25 Người Thứ Ba Trở Lại

24 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 8018)


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Người thứ ba trở lại

Mùa Vu Lan năm Phât lịch 2550 đảo Hòn Đỏ (Từ Tôn) người người đến viếng thăm đông đảo. Một phần đi lễ chùa, một phần đi viếng cảnh.

Nhà sư Viên Mãn tuổi tuy đã già song vẫn còn ngồi tiếp chuyện với các đệ tử viếng thăm. Trong số quan khách có một người ngồi đăm chiêu nhìn ra trùng dương bát ngát xanh thẳm. Sư Viên Mãn chợt nhận ra và sau khi tiễn đưa khách, nhà sư đã đi đến ngồi bên cạnh vị khách .

- Bây giờ tôi mới nhận ra ông là ông Phương. Ông đến chùa đã hơn hai mươi năm rồi. Ngày đó còn thưa khách nên được nói chuyện với ông, có rất nhiều thích thú.

 Sư cụ cùng với Phương ra ngồi nơi ghế đá dưới cội bồ đề phía đông Hòn Đỏ. Sau đây là câu chuyện của hai người tri kỷ về Hòn Đỏ và chùa Từ Tôn (thật ra là chỉ có ý kiến riêng của vị khách mà thôi)

- Thưa sư cụ, hai mươi năm trước con lần đầu tiên bước chân lên Hòn Đỏ, lòng con rất an nhiên và hạnh phúc vị con đã cảm nhận được nơi này là một cảnh đẹp tự nhiên nhờ có công thầy mà nên dáng một thắng cảnh của quê hương Khánh Hòa. Bên cạnh đó ngôi chùa Từ Tôn đơn sơ nhưng đầm ấm. Giữa cảnh hoang vu và khô héo này có được một ngôi chùa, một vị sư lấy sức lao động bản thân để xây dựng. Là một kỳ tích, là một minh chứng cho cõi đời đầy phức tạp này có một công trình khiêm nhường nhưng rất đáng kính phục.

Hôm nay con trở lại nơi này, cảnh vật đã khác xưa nhưng con có một vài ý nghĩ cá biệt. Bạch sư cụ, cảm nghĩ đầu tiên của con là cảnh chùa hôm nay đẹp đẽ và tươi nhuận hơn mấy năm trước. Ở khắp nơi trên Hòn Đỏ đều có hình tượng bóng dáng của các chư vị Phật. Hòn Đỏ hôm nay có đầy đủ uy thế của một danh lam. Tuy nhiên con không khỏi nao lòng khi nhìn cảnh tượng khắp đó đây đều lưu quá nhiều bút tích, tượng Phật trên bãi đá, vách đá, hốc đá. Đã biết rằng nơi nào cũng là đất Phật, hiện thân của đấng từ bi hằng luôn có trong mọi nơi, mọi chốn. Song lòng con không thể nào ngăn được ý nghĩ là chúng ta đã thế tục hóa Hòn Đỏ. Trước đây con có một ý nghĩ rằng Hòn Đỏ là một thắng cảnh để du khách đến chiêm ngưỡng cảnh trời mây biển nước và lắng lòng đón nhận hương vị thiền khi từ thế giới thiên nhiên bước chân vào chốn thiền viện. Con vẫn hằng ao ước rằng chùa Từ Tôn luôn luôn là một thiền viện, một ngôi chùa khiêm nhượng chào đón du khách sau khi đã ngắm no đủ cảnh sắc thiên nhiên, để bước vào tĩnh lặng của tâm hồn.

Con đã hằng ao ước chung quanh đảo, chung quanh chùa có những hàng cây được trồng quy mô có ích cho chùa và cho cảnh quan, những bãi đá để môn đồ ngồi tĩnh lặng tham thiền, để du khách có đôi phút giây ngồi trút bỏ những bận rộn của thế gian trước trời mây biển cả. 

Con vô cùng buồn bã khi con nhìn thấy nơi bãi đá trước kim thân Quán Thế Âm Bồ Tát, nơi chòm cây, ghế đá, nơi có thể coi như là đẹp nhất của đảo, đã có từng nhóm người ngồi ôm nhau, mùi cá thịt nướng xông bay nồng nặc lẫn với những tiếng cười đùa phàm tục nghe đến buồn nôn. Con biết đây là một nỗi buồn của nhà chùa, một bất lực không thể nào giải quyết, một thảm trạng của sự sa sút tâm linh của một số thanh niên hiện đại.

Theo con, ngày trước con đã đi trong tĩnh lặng để nhìn ngắm cảnh trí trên đảo, lòng đã gặp thiên nhiên, hồn đã gặp được nét u trầm của chùa. Bóng chùa đã để lại trong hồn con một cảnh tượng xa xưa đã từng có trên chùa Linh Phong (còn gọi là chùa ông Núi ở Phù Cát, Bình Định.) Trong danh thắng có danh lam. Trong bóng mát của rừng có bóng ẩn hiện của mái chùa. Còn bây giờ thì dường như Hòn Đỏ đã bị thế tục hóa đi ít nhiều.

 Vẫn nhìn ra ngoài biển cả mênh mông, sư Viên Mãn chậm rãi nói trong suy tư:

- Tất cả đều là giả tạm. Cảnh con đang thấy trước mắt cũng là giả tạm. Nay đang có thì ngày mai có thể không còn nữa. Tất cả những điều con trông thấy là sự thật. Nhưng sự thật trong một giai đoạn nhất thời. Con nên biết: tất cả đều là vô thường. Những tượng Phật trên bãi đá, trong hốc đá, dưới bóng cây, trước đây bốn mươi năm không hề có. Rồi một mai cũng sẽ mất đi và chỉ còn biển và đá, trời và mây. Tất cả đều là giả tạm. Cái còn lại, chỉ còn trong tâm của con mà thôi. Để tâm hồn được yên tịnh, con nên suy ngẫm và chiêm nghiệm hai câu thơ này:

Nước mây hằng tự tại
 Vàng đá chẳng vô tri

Hãy tìm hiểu cho thật thâm sâu, con sẽ nhận thức được những ảo diệu của câu thơ. Và thông suốt tư duy về cõi đời này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Ba 2016(Xem: 4466)
Được xem như là một thiên đường thiền định chốn trời Nam, mỗi năm Thiền viện Trúc Lâm (Tp. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng) đón tiếp hàng vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh cũng như thiền tập.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7853)
Đầu năm Ất Dậu, nhân dịp mang tro cốt của ông thân tôi về Việt nam tìm nơi ký tự, tôi được thiện duyên đến Chùa Tôn Thạnh đảnh lễ Sư Ông trụ trì Thích thượng Đạt hạ Đồng, rồi được trao tặng một tập sách nhỏ, tựa: Chùa Tôn Thạnh, do nữ sĩ Trần Hồng Liên biên soạn, sở Văn hóa-Thông tin Long an ấn hành năm 2002.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5670)
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5735)
21 Tháng Tư 2015(Xem: 5519)
Chưa bao giờ như ngày nay , chùa chiền thắng tích và các cơ sở Phật giáo Việt Nam phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước , từ thành thị đến nông thốn , từ miền núi đến hải đảo ; phần lớn được phục hồi , trùng tu từ những ngôi chùa xưa đã điêu tàn trong chiến tranh , phần khác được xây dựng mới trên địa điếm cũ hoặc tọa lạc trên vùng đất mới .
17 Tháng Tư 2015(Xem: 7505)
Từ Đàm là mây lành. Đức Phật như mây lành, đem bóng mát đến cho thế gian. Trên bước đường Nam tiến của dân tộc, hãy tưởng tượng đến những người đầu tiên chọn đất dựng chùa. Trước mắt là đất mới, trên đâu là trời xanh. Có lẽ người đặt tên chùa đã tưởng tượng như vậy. Trên bầu trời xanh của nắng mới phương Nam, có bóng mây lành tỏa bóng im xuống mặt đất.