Quyển 4. Nghệ Thuật Sống

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12939)

PHÁP NGỮ CỦA HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
(The Collected Works of Venerable Master Chin Kung)
Nguyên tác: Venerable Master Chin Kung - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Đức ấn hành mùa Phật Đản 2004

Quyển 4

Nghệ thuật sống

(The Art of Living)

(Giảng tại Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ)

 

 

Chương Một:

Nền giáo dục của Đức Bổn Sư Phật Thích Ca 

"Giáo dục: lãnh vực nghiên cứu về sự dạy học và sự học".

The American Heritage Dictionary. 

Phật giáo là nền giáo dục về môi trường sống và con người. Đức Phật dạy chúng ta biết về chính mình, về những nghiệp thân, khẩu, ý và nghiệp quả. Điều quan trọng nhất là Đức Phật muốn chúng ta khôi phục trí huệ nguyên thủy viên mãn của mình. Ngài dạy rằng mọi người đều có khả năng đạt hiểu biết trọn vẹn về đời sống và vũ trụ, và chỉ vì vô minh mà chúng ta đã không biết về khả năng này. Chúng ta mù quáng vì tâm phân biệt, vì những ý nghĩ tán loạn, vì tham dục, và đã quên chân tánh thanh tịnh của mình. Đó là lý do chúng ta đã gây ra cho mình nhiều đau khổ.

Đức Phật cũng dạy chúng ta phải quan sát khung cảnh hay môi trường của mình một cách rõ rệt. Khung cảnh ở đây là những người và những sự vật mà chúng ta gặp hằng ngày. Khi tâm trí không còn những ý nghĩ phân biệt và những tham muốn thì chúng ta sẽ có thể quan sát mọi vật một cách rõ rệt, và đối xử với chúng một cách đúng đắn. Như vậy chúng ta có thể sống hòa hợp với người khác và đạt thành công trong mọi việc.

Đức Phật đã có ý gì khi ngài dạy chúng ta tu tập? Ý định chính yếu của ngài là giúp chúng ta giải trừ vô minh và ái dục. Nếu thu tóm sáu Ba la mật tức sáu hạnh hoàn hảo lại làm một thì chúng ta sẽ chỉ có hạnh bố thí. Bố thí chỉ có nghĩa là buông bỏ. Nếu có thể buông bỏ được tham, sân, si, và kiêu ngạo, chúng ta sẽ luôn luôn an trụ trong tâm thanh tịnh. Nếu có thể buông bỏ được mọi phân biệt, phiền não, và tham muốn, chúng ta sẽ đạt an tĩnh, giải thoát, khỏe mạnh và trường thọ. Nếu có thể buông bỏ mọi quan kiến riêng để cùng nhau làm việc vì lợi ích của mọi người, chúng ta sẽ đạt sự hòa hợp với người khác, sự hòa hợp trong xã hội, và rốt cuộc đạt được hòa bình thế giới. Vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc tu tập, chính yếu giáo lý của Đức Phật không là gì khác hơn bố thí, là buông bỏ. 

Khi Đức Phật tại thế, ngài không chỉ dùng ngôn từ để dạy đạo mà còn làm gương để chúng sanh noi theo. Ngài buông bỏ mọi ái dục, mọi thú vui trần tục, moïi danh vọng và của cải để sống đời sống của người xuất gia. Ngài sống một đời sống đơn sơ, thân tâm thanh tịnh, và phúc lạc. Phàm nhân có thể cho rằng lối sống như vậy là một sự khổ hạnh, nhưng đó là do họ không hiểu biết. Người hiểu biết sẽ có ý kiến khác, vì với trí huệ họ sẽ thấy rằng cuộc đời của Đức Phật là sự giải thoát, phúc lạc và thành tựu viên mãn thực sự. Đức Phật không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp thủ, hay phieàn não. Ngài thật là an nhiên, tự tại! Ngài hòa hợp với mọi hoàn cảnh và biểu lộ trí huệ trong mọi ý nghĩ và hành vi để hướng dẫn chúng sanh ở thế gian này.

Chư Phật sống đời sống trí huệ, còn phàm nhân thì sống đời sống phiền não. Giáo lý của Đức Phật cho chúng ta thấy rằng có thể chuyển đời sống phiền não thành đời sống trí huệ lớn, khôi phục trí huệ viên mãn và vô thượng cũng như những khả năng của chân tính, đạt hạnh phúc và thịnh vượng đích thực. Đây chính là nền giáo dục của Đức Phật.

 

Chương hai

Bốn loại Phật Giáo ngày nay 

Trong thế giới của chúng ta ngày nay, có ít nhất là bốn loại Phật giáo khác nhau. Thứ nhất là Phật giáo đích thực, nền giáo dục về sự hiểu biết chân lý của đời sống và vũ trụ mà Đức Phật đã truyền dạy. Có điều không may mắn là ngày nay chúng ta khó gặp được nền giáo dục đích thực này. Những loại Phật giáo khác không phải là Phật giáo đích thực mà có phần nào sai lạc giáo lý nguyên thủy của Đức Phật.

Loại thứ nhì là Phật giáo có tính cách tôn giáo. Ban đầu, Phật giáo không phải là một tôn giáo, nhưng bây giờ đã trở thành một tôn giáo. Chuùng ta không thể chối cãi rằng không có tôn giáo Phật giáo, vì nhìn ở đâu chúng ta cũng thấy Phật giáo được người ta phô bày như một tôn giáo, đặc biệt là ở Á Châu. Không giống như những tu viện ngày xưa, với tám giơø học giáo lý mỗi ngày, thêm tám giờ tu tập, các chùa Phật giáo ngày nay không còn giữ sự tinh tấn tu học Phật Pháp như vậy. Ngày nay chúng ta chỉ thấy mọi người dâng cúng và lễ bái những bức tượng Phật, cầu nguyện cho mình được phước lộc. Như vậy, Phật giáo đã lầm lạc biến thành một tôn giáo.

Loại Phật Giáo thứ ba là việc nghiên cứu có tính cách triết học về giáo lý của Đức Phật. Nhiều trường đại học ngày nay mở những khóa nghieân cứu kinh điển Phật giáo, xem giáo lý Phật giáo là một triết lý. Nội dung của nền giáo dục của Đức Phật chính là một chương trình đại học hoàn bị về kiến thức và trí huệ. Triết học chỉ là một trong những môn học của Phật giáo. Vì vậy, nếu cho rằng nền giáo dục của Đức Phật chỉ là một triết lý cũng sai lầm như xem chương trình đại học chỉ là một môn học. Nền giáo dục của Đức Phật có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề của mình, từ những khó khăn trong gia đình cho tới đề tài lớn sự sống và sự chết. Những giáo lý thâm diệu và rộng lớn của Đức Phật dạy chúng ta về đời sống và vũ trụ. Không nên hiểu lầm giáo lý của ngài chỉ là một môn triết học.

Loại Phật giáo thứ tư mà chúng ta thấy ở trên thế giới ngày nay là một thứ Phật giáo đổi khác và có tính cách ngoại nhập. Hình thức Phật giáo biến dạng rất không may mắn này chỉ xuất hiện khoảng bốn mươi năm nay. Loại Phật giáo tôn giáo khuyến khích người ta trở thành người tốt, còn loại Phật giáo triết học thì tìm hiểu chân lý. Hai loại này không có hại nhiều cho xã hội. Nhưng nếu Phật giáo biến thành một thứ pháp môn sai lạc ngoại nhập, dùng sự yếu đuối của nhân tính để đánh lừa và hại chúng sinh, phá rối hòa bình và an ninh xã hội thì sự biến đổi này đã đi quá xa. Ngôn từ và hành vi của những pháp môn sai lạc và bên ngoài này có thể rất hấp dẫn và lôi cuốn. Người ta không để cho những pháp môn này dẫn dắt mình một cách sai lầm để rồi khi hối hận thì đã quá trễ. 

Bốn loại Phật giáo này hiện hữu trong xã hội chúng ta ngày nay. Chúng ta nên biết rõ về tính chất của bốn loại này, và cẩn thận chọn con đường nào tốt cho mình nhất để đi theo.

 

Chương ba:

Nghệ thuật sống 

Mục đích của việc nghiên cứu Phật giáo của chúng ta là khai mở trí huệ. Để đạt mục tiêu này, chúng ta phải tu sửa cho tâm trí được thanh tịnh. Trong xã hội ngày nay, những chướng ngại lớn nhất của chúng ta là truyền hình, truyền thanh, và báo chí. Tất cả những thứ này đều chứa những nội dung có thể gây ô nhiễm cho tâm trí. Tôi thường khuyên mọi người nên thận trọng đối với những phương tiện truyền thông này. Khi tâm trí thoát khỏi những phiền não vô dụng này, chúng ta sẽ sống mỗi ngày trong an lạc và hạnh phúc, và như vậy tâm trí của chúng ta sẽ đạt trở lại trạng thái thanh tịnh. Với tâm trong sáng, người ta sẽ nhìn thấy sự vật rõ ràng hơn và sâu xa hơn người khác, vì tâm ổn định chính là tâm trí huệ. Điều then chốt trong việc tu tập giáo lý của Đức Phật là đạt được tâm ổn định. Trong việc thực hành pháp môn Tịnh Độ, tâm thanh tịnh là điều quan trọng nhất.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta gây dựng sự thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ. Nghĩ nhớ tới Phật A Di Đà là việc cần được tu tập trên hết, vì Phật A Di Đà là thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ. Niệm danh Phật A Di Đà là tự nhắc nhở mình về những phẩm tính này.

Ở Trung Hoa, Phật Giáo được chia thành mười tông phái, gồm hai tông phái Tiểu Thừa đã suy tàn, và tám tông phái Đại Thừa. Hai phái Thiền TôngMật Tông nhập vào giáo lý của Đức Phật qua pháp "Giác Ngộ". Họ tìm sự giác ngộ để hiểu biết về tâm trí và chứng ngộ chân tính. Thông thường những người kém khả năng tự giác ngộ rất khó thành tựu pháp môn này. Việc thực hành Thiền Tông đòi hỏi trình độ trí huệ và khả năng cao cùng với tâm trí thanh tịnh. Nếu không có những điều kiện này thì hành giả phải học lại những giáo lý căn bản của Đức Phật.

Việc học những giáo lý này sẽ giúp thiết lập tri kiến đúng đắn. Như vậy, pháp "Chánh Tri Kiến" được dùng để nhập vào giáo lý của Đức Phật. Có bốn tông phái thuộc loại này, đó là Thiên Thai Tông, Mật Tông,Pháp Tướng Tông, và Tam Luận Tông. Các hành giả thuộc những tông phái này học và thực hành giáo lý của Đức Phật để sửa chữa những quan điểm, ý nghĩ, và hành vi sai lầm của mình. Đa số Phật tử có khả năng thực hành phương pháp này, nhưng đây là một hành trình lâu dài, giống như đi tới trường học để học qua các lớp tiểu học, trung học, và đại học. Học xong lớp nào thì chỉ đạt lợi ích của riêng lớp đó.

Sau cùng là hai phái Tịnh Độ TôngMật Tông. Hai phái này chú trọng việc gây dựng tâm thanh tịnh, vì vậy phương pháp thực hành giáo lý của họ là qua sự thanh tịnh. Mọi người thuộc mọi khả năng, dù thông minh hay kém thông minh đều có thể thực hành theo Tịnh Độ Tông và đạt thành tựu trong việc tu tập theo phương pháp của phái này. Trong khi đó Mật Tông đòi hỏi mức thanh tịnh tâm trí cao hơn, vì vậy hành giả rất khó thành tựu trong việc tu tập pháp môn này.

Về mặt tu tập, Tịnh Độ Tông và Mật Tông khác nhau ở chỗ Tịnh Độ dạy chúng ta tu luyện sự thanh tịnh tâm trí, tránh xa ô trược, còn Mật Tông thì dạy chúng ta tịnh hóa tâm trí ở giữa ô trược. Hành giả ở trong trạng thái chìm trong ô trược nhưng lại không nhiễm ô. Tất nhiên, đối với đa số người trạng thái này rất khó đạt được.

Trí huệ đích thực chỉ phát xuất từ sự thanh tịnh của tâm trí, vì vậy, trí huệ mà giáo lý của Đức Phật nói tới thì không thể đạt được chỉ bằng việc đọc và nghiên cứu kinh sách. Trí huệ mà chúng ta đạt được bằng cách đọc sách và nghiên cứu thì chỉ là trí thức thế gian chứ không phải là chân trí huệ.

Trí huệ đích thực là công năng của chân tính. Chân tính của chúng ta bao gồm trí huệ vô lượng, đức hạnh và quyền năng, tức bi, trí và dũng. Những phẩm tính này có ở trong chân tính của mỗi người chúng ta. Chúng ta cần phải biết cách làm cho những phẩm tính này hiển lộ.

"Phật" là Thanh Tịnh, Bình Đẳng, và Giác Ngộ. Giáo lý của Đức Phật có thể được tóm tắt một cách đơn giản như sau: Chân Thành với người khác, Thanh Tịnh trong tâm, Bình Đẳng trong mọi vật, Tri Kiến đúng đắn về cuộc đời và vũ trụ vạn vật, Từ Bi giúp đỡ người khác một cách khôn ngoan, vô tư, và vô điều kiện, Nhìn Thấu lý vô thường, Buông Bỏ mọi vọng niệm và tham dục, Đạt Tự Do tâm trí và tinh thần, Hòa Hợp với mọi hoàn cảnh, Quán Niệm Phật A Di Đà, làm theo lời dạy của ngài và nguyện vãng sanh Tịnh Độ. 

Năm điều đầu tiên là tâm của Phật và là đức hạnh của chân tính của chúng ta. Hiện tại chúng ta không thể biểu lộ trọn vẹn những phẩm tính này, vì thiếu tu tập năm điều sau. Chúng ta cần phải tinh tấn tu luyện để làm biểu lộ những đức hạnh của Phật tánh bên trong mỗi người chúng ta. 

Mục tiêu tối thượng trong việc tu học Phật giáo là sự đạt đến giác ngộ viên mãn. Trong mọi lãnh vực của đời sống, chư Phật, Bồ Tát là khuôn mẫu cho mọi người noi theo. Đệ tử của Đức Phật có thể là tấm gương sáng cho người khác. Những gia đình nào thực hành lời dạy của Đức Phật có thể hành xử một cách xứng đáng với vai trò khuôn mẫu cho tất cả những gia đình khác. Khi còn là một học sinh, việc học hạnh kiểm, và sức khỏe của người ta là tấm gương cho các bạn học, còn bÂy giờ chúng ta là học trò của Đức Phật. Trong việc làm hay công việc kinh doanh, người ta có thể trở thành khuôn mẫu cho các đồng nghiệp. Vậy, tất cả những gì ở trong Phật Pháp cũng có thể là cái tốt nhất. Một gia đình cư xử với trí huệ hoàn hảo là gia đình hạnh phúc, may mắn và mãn nguyện nhất thế giới.

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ba Điều Kiện là nền móng của việc tu tập theo Phật Giáo. Khi Ba Điều Kiện được hoàn hảo, hành giả sẽ có trí huệ, cơ duyên, và đức hạnh hoàn hảo.

Điều kiện thứ nhất bao gồm bốn pháp dựa trên luân lý của loài người: 1.- Hiếu kính cha mẹ; 2.- Tôn kính thầy và các bậc trưởng thượng; 3.- Từ bi không sát sinh; 4.- Làm Mười Điều Lành (Thập Thiện).

Điều kiện thứ nhì bao gồm ba pháp tu luyện bản thân: 5.- Quy Y Tam Bảo; 6.- Gìn giữ các giới đã thọ 7.- Có hành vi đúng đắn và nghiêm chỉnh.

Điều kiện thứ ba bao gồm pháp dựa trên các pháp thực hành của bậc Bồ Tát: 8.- Phát Bồ đề tâm.

9.- Tin sâu giáo luật nhân quả, 10.- Tụng niệm và đề cao kinh điển Đại Thừa,11.- Khuyên người khác đi theo đường đạo Giác Ngộ.

Tất cả mười một pháp này đều thâm diệu và đầy ý nghĩa, và nên được thực hành trong đời sống hằng ngày, vì đây là nền móng của bốn mươi chín năm hoằng pháp của Đức Phật.

Phật Giáo Đại Thừa ở Trung Hoa có thể được tượng trưng bằng bốn vị Đại Bồ Tát của bốn danh sơn. Thứ nhất, Bồ Tát Địa Tạng ở núi Cửu Hoa tượng trưng hiếu kính. Thứ nhì, Bồ Tát Quan Âm ở núi Phổ Đà, tượng trưng cho lòng từ bi. Thứ ba, Bồ Tát Văn Thù ở núi Ngũ Đài, tượng trưng trí huệ. Thứ tư, Bồ Tát Phổ Hiền ở núi Nga Mi, tượng trưng pháp tu tập chân chính. Bốn vị Đại Bồ Tát này tượng trưng cốt tủy của việc thực hành tu tập. Là những người sơ cơ, chúng ta sẽ bắt đầu học từ Bồ Tát Địa Tạng, vì đất là nguồn gốc sự sống của chúng sinh. Vì đất lớn nuôi dưỡng chúng sinh và là kho tàng chứa tất cả những gì quý báu nên Đức Phật lấy đất tượng trưng cho "tâm địa" của chúng ta. Chân tâm hay bản tính của chúng ta gồm có trí huệ, đức hạnh, và tài năng vô tận, vậy chúng ta nên biết cách khai mở kho tàng này để dùng lợi ích của nó. Bồ Tát Địa Tạng dạy chúng ta có hiếu với cha mẹ và tôn kính các vị thầy, vì đó là chìa khóa mở cửa kho tàng chân tâm của mình.

Lãnh vực hiếu kính rất rộng lớn. Cha mẹ của chúng ta đã biểu lộ tâm từ bi lớn khi các vị nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta, vì vậy chúng ta không những phải phụng dưỡng các vị trong tuổi già mà còn phải chăm lo cho các vị được phúc lạc về mặt tâm trí và tinh thần. Đó là thực hành đạo hiếu.

Về việc thực hành hiếu để, chúng ta nên hết sức cố gắng sống đúng theo ý nguyện của cha mẹ. Khi các vị muốn chúng ta trở thành người tốt, chúng ta phải làm theo ý nguyện này, nếu không thì sẽ là những đứa con bất hiếu. Trẻ con đi học ở trường mà học kém làm cho cha mẹ lo buồn, như vậy là không có hiếu. Hạnh kiểm xấu, không giữ gìn sức khỏe, không tôn kính thầy, hay không hòa hợp vơùi người khác cũng là bất hiếu. Khi trưởng thành, sống trong xã hội mà chống đối cấp trên và bất hòa với đồng nghiệp, như vậy cũng là bất hiếu. Từ những điều này, chúng ta thấy lãnh vực gây dựng lòng hiếu kính quả là rất rộng lớn, và toàn thể Phật Pháp thực sự chỉ giảng dạy đạo hiếu. Trong Phật giáo, lòng hiếu kính hoàn hảo chỉ được thành tựu khi người ta đắc Phật Quả Giác Ngộ Vô Thượng.

Ngày nay, loài người đã bị ô nhiễm nặng trong tâm trí, ý nghĩ, quan kiến, tinh thần, và thể xác, vì vậy mà nhiều căn bệnh kỳ lạ đã xuất hiện. Nguyên nhân của bệnh tật là sợ nhiễm ô của tâm trí. Nếu thân thể và tâm trí trong sạch thì người ta sẽ không bị bệnh tật hay già lão. Không bệnh tật và già lão là hạnh phúc đích thực. Để đạt mục tiêu này, chúng ta chỉ cần phải học và tu tập theo giáo lý của Đức Phật.

Thế giới ngày nay, khi thực phẩm đã bị nhiễm độc chất, chúng ta nên trưởng dưỡng lòng từ bi, vì từ bi là thuốc đối trị mọi loại chất độc. Tâm từ bi đích thực có thể hóa giải tất cả các loại độc chất. Đức Phật đã nói: " Mọi vật đều do tâm tạo ra". Vậy, tâm trí thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ tự nhiên sẽ mang lại sức khỏe cho thân thể.

Khi chúng ta tụng niệm sáng chiều trước tượng Phật, Bồ Tát thì như vậy cũng giống như trong sự hiện diện của chư Phật, Bồ Tát chúng ta phát nguyện làm theo lời dạy của các ngài. Tụng niệm buổi sáng là sự nhắc nhở chúng ta không quên giáo lý của Đức Phật và hành xử đúng đắn trong ngày. Tụng niệm buổi tối là xem lại những hành vi trong ngày của mình, để biết mình có làm theo lời dạy của Đức Phật hay không. Nếu đã làm theo thì chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn nữa trong những ngày sau, còn nếu không thì chúng ta cần phải sửa đổi bản thân mỗi ngày. Chỉ bằng cách thực hành như vậy, chúng ta mới có thể đạt được lợi ích thực sự. Tụng niệm sáng tối là pháp tu tập căn bản trong việc tu học Phật Pháp. Chúng ta cần phải nhắc nhở mình mỗi ngày, suy xét và tu sửa.

Người nào muốn trở thành đệ tử của Đức Phật thì trước hết phải học theo Bồ Tát Di Lặc, mà ở Hoa Kỳ được gọi là "Phật Phúc Lạc". Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho những điều kiện căn bản nhất cần phải có để trở thành một Phật tử, đó là một khuôn mặt tươi cười và một tấm lòng bao dung, được tượng trưng bằng cái bụng lớn của ngài. Tất cả những bức tranh và những bức tượng Phật có mục đích nhắc nhở chúng ta về những lời dạy của chư Phật, Bồ Tát chứ không phải là những pho tượng để thờ phụng. "Phật Phúc Lạc" dạy chúng ta phát tâm vô phân biệt và an lạc để có thể đi vào Phật Đạo. 

Giáo lý của Đức Phật thâm diệu và rộng lớn vô cùng, không thể nào nói hết được, vì phần giáo lý tinh yếu là vô lượng. Khi thông hiểu giáo lý của Đức Phật, chúng ta sẽ đạt lợi ích trong đời sống, trong công việc và trong sự tương tác với mọi người và mọi sự việc. Phật Giáo thực sự vượt qua tất cả mọi ranh giới, quốc gia, chủng tộc, và tôn giáo. Giáo lý của Đức Phật thực sự là một nền giáo dục hoàn hảo. 

 

Chương bốn:

Quy Y Tam Bảo 

Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Khi quy y Phật, chúng ta, quay trở về lại từ trạng thái tâm mê muội và tương tựa vào tâm giác ngộ. Khi quy y Pháp, chúng ta quay trở về từ những tà kiến và nương tựa vào chánh kiến và sự hiểu biết. Khi quy y Tăng, chúng ta quay trở về từ nhiễm ô và bất hòa để nương tựa vào tâm thanh tịnh và sáu nguyên tắc sống hòa hợp, hay lục hòa. Quy y Tam Bảo là khôi phục lại trí huệ hoàn hảo và những khả năng chân tính của chúng ta. Chúng ta sẽ đạt được thanh tịnh, bình đẳng, chân thực, tự do, từ bi, và nhất là chân hạnh phúc ngay trong đời sống này. 

Phật Bảo: "Phật", tiếng Sanskrit gọi là Buddha, có nghĩa là "bậc Giác Ngộ viên mãn". Khi quy y Phật, chúng ta trở về từ niềm tin mù quáng và sự mê muội để nương tựa vào tri giác như một lối sống. Hình tượng Đức Phật được dùng để nhắc nhở chúng ta thực hành tu tập với tri giác chứ không phải là những thần tượng để thờ phụng. Lễ bái những hình tượng này chỉ là một cách đối trị tính kiêu ngạo, gây dựng lòng khiêm hạ của chúng ta. Đó là quy y Phật. 

Pháp Bảo: "Pháp", tiếng Sanskrit là Dharma, có nghĩa là "Tri Kiến Chân Chính". Tâm vô minh làm cho chúng ta không trông thấy chân tính của con người cũng như chân lý ẩn ở phía sau sự vật, vì vậy chúng ta đã nhìn cuộc đời và vũ trụ một cách sai lầm. Khi vô minh được giải trừ và tâm trí được trong sạch tới một mức độ nào đó, trí tuệ của chúng ta sẽ khai mở. Với trí huệ, chúng ta sẽ nhìn thấy người và sự vật một cách trọn vẹn và rõ ràng. Khi tâm trí thanh tịnh, chúng ta có thể trông thấy quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai. Chỉ khi nào trông thấy rõ được tri kiến của chúng ta mới được coi là chân chánh.

Tâm của Đức Phật luôn thanh tịnh không một chút ô trược, vì vậy mà trông thấy vạn vật một cách rõ ràng và trọn vẹn. Chúng ta có thể nương tựa vào kinh sách ghi chép những lời dạy của Đức Phật, vì kinh sách nói lên tất cả những sự thật mà Đức Phật đã trông thấy. Kinh sách dạy chúng ta cách đạt đến tâm thanh tịnh, trông thấy cuộc đời và vũ trụ một cách rõ ràng. Khi trông thấy kinh sách chúng ta nên phát tâm tôn kính và tự nhắc nhở mình tu tập để đạt Chánh tri kiến. Quy y Pháp là như vậy. 

Tăng Bảo: "Tăng", tiếng Sanskrit gọi là Sangha có nghĩa là thanh tịnh và hòa hợp. Thế giới ngày nay đầy ô trược; ô trược từ trong tâm trí, tinh thần, quan kiến, và thân thể. Cả trái đất và bầu khí quyển cũng bị nhiễm ô một cách tệ hại. Đức Phật dạy: "Hoàn cảnh biến đổi theo tâm". Chúng ta nên quay trở về từ những trược dơ này để nương tựa vào tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là điều kiện để cứu vãn trái đất của chúng ta.

Có rất nhiều bất hòa trong thế giới ngày nay, giữa vợ chồng, gia đình, bạn bè, xã hội, và giữa các quốc gia, gây ra nhiều tai họa và đau khổ. Đức Phật dạy chúng ta nương tựa vào sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp để thiết lập mối liên hệ hài hòa giữa mình và mọi người.

Tăng đoàn có nghĩa là một nhóm bốn người hay nhiều người hơn cùng tu hành Phật Pháp và sống theo lục hòa, tức sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp. Tăng đoàn gồm các Tỳ kheo và các Tỳ kheo Ni. Khi gặp các vị này, chúng ta liền nên phát tâm thanh tịnh và hòa hợp. Đó là quy y Tăng. 

Quy Y Tam Bảo:

Quy y Phật, Con xin quay về từ vô minh, nương tựa vào tri giác;

Quy y Pháp,Con xin quay về từ tà kiến, nương tựa vào Chánh tri kiến;

Quy y Tăng, Con xin quay về từ ô trược và bất hòa, nương tựa vào tâm thanh tịnh và lục hòa. 

Chương năm:

Người nội trợ tu tập Bồ Tát Đạo trong đời sống hằng ngày

Làm cùng một loại công việc hằng ngày là điều rất mệt nhọc, đặc biệt là đối với những người nội trợ. Hình như người ta không thể nào thoát khỏi những công việc trong nhà, dù chỉ trong một ngày, và nhiều người phải lo nghĩ rất nhiều vì những bổn phận trong nhà của mình. Tuy nhiên, nếu biết cách thay đổi lối nhìn sự vật của mình, chúng ta sẽ có thể làm công việc nhà với niềm vui lớn.

Phần lớn vấn đề ở đây là người ta thường chấp chặt vào cái "ta" hay “cái của ta”. Họ thường nghĩ: "Mình đang làm công việc này; thật là khổ, vì mình mệt quá. Tại sao mình lại làm việc này cho người khác?". Càng suy nghĩ như vậy, họ lại càng thêm phiền não. Nếu chúng ta học Bồ Tát đạo, tức đạo Giác Ngộ, và phát nguyện giúp đỡ chúng sinh, chúng ta sẽ có quan điểm rất khác.

Khi đi theo Bồ Tát đạo, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải học là hạnh Bố Thí. Do phục vụ gia đình của mình ở nhà, vị Bồ Tát nội trợ đã tu dưỡng hạnh Bố Thí rồi. Trong hạnh Bố Thí có Tài Thí, Pháp Thí, Vô Úy Thí. Tài Thí có thể được chia thành hai loại là tài sản bên ngoài và tài sản bên trong. Thí dụ, tài sản bên ngoài là làm ra tiền bạc để cung cấp phương tiện sống cho gia đình. Tài sản bên trong là dùng sức lực thể xác và tri thức của mình để giúp đỡ gia đình. Vậy, chúng ta có thể thực hành Bố Thí một cách hoàn hảo ở ngay tại nhà của mình.

Khi chúng ta tổ chức và làm công việc trong nhà một cách cẩn thận, ngăn nắp và sạch sẽ thì mọi người trong gia đình sẽ có tiện nghi, dễ chịu, và bản thân chúng ta sẽ được hàng xóm khen ngợi. Đó là tu tập hạnh Trì Giơùi. Trì Giới có ý nghĩa đơn giản là tuân thủ luật lệ của quốc gia, xã hội, và gia đình, và làm mọi việc một cách đúng đắn và có tổ chức. Kiên nhẫn làm công việc của mình không than phiền hay mệt mỏi là tu tập hạnh Nhaãn Nhục. Khi chúng ta cố gắng cải tiến mỗi ngày, hy vọng ngày mai mình sẽ đạt thành tựu nhiều hơn hôm nay, thì đó là tu tập hạnh Tinh Tấn. Làm mọi bổn phận hằng ngày mà vẫn giữ cho tâm trí được thanh tịnh thì đó là tu tập hạnh Thiền định, xả ly mọi vọng niệm và tham dục. Khi tâm trí thanh tịnh, trí huệ sẽ phát sinh, người ta sẽ có đầy an lạc nội tâm, và đó là tu tập hạnh Trí huệ. Vậy, do hiểu biết đúng, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Sáu Hạnh Hoàn Hảo Ba La Mật của bậc Bồ Tát gồm Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định Trí Huệ, có thể được thực hành một cách trọn vẹn trong những hoạt động hằng ngày như lau chùi quét dọn, giặt quần áo, và nấu ăn.

Khi làm tròn bổn phận của mình chúng ta sẽ trở thành khuôn mẫu cho những người nội trợ trên khắp thế giới và là tấm gương cho mọi gia đình noi theo. Vậy, không những chúng ta có thể giúp ích cho hàng xóm mà lại còn có thể ảnh hưởng tới xã hội, xứ sở, và cả thế giới này một cách tích cực. Từ những điều ấy, chúng ta thấy rằng khi lau chùi, quét dọn, giặt quần áo và nấu ăn, vị Bồ Tát nội trợ đang thực sự thi hành đại nguyện giúp đỡ chúng sinh, và cũng chính là đệ tử thực sự của Đức Phật. Vì vậy, nếu suy ngẫm về những bổn phận của mình như trên, chúng ta sẽ cảm thấy an lạc ngay trong công việc của mình, và như vậy thì có cái gì có thể làm cho chúng ta ưu phiền?

Điều quan trọng nhất trong việc học và thực hành giáo lý của Đức Phật, người ta có thực hành những giáo lý này trong đời sống hằng ngày hay không. Vì vậy, chúng ta có thể thực hành Sáu Pháp Ba La Mật trong công việc và trong bổn phận của mình. Một Bồ Tát, trong mọi lĩnh vực của đời sống, nam hay nữ, già hay trẻ, sẽ tu tập bằng cách làm tròn những bổn phận của mình. Tu tập và sinh hoạt hằng ngày chính là một, và cũng là đời sống của những người giác ngộ. 

 

Chương sáu:

Những tâm niệm của người đệ tử Phật
trong đời sống hằng ngày 

* Phật Giáo là một nền giáo dục chứ không phải là một tôn giáo. Chúng ta không thờ phụng Đức Phật, mà chúng ta tôn kính ngài như một vị thầy. Giáo lý của ngài giúp chúng ta thoát khổ, đạt đến chân hạnh phúc.

* Chúng ta nên cư xử với mọi người một cách tôn kính và chân thành, có trách nhiệm với những hành vi của mình, và thận trọng với tài sản của người khác. Nên cẩn thận trong lời nói và việc làm để tránh gây tai hại cho người khác.

* Nên tỏ lòng biết ơn với những người đã gia ơn cho mình, như cha mẹ, thầy tổ, và cả xã hội nữa. Mọi người trong xã hội đều tương thuộc và tương liên với nhau; để trả ơn cho mọi người, chúng ta có thể làm những việc tốt.

* Có bao nhiêu người biết ơn cha mẹ của mình? Người ta thường không biết tới công ơn của cha mẹ cho tới khi chính mình trở thành cha mẹ, hay cho tới khi cha mẹ của mình qua đời. Chúng ta có thể thực hành đạo hiếu để tỏ lòng biết ơn cha mẹ bằng cách làm tròn bổn phận, biết nghĩ tới cha mẹ, và làm theo ý của cha mẹ.

* Thà làm người nghèo mà an lạc còn hơn làm người giàu mà phiền não với nhiều tham vọng.

* Phật giáo là một nền giáo huấn, dạy chúng ta biết cách sống một đời sống hạnh phúc và mãn nguyện.

* Tình yêu đích thực thì không phân biệt, không chấp thủ, và không điều kiện. Chúng ta có thể chia xẻ tình yêu này với toàn thể chúng sinh. Tình yêu như vậy được gọi là từ bi.

* Nếu muốn mang lại hòa bình cho thế giới, chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách sửa đổi những sai lầm của mình. Hòa bình thế giới phát xuất từ an lạc nội tâm.

* Chúng ta học và thực hành giáo lý của Đức Phật là để hiểu biết trọn vẹn về cuộc đời và vũ trụ.

* Nên có ý thức và sự tử tế trong lời nói. Nói xấu người khác chỉ là phô bày tính kiêu ngạo và thiếu tự tin của mình.

* Cuộc đời này ngắn ngủi và mong manh, vậy tại sao chúng ta lại không trưởng dưỡng tâm từ bi thay vì làm những việc có hại cho chúng sinh cũng như cho bản thân ta ?

* Xây dựng nếp sống đức hạnh là giữ lòng tử tế, nói lời tử tế, và làm điều tử tế vì lợi ích của người khác.

* Người khôn ngoan thì không nghĩ tới chuyện mình được lợi hay không được lợi, được như vậy người đó luôn luôn sống trong an lạc nội tâm.

* Chúng ta thực hành hạnh bố thí là để giải trừ tham, sân, si, và kiêu ngạo.

* Khi giúp đỡ người khác, chúng ta nên nghĩ tới việc làm lợi ích cho xã hội hay toàn thế giới chứ không chỉ giúp đỡ những người nào mình thích. Mở rộng sự quan tâm của mình thêm ý nghĩa, tự do, và hạnh phúc.

* Những lời dạy của Đức Phật là giáo lý của trí huệ. Sống theo Phật pháp là làm cho cuộc đời cuûa mình trở nên minh triết và an lạc.

* Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải tự xét mình trước hết. Khổng Tử nói: “ kỷ sở bất dục, vật thi ư nhơn”, có nghĩa là: 'Những điều gì mình không muốn, đừng bao giờ làm cho người khác"( Do not give to others what you yourself do not desire). Câu này muốn nói rằng chúng ta phải có lòng nhân đạo và thành thực. Nếu muốn người khác cười với mình thì mình phải cười với họ trước. Trong xử sự chúng ta không nên tìm lợi lộc cho riêng mình, mà nên làm việc vì lợi ích chung.

* Một hành giả chân chính thì không bao giờ tìm lỗi người khác. Khi nghĩ tới tội lỗi của người khác thì đó chính là sự phiền não của mình. Người nào cũng có những mặt tốt và những mặt xấu, nhưng chúng ta nên tập nhìn vào những điều tốt của người khác và cố gắng tôn trọng mọi người.

 

 

THE ART OF LIVING’

HOUSTON, TEXAS

 

CHAPTER ONE

THE EDUCATION OF BUDDHA SHAKYAMUNI,

OUR ORIGINAL TEACHER

 

“Education – The field of study concerned with teaching and learning.”

-THE AMERICAN HERITAGE DICTIONARY

 

 Buddhism is an education about our living environment and us. The Buddha teaches us to recognise ourselves; our thought, speech, and actions and the consequences they evoke. Most importantly, the Buddha wants us to restore our original and complete wisdom. He teaches that everyone possesses the ability to attain complete understanding of life and the universe, and it is only because of delusion that we are unable to realize it. We are blinded by discrimination, wandering thoughts and attachments, and forget the original pure mind of our self-nature. In this way, we have caused ourselves much unneeded suffering.

 The Buddha also teaches us to view our environment clearly. Environment refers to the people, matters, and objects we come across everyday. When our hearts are free from discriminatory thoughts and attachments, we will be able to view everything clearly and deal with them appropriately. Thus, we can live in harmony with others and succeed in all our endeavours.

 What did the Buddha mean when he taught us to cultivate? His intent was mainly to rid us of our delusions and attachments. If we drew together the Six Principles of practice taught by the Buddha, we would only end p with the practice of giving. Giving simply means to let go. If we can let go of our greed, anger, ignorance and arrogance, then we would always dwell in purity of mind. If we can let go of all discriminations, worries and attachments, then we would attain peace, spiritual liberation, health and longevity. If we can let go of our own views and work together for the benefit of others, then we can achieve harmony with others, harmony in society, and ultimately, world peace. From this, we can see that the main practice of the Buddha’s teaching is none other than giving.

 When Buddha Shakyamuni was in the world, he not only used words to teach, but made an example of himself for all living beings to follow. He let go of all desires, worldly enjoyments, fame and wealth to lead the life of a left-home person. He lived a life of simplicity, purity of mind and body, and happiness. Ordinary people might see this as bitter and miserable, but this is only due to their lack of understanding. One with wisdom would view things differently. The wise would see the Buddha’s life as one of true liberation, happiness and fulfilment. The Buddha does not have useless thoughts, discriminations, attachments, or worries. How at ease he is! He accords with all conditions and emanates wisdom in every thought and action to teach sentient beings in this world.

 The Buddha live lives if wisdom, while ordinary people live lives of affliction. Buddha Shakyamuni’s teachings show us how to change afflicted lives into ones of great wisdom. From these teachers, we will learn how to restore the ultimate and complete wisdom and abilities of our self-nature; allowing us to attain true happiness and prosperity. This, is the Buddha’s Education.


CHAPTER TWO

THE FOUR KINDS OF BUDDHISM TODAY

 

 In our world today, there are at least four different types of Buddhism. The first is the authentic Buddhism, the education of understanding the true reality of life and the universe originally taught by Buddha Shakyamuni. Unfortunately, the authentic education is rare and difficult to encounter nowadays. The remaining types of Buddhism are more or less distortions of the original teachings.

 The second type is the religious Buddhism. Originally, Buddhism was not a religion, but now it has become one. We can no longer deny that there is a Buddhist religion because everywhere we look, especially in Asia, it is displayed as a religion. Unlike the monasteries in the past, which held eight-hour classes per day and provided another eight hours for self-cultivation, today’s Buddhist temples no longer uphold such a perseverance of the Buddha’s Teachings. Today we mainly see people making offerings to the Buddha statues and praying for blessings and fortune. In this way, Buddhism has been wrongly changed into a religion.

 The third type of Buddhism is the philosophical study of the Buddha’s teachings. Many universities today offer courses on the study of Buddhist Sutras, considering the teaching as a philosophy. The content of the Buddha’s education is actually a complete university of knowledge and wisdom. Philosophy is only one of its courses. Just as it is wrong to recognize a university as a single course, it is also inappropriate to think of and limit the Buddha’s education to only a philosophy. The Buddha’s education can help us resolve our problems – from family difficulties to the great issue of life and death. The Buddha’s teachings are profound and vast, and teach us the truths of life and the universe. It should not be mistaken as only a philosophy.

 The fourth type of Buddhism we see in our world today is the deviant and externalist Buddhism. This is an extremely unfortunate distortion, which only came to be in the past thirty to forty years. Religious Buddhism persuades people to be decent and philosophical Buddhism pursues truth, neither cause much harm to society. However, if Buddhism is changed into a deviant and externalist path, using the weakness of human nature to cheat and harm living beings, disturbing the peace and safety of society, then this conversion has gone too far. The speech and actions of these deviant and external paths can be very attractive and enticing. One should be very careful as not to be misled by these deviant ways or regretting it would be too late.

 These four types of Buddhism exist in our society today, we should recognize them for what they are and think carefully as to which way is most beneficial to us and the one we will ultimately follow.


CHAPTER THREE

THE ART OF LIVING / SELECTED PASSAGES

 

 Our goal in studying Buddhism is to open up our wisdom; to attain this goal, we cultivate purity of mind. In today’s society, our greatest obstacles are TV, radio, newspapers and magazines – these all contain contents that can pollute our minds. I often persuade people not to read or listen to these things. When our hearts are free from these unneeded afflictions, we can live every day in peace and happiness; thus, allowing our minds to return to purity. With an undeluded mind, one will see matters of life clearer, more deeply and farther than others. This is because a settled and concentrated mind is a mind of wisdom. The key in cultivating the Buddha’s teachings is having a settled and concentrated mind. In practicing the Pure Land method, purity of mind is a foremost importance.

 The Infinite Life Sutra teaches us to cultivate purity, equality and enlightenment. Being mindful of the Buddha is cultivating the above, for Buddha Amitabha is purity, equality, and enlightenment. When we recite the Buddha’s name, we are reminded of these qualities.

 In China, Buddhism can be divided into ten schools, Aside from the two Small Vehicle schools, which have already declined, the eight remaining schools belong to the Great Vehicle. Two schools (Zen and Shing) enter the Buddha’s teachings through the method of “Enlightenment”. They seek the great enlightenment, to understand the heart/mind and uncover the self-nature. Usually, those of lesser capabilities to become enlightened on their own have much difficulty in reaching their goals through this method. Thus, to cultivate the Zen School requires a high level of wisdom, ability and a considerably pure mind. Without these, one would have to start learning from the basis of Buddha Shakyamuni’s teachings.

 The study of these teachings is to help establish proper understanding and viewpoints; thus, the method of “Proper Views and Knowledge” is used here to enter the Buddha’s teachings. There are four schools in this category (Tian Tai, Shian Shou, Fa Shiang and San Lwun) The practitioners of these schools study and follow the teachings of Buddha Shakyamuni to correct their erroneous views, thoughts, and actions. Most people are capable of learning this method, but it is a long journey, such as going to school. One must start from elementary school, then gradually advance grade by grade to junior high, high school, and college. In finishing one grade, one attains, the benefit of that single grade. The final two schools are the Pure Land and the Esoteric. These stress the importance of cultivating purity of mind; thus, their method of practicing the Buddha’s teachings is through purity. People of all capabilities, regardless of whether they are intelligent or less able can practice the Pure Land School. All can practice and succeed in cultivating Pure Land method. On the other hand, the Esoteric School requires a high level of purity of mind, making it very difficult to reach attainment.

 The difference between the cultivation of purity in the Pure Land School and the Esoteric School is that the Pure Land School teaches us to cultivate purity of mind away from pollution, while the Esoteric School teaches us to cultivate purity of mind in the midst of pollution. The latter involves a state of being immersed in pollution but not being contaminated; naturally, this state is too difficult for most people to attain.

 True wisdom arises from purity of mind, thus, the wisdom spoken of in the Buddha’s teachings is not attained from reading and studying books; the wisdom we attain from reading and studying is only worldly knowledge and not true wisdom.

 True wisdom is the function of our self-nature. Our self-nature is complete with infinite wisdom, virtues and abilities; qualities that are present in everyone’s self-nature and we need to know how to bring them out.

 “Buddha” is Purity, Equality and Enlightenment. The Buddha’s teachings can be summarized into ten simple phrases:

 

True Sincerity

towards others.

Purity of mind

within,

Equality

in everything we see.

Proper Understanding

of life and the universe,

Compassion

in helping others in a wise, unemotional and unconditional way,

See through

to the truth of impermanence,

Let go

of all wandering thoughts and attachments,

Attain Freedom

of mind and spirit,

Accord With Conditions

to go along with the situation,

Be Mindful of Buddha Amitabha

Following his teachings and vowing to be born into the Pure Land.

 

 The first five represent the Buddha’s heart and the virtues of our self-nature. Presently we are unable to completely manifest these qualities due to our lack of cultivating the latter five. Diligent practice is needed to bring out these virtues of the Buddha-nature within us.

 The ultimate goal in learning Buddhism is the great Perfection. In all walks of life, Buddhas and Bodhisattvas act as role models for all people to follow. Students of the Buddha can be good examples of all others. Families that follow the Buddha’s teachings can behave in a way that is worthy of being the role model for all families. If one is still a student, then one’s schoolwork, conduct and health become ane example for one’s classmates. This is being a student of the Buddha. In going to work or running a business, one can be a role model for all businesspersons to follow. Thus, everything in the Buddhadharama can be number one. A family dwelling in perfect wisdom is the most content, fortunate and happy family in the world.

 Buddhism is the education of wisdom; it encompasses all things and exceeds the boundaries between countries, races and religions. Since Buddhism is an education, followers of all religions are welcome and can learn and cultivate this education of true wisdom.

 In the Visualization Sutra, the Three Conditions are the foundation of cultivation in Buddhism. Upon perfecting the Three Conditions, one will have complete wisdom, fortune and virtue.

 The first condition consists of four practices based on the fundamental moral of humankind:

 

1) Being filial to our parents,

2) Respecting teachings and elders,

3) Being compassionate and not killing an living being and

4) Following the Ten Good Conducts.

 

The second condition consists of three practices based on cultivating the self:

 

5) Taking Refuge in the Triple Jewels,

6) Abiding by precepts, rules and customs,

7) Conducting ourselves in a proper and dignified manner.

 

The third condition consists of four practices, which follow the practices of Bodhisattvas:

 

8) Generating the Bodhi mind,

9) Deeply believing in the Law of Cause and Effect,

10) Reciting and upholding the Mahayana sutras and

11) Encouraging others on the path to Enlightenment.

 

Altogether, these eleven practices, each having its profound and vast meaning, needs to be put into use in everyday life, for they are the foundation of the forty-nine years of teachings given by Buddha Shakyamuni.

 Great Vehicle Buddhism in China can be represented by the great Bodhisattvas of the Four Famous Mountains. First is Earth Treasure Bodhisattva of Jiuhua Mountain representing filial piety and respect. Second is Guan Yin (Great Compassion) Bodhisattva of Putuo Mountain, representing compassion. Third is Manjushri Bodhisattva of Wutai Mountain, representing wisdom. Fourth is Universal Worthy Bodhisattva of Emei Mountain, representing true practice. These four great Bodhisattvas represent the core of cultivation. As beginners, we start learning from Earth Treasure, for the earth is the root of life of all living beings. Because the great earth nurtures all beings and is the treasury of all that is precious, the Buddha uses it to represent our “mind ground” or “mind earth”. Our true mind/original nature is complete with infinite wisdom, virtuous abilities and talents; we must know how to open this treasury in order to attain its benefits. Earth Treasure Bodhisattva teaches us to be filial to our parents and respectful to our teachers, for in these practices lies the key to opening the treasury of our self-nature.

 The field of filial piety is vast. Our parents have shown us great kindness in bringing us up and in educating us, therefore, we should not only nurture their aging bodies, but we should also nurture their spiritual well-being and minds thus helping them to be happy; this is practicing filial piety.

 Regarding the practice of filial piety, we should strive to do our best in living up to our parent’s expectations. When they wish us to be good persons and the benefit society, we should do so; to act otherwise would be unfilial. For children going to school, it would be unfilial to do poorly in schoolwork, causing one’s parents to be worried and disappointed. It would be unfilial if one’s conduct was poor, of it one’s health was poor, or if one was disrespectful to one’s teachers or could not get long with others. After reaching adulthood and entering society, it would be unfilial to be rebellious towards one’s boss or unable to cooperate with co-workers, causing one’s parents to worry. From these, we realize how vast the field of cultivating filial piety really is, and that the entire Buddhadharma is actually just teaching the Way of Filial Piety. In Buddhism, the perfection of filial piety is only completed upon reaching Unsurpassed Enlightenment of Buddhahood.

 Nowadays, humankind has been seriously polluted in heart, thoughts, views, spirit and body, thus leading to the appearance of many strange illnesses. The root cause of illness and disease is pollution; if one’s body and mind are pure one will not fall ill or grow old. To not become ill or grow old is true happiness and good fortune. To attain this goal, we only need to learn and cultivate according to the Buddha’s teachings.

 In our world today, where foods have been polluted by poisons, we should harbour compassion, for compassion is the antidote for all poisons. A truly compassionate heart can neutralize all poisons. The Buddha once said, “All dharmas arise from the mind.” Thus, a pure, equal and enlightened mind/heart naturally brings health to one’s body.

 When we recite morning and evening ceremonies in front of the Buddha and Bodhisattva images, it is just as if we were vowing to abide by their teachings right in their presence. Morning recitation acts as a reminder, preventing us from forgetting the Buddha’s teachings, and reminding us to act accordingly in the course of the day. Evening recitation is a reflection of the day’s practice, checking to see if we acted according to the Buddha’s teachings. If we did, then we can work even harder next time, if not, then we need to reform, seeking to renew ourselves each day. Only by practicing in this way can true benefits be attained. Morning and evening recitations are the most basic practices in learning Buddhism. It is necessary to remind ourselves each day and reflect and reform.

 One who wishes to become a student of the Buddha should first learn from Maitreya Bodhisattva, better known in America as “The Happy Buddha.” Maitreya Bodhisattva represents the most basic conditions necessary to become a Buddhist - a smiling face and a big heart, represented by his big belly. All the Buddha images serve to remind us of the teachings and are not idols or gods of worship. “The Happy Buddha” teaches us to give rise to a non-discriminating mind and to be happy; thus being able to enter the Buddha Way.

 The content of the Buddha’s teachings is infinitely profound and vast; one is unable to speak of it all, for the essence of it is unfathomable. Understanding it can bring great help tour living, work and interacting with all people, matters and affairs. Buddhism truly surpasses the boundaries of nationality, race and religion – it encompasses everything. The Buddha’s teaching is truly a perfectly complete education.


CHAPTER FOUR

TAKING REFUGE IN THE TRIPLE JEWEL

 

 Taking Refuge means to return and rely. When we take refuge in the Buddha, we are returning from our deluded state of mind and relying upon an Awakened, Enlightened Mind. When we take refuge in the Dharma, we are returning from deviant views and relying upon proper views and understanding. When we take refuge in the Sangha, we are returning from pollution and disharmony and relying upon Purity of Mind and the Six Principles of Living in Harmony. Taking refuge in the Triple Jewels restores the complete wisdom and abilities of our Self-Nature. We will attain Purity, Equality, Honest, Freedom, Compassion and overall, True Happiness.

 

The Buddha Jewel

 

 Buddha is a Sanskrit meaning Awareness and Enlightenment. When we take refuge in the Buddha, we vow to return from blind faith and delusion and rely upon Understanding and Awareness as a way of life. Images of the Buddha serve as a reminder for us to practice awareness and understanding, and are not objects of worship. Prostrating and showing respect towards these images are only ways to counter arrogance and cultivate humility. This is taking refuge in the Buddha.

 

The Dharma Jewel

 

 Dharma means Proper Understanding and Views. Delusion has obstructed us from seeing the true face of people and the reality behind matters and objects. This has caused us to look at life and the universe in a distorted and deviant way. When delusion is cleared and our minds are pure to an extent, we give rise to wisdom. With wisdom, we are able to see all people and matters completely and clearly. When our hearts are pure, we can see the past, present and future. Only when we have clearly seen the Whole can our viewpoint and Understanding be considered Proper.

 The Buddha’s mind is pure without the slightest pollution and therefore sees everything clearly and entirely. We can rely upon the Sutras, recorded teachings of the Buddha, because they speak entirely of the truths the Buddha has seen. They teach and show us the way to attain Purity of Mind, to see life and the universe most clearly, and become just like the Buddhas. When we encounter sutras, we should immediately forth a mind of respect and remind ourselves to cultivate Right Understanding and Views. This is taking refuge in the Dharma.

 

The Sangha Jewel

 

 Sangha means purity and harmony. Today’s world is filled with pollution; pollution of mind, spirit, views and body. Even the earth and the atmosphere are hazardly polluted. The Buddha taught, “The environment changes according to the mind.” We should return from all these pollution and rely upon purity of mind. Purity of mind is the key to saving our Earth.

 There is also great disharmony in our world today, among spouses, families, friends, societies and countries which has brought us much suffering and many disasters. The Buddha taught us to rely upon the Six Principles of Living in Harmony to establish harmonious relationships between others and ourselves.

 Sangha also refers to a group of four or more persons who practice the Buddha’s teachings and abides by the Six Principles of Living in Harmony. This includes the life-home people we may encounter. When we see left-home people, we should immediately give rise to a mind of purity and harmony. This is taking refuge in the Sangha.


THE THREE REFUGES

 

To the Buddha I return and rely,

returning from delusions and

relying upon

Awareness and Understanding.

 

To the Dharma I return and rely,

returning from erroneous views and

relying upon

Proper Views and Understanding.

 

To The Sangha I return and rely,

returning from pollution and disharmony

and relying upon

Purity of Mind and the

Six Principles of Harmony.

 


CHAPTER FIVE

HOW HOMEMAKERS CAN CULTIVATE THE BODHISATTVA WAY IN EVERYDAY LIFE

 

 It must be very tiresome to do the same kind of work everyday, and especially for homemakers. It seems as if one cannot be free from household chores for a single day, and many are greatly troubled by their duties. However, if we can learn to change our way of looking at things, we will be able to perform our chores with great joy.

 Much of the problem is that ordinary people are very much attached to the “self”. They think, “I am doing all this work; poor me, I am so tired; why should I do this for the?” The more they think this way, the more afflicted they become. If we were to learn the Bodhisattva Way, the Way of Understanding and Enlightenment, and vow to universally help all living beings, then our viewpoint would be much different.

 In following the Bodhisattva Path, the first thing we learn is the Practice of Giving. By serving the family at home, the homemaker Bodhisattva is already cultivating Giving. Giving includes the Giving of Wealth, the Giving of Teaching and the Giving of Fearlessness. The Giving of Wealth can be divided into outer wealth and inner wealth. For example, outer wealth refers to making money for our family and providing the means for living. Inner wealth refers to using our physical energy and wisdom to support our family. So, the practice of giving can be completed perfectly at home.

 When we do our housework with care and organize our home to be clean and neat, this is bringing comfort to the family and admiration from our neighbours; this is cultivating the Practice of Precept Observation. Abiding by precepts simply means abiding by rules – rules of the country, society and family, and doing everything in an organized and proper way. Endurance in doing our chores without complaint or fatigue is cultivating the Practice of Patience. In seeking improvement everyday, hoping that tomorrow’s attainment will exceed that of today’s, is cultivating the Practice of Diligence. In performing one’s various duties daily but still maintaining a pure and undeluded heart, is cultivating the Practice of Concentration in Purity of Mind, being apart from discriminating thoughts and attachments. From within purity of mind, one will give rise to wisdom, and will be filed with inner peace and happiness, this is cultivating the Practice of Wisdom. Thus, with true understanding, we will discover that these Six Principles Cultivated by Bodhisattvas (Giving, Precepts Observation, Patience, Diligence, Concentration in Purity of Mind and Wisdom) can be practiced to perfection in the everyday acts of dusting, sweeping, washing and cooking.

 Once we have performed our duties well, we become role models for homemakers all over the world and an example for all families to follow. Thus, not only can be help our neighbours, but extended, we can influence society, the country, and even the world in a positive way. From this we come to see that in dusting, sweeping, washing, and cooking, a homemaker Bodhisattva is actually carrying out the great vow of helping all living beings. This is truly being a student of the Buddha. So, if we can contemplate our duties as described above, we will be filled with peace and happiness in our work. How then could anything trouble us?

 The most important factor in learning and cultivating the Buddha’s teachings is that one be able to practice them in everyday life. Understanding this, we would be able to practice the Six Principles Cultivated by Bodhisattvas at our work and office. A Bodhisattva, in all walks of life, whether appearing as a man, woman, elder, or child, cultivates by living up to his/her own responsibilities. Cultivation and living are one – this is the life of enlightened beings.


CHAPTER SIX

SELECTED PASSAGES FROM LIVING BUDDHISM

 

  • Buddhism is an education, not a religion. We do not worship the Buddha, we respect him as a teacher. His teachings enable us to leave suffering and attain true happiness.

 

  • It is best to treat all people with respect and sincerity, being responsible for our actions and careful when handling other’s property. Be conservative with speech and actions to avoid harming others.

 

  • It is best to show our gratitude to those who have shown us kindness, such as parents, teachers and even society. Everyone in the society is interdependent and inter-related; we can practice good deeds to repay them.

 

  • How many people recognize the kindness shown by parents? Usually, people do not realize until they themselves become parents or lose their parents. We can show our gratitude through practicing filial piety by being responsible, considerate and compliant to our parents.

 

  • To be a poor, content, and happy person is better than being one who is rich, worried, and afflicted with greed.

 

  • Buddhism is a teaching, which shows us how to live a happy, fulfilling, and content life.

 

  • True love is undiscriminating, unattaching, and unconditional; we can share this love with all beings. This is called compassion.

 

  • If we wish to bring peace to the world, we need to start by changing our erroneous ways. World peace stems from inner peace.

 

  • Our goal in studying the Buddha’s teachings and cultivation is to attain complete understanding of life and the universe.

 

  • Be considerate and kind in your speech. To put down another person is only proving your own arrogance and lack of self-confidence to others.

 

  • Life is short and fragile, why not cultivate kindness instead of committing acts which cause harm to living beings and oneself?

 

  • Cultivating virtue is to keep a kind heart, speak kind words and do kind acts to benefit others.

 

  • Wise persons do not harbour feelings of gain or loss. In this way, they constantly dwell in the joy of possessing great peace of mind.

 

  • The point of practicing giving and charity is to forsake greed, hatred, ignorance, and arrogance.

 

  • When helping others, we should think about benefiting the entire society or even the world instead of limiting our help to just the ones we love. Expanding the boundaries of our care for others makes our lives more meaningful, full of freedom and happiness.

 

  • The Buddha’s teachings are a teaching of wisdom. Living Buddhism is to fill our lives with utmost wisdom and happiness.

 

  • In all circumstances, we must first reflect upon ourselves. Confucius once said, “Do not give to others what you yourself do not desire”. This is teaching us to keep a humane and sincere heart. If we want others to smile at us, we must first smile at others. In dealing with matters, we must not speak personal gain but should work for the public welfare.

 

A true cultivator does not see the faults of others. When we think of others’ faults, it becomes our own affliction. Everyone has their good and bad sides, but we must learn to look at the good points of others and strive to respect all beings
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8177)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)