người thọ giới là cái thân cao sáu thước này đây, tại sao phải quán tưởng thành như hư không rộng lớn?” Phải biết giới pháp mà ta muốn lãnh thọ nào phải chỉ có chút đỉnh, mà nhiều như cát bụi, làm thế nào cái sanh mạng thể chút xíu này dung chứa được các giới pháp nhiều như vậy? Cho nên cần phải vận dụng quán tưởng, quán tự thân biến khắp pháp giới, mới dung nạp hết mọi thiện pháp của vô biên pháp giới. Đủ thấy sắc thân ngũ uẩn hiện tiền này, tuy quá khứ là chỗ chiêu cảm các hoặc nghiệp hữu lậu, nhưng nhờ tác pháp mà sanh khởi giới pháp nhiều như cát bụi, trôi chảy trong thân tâm của sắc thân. Do vậy, nhờ sắc thân này đắc được giới pháp. Khi chúng ta chánh thức tác pháp thọ giới phải vận dụng công phu quán tưởng, để đưa giới pháp quy nhập thân tâm.
Điều quan trọng của thọ giới là phải được giới thể, nếu không được giới thể thì thọ cũng như không thọ. Vấn đề là người thọ giới được giới thể vào lúc nào? Có người cho rằng sau khi thọ Tam Quy, lúc thuyết giới tướng, mới là chân chánh thọ giới và cũng mới có thể được giới thể. Nhưng thực tế chưa hẳn vậy, khi thọ xong Tam Quy là đắc được giới thể. Trong Ngũ Giới Chính Phạm nói: “Thọ Tam Quy rồi liền đắc giới thể”. Thọ Ngũ Giới, tiếp theo là tuyên thuyết về Ngũ Giới tướng, thọ Bát Giới tiếp theo là tuyên thuyết Bát Giới tướng. Yết Ma Chú nói: “Truyền Tam Quy rồi nói: Hướng về Tam Quy chính là giới thể, nay lại tam kết (7) là chỗ quy hướng của Giới”. Đủ thấy vừa nói dứt Tam Quy, lập tức đắc giới thể.
Quá trình Tam Quy đắc giới như thế nào? Hoằng Nhất Luật Sư căn cứ theo Tam Pháp Thứ Đệ trong Tư Trì Ký giải thích: “Bất luận thọ Ngũ Giới hay Bát Giới, khi nói ba lần thệ nguyện quy y là đã đem giới thể quy nạp nơi tâm. Quá trình của nó như sau: Khi nói thệ quy y biến thứ nhất, do sức quan hệ của tâm, vô biên thiện pháp ở pháp giới có thể khiến tâm niệm chuyển động hoàn toàn, biến đổi ác pháp thành ra thiện pháp. Khi nói thệ quy y biến thứ hai, vô biên thiện pháp hoàn toàn tụ lại trên không như mây che, khiến thân tâm được thanh lương. Khi thệ quy y biến thứ ba, vô biên pháp giới thiện pháp bỗng từ không trung rơi xuống, rót vào thân tâm, tràn đầy trong sanh mạng thể. Vô biên thiện pháp như vậy chứa trong thân tâm, từ đó nương theo giới pháp này, tu tập định huệ vô lậu, lâu dần vượt được dòng sanh tử, đến thành Niết Bàn, được đại giải thoát”.
Giới thể đã đắc được ngay khi thuyết Tam Quy, trước khi truyền giới đương nhiên phải nói Tam Quy và tình cảnh lúc đó như sau: Người phát tâm thọ Bát Trai Giới, quỳ chắp tay trước Phật và Truyền Giới Sư, nói theo Giới Sư: “Con tên là… quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng một ngày một đêm làm tịnh hạnh Ưu Bà Tắc (Di)”. Nói như vậy ba lần, tiếp theo nói: “Con tên là… quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi, một ngày một đêm làm tịnh hạnh Ưu Bà Tắc (Di)”. Cũng nói ba lần như vậy. Đó là theo Trí Độ Luận. Còn chỗ khác thêm câu là: “Như Lai cho đến bậc Chánh Giác, là Thế Tôn của con”. Sở dĩ Trí Độ Luận không ghi câu này vì đa số người thọ Bát Trai Giới đều đã thọ Ngũ Giới, nên đã từng nói như vậy khi thọ Ngũ Giới, nên hiện tại lược đi không nói.
Trong Văn Quy Y dùng hai chữ “tịnh hạnh” như trên để phân biệt với “bất tà dâm” của Ngũ Giới, biểu thị con người thọ Bát Trai Giới đã không tà dâm mà còn tuyệt dâm. Một ngày một đêm là kỳ hạn thọ giới, khác với Ngũ Giới là giới suốt đời. Phật, Pháp, Tăng là đối tượng quy y cho đệ tử Phật, nhưng danh từ Tam Bảo vào thời kỳ đó ở Ấn không riêng Phật tử dùng mà có đến 96 ngoại đạo cũng dùng từ ngữ Tam Bảo, nên để khỏi lầm lẫn giữa Tam Bảo của Phật giáo với ngoại đạo, phải xưng đủ là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng để chỉ rõ tôn hiệu của Phật, Pháp, Tăng mà trong các ngoại đạo, không ngoại đạo nào đủ tư cách để xưng như vậy. “Con tên là” là xưng pháp danh của mình, bày tỏ chính mình quy y, không phải quy y giùm ai.
Sau khi dùng Tam Quy, Tam Kết rồi, chẳng những đã đắc giới thể, lại còn có chỗ quy hướng, lại thuyết thêm giới tướng để người thọ đúng pháp hộ trì. Giả như không biết giới tướng ra làm sao thì có phạm cũng không hay, điều này thực tệ và rất nguy hại. Giới tướng nên nói thế nào? Theo Trí Độ Luận: “Như chư Phật cả đời không sát sanh, cũng vậy con trọn một ngày đêm không sát sanh. Như chư Phật cả đời không trộm cắp, cũng vậy con nay trọn một ngày đêm không trộm cắp. Như chư Phật cả đời không dâm dục, cũng vậy con nay trọn một ngày đêm không dâm dục. Như chư Phật cả đời không nói dối, cũng vậy con nay trọn một ngày đêm không nói dối. Cho đến không uống rượu, không ngồi nằm giường cao rộng, không trang sức anh lạc, hoa man, không thoa, ướp phấn hương nơi thân, không tự ca múa hát và cố ý xem nghe cũng giống vậy. Đã thọ tám giới, như chư Phật cả đời không ăn quá ngọ, con cũng vậy trọn một đêm không ăn quá ngọ. Con thọ hành Bát Giới, tùy học các pháp Phật, gọi là Bố Tát”.
Y theo văn tựa hồ có đến chín giới, nhưng thực chỉ có tám vì sao? Xin dành lại cho phần “chi số biện biệt” sẽ giải thích. Đối với giới tướng này, trong Yết Ma Sớ từng giải thích: “Như chư Phật không sát sanh” là đem cảnh giới thù thắng của chư Phật cùng các việc nên làm đề ra trước. Từ chỗ “con tên là” trở xuống hiển thị giới tử nên làm như Phật. Nói cách khác, lấy đức Phật làm chuẩn, đức Phật làm sao, ta làm vậy. Trí Độ Luận giản lược, nhưng trong các kinh luận khác, phải qua phần vấn đáp mới tuyên thuyết giới tướng. Như hỏi có thể giữ được không, được hay không không nhất định bó buộc, tùy sức mà hành.
Trước tiên thọ Tam Quy, rồi cảm phát giới thể của Bát Giới, sau đó truyền giới tướng để hiểu rõ sự thọ trì từng giới. Tuy vậy, vẫn chưa kể là tác pháp viên mãn, còn cần người thọ giới phải phát nguyện nữa. Nếu thọ giới mà không phát nguyện, tuy có công đức, nhưng rất ít. Phải biết Bát Giới thuộc về hạnh, phát nguyện thuộc về nguyện. Hạnh nguyện tương ưng phối hợp mới thành phúc huệ thắng nghiệp. Nếu chỉ có giới hạnh, không có ngu