Phần Iii

19 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 4589)

commentaries_on_living-cover2J. KRISHNAMURTI 
NÓI CHUYỆN VỀ SỐNG
COMMENTARIES ON LIVING
First Series
[www.thuvienhoasen.org ]
Lời dịch: Ông Không 
TẬP I/III – Tháng 4-2012 –

Chương 50

CÁI GÌ LÀ VÀ CÁI GÌ NÊN LÀ

“Tôi đã lập gia đình và có con cái,” bà ấy nói, nhưng dường như tôi đã mất đi tất cả tình yêu. Tôi đang khô khan dần dần. Mặc dù tôi tham gia những hoạt động xã hội, chúng là một loại giết thời giờ, và tôi thấy sự vô ích của chúng. Có vẻ không thứ gì gây hứng thú cho tôi sâu thẳm và trọn vẹn. Mới đây tôi đã đi nghỉ thật lâu để thoát khỏi lề thói thuộc gia đình và những hoạt động xã hội, và tôi cố gắng vẽ; nhưng tinh thần của tôi không ở trong nó. Tôi cảm thấy hoàn toàn chết rồi, không sáng tạo, trầm uất và bất mãn sâu thẳm. Tôi vẫn còn trẻ nhưng tương lai dường như hoàn toàn tối tăm. Tôi đã suy nghĩ về tự tử, nhưng không hiểu vì sao tôi nhận thấy sự ngu xuẩn hoàn toàn của nó, tôi đang mỗi lúc một hoang mang, và bất mãn của tôi dường như không có kết thúc.”

 Bạn hoang mang về cái gì? Vấn đề của bạn là vấn đề của sự liên hệ?

 “Không, không phải. Tôi đã trải qua việc đó, và đã thoát khỏi nó mà không bị bầm giập lắm; nhưng tôi bị hoang mang và dường như không có gì gây thỏa mãn cho tôi.”

 Bạn có một vấn đề rõ rệt, hay liệu bạn chỉ bất mãn chung chung? Tại sâu thẳm chắc phải có sự lo âu nào đó, sự sợ hãi nào đó, và có thể bạn không nhận biết được nó. Bạn muốn biết nó là gì không?

 “Vâng, đó là lý do tại sao tôi đã đến gặp ông. Tôi không thể tiếp tục như thế này. Dường như không có gì quan trọng cả, và thỉnh thoảng tôi cảm thấy bị bệnh.” 

 Bệnh của bạn có lẽ là một tẩu thoát khỏi chính bạn, khỏi những hoàn cảnh của bạn.

 “Tôi khá chắc chắn nó là như vậy. Nhưng tôi sẽ làm gì đây? Tôi hoàn toàn bị tuyệt vọng. Trước khi tôi rời khỏi đây tôi phải tìm được một cách thoát khỏi tất cả đau khổ này.”

 Liệu nó là xung đột giữa hai thực sự, hay giữa cái thực sự và cái ảo tưởng? Liệu bất mãn của bạn chỉ là bất mãn, mà dễ dàng được thỏa mãn, hay liệu nó là một đau khổ không nguyên nhân? Chẳng mấy chốc bất mãn tìm ra một cái kênh đặc biệt mà qua đó nó được thỏa mãn; thật mau lẹ bất mãn có thể được kiểm soát bằng cách đưa vào một mục đích, nhưng bất mãn không thể được thỏa mãn bởi sự suy nghĩ. Liệu tình trạng tạm gọi là bất mãn này nảy sinh do bởi không tìm được sự thỏa mãn. Nếu bạn tìm được sự thỏa mãn, liệu bất mãn của bạn sẽ biến mất? Liệu thực sự bạn đang tìm kiếm một loại thỏa mãn vĩnh cửu nào đó?

 “Không, không phải như thế. Tôi thực sự không đang tìm kiếm bất kỳ loại thỏa mãn nào – ít ra tôi không nghĩ rằng tôi đang tìm kiếm nó. Mọi điều tôi biết là rằng tôi đang hoang mang và xung đột, và dường như tôi không thể tìm ra phương cách thoát khỏi nó.”

 Khi bạn nói rằng bạn đang xung đột, nó phải liên quan đến điều gì đó: liên quan người chồng của bạn, con cái của bạn, những hoạt động của bạn. Nếu, như bạn nói, xung đột của bạn không phải với những điều này, vậy thì nó chỉ có thể giữa bạn là gì và bạn muốn là gì, giữa cái thực sự và cái lý tưởng, giữa cái gì là và ảo tưởng của cái gì nên là. Bạn có một ý tưởng của bạn nên là gì, và có lẽ xung đột và hoang mang nảy sinh từ sự ham muốn phải phù hợp vào khuôn mẫu tự chiếu rọi này. Bạn đang đấu tranh để là cái gì đó mà bạn không là. Liệu đó là nó?

 “Tôi đang bắt đầu thấy mấu chốt khiến cho tôi bị hoang mang. Tôi nghĩ điều gì ông nói là đúng thật.”

 Xung đột là giữa điều thực sự và điều ảo tưởng, giữa cái mà bạn là và cái mà bạn ưa thích là. Cái khuôn mẫu của ảo tưởng đã được vun quén từ thời niên thiếu và đã liên tục mở rộng và khoét sâu, đang phát triển đối nghịch cái thực sự, và đang liên tục được bổ sung bởi những hoàn cảnh. Ảo tưởng này, giống như tất cả những lý tưởng, những mục đích, những không tưởng, đang mâu thuẫn với cái gì là, cái rành rành, cái thực sự; vì vậy ảo tưởng là một tẩu thoát khỏi cái mà bạn là. Chắc chắn, tẩu thoát này tạo ra sự xung đột vô ích của những đối nghịch; và tất cả những xung đột, bên trong hay bên ngoài, đều hão huyền, vô ích, ngu xuẩn, đang tạo ra hoang mang và thù hận.

 Vì vậy, nếu tôi được phép giải thích, xung đột của bạn nảy sinh từ xung đột giữa bạn là gì và ảo tưởng của bạn nên là gì. Ảo tưởng, lý tưởng, là không thực sự; nó là một tẩu thoát tự chiếu rọi, nó không có tánh thực sự. Cái thực sự là bạn là gì. Bạn là gì còn quan trọng hơn bạn nên là gì. Bạn có thể đang hiểu rõ cái gì là, nhưng bạn không thể đang hiểu rõ cái gì bạn nên là. Không có đang hiểu rõ về một ảo tưởng, chỉ có đang hiểu rõ về phương cách nó hiện diện. Ảo tưởng, hoang đường, lý tưởng, đều không có giá trị; nó là một kết quả, một kết thúc, và điều gì quan trọng là đang hiểu rõ qui trình mà qua đó nó đã hiện diện.

 Muốn đang hiểu rõ cái mà bạn là, dù vui thú hay khó chịu, ảo tưởng, lý tưởng, tương lai tự chiếu rọi, phải hoàn toàn kết thúc. Chỉ như thế bạn mới có thể xóa sạch cái gì là. Muốn đang hiểu rõ cái gì là, phải có sự tự do khỏi tất cả mọi xao nhãng. Xao nhãng là chỉ trích hay nhận xét về cái gì là. Xao nhãng là so sánh; nó là kháng cự hay kỷ luật chống lại cái thực sự. Xao nhãng chính là sự nỗ lực hay sự ép buộc để hiểu rõ. Tất cả những xao nhãng là một cản trở cho sự theo đuổi mau lẹ về cái gì là. Cái gì là không đứng yên; nó đang chuyển động liên tục, và muốn theo sát nó cái trí phải không bị trói buộc vào bất kỳ niềm tin, vào bất kỳ hy vọng của thành công hay sợ hãi của thất bại. Chỉ trong nhận biết thụ động và tỉnh táo, cái gì là được nở hoa. Nở hoa này không thuộc thời gian.

_________________________________________________

 

Chương 51

MÂU THUẪN

 

Ô

ng ấy là một người chính trị nổi tiếng và vững vàng, hơi hơi kiêu ngạo, và vì vậy bộc lộ sự nóng nảy của ông ấy. Có giáo dục cao, ông ấy suy nghĩ khá sâu sắc và quanh co trong những phơi bày của ông ấy. Ông ấy không thể tinh tế, bởi vì ông ấy quá dính dáng đến sự nhân nhượng; ông ấy là công chúng, chính thể, quyền hành. Ông ấy là một người nói năng lưu loát, và chính lưu loát đó là sự bất hạnh riêng của nó; ông ấy không thoái hóa, nhờ thế có ảnh hưởng với công chúng. Ông ấy đang ngồi trông bất an lạ lùng trong căn phòng đó; người chính trị thật xa xôi, nhưng con người ở đó, căng thẳng và nhận biết về chính ông ấy. Những khoác lác ầm ĩ, những kiêu ngạo cực kỳ không còn nữa, và có sự tìm hiểu, quan tâm đầy lo âu, và tự phơi bày của ông ấy.

 Mặt trời chiều muộn đang đến qua cửa sổ, và thế là cũng cả những tiếng ồn của giao thông. Những con vẹt, những vệt sáng xanh rực rỡ, đang quay lại từ chuyến dạo chơi trong ngày của chúng để nghỉ đêm trong sự bao dung an toàn giữa những cái cây của thành phố, những cái cây rất to đó mà được tìm thấy dọc theo những con đường và trong những cái vườn riêng. Khi chúng bay, những con vẹt bật ra những âm thanh rít lên rất khó chịu. Chúng không bao giờ bay trong một đường thẳng nhưng rơi xuống, lên cao, hay lượn qua hai bên, luôn luôn huyên thuyên và gọi nhau. Đường bay và những tiếng kêu của chúng mâu thuẫn với vẻ đẹp riêng của chúng. Thật xa trên biển cả có một cánh buồm trắng cô đơn. Một nhóm ít người lấp đầy căn phòng, một tương phản của màu sắc và suy nghĩ. Một con chó nhỏ đi vào, nhìn quanh và đi ra, chắc chắn không ai nhận thấy, và tiếng chuông chùa đang ngân nga.

 “Tại sao có mâu thuẫn trong sống của chúng tôi?” ông ấy hỏi. “Chúng tôi nói về những lý tưởng của hòa bình, của không bạo lực, và tuy nhiên tạo tác cái mầm cho chiến tranh. Chúng tôi phải là những người rất thực tế và không là những người mơ mộng. Chúng tôi muốn hòa bình, và tuy nhiên những hoạt động sống hàng ngày của chúng tôi cuối cùng đều dẫn đến chiến tranh; chúng tôi mong muốn ánh sáng, và vẫn vậy chúng tôi lại đóng kín cửa sổ. Chính qui trình suy nghĩ của chúng tôi là một mâu thuẫn, muốn và không muốn. Có lẽ mâu thuẫn này vốn có sẵn trong bản chất của chúng tôi, và vì vậy khá vô vọng để cố gắng hiệp thông, để là tổng thể. Dường như tình yêu và hận thù luôn luôn theo cùng nhau. Tại sao có sự mâu thuẫn này? Liệu nó không thể tránh khỏi? Liệu người ta có thể thoát khỏi nó? Liệu chính thể hiện đại có thể hoàn toàn cho hòa bình? Liệu nó có khả năng để hoàn toàn là một? Nó phải làm việc cho hòa bình nhưng tuy nhiên lại chuẩn bị cho chiến tranh; mục đích là hòa bình qua sự chuẩn bị cho chiến tranh.”

 Tại sao chúng ta có một quan điểm cố định, một lý tưởng, bởi vì sự chệch hướng của nó tạo ra sự mâu thuẫn? Nếu không có quan điểm cố định, không có kết luận, sẽ không có sự mâu thuẫn. Chúng ta thiết lập một điểm cố định, rồi sau đó lang thang khỏi nó, mà được hiểu là một mâu thuẫn. Chúng ta đến một kết luận qua những phương cách quanh co và tại những mức độ khác nhau, và sau đó cố gắng sống hòa hợp với kết luận hay lý tưởng đó. Bởi vì chúng ta không thể, một mâu thuẫn được sinh ra; và sau đó chúng ta cố gắng xây dựng một cái cầu giữa những cố định, những lý tưởng, những kết luận, và sự suy nghĩ hay hành động mà phủ nhận nó. Đang xây cầu này được gọi là sự kiên định. Và chúng ta quá khâm phục một người mà kiên định, mà bám vào kết luận của anh ấy, vào lý tưởng của anh ấy! Một người như thế chúng ta coi như một vị thánh. Nhưng người dốt nát cũng kiên định, họ cũng bám vào những kết luận của họ. Không có sự mâu thuẫn trong một con người mà cảm thấy chính anh ấy là Napoleon, anh ấy là sự hiện thân của kết luận của anh ấy; và một người hoàn toàn đồng hóa cùng lý tưởng của anh ấy chắc chắn bị rối loạn thần kinh.

 Kết luận mà chúng ta gọi là một lý tưởng có lẽ được thiết lập tại bất kỳ mức độ nào, và nó có lẽ nhận biết được hay không nhận biết được; và bởi vì đã thiết lập nó, chúng ta cố gắng phỏng chừng hành động của chúng ta đến nó, mà tạo ra sự mâu thuẫn. Điều gì quan trọng không phải làm thế nào kiên định với khuôn mẫu, với lý tưởng, nhưng khám phá tại sao chúng ta đã vun quén điểm cố định này, kết luận này; bởi vì nếu chúng ta không có khuôn mẫu, vậy thì sự mâu thuẫn sẽ biến mất. Vì vậy, tại sao chúng ta có lý tưởng, kết luận? Lý tưởng không ngăn cản hành động hay sao? Lý tưởng không hiện diện để bổ sung hành động, kiểm soát hành động hay sao? Liệu không thể hành động mà không có lý tưởng hay sao? Lý tưởng là sự phản ứng của nền quá khứ, của tình trạng bị quy định, và vì vậy nó không bao giờ có thể là phương tiện giúp đỡ giải thoát con người khỏi xung đột và hoang mang. Trái lại, lý tưởng, kết luận, gia tăng sự phân chia giữa con người và con người và vì vậy đẩy nhanh qui trình của không hiệp thông.

 Nếu không có điểm cố định, không lý tưởng để từ đó chệch hướng, không có sự mâu thuẫn cùng thôi thúc phải kiên định của nó; vậy thì chỉ có hành động từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; và hành động đó sẽ luôn luôn tổng thể và đúng đắn. Đúng đắn không là một lý tưởng, một hoang đường, nhưng cái thực sự. Cái thực sự có thể được hiểu rõ và được xóa sạch. Đang hiểu rõ cái thực sự không thể gieo mầm hận thù, ngược lại những ý tưởng lại có. Những lý tưởng không bao giờ có thể tạo ra một cách mạng cơ bản, nhưng chỉ một tiếp tục được bổ sung của cái cũ kỹ. Có cách mạng liên tục và cơ bản chỉ trong hành động từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mà không bị đặt nền tảng trên một lý tưởng và vì thế được tự do khỏi kết luận.

 “Nhưng một chính thể không thể được điều hành trên nguyên tắc này. Phải có một mục đích, một hành động được lên kế hoạch, một nỗ lực được tập trung về một chủ đề đặc biệt. Điều gì ông nói có lẽ ứng dụng được cho cá thể, và tôi thấy trong nó những khả năng ứng dụng vô cùng cho chính tôi; nhưng nó sẽ không làm việc trong hành động tập thể.”

 Hành động được lên kế hoạch cần sự thay đổi liên tục, phải có sự điều chỉnh đến những hoàn cảnh đang thay đổi. Hành động theo một bản thiết kế cố định chắc chắn sẽ thất bại nếu bạn không cân nhắc những yếu tố vật chất và những áp lực tâm lý. Nếu bạn lên kế hoạch xây dựng một cây cầu, bạn không những phải làm một bản thiết kế về nó, nhưng bạn còn phải nghiên cứu đất, vùng đất nơi nó sẽ được xây dựng, nếu không kế hoạch của bạn sẽ không thỏa đáng. Có thể có hành động trọn vẹn chỉ khi nào tất cả những sự kiện vật chất và những áp lực tâm lý của qui trình tổng thể của con người được hiểu rõ, và đang hiểu rõ này không lệ thuộc vào bất kỳ bản thiết kế nào. Nó đòi hỏi sự điều chỉnh mau lẹ, mà là thông minh; và chỉ khi nào không có thông minh thì chúng ta mới dựa vào những kết luận, những lý tưởng, những mục tiêu. Chính thể luôn thay đổi; những người lãnh đạo của nó có lẽ cố định, nhưng chính thể, giống như cá thể, đang sống, năng động, và cái gì đang sống không thể bị sắp xếp trong một trói buộc của một bản thiết kế. Thông thường chúng ta thiết lập những bức tường quanh chính thể, những bức tường của những kết luận, những lý tưởng, hy vọng giam cầm nó; nhưng một việc đang sống không thể bị giam cầm mà không giết chết nó, vì vậy chúng ta xúc tiến giết chết chính thể và sau đó đúc khuôn nó tùy theo bản thảo của chúng ta, tùy theo lý tưởng. Chỉ một vật chết rồi mới có thể bị ép buộc tuân phục vào một khuôn mẫu; và bởi vì sống đang chuyển động liên tục, có mâu thuẫn khoảnh khắc chúng ta cố gắng xếp đặt sống vào một khuôn mẫu cố định hay một kết luận. Tuân phục vào một khuôn mẫu là sự không hiệp thông của cá thể và thế là của chính thể. Lý tưởng không vượt trội hơn sống, và khi chúng ta khiến cho nó là như thế có rối loạn, hận thù và đau khổ.

_________________________________________________

 

Chương 52

GHEN TUÔNG

 

M

ặt trời sáng rực trên bức tường trắng xóa đối nghịch, và sự chói lọi của nó khiến cho những bộ mặt không rõ ràng. Một bé gái, không có sự nhắc nhở của người mẹ, đến ngồi bên cạnh, mở to mắt và thắc mắc không hiểu tất cả mọi chuyện này là gì. Bé đã vừa tắm rửa và mặc quần áo sạch sẽ, và có vài bông hoa trên mái tóc của em. Bé lanh lẹ quan sát mọi việc, như những đứa trẻ thường làm, mà không ghi lại quá nhiều. Hai mắt em lóe sáng, và em hoàn toàn không biết phải làm gì, liệu khóc lóc, cười đùa hay nhảy nhót; thay vì thế, em cầm tay tôi và nhìn nó bằng một thích thú mê mải. Chốc lát em quên tất cả những người trong phòng, thanh thản đặt đầu của em trên đùi tôi và ngủ say. Đầu của em đẹp đẽ và tròn trịa; em trong sáng lắm. Tương lai của em cũng bị rối loạn và đau khổ như tương lai của những người khác trong căn phòng này. Em cũng không tránh khỏi xung đột và đau khổ giống như mặt trời đó trên bức tường; vì vậy để được tự do khỏi đau khổ và xung đột cần sự thông minh tột đỉnh, và giáo dục lẫn những ảnh hưởng quanh em sẽ lo liệu để em được khước từ thông minh này. Tình yêu quá hiếm hoi trong thế giới này, ngọn lửa không khói đó; khói đang bao bọc, đang gây ngột ngạt, đang mang lại khổ não và những giọt nước mắt. Bởi khói bao bọc đó ngọn lửa hiếm khi nào được thấy; và khi khói đó trở thành quan trọng nhất, ngọn lửa tắt ngúm. Nếu không có ngọn lửa của tình yêu đó, sống không còn ý nghĩa, nó trở nên trì trệ và áo não; nhưng ngọn lửa không thể hiện diện trong vây bủa của khói đen kịt. Hai cái không thể cùng tồn tại; khói tối tăm phải kết thúc cho ngọn lửa rõ ràng hiện diện. Ngọn lửa không là đối thủ của khói; nó không có đối thủ. Khói không là ngọn lửa, nó không thể kiềm chế ngọn lửa; khói cũng không hàm ý sự hiện diện của ngọn lửa, bởi vì ngọn lửa được tự do khỏi khói.

 “Tình yêu và hận thù không thể đồng tồn tại? Ghen tuông không là một thể hiện của tình yêu? Chúng ta nắm tay, và phút kế tiếp chửi rủa; chúng ta nói những sự việc hung tợn, nhưng chốc lát sau lại ôm ấp nhau. Chúng ta cãi cọ, sau đó hôn nhau và hòa thuận. Tất cả việc này không là tình yêu, đúng chứ? Chính sự biểu lộ của ghen tuông là một thể hiện của tình yêu; dường như chúng theo cùng nhau, giống như ánh sáng và bóng tối. Tức giận mau lẹ và sự âu yếm – đây không là sự trọn vẹn của tình yêu hay sao? Con sông cả cuồng nộ lẫn êm đềm; nó chảy qua bóng mát và ánh mặt trời, và trong đó có sẵn vẻ đẹp của con sông.”

 Chúng ta gọi tình yêu là gì? Nó là toàn cánh đồng này của ghen tuông, của dục vọng, của những từ ngữ hằn học, của âu yếm, của nắm tay nhau, của cãi cọ và bịa đặt. Đây là những sự kiện trong cánh đồng này của tạm gọi là tình yêu. Tức giận và âu yếm là những sự kiện hàng ngày trong cánh đồng này, đúng chứ? Và chúng ta cố gắng thiết lập một sự liên hệ giữa những sự kiện khác nhau hay chúng ta so sánh một sự kiện này với một sự kiện khác. Chúng ta sử dụng một sự kiện để chỉ trích hay bênh vực một sự kiện khác trong cùng cánh đồng này, hay chúng ta cố gắng thiết lập một liên hệ giữa một sự kiện bên trong cánh đồng này và cái gì đó phía bên ngoài của nó. Chúng ta không sử dụng mỗi sự kiện một cách tách rời, nhưng cố gắng tìm ra một liên hệ lẫn nhau giữa chúng. Tại sao chúng ta làm việc này? Chúng ta có thể hiểu rõ một sự kiện chỉ khi nào chúng ta không sử dụng một sự kiện khác trong cùng cánh đồng như một trung gian của hiểu rõ, mà chỉ tạo ra xung đột và hỗn loạn. Nhưng tại sao chúng ta so sánh những sự kiện khác nhau trong cùng cánh đồng? Tại sao chúng ta mang qua ý nghĩa của một sự kiện để bù đắp hay giải thích sự kiện khác?

 “Tôi đang bắt đầu nắm bắt điều gì ông có ý. Nhưng tại sao chúng ta làm điều này?”

 Liệu chúng ta hiểu rõ một sự kiện qua bức màn của ý tưởng, qua bức màn của ký ức? Liệu tôi hiểu rõ ghen tuông bởi vì tôi đã nắm tay bạn. Nắm tay là một sự kiện, giống như ghen tuông là một sự kiện; nhưng liệu tôi hiểu rõ qui trình của ghen tuông bởi vì tôi có một hồi tưởng của nắm tay bạn? Liệu ký ức là một trợ giúp cho đang hiểu rõ? Ký ức so sánh, bổ sung, chỉ trích, bênh vực, hay đồng hóa; nhưng nó không thể mang lại đang hiểu rõ. Chúng ta tiếp cận những sự kiện trong lãnh vực tạm gọi là tình yêu này bằng ý tưởng, bằng kết luận. Chúng ta không chấp nhận sự kiện của ghen tuông như nó là và lặng lẽ quan sát nó, nhưng chúng ta muốn biến dạng sự kiện tùy theo khuôn mẫu, tùy theo kết luận; và chúng ta tiếp cận nó trong cách này bởi vì chúng ta thực sự không ao ước đang hiểu rõ sự kiện của ghen tuông. Những cảm xúc của ghen tuông cũng gây kích thích như một âu yếm; nhưng chúng ta mong muốn sự kích thích mà không có đau khổ và phiền muộn mà luôn luôn theo cùng nó. Thế là có xung đột, hoang mang và thù hận bên trong cánh đồng này mà chúng ta gọi là tình yêu. Nhưng liệu nó là tình yêu? Liệu tình yêu là một ý tưởng, một cảm xúc, một kích thích? Tình yêu là ghen tuông?

 “Liệu sự thật không bị kềm hãm trong ảo tưởng? Liệu sự tối tăm không bao bọc hay che giấu ánh sáng? Liệu Thượng đế không bị giam cầm trong ngục tù?”

 Đây chỉ là những ý tưởng, những quan điểm, và vì vậy chúng không có giá trị. Những ý tưởng như thế chỉ nuôi dưỡng sự phân hai, chúng không khống chế hay giam giữ sự thật. Nơi nào có ánh sáng, tối tăm không hiện diện. Tối tăm không thể che giấu ánh sáng; nếu nó che giấu được, không có ánh sáng. Nơi nào ghen tuông hiện diện, tình yêu không hiện diện. Ý tưởng không thể che giấu tình yêu. Muốn hiệp thông, phải có sự liên hệ. Tình yêu không liên quan đến ý tưởng, và vì vậy ý tưởng không thể hiệp thông cùng tình yêu. Tình yêu là một ngọn lửa không khói.

 

_________________________________________________

 

Chương 53

TỰ PHÁT

 

C

ô ấy ở trong một nhóm người viếng thăm để bàn luận vấn đề nghiêm túc nào đó. Chắc hẳn cô ấy đến đây do hiếu kỳ, hay được đưa theo bởi một người bạn. Mặc quần áo tươm tất, cô ấy có dáng vẻ cao quý và chắc chắn cô ấy nghĩ rằng cô ấy rất đẹp. Cô ấy hoàn toàn nhận biết được chính cô ấy: nhận biết được cơ thể của cô ấy, vóc dáng của cô ấy, mái tóc của cô ấy và ấn tượng mà cô ấy đang tạo ra cho những người khác. Những cử chỉ của cô ấy được nghiên cứu, và từ lúc này sang lúc khác cô ấy vận dụng những thái độ khác nhau mà cô ấy chắc phải cân nhắc bằng cẩn trọng vô cùng. Toàn phía bên ngoài của cô ấy toát ra phong cách của một tư thế được tập luyện rất lâu mà cô ấy khẳng định phải phù hợp vào nó, dù có lẽ xảy ra bất kỳ điều gì. Những người khác bắt đầu nói về những vấn đề nghiêm túc, và nguyên một tiếng đồng hồ hay nhiều hơn cô ấy vẫn giữ vững tư thế của cô ấy. Lẫn trong tất cả những khuôn mặt chăm chú và nghiêm túc đó người ta thấy cô gái có ý thức này, đang cố gắng theo sát điều gì đang được nói và đang thâm nhập trong bàn luận; nhưng không từ ngữ nào được cô ấy thốt ra. Cô ấy muốn thể hiện rằng cô ấy cũng nhận biết vấn đề đang được bàn luận; nhưng có sự bối rối trong hai mắt cô ấy, bởi vì cô ấy không thể tham gia vào cuộc nói chuyện nghiêm túc. Người ta thấy cô ấy mau lẹ tự thu rút vào, vẫn còn duy trì tư thế vun quén lâu dài. Mọi tự phát đang bị triệt tiêu một cách kiên trì.

 Mỗi người vun quén một tư thế. Có dáng đi và dáng ngồi của một người kinh doanh thành đạt, nụ cười của một người mà đã đến được; có phong thái và tư thế của một họa sĩ; có dáng dấp của một đệ tử được kính trọng, và dáng dấp của một người khổ hạnh có kỷ luật. Giống như cô gái tự ý thức đó, con người tạm gọi là tôn giáo khoác vào một tư thế, tư thế của một kỷ luật tự tạo mà anh ấy đã kiên trì vun quén qua những phủ nhận và những hy sinh. Cô ấy hy sinh tánh tự phát để đổi lấy sự hiệu quả, và anh ấy hiến dâng mình để đạt được một mục đích. Cả hai đều quan tâm đến một kết quả, mặc dù tại những mức độ khác nhau; và trong khi kết quả của anh ấy được hiểu rằng có lợi ích trong xã hội nhiều hơn kết quả của cô ấy, tại cơ bản chúng đều giống hệt, mục đích này không cao quý hơn mục đích kia. Cả hai đều dốt nát, bởi vì cả hai đều thể hiện sự tầm thường của cái trí. Một cái trí tầm thường luôn luôn tầm thường; nó không thể làm cho phong phú, giàu có. Mặc dù một cái trí như thế có thể tự tô điểm hay tìm kiếm để đạt được đạo đức, nó vẫn còn y nguyên nó là gì, một cái trí nông cạn, tầm thường, và qua điều tạm gọi là thăng hoa, trải nghiệm, nó chỉ có thể được phong phú trong sự tầm thường riêng của nó. Một vật xấu xí không thể được khiến cho đẹp đẽ. Thượng đế của một cái trí tầm thường là một Thượng đế xấu xa. Một cái trí nông cạn không trở thành không đáy bằng cách tự trang trí bởi những hiểu biết và những cụm từ du dương, bằng cách trích dẫn những từ ngữ thông thái, hay bằng cách tô điểm hình dáng bên ngoài của nó. Những trang trí, dù phía bên trong hay bên ngoài, không tạo được cái trí không đáy; và chính là trạng thái không đáy này của cái trí mới trao tặng vẻ đẹp, không phải món nữ trang hay đạo đức đuợc thâu lượm. Muốn cho vẻ đẹp hiện diện, cái trí phải nhận biết không chọn lựa được sự tầm thường riêng của nó; phải có một nhận biết mà trong đó sự so sánh đã hoàn toàn kết thúc.

 Tư thế được vun quén của cô gái, và tư thế kỷ luật của một người khổ hạnh tạm gọi là tôn giáo, đều bằng nhau như những kết quả hành hạ của một cái trí tầm thường, bởi vì cả hai đều phủ nhận sự tự phát cốt lõi. Cả hai đều sợ hãi những tự phát, bởi vì nó bộc lộ họ như họ là, đối với chính họ và đối với những người khác, cả hai đều cố ý hủy diệt sự tự phát, và sự đo lường của thành công của họ là hoàn tất sự tuân phục của họ vào một khuôn mẫu hay kết luận đã chọn lựa. Nhưng sự tự phát là chìa khóa duy nhất để mở cánh cửa đến cái gì là. Phản ứng tự phát mở toang cái trí như nó là; nhưng cái gì được phát hiện ngay lập tức bị tô điểm hay bị hủy diệt, và thế là tự phát bị kết thúc. Giết chết sự tự phát là phương cách của một cái trí tầm thường, mà sau đó trang trí cái bên ngoài tại bất kỳ mức độ nào; và trang trí này là sự tôn sùng của chính nó. Chỉ trong tự phát, trong tự do, mới có thể có khám phá; một cái trí bị kỷ luật không thể khám phá; nó có lẽ vận hành một cách hiệu quả và vì vậy tàn nhẫn, nhưng nó không thể lật tung cái không đáy. Do bởi sợ hãi mới tạo ra sự kháng cự được gọi là kỷ luật; nhưng sự khám phá tự phát về sợ hãi là sự tự do khỏi sợ hãi. Tuân phục vào một khuôn mẫu, tại bất kỳ mức độ nào, là sợ hãi, mà chỉ nuôi dưỡng xung đột, hoang mang và hận thù; nhưng một cái trí đang phản kháng không là cái trí không sợ hãi, bởi vì cái đối nghịch không bao giờ có thể biết được cái tự phát, cái tự do.

 Nếu không có sự tự phát không thể có đang hiểu rõ về chính mình; nếu không có đang hiểu rõ về chính mình, cái trí bị định hình bởi những ảnh hưởng thoáng chốc. Những ảnh hưởng thoáng chốc này có thể khiến cho cái trí chật hẹp hay lan rộng, nhưng nó vẫn còn bên trong lãnh vực của sự ảnh hưởng. Cái gì được sắp xếp vào chung có thể bị hủy diệt và cái không thể được sắp xếp vào chung được nhận biết chỉ qua đang hiểu rõ về chính mình. Cái tôi được sắp xếp vào chung, và chỉ trong hủy diệt cái tôi thì cái đó mà không là kết quả của ảnh hưởng, mà không có nguyên nhân, có thể được biết.

 

_________________________________________________

 

Chương 54

TẦNG Ý THỨC BÊN NGOÀI

VÀ TẦNG Ý THỨC BÊN TRONG

 

Ô

ng ấy vừa là một người kinh doanh vừa là một người chính trị và rất thành công trong cả hai nghề nghiệp. Mỉm cười, ông ấy nói rằng kinh doanh và chính trị là một kết hợp hay ho; tuy nhiên ông ấy là một người nghiêm chỉnh một cách mê tín, kỳ lạ. Bất kỳ khi nào ông ấy có thời gian ông ấy thường đọc những quyển sách thiêng liêng và lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó mà ông ấy nghĩ rằng gây lợi lộc. Chúng mang lại sự an bình cho quả tim của ông ấy, ông ấy nói. Ông ấy đã phát đạt trong nhiều năm và rất giàu có, nhưng ông ấy không rộng lượng cả vật chất lẫn quả tim. Người ta có thể thấy rằng ông ấy xảo quyệt và toan tính, và tuy nhiên có một thôi thúc tìm kiếm cái gì đó có ý nghĩa hơn sự thành công vật chất. Sống hiếm khi nào tác động ông ấy, bởi vì ông ấy đã rất siêng năng tự phòng vệ mình để không bộc lộ bất kỳ sự phơi bày nào; ông ấy đã khiến cho mình trở thành vô cảm, thuộc cơ thể cũng như thuộc tâm lý. Thuộc tâm lý ông ấy đã khước từ thấy chính ông ấy như ông ấy là. Và ông ấy dư thừa sức lực để gánh vác công việc này; nhưng nó đang bắt đầu tác động ông ấy. Khi ông ấy không tỉnh táo, quanh ông ấy có một cái nhìn ám ảnh sâu thẳm. Về tiền bạc ông ấy được an toàn, ít nhất cũng dài lâu như chính phủ hiện nay còn tồn tại và không có cuộc cách mạng. Ông ấy cũng muốn một đầu tư an toàn trong thế giới tạm gọi là tinh thần, và đó là lý do tại sao ông ấy đùa giỡn với những ý tưởng, đang lầm lẫn những ý tưởng với điều gì đó thuộc tinh thần, sự thật. Ông ấy không có tình yêu ngoại trừ nhiều sở hữu của ông ấy; ông ấy bấu víu chúng như một đứa trẻ bám vào người mẹ của nó, bởi vì ông ấy không còn gì khác nữa. Dần dần ông ấy nhận biết rõ ràng rằng ông ấy là một người rất thảm não. Thậm chí ông ấy đang lẩn tránh sự nhận biết này càng lâu bao nhiêu càng tốt; nhưng sống đang gây áp lực ông ấy.

 Khi một vấn đề không giải quyết được một cách có ý thức, liệu tầng ý thức bên trong đảm đương và giúp đỡ giải quyết nó? Tầng ý thức bên ngoài là gì và tầng ý thức bên trong là gì? Liệu có một đường xác định nơi tầng này kết thúc và tầng kia bắt đầu? Liệu tầng ý thức bên ngoài có một giới hạn, mà nó không thể ra khỏi? Liệu nó có thể tự giới hạn chính nó trong những biên giới riêng của nó? Liệu tầng ý thức bên trong là cái gì đó tách khỏi tầng ý thức bên ngoài? Liệu chúng khác biệt? Khi một tầng thất bại liệu tầng kia làm việc?

 Chúng ta gọi tầng ý thức bên ngoài là gì? Muốn hiểu rõ nó được tạo thành từ cái gì, chúng ta phải quan sát làm thế nào chúng ta tiếp cận một vấn đề một cách có ý thức. Hầu hết chúng ta đều cố gắng tìm một đáp án cho vấn đề; chúng ta quan tâm đến đáp án, và không phải với vấn đề. Chúng ta mong muốn một kết luận, chúng ta tìm kiếm một phương cách thoát khỏi vấn đề; chúng ta muốn lẩn tránh vấn đề qua một đáp án, qua một giải pháp. Chúng ta không quan sát chính vấn đề, nhưng mò mẫm một đáp án thỏa mãn. Quan tâm toàn ý thức của chúng ta là tìm ra một đáp án, một kết luận thỏa mãn. Thường thường chúng ta có tìm được một đáp án thỏa mãn cho chúng ta, và sau đó chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã giải quyết được vấn đề. Điều gì chúng ta thực sự đã thực hiện là che đậy vấn đề bằng một kết luận, bằng một đáp án thỏa mãn; nhưng bên dưới sức nặng của kết luận đó, mà tạm thời bóp nghẹt nó, vấn đề vẫn còn hiện diện ở đó. Tìm kiếm một đáp án là lẩn tránh vấn đề. Khi không có đáp án thỏa mãn, cái trí tầng bên ngoài hay tầng bên trên không còn nhìn thấy; vậy thì cái trí tạm gọi là tầng ý thức bên trong, cái trí sâu thẳm hơn, đảm đương và tìm ra một đáp án.

 Rõ ràng cái trí tầng bên ngoài đang tìm một phương cách thoát khỏi vấn đề, và phương cách thoát khỏi là một kết luận thỏa mãn. Liệu chính cái trí tầng ý thức bên ngoài không được tạo thành từ những kết luận, dù tích cực hay tiêu cực, và liệu nó có thể tìm kiếm bất kỳ cái gì khác nữa? Liệu cái trí tầng bên trên không là một kho lưu trữ những kết luận mà là cặn bã của những trải nghiệm, những dấu vết của quá khứ hay sao? Chắc chắn, cái trí tầng ý thức bên ngoài được tạo thành từ quá khứ, nó được thành lập dựa vào quá khứ, bởi vì ký ức là một kết cấu của những kết luận; và cùng những kết luận này, cái trí tiếp cận một vấn đề. Nó không thể nhìn ngắm vấn đề mà không có bức màn của những kết luận của nó; nó không thể thâm nhập, lặng lẽ nhận biết chính vấn đề. Nó chỉ biết những kết luận, dễ chịu hay khó chịu, và nó chỉ có thể tự đắp bồi cho chính nó những kết luận thêm nữa, những ý tưởng thêm nữa, những cố định thêm nữa. Bất kỳ kết luận nào đều là một cố định, và chắc chắn cái trí tầng ý thức bên ngoài tìm kiếm một kết luận.

 Khi nó không thể tìm được một kết luận thỏa mãn, cái trí tầng bên ngoài từ bỏ sự tìm kiếm, và thế là nó trở nên yên lặng; và thâm nhập vào cái trí tầng ý thức bên ngoài đang yên lặng, cái trí tầng ý thức bên trong bùng ra một đáp án. Lúc này, liệu cái trí tầng ý thức bên trong, cái trí sâu thẳm hơn, khác biệt trong cấu trúc với cái trí tầng ý thức bên ngoài? Cái trí tầng ý thức bên trong cũng không được thiết lập từ những kết luận thuộc chủng tộc, nhóm người và xã hội, những kỷ niệm, hay sao? Chắc chắn, cái trí tầng ý thức bên trong cũng là kết quả của quá khứ, của thời gian, chỉ là nó bị dìm xuống và chờ đợi; và khi được nhờ cậy nó quẳng ra những kết luận giấu giếm riêng của nó. Nếu chúng gây thỏa mãn, cái trí tầng ý thức bên ngoài chấp nhận chúng; và nếu chúng không, nó che kín đi, hy vọng qua điều kỳ diệu nào đó sẽ tìm được một đáp án. Nếu nó không tìm được một đáp án, nó áo não dung thứ vấn đề, mà dần dần thoái hóa cái trí. Bệnh tật và dốt nát theo cùng.

 Cái trí tầng bên trên và cái trí tầng sâu thẳm hơn không phải là không giống nhau; cả hai đều được tạo thành từ những kết luận, những kỷ niệm, cả hai đều là kết quả của quá khứ. Chúng có thể cung cấp một đáp án, một kết luận, nhưng chúng không thể giải quyết được vấn đề. Vấn đề giải quyết được chỉ khi nào cả cái trí tầng bên ngoài và cái trí tầng bên trong yên lặng, khi chúng không đang chiếu rọi những kết luận tích cực hay tiêu cực. Có sự tự do khỏi vấn đề chỉ khi nào toàn cái trí hoàn toàn bất động, nhận biết không chọn lựa được vấn đề; bởi vì chỉ lúc đó người tạo tác vấn đề không còn hiện diện.

 

_______________________________________________

 

Chương 55

THÁCH THỨC VÀ PHẢN ỨNG

 

C

on sông căng phồng và chảy xiết, vài nơi rộng đến nhiều dặm, và thật mãn nguyện khi thấy quá nhiều nước như vậy. Ở phía bắc là những quả đồi xanh tươi, sạch sẽ sau cơn bão. Thật lạ thường khi thấy những khúc quanh lớn của con sông cùng những cánh buồm trắng trên nó. Những cánh buồm lớn hình tam giác, và trong ánh sáng ban mai có một mê hoặc trong chúng, những cánh buồm dường như nhô lên từ mặt nước. Tiếng ồn của ban ngày vẫn chưa bắt đầu, và bài hát của người chèo thuyền ở gần bờ bên kia của con sông vọng qua bềnh bồng trên những dòng nước. Tại giờ đó bài hát của ông ấy dường như tỏa đầy quả đất, và tất cả những âm thanh khác bặt tăm; thậm chí tiếng còi của một chiếc xe lửa cũng trở thành dịu dàng và có thể khoan dung được.

 Dần dần sự ồn ào của ngôi làng bắt đầu: những cãi cọ lớn tiếng tại giếng nước, tiếng kêu be be của những con dê, những còn bò đang nài nỉ được vắt sữa, những chiếc xe bò nặng nề trên con đường, những tiếng gọi lanh lảnh của những con quạ, những tiếng khóc và tiếng cười của trẻ em. Và thế là một ngày khác được sinh ra. Mặt trời trên những cây dừa, và những con khỉ đang ngồi trên bức tường, cái đuôi dài của chúng dường như chạm đất. Chúng to lớn nhưng rất nhút nhát; bạn gọi chúng, và chúng nhảy xuống đất rồi chạy sang một cái cây to trong cánh đồng. Chúng có khuôn mặt đen thui và móng vuốt cũng đen thui, chúng trông thông minh, nhưng chúng không thông minh và ranh mãnh như những con nhỏ.

 “Tại sao sự suy nghĩ lại kiên cố như vậy? Dường như nó không ngơi nghỉ, dường như nó quá bền bỉ. Điều gì bạn muốn, nó luôn luôn năng động, giống như những con khỉ đó, và chính hoạt động của nó gây kiệt lực. Bạn không thể tẩu thoát nó, nó theo sát bạn không ngưng nghỉ. Bạn cố gắng kiềm chế nó, và một vài giây sau nó lại trỗi dậy. Nó không bao giờ yên lặng, không bao giờ yên ổn; nó luôn luôn theo đuổi, luôn luôn phân tích, luôn luôn tự hành hạ chính nó. Đang ngủ hay đang thức, sự suy nghĩ liên tục lao động và dường như nó không có an bình, không có nghỉ ngơi.”

 Liệu sự suy nghĩ có khi nào được an bình? Nó có thể suy nghĩ về an bình và gắng sức để được an bình, ép buộc chính nó để được bất động; nhưng liệu suy nghĩ trong chính nó có sự an bình? Trong chính bản chất của nó sự suy nghĩ không là náo động hay sao? Sự suy nghĩ không là sự phản ứng liên tục đến sự thách thức liên tục hay sao? Không thể có kết thúc cho sự thách thức, bởi vì mỗi chuyển động của sống là một thách thức; và nếu không có nhận biết được thách thức, vậy thì có thoái hóa, chết. Thách thức-và-phản ứng là chính phương cách của sống. Phản ứng có thể trọn vẹn hay không trọn vẹn; và chính là sự không trọn vẹn của phản ứng đến thách thức mới khơi dậy sự suy nghĩ, cùng náo động của nó. Sự thách thức đòi hỏi hành động, không phải diễn đạt bằng từ ngữ. Diễn đạt bằng từ ngữ là sự suy nghĩ. Từ ngữ, biểu tượng, làm biến dạng hành động; và ý tưởng là từ ngữ, giống như ký ức là từ ngữ. Không có ký ức nếu không có biểu tượng, nếu không có từ ngữ. Ký ức là từ ngữ, sự suy nghĩ, và liệu sự suy nghĩ có thể là sự phản ứng đúng đắn đến thách thức? Liệu sự thách thức là một ý tưởng? Sự thách thức luôn luôn mới mẻ, trong sáng; và liệu sự suy nghĩ, ý tưởng có khi nào mới mẻ? Khi sự suy nghĩ gặp gỡ thách thức, mà luôn luôn mới mẻ, liệu phản ứng đó không là cái cũ kỹ, quá khứ, hay sao?

 Khi cái cũ kỹ gặp gỡ cái mới mẻ, chắc chắn đang gặp gỡ đó không trọn vẹn; và không trọn vẹn này là sự suy nghĩ đang tìm kiếm không ngưng nghỉ cho sự trọn vẹn của nó. Liệu sự suy nghĩ, ý tưởng có khi nào có thể trọn vẹn? Sự suy nghĩ, ý tưởng, là phản hồi của ký ức; và ký ức không bao giờ trọn vẹn. Trải nghiệm là phản hồi đến thách thức. Phản hồi này bị quy định bởi quá khứ, bởi ký ức; phản hồi như thế chỉ củng cố thêm tình trạng bị quy định. Trải nghiệm không giải thoát, nó củng cố niềm tin, ký ức, và chính ký ức này mà phản ứng đến thách thức; vì vậy trải nghiệm là người quy định.

 “Nhưng sự suy nghĩ có vị trí gì?”

 Bạn có ý sự suy nghĩ có vị trí gì trong hành động? Ý tưởng có bất kỳ chức năng nào trong hành động? Ý tưởng trở thành một nhân tố trong hành động với mục đích bổ sung nó, kiểm soát nó, định hình nó; nhưng ý tưởng không là hành động. Ý tưởng, niềm tin, là một bảo vệ chống lại hành động; nó có một vị trí như một người kiểm soát, đang bổ sung và đang định hình hành động. Ý tưởng là khuôn mẫu cho hành động.

 “Liệu có thể có hành động mà không có khuôn mẫu?”

 Không thể nếu người ta đang tìm kiếm một kết quả. Hành động hướng về một kết quả khẳng định trước không là hành động gì cả, nhưng chỉ là sự tuân phục vào niềm tin, vào ý tưởng. Nếu người ta đang tìm kiếm sự tuân phục, vậy thì sự suy nghĩ, ý tưởng, có một vị trí. Chức năng của sự suy nghĩ là tạo ra một khuôn mẫu cho tạm gọi là hành động, và thế là giết chết hành động. Hầu hết chúng ta đều quan tâm đến giết chết hành động; và ý tưởng, niềm tin, giáo điều, giúp đỡ để hủy diệt nó. Hành động hàm ý không an toàn, mong manh với cái không biết được; và sự suy nghĩ, niềm tin, mà là cái đã được biết, là một rào chắn hiệu quả đối với cái không biết được. Sự suy nghĩ không bao giờ có thể xuyên thấu cái không biết được; nó phải kết thúc cho cái không biết được hiện diện. Hành động của cái không biết được vượt khỏi hành động của sự suy nghĩ; và sự suy nghĩ, vì nhận biết được điều này, có ý thức hay không ý thức, bám vào cái đã được biết. Cái đã được biết luôn luôn đang phản ứng đến cái không biết được, đến thách thức; và từ phản ứng không trọn vẹn này nảy sinh xung đột, hỗn loạn và đau khổ. Chỉ khi nào cái đã được biết, ý tưởng, kết thúc thì mới có thể có hành động của cái không biết được, mà không đo lường được.

 

_______________________________________________

 

Chương 56

SỞ HỮU

 

A

nh ấy mang theo người vợ vủa anh ấy, bởi vì anh ấy nói rằng nó là vấn đề chung của họ. Cô ấy có hai mắt sáng và nhỏ nhắn, lanh lẹ và khá phiền muộn. Họ là những con người đơn giản, thân thiện; anh ấy nói tiếng Anh khá giỏi, và cô ấy chỉ có thể cố gắng hiểu được nó và đưa ra những câu hỏi đơn giản. Khi nó trở nên hơi khó khăn, cô ấy quay về phía người chồng và anh ấy sẽ giải thích trong ngôn ngữ riêng của họ. Anh ấy nói rằng họ đã lập gia đình trên hai mươi lăm năm, và có nhiều con cái; và rằng vấn đề của họ không phải là con cái, nhưng sự đấu tranh giữa hai vợ chồng. Anh ấy giải thích rằng anh ấy có một việc làm mà cho anh ấy một lợi tức khiêm tốn nhất, và tiếp tục nói rằng dù nó khó khăn đến chừng nào nó sẽ sống an bình trong thế giới này, đặc biệt khi bạn lập gia đình; anh ấy không càu nhàu, anh ấy thêm vào, nhưng nó đó kìa. Anh ấy đã là mọi thứ mà một người chồng nên là, ít nhất anh ấy hy vọng như thế, nhưng nó luôn luôn không dễ dàng.

 Thật khó khăn cho họ để đến được mấu chốt, và họ tiếp tục dông dài về những sự việc khác nhau: giáo dục con cái của họ, hôn nhân của những đứa con gái của họ, phí phạm tiền bạc vào những nghi lễ, một cái chết mới đây trong gia đình, và vân vân. Họ cảm thấy thoải mái và không vội vàng, vì vậy thật là vui vẻ khi được nói chuyện với người nào đó mà sẽ lắng nghe và có lẽ hiểu rõ.

 Ai thèm lắng nghe những phiền muộn của một người khác? Chúng ta có quá nhiều vấn đề riêng của chúng ta đến độ chúng ta không còn thời gian cho những vấn đề của người khác. Muốn một người khác lắng nghe bạn phải trả lại hoặc bằng tiền bạc, hoặc trong cầu nguyện, hoặc trong niềm tin. Người chuyên nghiệp sẽ lắng nghe, nó là công việc của anh ấy, nhưng trong đó không có sự giải thoát dài lâu. Chúng ta muốn cởi bỏ gánh nặng của chúng ta một cách tự do, một cách tự phát, mà không có bất kỳ ân hận sau đó. Xóa sạch sự hoang mang không lệ thuộc vào người lắng nghe, nhưng vào người nhiệt tình cởi mở quả tim của anh ấy. Cởi mở quả tim của người ta là quan trọng, và nó sẽ tìm một người nào đó, có lẽ một người ăn mày, mà đối với người đó nó có thể trút hết ra. Nói chuyện nội tâm không bao giờ có thể cởi mở quả tim; nó khép kín, đang kiềm chế và hoàn toàn vô ích. Cởi mở là lắng nghe, không chỉ với chính bạn, nhưng với mọi ảnh hưởng, với mọi chuyển động quanh quanh bạn. Nó có lẽ hay nó không thể làm bất kỳ việc gì liên quan đến điều gì bạn nghe, nhưng chính sự kiện của cởi mở tạo ra hành động riêng của nó. Đang nghe như thế tẩy rửa quả tim riêng của bạn, lau sạch nó khỏi những sự việc của cái trí. Nghe với cái trí là bàn tán, và trong trong nó không có sự giải thoát hoặc cho bạn hoặc cho người khác; nó chỉ là một tiếp tục của đau khổ, mà là dốt nát.

 Không vội vàng lắm họ đang đến vấn đề mấu chốt.

 “Chúng tôi đến để nói chuyện về vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi ghen tuông – tôi không ghen tuông nhưng cô ấy có ghen tuông. Tôi không nghĩ tôi đã tạo cho cô ấy bất kỳ lý do nào để ghen tuông, nhưng cô ấy tìm ra một lý do.”

 Bạn nghĩ ghen tuông phải cần bất kỳ lý do nào? Liệu có một nguyên nhân cho sự ghen tuông? Và liệu ghen tuông biến mất khi nguyên nhân được hiểu rõ? Bạn không nhận thấy rằng thậm chí khi bạn biết nguyên nhân, ghen tuông vẫn tiếp tục hay sao? Chúng ta hãy đừng tìm kiếm lý do, nhưng chúng ta hãy hiểu rõ chính ghen tuông. Như bạn nói, người ta có thể viện dẫn được bất kỳ lý do gì để ghen tuông; ghen tuông là vấn đề phải hiểu rõ, và không phải ghen tuông về việc gì.

 “Ghen tuông đã ở cùng tôi lâu lắm rồi. Tôi đã không biết rõ nhiều về người chồng của tôi khi chúng tôi kết hôn, và ông biết làm thế nào tất cả việc đó xảy ra; ghen tuông dần dần lẻn vào, giống như khói trong nhà bếp.”

 Ghen tuông là một trong những cách giam giữ người đàn ông đó hay người đàn bà đó, đúng chứ? Chúng ta càng ghen tuông nhiều bao nhiêu, cảm thấy của sở hữu càng nhiều bấy nhiêu. Sở hữu cái gì đó khiến cho chúng ta hạnh phúc; gọi cái gì đó, thậm chí một con chó, độc quyền của riêng chúng ta khiến chúng ta cảm thấy thoải mái và ấm áp. Độc quyền trong sở hữu trao tặng sự bảo đảm và bền vững cho chính chúng ta. Sở hữu cái gì đó khiến chúng ta quan trọng; chính là sự quan trọng này mà chúng ta bám vào. Suy nghĩ rằng chúng ta sở hữu, không chỉ một cây bút chì hay một ngôi nhà, nhưng còn cả một con người, khiến chúng ta cảm thấy mạnh mẽ và thỏa mãn vô cùng. Ghen tuông không phải bởi vì cái khác, nhưng bởi vì sự xứng đáng, sự quan trọng của chính chúng ta.

 “Nhưng tôi không quan trọng, tôi không là gì cả, người chồng của tôi là tất cả mà tôi có. Thậm chí tôi cũng không quan tâm đến con cái.”

 Tất cả chúng ta đều có một thứ để chúng ta bám vào, mặc dù nó mang những hình thức khác nhau. Bạn bám vào người chồng của bạn, những người khác bám vào con cái của họ, và vẫn vậy những người khác bám vào những niềm tin nào đó; nhưng ý định thì như nhau. Nếu không có thứ gì mà chúng ta bám vào chúng ta cảm thấy lạc lõng vô vọng, đúng chứ? Chúng ta sợ hãi cảm thấy hoàn toàn một mình. Sợ hãi này là ghen tuông, hận thù, đau khổ. Không có nhiều khác biệt giữa ghen tuông và hận thù.

 “Nhưng chúng tôi thương yêu lẫn nhau.”

 Vậy thì làm thế nào bạn có thể ghen tuông? Chúng ta không thương yêu, và đó là phần bất hạnh của nó. Bạn đang sử dụng người chồng của bạn, giống như anh ấy đang sử dụng bạn, để có hạnh phúc, để có một người bầu bạn, không phải để cảm thấy một mình; bạn có lẽ không sở hữu nhiều, nhưng ít nhất bạn có ai đó để ở cùng. Sự cần thiết và sử dụng lẫn nhau này chúng ta gọi là tình yêu.

 “Nhưng điều này khiếp lắm.”

 Nó không khiếp lắm đâu, nhưng chỉ là chúng ta không bao giờ quan sát nó. Chúng ta gọi nó là khiếp lắm, cho nó một cái tên và vội vã ngoảnh đi – mà là điều gì các bạn đang làm.

 “Tôi biết, nhưng tôi không muốn nhìn. Tôi muốn tiếp tục như tôi là, thậm chí nó có nghĩa ghen tuông, bởi vì tôi không thấy bất kỳ thứ gì khác trong sống.”

 Nếu bạn thấy thứ gì khác, bạn không còn ghen tuông về người chồng của bạn, đúng chứ? Nhưng bạn sẽ bám vào thứ gì khác như lúc này bạn đang bám vào người chồng của bạn, vì vậy bạn sẽ ghen tuông về nó. Bạn muốn tìm ra một thay thế cho người chồng của bạn, và không phải sự tự do khỏi ghen tuông. Tất cả chúng ta đều giống như thế: trước khi chúng ta từ bỏ một sự việc, chúng ta muốn rất chắc chắn về một thứ khác. Khi bạn hoàn toàn hoang mang, vậy thì chỉ lúc đó không có vị trí cho ghen tuông. Có ghen tuông khi có sự chắc chắn, khi bạn cảm thấy rằng bạn có cái gì đó. Độc quyền là cảm thấy của chắc chắn này; sở hữu là ghen tuông. Quyền sở hữu nuôi dưỡng hận thù. Thật ra, chúng ta căm ghét thứ gì chúng ta sở hữu, mà được thể hiện trong ghen tuông. Nơi nào có sở hữu không bao giờ có thể có tình yêu; sở hữu là hủy diệt tình yêu.

 “Tôi đang bắt đầu thấy. Tôi đã thực sự không thương yêu người chồng của tôi, đúng chứ? Tôi đang bắt đầu hiểu rõ.”

 Và cô ấy khóc.

 

_________________________________________________

 

Chương 57

TỰ TRỌNG

 

C

ô ấy đến cùng ba người bạn; tất cả họ đều tha thiết và toát ra sự tự trọng của thông minh. Một người nắm bắt mau lẹ, một người khác không kiên nhẫn trong sự mau lẹ của anh ấy, và người thứ ba rất háo hức, nhưng sự háo hức này không được duy trì. Họ hợp thành một nhóm người tốt, bởi vì tất cả họ đều chia sẻ vấn đề của bạn bè họ, và không ai cống hiến lời khuyên hay ý kiến có trọng lượng. Tất cả họ đều muốn giúp đỡ cô ấy thực hiện bất kỳ việc gì cô ấy nghĩ là đúng đắn, và không chỉ lệ thuộc vào truyền thống, quan niệm quần chúng hay khuynh hướng cá nhân. Khó khăn là, việc đúng đắn phải làm là gì? Chính cô ấy không chắc chắn, cô ấy cảm thấy bối rối và hoang mang. Nhưng có nhiều áp lực đòi hỏi hành động tức khắc; một quyết định phải được thực hiện, và cô ấy không thể trì hoãn nó lâu thêm nữa. Nó là một nghi vấn của tự do khỏi một liên hệ đặc biệt. Cô ấy muốn được tự do và cô ấy lặp lại nhiều lần.

 Có yên lặng trong căn phòng; sự phấn khích căng thẳng đã được lắng xuống, và tất cả họ đều háo hức để thâm nhập vấn đề mà không chờ đợi một kết quả, một định nghĩa về việc đúng đắn phải thực hiện. Hành động đúng đắn sẽ trỗi dậy, một cách tự nhiên và trọn vẹn, khi vấn đề được phơi bày. Khám phá nội dung của vấn đề là quan trọng, chứ không phải kết quả cuối cùng; bởi vì bất kỳ đáp án nào sẽ chỉ là một kết luận khác, một quan điểm khác, một lời khuyên khác, mà sẽ không cách nào giải quyết được vấn đề. Chính vấn đề phải được hiểu rõ, và không phải làm thế nào phản ứng đến vấn đề hay làm gì về nó. Tiếp cận đúng đắn đến vấn đề là quan trọng, bởi vì chính vấn đề chứa đựng hành động đúng đắn.

 Nước của con sông đang nhảy múa, bởi vì mặt trời đã vạch ra một đường sáng trên nó. Một cánh buồm trắng đang băng qua đường sáng, nhưng sự nhảy múa không bị phiền nhiễu. Nó là một điệu múa của sự hài lòng thuần khiết. Cây cối đầy chim chóc, la mắng, rỉa lông, bay đi chỉ để bay lại. Nhiều con khỉ đang xé những chiếc lá non và nhét vào miệng của chúng; sức nặng của chúng làm quằn những cành cây yếu ớt thành những đường cong dài, tuy nhiên chúng bám vào nhe nhẹ và chẳng chút sợ hãi nào. Cùng sự thoải mái như thế chúng chuyển động từ cành này sang cành khác; mặc dù chúng nhảy, đó là một dòng chảy, vọt đi và bám vào là một chuyển động. Chúng sẽ ngồi với những cái đuôi lơ lửng và vươn ra những chiếc lá. Chúng ở trên cao và chẳng quan tâm gì đến những người đang đi qua phía dưới. Khi đêm tối đến gần, những con vẹt khoảng hàng trăm con bay đến qua đêm giữa đám lá dày dặc. Người ta thấy chúng đến và biến mất vào tán cây. Mặt trăng non nhìn thấy được. Xa xa một chiếc xe lửa huýt còi khi đang băng qua cây cầu dài quanh khúc cong của con sông. Con sông này rất thiêng liêng, và từ những nơi rất xa xôi người ta đến để tắm rửa trong nó, cầu mong mọi tội lỗi của họ có thể được gột sạch. Mọi con sông đều dễ thương và thiêng liêng, và vẻ đẹp của con sông này là khúc quanh rộng mênh mông và những hòn đảo cát giữa những dải nước sâu thẳm; và những cánh buồm trắng lặng lẽ lên xuống con sông mỗi ngày.

 “Tôi muốn được tự do khỏi một liên hệ đặc biệt,” cô ấy nói.

 Bạn có ý gì qua muốn được tự do? Khi bạn nói, “Tôi muốn được tự do,” bạn hàm ý rằng bạn không được tự do. Bạn không được tự do trong cách nào?

 “Tôi được tự do phần thân thể; tôi được tự do để đến và đi, bởi vì thuộc thân thể tôi không còn là người vợ nữa. Nhưng tôi muốn hoàn toàn được tự do; tôi không muốn liên quan bất kỳ việc gì với cái người đặc biệt đó.”

 Bạn liên quan với con người đó trong cách nào, nếu bạn đã được tự do phần thân thể? Bạn có liên quan với người đó trong bất kỳ cách nào khác?

 “Tôi không biết, nhưng tôi oán giận anh ấy nhiều lắm. Tôi không muốn có bất kỳ liên quan nào với anh ấy.”

 Bạn muốn được tự do, và tuy nhiên bạn lại oán giận anh ấy? Vậy là bạn không được tự do khỏi anh ấy. Tại sao bạn oán giận anh ấy?

 “Mới đây tôi đã khám phá được anh ấy là gì: sự bần tiện của anh ấy, không thương yêu thực sự của anh ấy, sự ích kỷ hoàn toàn của anh ấy. Tôi không thể giải thích cho ông sự kinh hãi khi tôi khám phá con người thật của anh ấy. Tôi nghĩ rằng tôi ghen tuông anh ấy, tôi thần tượng hóa anh ấy, tôi phục tùng anh ấy! Bởi vì phát giác rằng anh ấy quá dốt nát và xảo quyệt trong khi tôi lại tưởng anh ấy là một người chồng lý tưởng, thương yêu và tử tế, đã khiến tôi oán giận anh ấy. Khi nghĩ rằng tôi phải liên quan bất kỳ việc gì với anh ấy, khiến cho tôi cảm thấy dơ bẩn. Tôi muốn hoàn toàn được tự do khỏi anh ấy.” Bạn có lẽ được tự do phần thân thể khỏi anh ấy, nhưng chừng nào bạn còn oán giận anh ấy, bạn không được tự do. Nếu bạn căm ghét anh ấy, bạn bị trói buộc vào anh ấy; nếu bạn nhục nhã về anh ấy, bạn vẫn còn bị nô lệ bởi anh ấy. Liệu bạn tức giận anh ấy hay tức giận chính bạn? Anh ấy là cái gì anh ấy là, và tại sao bạn tức giận anh ấy? Liệu bạn thực sự oán giận anh ấy? Hay, bởi vì đã thấy cái gì là, liệu bạn xấu hổ vì đã kết giao với nó? Chắc chắn, bạn oán giận, không phải về anh ấy, nhưng về nhận xét riêng của bạn, về những hành động riêng của bạn. Bạn xấu hổ về chính bạn. Vì không sẵn lòng để thấy điều này, bạn chỉ trích anh ấy về cái gì anh ấy là. Khi bạn nhận ra rằng oán giận anh ấy của bạn là một tẩu thoát khỏi sự thần tượng hóa lãng mạn, vậy là anh ấy không còn trong hình ảnh của bạn. Bạn không xấu hổ về anh ấy, nhưng về chính bạn bởi vì đã kết giao với anh ấy. Chính là bạn mà bạn tức giận, và không phải bởi anh ấy.

 “Vâng, đó là như thế.”

 Nếu bạn thực sự thấy điều này, trải nghiệm nó như một sự kiện, vậy thì bạn được tự do khỏi anh ấy. Anh ấy không còn là đối tượng của sự oán giận của bạn. Oán giận trói buộc cũng như tình yêu trói buộc.

 “Nhưng làm thế nào tôi sẽ được tự do khỏi sự xấu hổ riêng của tôi, khỏi sự dốt nát riêng của tôi. Tôi thấy rất rõ ràng rằng anh ấy là cái gì anh ấy là, và sẽ không bị chê trách; nhưng làm thế nào tôi được tự do khỏi sự xấu hổ này, sự oán giận này mà đã từ từ chín mùi trong tôi và đã trọn vẹn trong khủng hoảng này? Làm thế nào tôi sẽ xóa sạch được quá khứ?”

 Tại sao bạn ham muốn xóa sạch quá khứ còn quan trọng nhiều hơn là biết làm thế nào để xóa sạch nó. Ý định mà bạn tiếp cận vấn đề còn quan trọng nhiều hơn biết phải làm gì về nó. Tại sao bạn muốn xóa sạch ký ức của sự kết hợp đó?

 “Tôi không thích kỷ niệm của tất cả những năm tháng đó. Nó đã để lại sự cay đắng cực kỳ trong tôi. Đó không là một lý do đúng hay sao?”

 Không hoàn toàn như vậy, đúng chứ? Tại sao bạn muốn xóa sạch những kỷ niệm quá khứ đó? Chắc chắn, không phải bởi vì chúng để lại sự cay đắng cực kỳ trong bạn. Thậm chí nếu qua phương tiện nào đó bạn có thể xóa sạch quá khứ, có lẽ bạn lại bị trói buộc trong những hành động mà bạn sẽ xấu hổ. Chỉ bằng cách xóa sạch những kỷ niệm cay đắng không giải quyết được vấn đề, đúng chứ?

 “Tôi nghĩ nó không giải quyết được; nhưng vậy thì vấn đề là gì? Liệu ông không đang khiến cho nó trở nên phức tạp vô ích hay sao? Nó sẵn phức tạp rồi, ít nhất sống của tôi là như vậy. Tại sao lại thêm vào một gánh nặng khác cho nó?”

 Liệu chúng ta đang thêm vào một gánh nặng, hay liệu chúng ta đang cố gắng hiểu rõ cái gì là và được tự do khỏi nó? Làm ơn hãy kiên nhẫn một chút. Thôi thúc gì mà đang nhắc nhở bạn xóa sạch quá khứ? Nó có lẽ khó chịu, nhưng tại sao bạn muốn xóa sạch nó? Bạn có một ý tưởng hay hình ảnh nào đó về chính bạn mà những kỷ niệm này mâu thuẫn, và vì vậy bạn muốn loại bỏ chúng. Bạn có một đánh giá nào đó về chính bạn, đúng chứ?

 “Dĩ nhiên, nếu không…”

 Tất cả chúng ta đều tự đặt chúng ta tại những mức độ khác nhau, và chúng ta đang liên tục rơi khỏi những mức độ này. Chính những rơi khỏi này khiến cho chúng ta xấu hổ. Tự trọng là nguyên nhân của xấu hổ của chúng ta, của rơi khỏi của chúng ta. Chính tự trọng này phải được hiểu rõ, và không phải thất bại. Nếu không có cái bệ mà bạn tự đặt mình trên đó, làm thế nào có thể có bất kỳ thất bại nào? Tại sao bạn đặt trên cái bệ được gọi là tự trọng, phẩm giá con người này, lý tưởng đó, và vân vân? Nếu bạn có thể hiểu rõ điều này, vậy thì không có sự xấu hổ về quá khứ; nó sẽ biến mất hoàn toàn. Bạn sẽ là cái gì bạn là mà không có cái bệ. Nếu cái bệ không hiện diện ở đó, mức độ mà khiến cho bạn ngước lên hay nhìn xuống, vậy thì bạn là cái gì bạn đã luôn luôn lẩn tránh. Do bởi lẩn tránh cái gì là, cái gì bạn là, mới tạo ra sự hoang mang và thù hận, xấu hổ và oán giận. Bạn không phải nói với tôi hay một người khác bạn là gì, nhưng hãy nhận biết bạn là gì, dù nó là gì chăng nữa, dễ chịu hay khó chịu: sống cùng nó mà không nhận xét hay kháng cự nó. Sống cùng nó mà không đặt tên nó, bởi vì chính từ ngữ là một chỉ trích hay một đồng hóa. Sống cùng nó mà không sợ hãi, bởi vì sợ hãi ngăn cản sự hiệp thông, và nếu không có hiệp thông bạn không thể sống cùng nó. Hiệp thông là tình yêu. Nếu không có tình yêu bạn không thể xóa sạch quá khứ; cùng tình yêu, không có quá khứ. Tình yêu, và thời gian không hiện diện.

 

_________________________________________________

 

Chương 58

SỢ HÃI

 

B

à ấy từ rất xa, nửa vòng thế giới. Có một dáng vẻ thận trọng quanh bà ấy, một tiếp cận phòng vệ, một cởi mở nửa vời mà sẽ kết thúc bởi bất kỳ gợi ý nào yêu cầu một thâm nhập sâu thẳm. Bà ấy không nhút nhát; nhưng bà ấy không sẵn lòng, mặc dù không nhận biết được, phơi bày trạng thái bên trong của bà ấy. Tuy nhiên bà ấy muốn nói về chính bà ấy và những vấn đề của bà ấy, và đã đi cả một khoảng cách xa xôi như thế để thực hiện điều này. Bà ấy ngập ngừng, hoang mang về những từ ngữ của bà ấy, xa cách, và tại cùng thời điểm lại háo hức nói về chính mình. Bà ấy đã đọc nhiều quyển sách về tâm lý học, và trong khi bà ấy chưa bao giờ được phân tích bà ấy hoàn toàn có khả năng tự phân tích về chính mình, thật ra, bà ấy nói rằng từ niên thiếu bà ấy đã quen việc phân tích những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của bà ấy.

 Tại sao bạn quá hăng hái phân tích về chính bạn?

 “Tôi không biết, nhưng tôi luôn luôn đã làm nó kể từ khi tôi có thể nhớ được.”

 Liệu sự phân tích là một cách tự phòng vệ chính bạn chống lại chính bạn, chống lại những bùng nổ cảm xúc và những phiền muộn hậu quả?

 “Bảo đảm rằng đó là lý do tại sao tôi phân tích, tra vấn liên tục. Tôi không muốn bị trói buộc trong tất cả sự hỗn loạn quanh tôi, thuộc cá nhân và chung chung. Nó quá kinh tởm, và tôi muốn tách khỏi nó. Lúc này tôi thấy rằng tôi đã sử dụng sự phân tích như một phương tiện để khiến cho tôi không bị ảnh hưởng, để không bị trói buộc trong những phức tạp thuộc gia đình và xã hội.”

 Liệu bạn đã có thể lẩn tránh được bị trói buộc?

 “Tôi không chắc lắm. Tôi đã thành công trong vài phương hướng nào đó, nhưng trong những phương hướng khác tôi không nghĩ rằng tôi đã thành công. Trong nói chuyện về tất cả điều này, tôi thấy tôi đã thực hiện một việc lạ thường làm sao. Tôi chưa bao giờ quan sát nó rõ ràng như thế trước kia.”

 Tại sao bạn đang tự phòng vệ một cách khôn ngoan như thế, và chống lại cái gì? Bạn nói rằng, chống lại sự hỗn loạn quanh bạn; nhưng có gì trong hỗn loạn đó mà bạn phải tự phòng vệ cho chính bạn? Nếu nó là một hỗn loạn và bạn thấy nó rõ ràng như thế, vậy thì bạn không phải tự phòng vệ chống lại nó. Một người tự phòng vệ chỉ khi nào có sự sợ hãi và không phải có đang hiểu rõ. Vì vậy bạn sợ hãi cái gì?

 “Tôi không nghĩ tôi sợ hãi; đơn giản tôi chỉ không muốn bị trói buộc trong những đau khổ của sự hiện diện. Tôi có một nghề nghiệp nuôi sống tôi, nhưng tôi muốn được tự do khỏi phần còn lại của những trói buộc, và tôi nghĩ tôi làm được.”

 Nếu bạn không sợ hãi, vậy tại sao bạn kháng cự những trói buộc? Người ta kháng cự cái gì đó chỉ khi nào người ta không biết phải làm thế nào để xử lý nó. Nếu bạn biết làm thế nào một động cơ vận hành, bạn được tự do khỏi nó; nếu có bất kỳ việc gì sai trái, bạn có thể đưa nó vận hành đúng lại. Chúng ta kháng cự cái mà chúng ta không hiểu rõ; chúng ta kháng cự sự hoang mang, sự xấu xa, sự đau khổ, chỉ khi nào chúng ta không biết cấu trúc của nó, làm thế nào nó được sắp xếp vào chung. Bạn kháng cự sự hoang mang bởi vì bạn không nhận biết được cấu trúc của nó, cấu thành của nó. Tại sao bạn không nhận biết được nó?

 “Nhưng tôi chưa bao giờ suy nghĩ về nó theo cách đó.”

 Chỉ khi nào bạn trong liên hệ hiệp thông cùng cấu trúc của sự hoang mang thì bạn mới có thể nhận biết được công việc thuộc máy móc của nó. Chỉ khi nào có sự hiệp lthông giữa hai con người thì họ mới đang hiểu rõ lẫn nhau; nếu họ kháng cự lẫn nhau, không có đang hiểu rõ. Hiệp thông hay sự liên hệ có thể hiện diện chỉ khi nào không có sợ hãi.

 “Tôi thấy điều gì ông có ý.”

 Vậy thì bạn sợ hãi cái gì?

 “Ông có ý gì qua từ ngữ sợ hãi?”

 Sợ hãi có thể hiện diện chỉ trong sự liên hệ; sợ hãi không thể tự hiện diện trong chính nó, trong tách rời. Không có sự việc như sự sợ hãi trừu tượng; có sợ hãi về cái đã được biết hay về cái không biết được, sợ hãi về điều gì người ta đã làm hay về điều gì người ta có lẽ làm; sợ hãi về quá khứ hay về tương lai. Sự liên hệ giữa người ta là gì và người ta ham muốn là gì gây ra sợ hãi. Sợ hãi nảy sinh khi người ta diễn giải sự kiện của người ta là gì dựa vào phần thưởng và hình phạt. Sợ hãi hiện diện cùng trách nhiệm và ham muốn được tự do khỏi nó. Có sợ hãi trong sự đối nghịch giữa đau khổ và vui thú. Sợ hãi hiện diện trong sự xung đột của những đối nghịch. Tôn sùng thành công mang lại sợ hãi thất bại. Sợ hãi là qui trình của cái trí trong sự đấu tranh của trở thành. Trong trở thành tốt lành, có sợ hãi xấu xa; trong trở thành tổng thể, có sợ hãi cô độc; trong trở thành vĩ đại, có sợ hãi tầm thường. So sánh không là hiểu rõ; nó được thúc đẩy bởi sự sợ hãi về cái không biết được liên quan đến cái đã được biết. Sợ hãi là sự không chắc chắn trong tìm kiếm sự an toàn.

 Nỗ lực để trở thành là khởi đầu của sợ hãi, sợ hãi của hiện diện hay không hiện diện. Cái trí, cặn bã của trải nghiệm, luôn luôn đang sợ hãi cái không thể đặt tên được, cái thách thức. Cái trí, mà là cái tên, từ ngữ, ký ức, chỉ có thể vận hành bên trong lãnh vực của cái đã được biết; và cái không biết được, mà là thách thức từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bị kháng cự hay bị diễn giải bởi cái trí dựa vào cái đã được biết. Kháng cự hay diễn giải này về sự thách thức là sự sợ hãi; bởi vì cái trí không bao giờ có thể hiệp thông cùng cái không biết được. Cái đã được biết không thể hiệp thông cùng cái không biết được; cái đã được biết phải kết thúc để cho cái không biết được hiện diện.

 Cái trí là vật tạo tác sợ hãi; và khi nó phân tích sợ hãi, đang tìm kiếm nguyên nhân của sợ hãi với mục đích được tự do khỏi nó, cái trí chỉ tự cô lập thêm nữa về chính nó và vì vậy gia tăng sợ hãi. Khi bạn sử dụng sự phân tích để kháng cự sự hoang mang, bạn đang gia tăng quyền lực của kháng cự; và kháng cự sự hoang mang chỉ gia tăng sự sợ hãi về nó, mà ngăn cản sự tự do. Trong hiệp thông có tự do, và không phải trong sợ hãi.

 

_________________________________________________

Chương 59

 TÔI SẼ THƯƠNG YÊU NHƯ THẾ NÀO

 

C

húng tôi ở cao lắm trên triền một hòn núi nhìn xuống một thung lũng, và dòng suối lớn là một giải bạc trong ánh nắng mặt trời. Đó đây mặt trời đã đến qua tán lá dày, và có mùi của nhiều bông hoa. Một buổi sáng tuyệt vời, và sương mai vẫn còn nhiều trên mặt đất. Gió thoang thoảng hương thơm đang đến từ thung lũng, mang lại sự ồn ào xa xa của con người, âm thanh của những cái chuông và thỉnh thoảng của một thác nước. Trong thung lũng khói đi lên thẳng đứng, và gió không đủ mạnh để tản mác nó. Cột khói là một vật đẹp đẽ để nhìn ngắm; nó bốc lên từ đáy của thung lũng và cố gắng đâm thẳng lên bầu trời, giống như cây thông cổ xưa đó. Một con sóc đen to mà đã liên tục la mắng chúng tôi cuối cùng ngừng lại và tụt xuống cây để tìm hiểu thêm nữa, và sau đó, hơi hơi thỏa mãn, thót lên cây lại. Một đám mây nhỏ đang hình thành, nhưng trái lại bầu trời lại rõ ràng, một màu xanh lạt, dịu.

 Ông ấy không để mắt đến tất cả việc này. Ông ấy bị nuốt trọn bởi vấn đề lập tức của ông ấy, bởi vì trước kia ông ấy đã bị nuốt trọn bởi những vấn đề của ông ấy. Những vấn đề chuyển động và có sự hiện diện của chúng quanh ông ấy. Ông ấy là một người rất giàu có; ông ấy ốm yếu và cứng ngắt, nhưng có một bầu không khí thoải mái với một nụ cười sẵn sàng. Lúc này ông ấy đang nhìn xuống thung lũng, nhưng vẻ đẹp đang vùn vụt không tiếp xúc được ông ấy; không có sự êm dịu của khuôn mặt, những đường nét vẫn còn cứng ngắt và kiên quyết. Ông ấy vẫn còn đang lùng sục, không phải cho tiền bạc, nhưng cho điều gì ông ấy gọi là Thượng đế. Ông ấy luôn luôn nói về tình yêu và Thượng đế. Ông ấy đã tìm kiếm thật xa xôi và khắp mọi nơi, và đã đến gặp nhiều người thầy; và bởi vì ông ấy đang già nua theo năm tháng, sự lùng sục đã trở nên mãnh liệt hơn. Ông ấy đã đến nhiều lần để nói chuyện về những vấn đề này, nhưng luôn luôn có một cái nhìn ranh mãnh và toan tính; ông ấy liên tục đang đắn đo liệu sẽ tốn kém bao nhiêu để tìm được Thượng đế của ông ấy, chuyến hành trình sẽ đắt đỏ đến chừng nào. Ông ấy biết rằng ông ấy không thể mang cùng ông ấy thứ gì ông ấy có; nhưng liệu ông ấy có thể đem theo một thứ gì khác, một đồng xu mà có giá trị tại nơi ông ấy sẽ đến? Ông ấy là một người cứng rắn, và không bao giờ có một thái độ quảng đại hoặc của quả tim hoặc của bàn tay. Ông ấy luôn luôn rất do dự khi cho một chút tiền nhỏ nhoi; ông ấy cảm thấy mọi người phải xứng đáng với phần thưởng của ông ấy, như ông ấy đã xứng đáng. Nhưng sáng hôm đó ông ấy ngồi ở đó để tự phơi bày thêm nữa về chính ông ấy; bởi vì có sự phiền muộn đang gặm nhấm, những quấy rầy nghiêm trọng đang xảy ra trong sống thành công khác của ông ấy. Vị thần thành công không hoàn toàn ở cùng ông ấy.

 “Tôi đang bắt đầu nhận ra tôi là gì,” ông ấy nói. “Tôi có nhiều năm phản kháng và chống đối ông một cách tinh tế. Ông chỉ trích những người giàu có, ông nói những điều khắc nghiệt về chúng tôi, và tôi đã tức giận ông; nhưng tôi không thể bác lại ông, bởi vì tôi không thể hiểu rõ ông. Bằng nhiều cách khác nhau tôi đã cố gắng, nhưng tôi không thể ngang bằng ông. Nhưng ông muốn tôi làm gì đây? Tôi cầu xin Thượng đế rằng tôi chưa bao giờ nghe ông hay đến bất kỳ nơi nào gần ông. Lúc này tôi có những đêm không ngủ, và trước kia tôi luôn luôn ngủ ngon; tôi có những giấc mộng hành hạ, và lúc trước hiếm khi nào tôi có những giấc mộng. Tôi đã sợ hãi ông, tôi đã lặng lẽ nguyền rủa ông – nhưng tôi không thể trở lại như cũ. Tôi sẽ làm gì đây? Tôi không có bạn bè, như ông đã giải thích, tôi cũng không thể mua họ như ngày trước – tôi đã được phơi bày quá rõ ràng bởi điều gì đã xảy ra. Có lẽ tôi có thể là người bạn của ông. Ông đã cống hiến sự giúp đỡ, và tôi đây nè. Tôi sẽ làm gì?”

 Được phơi bày không dễ dàng đâu; và liệu người ta đã phơi bày về chính họ? Người ta đã mở cái tủ đó mà người ta đã khóa cẩn thận, nhồi nhét vào nó những sự việc mà người ta không muốn thấy? Liệu người ta muốn mở nó và thấy những thứ gì ở đó?

 “Tôi muốn lắm, nhưng làm thế nào tôi mở được nó?”

 Liệu người ta thực sự mong muốn, hay người ta chỉ đùa giỡn cùng ý định? Một lần mở cửa, dù he hé đến chừng nào, nó không thể được đóng lại. Cửa sẽ luôn luôn vẫn còn mở; ngày và đêm, những nội dung của nó sẽ đang trào ra. Người ta có lẽ cố gắng chạy trốn, như người ta luôn luôn làm; nhưng nó sẽ ở đó, đang chờ đợi, đang quan sát. Liệu người ta thực sự muốn mở nó?

 “Dĩ nhiên tôi muốn, đó là lý do tại sao tôi đã đến đây. Tôi phải đối diện nó, bởi vì tôi đang đến sự kết thúc của những vấn đề. Tôi sẽ làm gì đây?”

 Hãy mở cửa và nhìn. Muốn tích lũy của cải người ta phải bị tổn thương, tàn nhẫn, keo kiệt; phải có hung dữ, sự toan tính ranh mãnh, gian manh; phải có tìm kiếm quyền hành, hành động tự cho mình là trung tâm đó chỉ được che đậy bởi những từ ngữ ngọt ngào, như trách nhiệm, bổn phận, hiệu quả, những quyền lợi.

 “Vâng tất cả đều đúng, và còn nhiều nữa. Không có ân cần đối với bất kỳ người nào khác; những theo đuổi thuộc tôn giáo chỉ là những lớp vỏ bọc của sự kính trọng. Lúc này bởi vì tôi quan sát nó, tôi thấy rằng mọi thứ quay cuồng quanh tôi. Tôi là trung tâm, mặc dù tôi giả vờ không phải vậy. Tôi thấy tất cả điều đó. Nhưng tôi sẽ làm gì?”

 Trước hết người ta phải nhận ra những thứ mà họ là. Nhưng ngoài tất cả điều này ra, làm thế nào người ta có thể xóa sạch những thứ này nếu không có ân cần, không có tình yêu, ngọn lửa không khói đó? Chính ngọn lửa này, một mình nó xóa sạch mọi thứ trong cái tủ, và không còn gì khác; không phân tích, không hiến dâng, không từ bỏ nào có thể thực hiện nó. Khi có ngọn lửa này, vậy thì sẽ không còn một hiến dâng, một từ bỏ; vậy thì bạn sẽ gặp gỡ cơn bão đó mà không chờ đợi nó.

 “Nhưng tôi sẽ thương yêu như thế nào? Tôi biết tôi không có sự nồng nhiệt đối với con người; tôi cộc cằn, và họ không ở cùng tôi những người mà đáng ra phải ở cùng tôi. Tôi hoàn toàn cô độc, và lúc này làm thế nào tôi sẽ biết được tình yêu? Tôi không là một người dốt nát để suy nghĩ rằng tôi có thể nhận được nó bởi một hành động có ý thức nào đó, mua được nó qua hiến dâng nào đó, phủ nhận nào đó. Tôi biết tôi không bao giờ thương yêu, và tôi thấy rằng nếu tôi có thương yêu, tôi sẽ không ở trong tình huống này. Tôi phải làm gì đây? Liệu tôi nên từ bỏ những tài sản của tôi, của cải của tôi?”

 Nếu bạn phát giác rằng cái vườn mà bạn đã chăm sóc cẩn thận chỉ sinh ra những cỏ dại độc hại, bạn phải nhổ nó đến tận gốc rễ; bạn phải đập vỡ những bức tường đã che kín chúng. Bạn có lẽ thực hiện, hay có lẽ không thực hiện chúng, bởi vì bạn có cái vườn rộng rãi, được vây quanh bởi những bức tường và được bảo vệ cẩn thận. Bạn sẽ làm nó chỉ khi nào không có sự đổi chác nhưng nó phải được thực hiện, bởi vì chết giàu có là đã sống vô ích. Nhưng ngoài tất cả điều này ra, phải có ngọn lửa mà lau sạch cái trí và quả tim, khiến cho tất cả mọi sự việc đều mới mẻ. Ngọn lửa đó không thuộc cái trí, nó không là một việc phải được vun quén. Sự thể hiện của tử tế có thể được phục vụ để chiếu sáng, nhưng nó không là ngọn lửa; hoạt động được gọi là phục vụ, qua lợi lộc và cần thiết, không là tình yêu; sự khoan dung có kỷ luật và được luyện tập nhiều, nhân từ được vun quén của nhà thờ và đền chùa, câu nói hòa nhã, dáng điệu dịu dàng, sự tôn thờ đấng cứu rỗi, hình ảnh, lý tưởng – không thứ nào là tình yêu cả.

 “Tôi đã lắng nghe và quan sát, và tôi nhận biết rằng không có tình yêu trong bất kỳ những thứ này. Nhưng quả tim của tôi trống rỗng, và làm thế nào nó được đổ đầy? Tôi sẽ phải làm gì?”

 Quyến luyến khước từ tình yêu. Tình yêu sẽ không tìm được trong đau khổ; mặc dù ghen tuông mạnh mẽ lắm, nó không thể trói buộc tình yêu. Cảm xúc và sự thỏa mãn của nó luôn luôn chấm dứt; nhưng tình yêu không cạn kiệt.

 “Đối với tôi, những điều này chỉ thuần túy là những từ ngữ. Tôi đang chết đói: hãy cho tôi ăn.”

 Muốn được cho ăn phải bị đói. Nếu bạn đói, bạn sẽ tìm được thức ăn. Liệu bạn đói, hay chỉ tham lam bởi vì hương vị của thức ăn nào đó? Nếu bạn tham lam, bạn sẽ tìm được điều sẽ trao tặng bạn sự thỏa mãn; nhưng chẳng mấy chốc nó sẽ chấm dứt, và nó sẽ không là tình yêu.

 “Nhưng tôi sẽ làm gì đây?”

 Bạn cứ lặp lại câu hỏi đó. Điều gì bạn sẽ làm không quan trọng; nhưng điều cốt lõi là nhận biết bạn đang làm gì. Bạn quan tâm đến hành động tương lai, và đó là một cách lẩn tránh hành động tức khắc. Bạn không muốn hành động, và vì vậy bạn cứ tiếp tục hỏi bạn sẽ làm gì. Lại nữa bạn đang ranh mãnh, lừa gạt chính bạn, và vì vậy quả tim của bạn trống rỗng. Bạn muốn đổ đầy nó bằng những sự việc của cái trí; nhưng tình yêu không thuộc cái trí. Hãy để quả tim của bạn trống rỗng. Đừng đổ đầy nó bằng những từ ngữ, bằng những hành động của cái trí. Hãy để cho quả tim của bạn hoàn toàn trống rỗng; vậy thì đến lúc đó nó sẽ được đổ đầy.

 

_________________________________________________

 

Chương 60

SỰ VÔ ÍCH CỦA KẾT QUẢ

 

H

ọ đã đến từ những vùng đất khác nhau của thế giới, và đang bàn luận một số vấn đề mà hầu hết chúng ta phải giải quyết. Thật tốt lành khi nói chuyện về những vấn đề; nhưng chỉ thuần túy những từ ngữ, những tranh cãi khôn ngoan và sự hiểu biết rộng rãi không mang lại sự tự do khỏi vấn đề nan giải. Khôn ngoan và hiểu biết có lẽ và thường thể hiện sự vô ích riêng của nó và khám phá sự vô ích của nó khiến cho cái trí yên lặng. Trong yên lặng đó, đang hiểu rõ về vấn đề hiện diện; nhưng tìm kiếm yên lặng đó lại nuôi dưỡng vấn đề khác, xung đột khác. Trong bất kỳ cách nào, những giải thích, sự khám phá nguyên nhân, những phân tích rành rọt vấn đề, đều không giải quyết được nó; bởi vì nó không thể được giải quyết bởi những phương cách của cái trí. Cái trí chỉ có thể tạo ra những vấn đề thêm nữa, nó có thể chạy trốn vấn đề qua những giải thích, những lý tưởng, những ý định; nhưng dù nó làm bất kỳ điều gì, cái trí không thể làm tự do chính nó khỏi vấn đề. Chính cái trí là cánh đồng mà trong đó những vấn đề, những xung đột, phát triển và gia tăng. Suy nghĩ không thể làm yên lặng chính nó; nó có thể khoác vào cái áo của sự yên lặng, nhưng đó chỉ là sự che giấu và sắp đặt. Suy nghĩ có thể tự giết chết chính nó bằng hành động được kỷ luật hướng về một kết thúc được định trước; nhưng chết không là yên lặng. Chết còn om sòm hơn sống. Bất kỳ chuyển động nào của cái trí là một cản trở cho sự yên lặng.

 Qua những cửa sổ mở đang ùa vào một hỗn loạn của những âm thanh: nói chuyện oang oang và cãi cọ lớn tiếng trong làng, một động cơ đang xả ra đám hơi nước, những tiếng kêu khóc của trẻ em và tiếng cười hồn nhiên của chúng, tiếng ầm ầm của một xe tải chạy qua, tiếng rì rầm của những con ong, tiếng gọi the thé của những con quạ. Và giữa tất cả ồn ào này, một yên lặng đang len lẻn vào căn phòng, không được tìm kiếm và không được mời mọc. Qua những từ ngữ và những tranh cãi, qua những hiểu lầm và những đấu tranh, yên lặng đó đang dang rộng hai cánh của nó. Chất lượng của yên lặng đó không là sự kết thúc của ồn ào, của huyên thuyên và từ ngữ; để khiến cho nó là bộ phận của yên lặng đó, cái trí phải không còn khả năng lan rộng của nó. Yên lặng đó được tự do khỏi mọi ép buộc, tuân phục, nỗ lực; nó không cạn kiệt và vì vậy luôn luôn mới mẻ, luôn luôn trong sáng. Từ ngữ không là yên lặng đó.

 Tại sao chúng ta tìm kiếm những kết quả, những mục đích? Tại sao cái trí luôn luôn đang theo đuổi một kết thúc? Và tại sao nó không nên theo đuổi một kết thúc? Khi đến đây, liệu chúng ta đang tìm kiếm cái gì đó, trải nghiệm nào đó, hài lòng nào đó? Chúng ta mệt mỏi và chán ngấy nhiều sự việc mà chúng ta đã đùa giỡn; chúng ta đã quay lưng khỏi chúng, và lúc này chúng ta muốn có một đồ chơi mới để đùa giỡn. Chúng ta đi từ một vấn đề đến một vấn đề, giống như một người đàn bà đi xem cửa hàng mua sắm, cho đến khi chúng ta tìm ra cái gì đó mà hoàn toàn gây thỏa mãn; và sau đó chúng ta ổn định để trì trệ. Chúng ta luôn luôn khao khát cái gì đó; và đang thưởng thức nhiều sự việc mà hầu hết đều không thỏa mãn, lúc này chúng ta muốn một sự việc tối thượng: Thượng đế, sự thật, hay điều gì bạn muốn. Chúng ta muốn một kết quả, một trải nghiệm mới, một cảm xúc mới mà sẽ vĩnh cửu hơn bất kỳ mọi thứ khác. Chúng ta không bao giờ thấy sự vô ích của kết quả, nhưng chỉ thấy sự vô ích của một kết quả đặc biệt; vì vậy chúng ta lang thang từ một kết quả này sang một kết quả khác, luôn luôn hy vọng tìm ra một kết quả mà sẽ kết thúc mọi tìm kiếm.

 Sự tìm kiếm cho kết quả, cho thành công, là đang bị trói buộc, đang bị giới hạn; nó luôn luôn đang đến một kết thúc. Đạt được là một qui trình của kết thúc. Đến là chết. Tuy nhiên đó là điều gì chúng ta đang tìm kiếm, đúng chứ? Chúng ta đang tìm kiếm chết, chỉ khác biệt do bởi chúng ta gọi nó là kết quả, mục tiêu, mục đích. Chúng ta muốn đến. Chúng ta mệt mỏi bởi đấu tranh liên tục này, chúng ta muốn đến đó – “đó” được đặt tại bất kỳ mức độ nào. Chúng ta không thấy sự phá hoại lãng phí của đấu tranh, nhưng ham muốn được tự do khỏi nó qua kiếm được một kết quả. Chúng ta không thấy sự thật của đấu tranh, của xung đột, và thế là chúng ta sử dụng nó như một phương tiện của nhận được cái gì chúng ta muốn, sự việc gây thỏa mãn nhất; và cái mà gây thỏa mãn nhất được khẳng định bởi mãnh liệt của sự bất mãn của chúng ta. Ham muốn này cho kết quả luôn luôn kết thúc trong kiếm được; nhưng chúng ta muốn một kết quả không bao giờ kết thúc. Vì vậy, vấn đề của chúng ta là gì? Làm thế nào được tự do khỏi sự khao khát cho những kết quả, liệu đó là nó?

 “Tôi nghĩ đó là nó. Chính ham muốn để được tự do cũng là một ham muốn cho một kết quả, đúng chứ?

 Chúng ta hoàn toàn bị rối rắm nếu chúng ta theo đuổi phương hướng đó. Liệu có phải chúng ta không thể thấy sự vô ích của kết quả, tại bất kỳ mức độ nào mà chúng ta đặt ra nó, hay sao? Liệu đó là vấn đề của chúng ta? Chúng ta hãy thấy vấn đề của chúng ta một cách rõ ràng, và sau đó có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ nó. Liệu nó là vấn đề của thấy sự vô ích của một kết quả và vì vậy loại bỏ tất cả ham muốn kiếm được những kết quả? Nếu chúng ta nhận biết sự vô ích của một tẩu thoát, vậy thì tất cả những tẩu thoát đều hão huyền. Liệu đó là vấn đề của chúng ta? Chắc chắn, nó không hoàn toàn như thế, đúng chứ? Có lẽ chúng ta có thể tiếp cận nó một cách khác hẳn.

 Trải nghiệm cũng không là một kết quả hay sao? Nếu chúng ta muốn được tự do khỏi những kết quả, liệu chúng ta cũng không phải được tự do khỏi trải nghiệm hay sao? Bởi vì trải nghiệm không là một kết quả, một kết thúc hay sao?

 “Kết thúc của cái gì?”

 Kết thúc của đang trải nghiệm. Trải nghiệm là ký ức của đang trải nghiệm, đúng chứ? Khi đang trải nghiệm kết thúc, có trải nghiệm, cái kết quả. Trong khi đang trải nghiệm không có trải nghiệm; trải nghiệm không là gì cả ngoại trừ ký ức của đã trải nghiệm. Khi trạng thái của đang trải nghiệm tan biến, trải nghiệm bắt đầu. Trải nghiệm luôn luôn cản trở đang trải nghiệm, đang sống. Những kết quả, những trải nghiệm, kết thúc; nhưng đang trải nghiệm không thể cạn kiệt. Khi cái không thể cạn kiệt bị cản trở bởi ký ức, vậy thì sự tìm kiếm cho những kết quả bắt đầu. Cái trí, kết quả, luôn luôn đang tìm kiếm một kết thúc, một mục đích, và đó là chết. Chết không hiện diện khi người trải nghiệm không hiện diện. Chỉ lúc đó mới có cái không thể cạn kiệt.

 

_________________________________________________

 

Chương 61

HAM MUỐN HẠNH PHÚC

 

C

ái cây cô đơn trên bãi cỏ rộng xanh tươi là trung tâm của thế giới nhỏ xíu mà bao gồm những cánh rừng, ngôi nhà và cái hồ nhỏ; dường như toàn khu vực vây quanh đều chảy về hướng cái cây, cao vút và tỏa rộng. Chắc chắn nó phải rất cổ xưa, nhưng có một trong sáng trong nó, như thể nó vừa hiện diện; hầu như không có bất kỳ những cành chết nào, và những chiếc lá của nó không có đốm, lấp lánh trong ánh ban mai. Bởi vì nó một mình, tất cả những sự vật dường như nhập vào nó. Những con hươu và những con công, những con thỏ và gia súc tập hợp trong bóng mát của nó, đặc biệt vào giữa trưa. Vẻ đẹp cân đối của cái cây đó tạo một hình thể đến bầu trời, và trong ánh ban mai dường như cái cây đó là vật duy nhất đang sống. Từ cánh rừng, cái cây dường như thật xa xôi; nhưng từ cái cây, cánh rừng, ngôi nhà và thậm chí bầu trời dường như lại quá gần gũi – người ta thường cảm thấy người ta có thể sờ chạm được những đám mây lãng đãng bay qua.

 Chúng tôi đã được xếp chỗ ngồi dưới cái cây được một lúc, khi ông ấy đến tham gia cùng chúng tôi. Ông ấy quan tâm nghiêm túc đến thiền định, và nói rằng ông ấy đã luyện tập nó trong nhiều năm. Ông ấy không lệ thuộc vào bất kỳ trường phái đặc biệt nào của suy nghĩ, và mặc dù ông ấy đã đọc rất nhiều về những huyền bí của Thiên chúa giáo, ông ấy bị cuốn hút nhiều hơn bởi những thiền định và những kỷ luật của những vị thánh Phật giáo và Ấn giáo. Ông ấy đã nhận ra ngay từ đầu, ông ấy tiếp tục, sự không chín chắn của khổ hạnh, cùng sự cuốn hút đặc biệt của nó và sự vun quén uy quyền qua sự kiêng khem, và ngay từ đầu ông ấy đã lẩn tránh tất cả những cực đoan. Tuy nhiên, ông ấy đã thực hành kỷ luật, một tự kiểm soát không thay đổi, và quyết tâm nhận được cái gì đó ẩn trong và vượt khỏi thiền định. Ông ấy đã theo đuổi điều gì được nghĩ là một sống luân lý nghiêm ngặt, nhưng đó chỉ là một biến cố không đáng kể, ông ấy cũng không bị cuốn hút bởi những phương cách của thế giới. Lúc trước ông ấy đã vui đùa cùng những sự việc của thế giới, nhưng vui đùa đó đã chấm dứt cách đây vài năm. Ông ấy có một công việc thuộc loại nào đó, nhưng việc đó cũng chỉ tình cờ.

 Sự kết thúc của thiền định là chính thiền định. Tìm kiếm cái gì đó tiềm ẩn trong và vượt khỏi thiền định là kiếm được-kết thúc; và cái mà kiếm được lại bị mất đi. Tìm kiếm một kết quả là tiếp tục của tự chiếu rọi; kết quả, dù cao quý đến chừng nào, là sự chiếu rọi của ham muốn. Thiền định như một phương tiện để đến được, đạt được, khám phá, chỉ củng cố người thiền định. Người thiền định là thiền định; thiền định là đang hiểu rõ về người thiền định.

 “Tôi thiền định để tìm được sự thật tối thượng, hay để cho phép sự thật đó tự thể hiện chính nó. Chính xác nó không là một kết quả mà tôi đang tìm kiếm, nhưng hạnh phúc đó mà thỉnh thoảng người ta nhận biết được. Nó hiện diện ở đó; và giống như một người khát thèm nước, tôi ao ước hạnh phúc không thể diễn tả được đó. Hạnh phúc đó to lớn vô hạn hơn tất cả hân hoan, và tôi theo đuổi nó như sự ham muốn ấp ủ nhất của tôi.”

 Đó là, bạn thiền định để kiếm được điều gì bạn ao ước. Để đạt được cái gì bạn ham muốn, bạn nghiêm ngặt kỷ luật chính bạn, theo sau những luật lệ và những quy định nào đó; bạn đặt ra và tuân theo một cái nguồn với mục đích để nhận được cái gì đó tại kết thúc của nó. Bạn hy vọng đạt được những kết quả nào đó, những chặng đường nổi bật nào đó, lệ thuộc vào sự kiên định của nỗ lực của bạn và từng chút một trải nghiệm hạnh phúc lớn hơn và lớn hơn. Cái nguồn được xếp đặt hay ho này bảo đảm kết quả cuối cùng cho bạn. Vì vậy thiền định của bạn là một công việc rất được toan tính, đúng chứ?

 “Khi ông giải thích nó theo cách đó, trong ý nghĩa hời hợt, dường như nó có vẻ khá vô lý; nhưng sâu thẳm, có gì sai lầm với nó? Tại cơ bản, điều gì sai lầm khi đang tìm kiếm hạnh phúc đó? Giả sử rằng tôi ao ước một kết quả cho tất cả những nỗ lực của tôi; nhưng lại nữa, tại sao người ta không nên?”

 Ao ước cho hạnh phúc này hàm ý rằng hạnh phúc là cái gì đó kết thúc, vĩnh viễn, đúng chứ? Tất cả những kết quả đã không thỏa mãn; người ta khẩn thiết theo đuổi những mục đích thế gian và đã nhận ra bản chất thoáng chốc của chúng, và lúc này người ta ao ước một trạng thái vĩnh cửu, một kết thúc mà không có kết thúc. Cái trí đang tìm kiếm một chỗ trú ẩn bất tử và bất diệt; vì vậy nó tự kỷ luật và rèn luyện chính nó, thực hành những đạo đức nào đó và kiếm được cái gì nó ao ước. Đã có một lần có lẽ nó đã trải nghiệm hạnh phúc đó, và lúc này nó đang khao khát đuổi bắt hạnh phúc đó giống như những người theo đuổi những kết quả khác, bạn đang theo đuổi kết quả của bạn, chỉ là bạn đặt nó tại một mức độ khác biệt; có lẽ bạn gọi nó là cao quý hơn, nhưng điều đó không liên quan. Một kết quả có nghĩa một kết thúc; đến được hàm ý một nỗ lực để trở thành khác. Cái trí không bao giờ nghỉ ngơi, nó luôn luôn đang đấu tranh, luôn luôn đang thành tựu, luôn luôn đang kiếm được – và, dĩ nhiên, luôn luôn đang sợ hãi mất đi. Qui trình này được gọi là thiền định. Liệu một cái trí bị trói buộc trong đang trở thành liên tục này có thể nhận biết được hạnh phúc? Liệu có khi nào một cái trí đã áp đặt kỷ luật vào chính nó có thể được tự do để thâu nhận hạnh phúc đó? Qua nỗ lực và đấu tranh, qua kháng cự và những phủ nhận, cái trí tự khiến cho chính nó trở thành vô cảm; liệu một cái trí như thế có thể khoáng đạt và mong manh? Qua ao ước có được hạnh phúc đó, liệu bạn không thiết lập một bức tường quanh chính bạn đến độ cái không thể dò tìm được, cái không biết được, không thể xuyên thấu, hay sao? Liệu bạn không tự khóa chặt khỏi cái mới mẻ hay sao? Từ cái cũ kỹ, bạn đã tạo ra một con đường cho cái mới mẻ; và liệu cái mới mẻ có thể bị giam cầm trong cái cũ kỹ?

 Cái trí có thể không bao giờ sáng tạo cái mới mẻ; chính cái trí là một kết quả, và tất cả những kết quả đều là một sản phẩm của cái cũ kỹ. Những kết quả có thể không bao giờ mới mẻ; theo đuổi một kết quả không bao giờ có thể tự phát; cái mà được tự do không thể theo đuổi một kết thúc. Mục đích, lý tưởng, luôn luôn là một chiếu rọi của cái trí, và chắc chắn đó không là thiền định. Thiền định là làm tự do khỏi người thiền định; trong tự do, một mình nó, có khám phá, có nhạy cảm để thâu nhận. Nếu không có tự do, không thể có hạnh phúc; nhưng tự do không đến qua kỷ luật. Kỷ luật sáng chế khuôn mẫu của tự do, nhưng khuôn mẫu không là tự do. Khuôn mẫu phải bị phá vỡ cho tự do hiện diện. Phá vỡ khuôn mẫu là thiền định. Nhưng phá vỡ khuôn mẫu này không là một mục đích, một lý tưởng. Khuôn mẫu bị phá vỡ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Khoảnh khắc được phá vỡ là khoảnh khắc được quên đi. Do bởi khoảnh khắc được nhớ lại mới tạo ra hình thể cho cái khuôn mẫu, và chỉ lúc đó người tạo tác cái khuôn mẫu, người sáng chế tất cả những vấn đề, những xung đột, những đau khổ, mới hiện diện.

 Thiền định là làm tự do cái trí khỏi những suy nghĩ riêng của nó tại tất cả những mức độ. Suy nghĩ sáng chế người suy nghĩ. Người suy nghĩ không tách khỏi suy nghĩ; chúng là một qui trình hợp nhất, và không phải hai qui trình tách rời. Những qui trình tách rời chỉ dẫn đến dốt nát và ảo tưởng. Người thiền định là thiền định. Vậy thì cái trí là một mình, không bị làm cho một mình; nó là yên lặng, không bị làm cho yên lặng. Cái không nguyên nhân có thể hiện diện chỉ vì cái một mình, hạnh phúc chỉ trao tặng cho cái một mình.

 

_________________________________________________

 

Chương 62

SUY NGHĨ VÀ Ý THỨC

 

T

ất cả mọi vật đang tự thu rút vào chính chúng. Những cái cây đang tự khép kín trong hiện diện riêng của chúng; những con chim đang gấp hai cánh của chúng để ủ ê những lang thang hàng ngày của chúng; con sông đã mất đi sự sôi nổi của nó, và nước không còn nhảy múa nhưng yên lặng và bí ẩn. Những hòn núi quá xa xôi và không thể tiếp cận được, và con người đã vào cái nhà của anh ấy. Đêm đã đến, và có sự yên lặng của cô lập. Không có hiệp thông; mỗi vật đã tự khép kín, tự tách rời. Bông hoa, âm thanh, nói chuyện – mọi thứ đều không phơi bày, không mong manh. Có cười đùa, nhưng nó cách biệt và xa xôi; nói chuyện thì thầm và từ bên trong. Chỉ những vì sao đang mời mọc, cởi mở và hiệp thông; nhưng cũng vậy chúng quá xa xôi.

 Suy nghĩ luôn luôn là một phản ứng phía bên ngoài, nó không bao giờ có thể phản ứng một cách sâu thẳm. Suy nghĩ luôn luôn là cái giả tạo; suy nghĩ luôn luôn là một kết quả, và đang suy nghĩ là sự điều hòa của những kết quả. Suy nghĩ luôn luôn bên ngoài, mặc dù nó có lẽ tự đặt tại những mức độ khác nhau. Suy nghĩ không bao giờ có thể xuyên thấu cái thăm thẳm, cái tuyệt đối. Suy nghĩ không thể vượt khỏi chính nó, và mọi nỗ lực để tìm cách vượt khỏi đều là sự thất vọng riêng của nó.

 “Ông có ý gì qua từ ngữ suy nghĩ?”

 Suy nghĩ là phản ứng đến bất kỳ thách thức nào; suy nghĩ không là hành động, đang làm. Suy nghĩ là một sản phẩm, kết quả của một kết quả; nó là kết quả của ký ức. Ký ức là suy nghĩ, và suy nghĩ là sự diễn đạt bằng từ ngữ của ký ức. Ký ức là trải nghiệm. Qui trình suy nghĩ là qui trình ý thức, những kín đáo cũng như những lộ liễu. Toàn qui trình suy nghĩ này là ý thức; thức giấc cũng như ngủ say, tất cả những tầng bên ngoài và tầng sâu thẳm hơn đều là bộ phận của ký ức, trải nghiệm. Suy nghĩ không độc lập. Không có đang suy nghĩ độc lập; “đang suy nghĩ độc lập” là một mâu thuẫn trong quy định. Suy nghĩ, vì là một kết quả, phản đối hay đồng ý, so sánh hay điều chỉnh, chỉ trích hay bênh vực, và vì vậy nó không bao giờ có thể tự do. Một kết quả không bao giờ có thể tự do; nó có thể biến dạng, thao túng, quanh co, vơ vẩn một khoảng cách nào đó, nhưng nó không thể được tự do khỏi quy định trói buộc riêng của nó. Suy nghĩ bị trói buộc vào ký ức, và nó không bao giờ có thể được tự do để khám phá sự thật của bất kỳ vấn đề nào.

 “Ông có ý nói rằng suy nghĩ không có giá trị gì cả?”

 Nó có giá trị trong điều hòa những kết quả, nhưng nó không có giá trị trong chính nó như một phương tiện đối với hành động. Hành động là cách mạng, không phải sự điều hòa của những kết quả. Hành động được tự do khỏi suy nghĩ, ý tưởng, niềm tin, không bao giờ trong một khuôn mẫu. Có thể có hoạt động bên trong khuôn mẫu, và hoạt động đó hoặc là bạo lực, đẫm máu, hoặc là hoạt động đối nghịch; nhưng nó không là hành động. Đối nghịch không là hành động, nó là một tiếp tục được bổ sung của hoạt động. Đối nghịch vẫn còn trong lãnh vực của kết quả, và trong theo đuổi đối nghịch, suy nghĩ bị trói buộc trong mạng lưới của những phản ứng riêng của nó. Hành động không là kết quả của suy nghĩ; hành động không liên quan đến suy nghĩ. Suy nghĩ, kết quả, không bao giờ có thể sáng tạo cái mới mẻ; cái mới mẻ là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và suy nghĩ luôn luôn là cái cũ kỹ, cái quá khứ, cái bị quy định. Nó có giá trị nhưng không được tự do. Tất cả giá trị đều bị giới hạn, nó trói buộc. Suy nghĩ đang trói buộc, bởi vì nó được ấp ủ.

 “Có liên quan gì giữa ý thức và suy nghĩ?”

 Chúng không giống hệt hay sao? Liệu có bất kỳ sự khác biệt nào giữa đang suy nghĩ và đang nhận biết? Đang suy nghĩ là một phản ứng; và đang nhận biết cũng không là một phản ứng, hay sao? Khi người ta nhận biết được cái ghế đó, nó là một phản ứng đối với một kích thích; và liệu suy nghĩ không là phản ứng của ký ức đến một thách thức, hay sao? Chính là phản ứng này mà chúng ta gọi là trải nghiệm. Đang trải nghiệm là thách thức và phản ứng; và đang trải nghiệm này, kết hợp cùng đang đặt tên hay đang ghi lại của nó – toàn qui trình này, tại những mức độ khác nhau, là ý thức, đúng chứ? Trải nghiệm là kết quả, phó sản của đang trải nghiệm. Kết quả được cho một từ ngữ; chính từ ngữ là một kết luận, một trong nhiều kết luận mà cấu thành ý thức. Qui trình kết luận này là ý thức. Kết luận, kết quả, là ý thức của cái tôi. Cái tôi là ký ức, nhiều kết luận; và suy nghĩ là phản ứng của ký ức. Suy nghĩ luôn luôn là một kết luận; đang suy nghĩ là đang kết luận, và vì vậy nó không bao giờ có thể được tự do.

 Suy nghĩ luôn luôn là cái giả tạo, cái kết luận. Ý thức là sự ghi lại của cái giả tạo. Cái giả tạo tự tách rời chính nó như cái bên ngoài và cái bên trong, nhưng sự tách rời này không khiến cho suy nghĩ giảm bớt giả tạo nào.

 “Nhưng liệu không có cái gì đó vượt khỏi suy nghĩ, vượt khỏi thời gian, cái gì đó không bị tạo ra bởi cái trí hay sao?”

 Hoặc bạn đã được kể về trạng thái đó, hoặc đã đọc về nó, hoặc có đang trải nghiệm của nó. Đang trải nghiệm của nó không bao giờ có thể là một trải nghiệm, một kết quả; nó không thể được suy nghĩ về nó – và nếu nó được suy nghĩ về nó, nó là một hồi tưởng và không phải đang trải nghiệm. Bạn có thể lặp lại điều gì bạn đã đọc hay đã nghe, nhưng từ ngữ không là sự việc; và từ ngữ đó, chính sự lặp lại đó, ngăn cản trạng thái đang trải nghiệm. Trạng thái đang trải nghiệm đó không thể hiện diện chừng nào còn có đang suy nghĩ; sự suy nghĩ, kết quả, sản phẩm, không bao giờ có thể biết trạng thái đang trải nghiệm.

 “Vậy thì làm thế nào suy nghĩ kết thúc?”

 Thấy sự thật rằng suy nghĩ, sản phẩm của cái đã được biết, không bao giờ có thể ở trong trạng thái đang trải nghiệm. Đang trải nghiệm luôn luôn là cái mới mẻ; đang suy nghĩ luôn luôn thuộc cái cũ kỹ. Thấy sự thật của điều này, và sự thật sáng tạo sự tự do – tự do khỏi suy nghĩ, kết quả. Vậy là có cái mà vượt khỏi ý thức, mà cũng không ngủ lẫn không thức, mà không tên tuổi: nó là. 

 

_________________________________________________

 

Chương 63

HY SINH

 

Ô

ng ấy khá mập mạp và rất hài lòng với chính ông ấy. Ông ấy đã từng vào tù nhiều lần và đã bị đánh đập bởi cảnh sát, và lúc này ông ấy là một người chính trị nổi tiếng đang trên đường trở thành bộ trưởng. Ông ấy có mặt tại nhiều gặp gỡ, ngồi kín đáo, một mình giữa nhiều người; nhưng nhiều người nhận biết được ông ấy, và ông ấy nhận biết được họ. Khi ông ấy nói, ông ấy có giọng nói uy quyền của sự diễn thuyết; nhiều người nhìn ông ấy, và giọng nói của ông ấy giảm xuống mức độ của họ. Mặc dù ở trong họ, ông ấy tự tách rời mình; ông ấy là một người chính trị vĩ đại, được biết đến và được kính trọng; nhưng sự kính trọng chỉ đến một mức độ nào đó, và không thêm nữa. Người ta nhận biết được tất cả điều này khi bàn luận bắt đầu, và có bầu không khí đặc biệt đó mà hiện diện khi có một nhân vật nổi tiếng trong khán giả, một bầu không khí của ngạc nhiên và mong đợi, của thân thiết và ngờ vực, của kênh kiệu và thích thú khi hạ mình xuống.

 Ông ấy đến cùng một người bạn, và người bạn giải thích ông ấy là ai: số lần ông ấy đã ở trong tù, những đánh đập mà ông ấy đã gánh chịu, và những hy sinh vĩ đại mà ông ấy đã thực hiện vì sự độc lập của quốc gia ông ấy. Ông ấy là một người giàu có, hoàn toàn được Châu âu hóa, với một căn nhà rộng lớn, những cái vườn, nhiều xe hơi và vân vân. Khi người bạn đang kể về những hành động dũng cảm của con người vĩ đại đó, giọng nói trở nên mỗi lúc một khâm phục và kính trọng; nhưng có một khuynh hướng ngấm ngầm, một suy nghĩ mà dường như nói rằng, “Ông ấy có lẽ không là tất cả mọi sự việc mà ông ấy nên là, nhưng rốt cuộc, theo dõi những hy sinh mà ông ấy đã thực hiện, ít nhất đó là cái gì đó.” Chính con người vĩ đại nói về sự cải thiện, sự phát triển thủy điện, mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân, sự đe dọa hiện nay của chủ nghĩa Cộng sản, những kế hoạch và những mục đích to tát. Con người bị quên bẵng, nhưng những kế hoạch và những học thuyết vẫn còn.

 Từ bỏ để kiếm được một kết thúc là sự trao đổi, trong đó không có đang sống hết mình, nhưng chỉ có trao đổi. Tự hy sinh là một bành trướng của cái tôi. Hy sinh của cái tôi là một tinh lọc của cái tôi, và dù cái tôi có thể khiến cho nó tinh tế nhiều bao nhiêu, nó vẫn còn bị khép kín, tầm thường, giới hạn. Từ bỏ vì một nguyên nhân, dù vĩ đại, dù lan rộng và quan trọng đến chừng nào, là sự thay thế của nguyên nhân cho cái tôi; nguyên nhân hay ý tưởng trở thành cái ngã, “cái tôi” và “cái của tôi”. Hy sinh có ý thức là sự bành trướng của cái tôi, đang sống hết mình với mục đích thâu lượm lại; hy sinh có ý thức là sự khẳng định tiêu cực của cái tôi. Từ bỏ là một hình thức khác của thâu lượm. Bạn từ bỏ cái này với mục đích kiếm được cái kia. Cái này được đặt tại một mức độ thấp hơn, cái kia tại một mức độ cao hơn; và để kiếm được cao hơn, bạn “từ bỏ” cái thấp hơn. Trong qui trình này, không có đang sống hết mình, nhưng chỉ là một kiếm được của sự thỏa mãn to tát hơn; và tìm kiếm sự thỏa mãn to tát hơn không có yếu tố của hy sinh. Tại sao lại sử dụng một từ ngữ nghe ra có vẻ thẳng thắn cho một hoạt động gây thỏa mãn mà hoàn toàn buông thả trong nó? Bạn “từ bỏ” vị trí xã hội của bạn với mục đích kiếm được một loại vị trí khác hẳn, mà lúc này đoán chừng bạn sẽ có nó; thế là sự hy sinh của bạn trao tặng cho bạn một phần thưởng khao khát. Vài người mong muốn phần thưởng của họ ở thiên đàng, những người khác ở đây và ngay lúc này.

 “Phần thưởng này đã len lỏi vào qui trình diễn biến của những sự kiện, nhưng một cách có ý thức tôi không bao giờ tìm kiếm phần thưởng khi tôi bắt đầu tham gia vào chuyển động của qui trình.”

 Chính sự tham gia vào một chuyển động đại chúng hay riêng tư là phần thưởng riêng của nó, đúng chứ? Một cách có ý thức người ta có lẽ không tham gia vì một phần thưởng, nhưng những xúi giục bên trong mà thúc đẩy người ta tham gia lại rất phức tạp, và nếu không hiểu rõ chúng người ta không thể nói rằng người ta đã không tìm kiếm phần thưởng. Chắc chắn, điều gì quan trọng là đang hiểu rõ thôi thúc để từ bỏ này, để hy sinh này, đúng chứ? Tại sao chúng ta muốn từ bỏ? Để trả lời điều đó, trước hết chúng ta phải tìm ra tại sao chúng ta quyến luyến? Chỉ khi nào chúng ta quyến luyến thì chúng ta mới nói về tách rời; sẽ không có đấu tranh để tách rời nếu không có quyến luyến. Sẽ không có từ bỏ nếu không có sở hữu. Chúng ta sở hữu, và vì vậy từ bỏ với mục đích sở hữu cái gì khác nữa. Sự từ bỏ thăng hoa này được hiểu là cao quý và khai sáng.

 “Vâng, đó là như thế. Nếu không có sở hữu, dĩ nhiên sẽ không có nhu cầu của từ bỏ.”

 Vì vậy, từ bỏ, hy sinh chính mình, không là một hành động của sự vĩ đại, để được khen ngợi và được bắt chước. Chúng ta sở hữu bởi vì nếu không có sở hữu chúng ta không hiện diện. Những sở hữu là nhiều lắm và được thay đổi. Một người muốn sở hữu không phải những sự việc thế gian có lẽ lại quyến luyến vào hiểu biết, vào những ý tưởng; một người khác có lẽ quyến luyến vào đạo đức, một người khác vào trải nghiệm, một người khác vào danh tánh và sự nổi danh, và vân vân. Nếu không có những sở hữu, “cái tôi” không hiện diện; cái tôi là sở hữu đó, đồ đạc, đạo đức, cái tên. Trong sợ hãi không hiện diện của nó, cái trí quyến luyến vào cái tên, đồ đạc, giá trị; và nó sẽ buông bỏ những thứ này với mục đích hiện diện tại mức độ cao quý hơn, hiện diện cao quý hơn này là cái thỏa mãn hơn, cái vĩnh cửu hơn. Sự sợ hãi của không vĩnh cửu, của không hiện diện, tạo ra sự quyến luyến, tạo ra sự sở hữu. Khi sở hữu đó không thỏa mãn hay đau khổ, chúng ta từ bỏ nó cho một quyến luyến thích thú hơn. Sự sở hữu gây thỏa mãn tột đỉnh là từ ngữ Thượng đế, hay thay thế của nó, Chính thể.

 “Nhưng nó là một điều tự nhiên khi sợ hãi không là gì cả. Ông đang gợi ý, theo tôi nhận ra, rằng người ta phải thương yêu không là gì cả.”

 Chừng nào bạn còn đang nỗ lực để trở thành cái gì đó, chừng nào bạn còn được sở hữu bởi cái gì đó, chắc chắn sẽ có xung đột, rối loạn và đau khổ gia tăng. Bạn có lẽ nghĩ rằng bạn, chính bạn, trong sự thành tựu và thành công của bạn, sẽ không bị trói buộc trong sự không hiệp thông gia tăng này; nhưng bạn không thể tẩu thoát nó, bởi vì bạn thuộc về nó. Những hoạt động của bạn, những suy nghĩ của bạn, chính cấu trúc của sự hiện diện của bạn được đặt nền tảng trên xung đột và rối loạn, và vì vậy trên qui trình của không hiệp thông. Chừng nào bạn còn không sẵn lòng để không là gì cả, mà thực sự bạn là như thế, chắc chắn bạn phải nuôi dưỡng đau khổ và thù hận. Sẵn lòng để không là gì cả không là một vấn đề của từ bỏ, của ép buộc, bên trong hay bên ngoài, nhưng của đang thấy sự thật của cái gì là. Đang thấy sự thật của cái gì là mang lại tự do khỏi sự sợ hãi của không an toàn, sợ hãi đó mà nuôi dưỡng sự quyến luyến và dẫn đến ảo tưởng của tách rời, của từ bỏ. Tình yêu của cái gì là là sự khởi đầu của thông minh. Tình yêu một mình nó chia sẻ, một mình nó có thể hiệp thông; nhưng từ bỏ và hy sinh chính mình là phương cách của cô lập và ảo tưởng.

 

_________________________________________________

 

Chương 64

 NGỌN LỬA VÀ KHÓI

 

N

 ắng nóng suốt ngày và quả là một thách thức khi đi ra ngoài. Sự chói lọi của con đường và nước, đã lóa mắt và gay gắt sẵn rồi, lại được khiến cho cực độ hơn bởi những cái nhà màu trắng; và quả đất lúc trước xanh tươi bây giờ đã có màu vàng rực và nứt nẻ. Những cơn mưa sẽ không đến trong nhiều tháng. Con suối nhỏ đã cạn và lúc này biến thành một sợi cát ngoằn ngoèo. Một vài gia súc đang ở trong bóng râm của những cái cây, và cậu bé canh chừng chúng ngồi cách xa, ném những cục đá và đang hát trong cô đơn của cậu ấy. Cái làng cách xa vài dặm, và cậu ấy chỉ có một mình; cậu ấy ốm yếu và không được ăn uống đầy đủ lắm, nhưng vui vẻ, và bài hát của cậu ấy không buồn thảm lắm.

 Qua quả đồi là ngôi nhà, và chúng tôi đến được nó khi mặt trời đang thấp xuống. Từ mái nhà người ta có thể thấy những ngọn dừa xanh, vươn dài trong một làn sóng vô tận đến những bãi cát vàng. Những cây dừa tỏa ra một bóng râm màu vàng, và màu xanh của chúng cũng trở thành vàng rực. Ra khỏi những bãi cát vàng là biển màu xanh xám. Những con sóng bạc đang xô lấn lên bờ, nhưng những dòng nước sâu lại yên lặng. Những đám mây trên biển đang thâu nhận màu sắc, mặc dù mặt trời đang lặn cách xa chúng nhiều lắm. Vì sao hôm vừa lộ diện. Một cơn gió nhẹ đã xuất hiện, nhưng mái nhà vẫn còn nóng. Một nhóm ít người đã tụ tập, và chắc họ đã ở đó lâu lắm rồi.

 “Tôi đã lập gia đình và là người mẹ của nhiều đứa con, nhưng tôi không bao giờ cảm thấy thương yêu. Tôi đang bắt đầu thắc mắc liệu tình yêu có tồn tại. Chúng tôi biết những cảm xúc, những đam mê, những phấn khởi và những vui thú gây thỏa mãn, nhưng tôi không hiểu liệu chúng tôi biết được tình yêu. Chúng tôi thường xuyên nói rằng chúng tôi thương yêu, nhưng luôn luôn có một kiềm chế. Thuộc cơ thể có lẽ chúng tôi không kiềm chế, chúng tôi có lẽ trao tặng bản thân mình hoàn toàn như một món quà; nhưng ngay cả như thế cũng có một kiềm chế. Cho là một món quà của những giác quan, nhưng cái mà một mình nó có thể cho vẫn không được thức dậy, quá xa xôi. Chúng tôi gặp gỡ và bị mất hút trong khói, nhưng đó không là ngọn lửa. Tại sao chúng tôi không nhận được ngọn lửa đó? Tại sao ngọn lửa đó không đang cháy mà không có khói? Tôi không hiểu liệu chúng tôi đã trở thành quá khôn ngoan, quá hiểu biết đến độ không có hương thơm đó. Tôi nghĩ rằng tôi đọc sách quá nhiều, quá hiện đại và giả tạo một cách dốt nát. Mặc dù nói chuyện khôn ngoan, tôi nghĩ rằng tôi thực sự trì trệ.”

 Nhưng liệu nó là một vấn đề của trì trệ? Liệu tình yêu là một lý tưởng nổi bật, liệu cái không thể đạt được mà trở thành có thể đạt được chỉ khi nào những điều kiện được hoàn thành? Liệu người ta có thời gian để hoàn thành tất cả những điều kiện? Chúng ta nói về vẻ đẹp, viết về nó, vẽ về nó, nhảy múa cùng nó, giảng đạo về nó, nhưng chúng ta không đẹp đẽ, chúng ta cũng không biết tình yêu. Chúng ta chỉ biết những từ ngữ. Sống khoáng đạt và mong manh là sống nhạy cảm; nơi nào có một kiềm chế, có vô cảm. Mong manh là không an toàn, tự do khỏi ngày mai; khoáng đạt là tuyệt đối, cái không biết được. Cái mà khoáng đạt và mong manh là đẹp đẽ; cái khép kín là trì trệ và vô cảm. Trì trệ, giống như khôn ngoan, là một hình thức của tự phòng vệ. Chúng ta mở cánh cửa này, nhưng giữ cánh cửa kia đóng kín lại, bởi vì chúng ta muốn cơn gió mát mẻ chỉ qua một khe hở đặc biệt. Chúng ta không bao giờ đi ra ngoài hay mở tất cả những cửa ra vào và cửa sổ cùng một lúc. Nhạy cảm không là một việc bạn có thể nhận được trong thời gian. Trì trệ không bao giờ có thể trở thành nhạy cảm; trì trệ luôn luôn là trì trệ. Dốt nát không bao giờ có thể trở thành thông minh. Nỗ lực để trở thành thông minh là dốt nát. Đó là một trong những khó khăn của chúng ta, đúng chứ? Chúng ta luôn luôn đang cố gắng trở thành cái gì đó – và sự trì trệ vẫn còn nguyên.

 “Vậy thì người ta phải làm gì?”

 Không làm gì cả nhưng là cái gì bạn là, vô cảm. Làm là lẩn tránh cái gì là, và lẩn tránh cái gì là là hình thức thô thiển nhất của dốt nát. Dù nó làm bất kỳ điều gì, dốt nát vẫn là dốt nát. Vô cảm không thể trở thành nhạy cảm; mọi việc mà nó có thể làm là nhận biết nó là gì, hãy thả câu chuyện của nó là gì được bộc lộ. Đừng can thiệp vào vô cảm, bởi vì cái mà can thiệp là cái vô cảm, cái dốt nát. Hãy lắng nghe và nó sẽ kể cho bạn câu chuyện của nó; đừng diễn giải hay hành động, nhưng lắng nghe mà không ngắt ngang hay diễn giải ngay từ khởi đầu đến đoạn kết của câu chuyện. Vậy thì chỉ như thế sẽ có hành động. Đang làm không quan trọng, nhưng đang lắng nghe quan trọng.

 Muốn cho, phải là cái không thể cạn kiệt. Kiềm chế mà cho là sự sợ hãi của kết thúc, và chỉ trong kết thúc mới có cái không thể cạn kiệt. Cho không là kết thúc. Cho là từ cái nhiều hay cái ít; và cái nhiều hay cái ít là cái giới hạn, khói, cái đang cho và đang nhận. Khói là sự ham muốn như ghen tuông, tức giận, thất vọng; khói là sự sợ hãi của thời gian; khói là ký ức, trải nghiệm. Không có cho nhưng chỉ có lan rộng khói đó. Kiềm chế là điều không tránh khỏi, bởi vì không có gì để cho. Chia sẻ không là cho, ý thức của chia sẻ hay cho kết thúc sự hiệp thông. Khói không là ngọn lửa nhưng chúng ta đã lầm lẫn nó với ngọn lửa. Nhận biết được khói, nhận biết được mà không đang thổi tung khói để thấy ngọn lửa.

 “Liệu có thể có ngọn lửa đó, hay nó chỉ dành cho một ít người?”

 Liệu nó dành cho một ít người hay nhiều người không là mấu chốt, đúng chứ? Nếu chúng ta theo đuổi con đường đó nó chỉ có thể dẫn đến dốt nát và ảo tưởng. Quan tâm của chúng ta là đến ngọn lửa. Liệu bạn có thể có ngọn lửa đó, ngọn lửa không khói đó? Hãy tìm ra; hãy quan sát khói một cách yên lặng và kiên nhẫn. Bạn không thể xua đuổi khói, bởi vì bạn là khói. Khi khói đó tan biến, ngọn lửa sẽ hiện diện. Ngọn lửa này không thể cạn kiệt. Mọi thứ đều có một khởi đầu và một kết thúc, chẳng mấy chốc nó sẽ cạn kiệt, hết sạch. Khi quả tim trống không khỏi những sự việc của cái trí, và cái trí trống không khỏi sự suy nghĩ, lúc đó có tình yêu. Cái trống không không bao giờ cạn kiệt.

 Trận chiến không phải giữa ngọn lửa và khói, nhưng giữa những phản ứng khác nhau bên trong khói. Ngọn lửa và khói không bao giờ có thể xung đột lẫn nhau. Muốn xung đột, chúng phải có liên quan; và làm thế nào có thể có sự liên quan giữa chúng? Một cái hiện diện khi cái kia không hiện diện.

 

_________________________________________________

 

Chương 65

BẬN RỘN CỦA CÁI TRÍ

 

N

ó là một con đường chật hẹp, khá đông người, nhưng không có nhiều xe cộ. Khi một chiếc xe buýt hay một chiếc xe hơi đi qua, người ta phải né tránh đến tận mép đường mương, gần như xuống rãnh nước. Có một ít cửa hàng rất nhỏ, và một ngôi đền nhỏ xíu không có cửa ra vào. Ngôi đền này sạch sẽ lạ lùng, và những người dân địa phương có mặt ở đó, mặc dù không đông lắm. Ở một phía của một trong những cửa hàng, một cậu bé ngồi bệt xuống đất đang kết những vòng hoa và những bó hoa nhỏ; cậu ấy chắc phải mười hai hay mười bốn tuổi. Những sợi chỉ trong một hũ nước nhỏ, và trước mặt cậu ấy, rải trong những đống nhỏ trên một miếng vải ướt, là hoa nhài, một ít hoa hồng, hoa cúc vạn thọ và những bông hoa khác. Với một sợi dây trong một tay, tay còn lại cậu ấy nhặt lên một lố những bông hoa riêng rẽ nhưng lại hòa hợp, và bằng một lần xoắn khéo léo và mau lẹ chúng sẽ được cột lại và một bó hoa sẽ được làm xong. Cậu ấy hầu như chẳng chú ý gì đến hai bàn tay đang thao tác; đôi mắt cậu ấy sẽ lang thang nơi những con người đi ngang qua, mỉm cười khi nhận ra người nào đó, trở lại hai bàn tay của cậu ấy, và lại lang thang khỏi, lúc này cậu ấy được tham gia bởi một cậu trai khác, và họ bắt đầu nói chuyện và cười cợt, nhưng hai bàn tay của cậu ấy không bao giờ rời khỏi nhiệm vụ của chúng. Lúc này đã có một đống những bông hoa được bó chặt lại, nhưng vẫn còn quá sớm để bán chúng. Cậu bé ngừng lại, đứng dậy và đi khỏi, nhưng chẳng mấy chốc quay lại cùng một cậu bé khác nhỏ hơn, có lẽ là người em trai của cậu ấy. Sau đó cậu ấy lặp lại công việc dễ dàng của cậu ấy bằng một thoải mái và mau lẹ. Lúc này người ta đang đến mua, người này nối tiếp người khác hay nguyên một nhóm người. Chắc họ phải là những khách hàng thường xuyên của cậu ấy, bởi vì có những tiếng cười và một vài từ ngữ được trao đổi. Từ lúc đó trở đi trên một tiếng đồng hồ cậu ấy không bao giờ rời khỏi nơi này. Có hương thơm của nhiều bông hoa, và chúng tôi mỉm cười với nhau.

 Con đường dẫn đến con đường nhỏ, và con đường nhỏ đến một ngôi nhà.

 Chúng ta bị trói buộc vào quá khứ sâu đậm làm sao! Nhưng chúng ta không bị trói buộc vào quá khứ: chúng ta là quá khứ. Và quá khứ quả là một việc phức tạp vô cùng, tầng này trên tầng khác của những kỷ niệm không được tiêu hóa, vừa bị ấp ủ vừa bị đau khổ. Nó theo đuổi chúng ta cả ngày lẫn đêm, và thỉnh thoảng có một đột biến, phơi bày một ánh sáng rõ ràng. Quá khứ giống như một cái bóng, khiến cho những sự việc trì trệ và buồn chán; trong cái bóng đó, hiện tại mất đi sự rõ ràng của nó, sự trong sáng của nó, và ngày mai là sự tiếp tục của cái bóng. Quá khứ, hiện tại và tương lai bị trói buộc vào chung bởi sợi dây dài ngoằng của ký ức; nguyên bó này là ký ức, kèm theo chút ít hương thơm. Sự suy nghĩ chuyển động qua hiện tại đến tương lai và quay lại; giống như một con thú hiếu động bị buộc vào một cái cột, nó chuyển động bên trong cái bán kính riêng của nó, chật hẹp hay rộng rãi, nhưng nó không bao giờ được tự do khỏi cái bóng riêng của nó. Chuyển động này là sự bận rộn của cái trí với quá khứ, hiện tại và tương lai. Cái trí là sự bận rộn. Nếu cái trí không bị bận rộn, nó không còn hiện diện; chính sự bận rộn của nó là sự hiện diện của nó. Bận rộn bởi những lăng nhục và nịnh nọt, bởi Thượng đế và nhậu nhẹt, bởi đạo đức và đam mê, bởi công việc và diễn tả, bởi nhận vào và cho đi, tất cả đều giống hệt; nó vẫn còn là bận rộn, lo âu, náo động. Bị bận rộn bởi cái gì đó, dù bởi đồ đạc hay Thượng đế, là một trạng thái của tầm thường, nông cạn.

 Sự bận rộn trao tặng cái trí một cảm thấy của hoạt động, của đang sống. Đó là lý do tại sao cái trí lưu trữ hay thải hồi; nó tự duy trì chính nó bằng sự bận rộn. Cái trí phải bận rộn bởi điều gì đó. Điều gì nó bận rộn chẳng quan trọng bao nhiêu; việc quan trọng là rằng nó được bận rộn, và những bận rộn tốt lành hơn gây được ý nghĩa cho xã hội. Bận rộn bởi điều gì đó là bản chất của cái trí, và hoạt động của nó bắt nguồn từ cái này. Bận rộn bởi Thượng đế, bởi chính thể, bởi hiểu biết, là sự hoạt động của một cái trí tầm thường. Bận rộn bởi điều gì đó hàm ý sự giới hạn, và Thượng đế của cái trí là một thượng đế nhỏ nhen, dù nó có lẽ đặt ngài trên cao đến chừng nào. Nếu không có sự bận rộn, cái trí không hiện diện; và sự sợ hãi của không hiện diện khiến cái trí luôn náo động và năng động. Hoạt động náo động này có diện mạo của sống, nhưng nó không là sống; nó luôn luôn dẫn đến chết – một chết mà là cùng hoạt động trong một diện mạo khác.

 Giấc mộng là một bận rộn khác của cái trí, một biểu tượng của sự náo động của nó. Đang nằm mơ là sự tiếp tục của ý thức, sự lan rộng của cái gì không hoạt động suốt những giờ thức giấc. Hoạt động của cả cái trí tầng bên ngoài lẫn cái trí tầng sâu thẳm là nghề nghiệp của nó. Một cái trí như thế có thể nhận biết được một kết thúc chỉ như một khởi đầu bị tiếp tục; nó không bao giờ nhận biết được kết thúc, nhưng chỉ nhận biết được một kết quả, và kết quả luôn luôn tiếp tục. Sự tìm kiếm có được một kết quả là sự tìm kiếm có được một tiếp tục. Cái trí, sự bận rộn, không có kết thúc; và chỉ cái mà có kết thúc mới có thể là cái mới mẻ, chỉ cái mà chết đi mới có thể có sự sống. Chết của sự bận rộn, của cái trí, là khởi đầu của yên lặng, của hoàn toàn yên lặng. Không có liên quan giữa yên lặng không thể nghĩ bàn này và hoạt động của cái trí. Muốn có liên quan, phải có sự tiếp xúc, hiệp thông; nhưng không có sự tiếp xúc giữa yên lặng và cái trí. Cái trí không thể hiệp thông cùng yên lặng; nó có thể có sự tiếp xúc với trạng thái tự chiếu rọi riêng của nó mà nó gọi là yên lặng. Nhưng yên lặng này không là yên lặng, nó chỉ là một hình thức khác của sự bận rộn. Sự bận rộn không là yên lặng. Có yên lặng chỉ cùng chết đi của sự bận rộn bởi yên lặng của cái trí.

 Yên lặng vượt khỏi giấc mộng, vượt khỏi sự bận rộn của cái trí sâu thẳm hơn. Cái trí sâu thẳm hơn là một cặn bã, cặn bã của quá khứ, lộ liễu hay giấu giếm. Quá khứ cặn bã này không thể trải nghiệm yên lặng; nó có thể mơ mộng về yên lặng, như nó thường thực hiện, nhưng mơ mộng không là sự thật. Mơ mộng thường nhận lầm là sự thật, nhưng mơ mộng và người mơ mộng là sự bận rộn của cái trí. Cái trí là một qui trình tổng thể, và không phải một qui trình loại trừ. Qui trình tổng thể của hoạt động, đang lắng xuống và đang lượm lặt, không thể hiệp thông cùng yên lặng không thể cạn kiệt đó.

 

_________________________________________________

 

Chương 66

 KẾT THÚC SỰ SUY NGHĨ

 

Ô

ng ấy là một học giả, sắp xếp câu nói thật khéo léo theo kiểu văn chương cổ điển, và đã luyện tập trích dẫn từ những người xa xưa để hoàn thành những suy nghĩ riêng của ông ấy. Người ta không hiểu liệu ông ấy có bất kỳ suy nghĩ nào độc lập khỏi những quyển sách. Dĩ nhiên, không có suy nghĩ độc lập; tất cả suy nghĩ đều bị lệ thuộc, bị quy định. Suy nghĩ là sự diễn đạt bằng từ ngữ của những kết quả. Suy nghĩ bị lệ thuộc; suy nghĩ không bao giờ có thể được tự do. Nhưng ông ấy quan tâm đến sự học hành; ông ấy bị chất đầy bởi hiểu biết và nâng nó lên thật cao. Ngay lập tức ông ấy bắt đầu nói bằng tiếng Phạn, và rất ngạc nhiên cũng như hơi choáng váng khi phát giác rằng tiếng Phạn đó không được hiểu gì cả. Hầu như ông ấy không thể tin tưởng việc đó. “Tại những gặp gỡ khác nhau điều gì ông nói thể hiện rằng ông đã đọc rất nhiều bằng tiếng Phạn, hay đã tìm hiểu những bản dịch về một số những người thầy vĩ đại,” ông ấy nói. Khi ông ấy phát giác rằng nó không đúng là như vậy, và rằng đã không đọc bất kỳ quyển sách tâm lý, triết lý hay tôn giáo.

 Thật lạ lùng khi chúng ta trao quá nhiều quan trọng cho những từ ngữ được in ra, cho những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng. Những học giả giống như người bình thường, là những cái máy hát đĩa; chúng tiếp tục lặp lại, dù những cái đĩa có lẽ được thay đổi thường xuyên ra sao. Họ quan tâm đến sự hiểu biết và không quan tâm đến đang trải nghiệm. Hiểu biết là một cản trở cho đang trải nghiệm. Nhưng hiểu biết là một chỗ trú ẩn an toàn, lĩnh vực hiểu biết của một ít người; và bởi vì những người dốt nát bị ấn tượng bởi sự hiểu biết, người hiểu biết được kính trọng và được tôn vinh. Hiểu biết là một nghiện ngập, giống như nhậu nhẹt; hiểu biết không mang lại đang hiểu rõ. Hiểu biết có thể được dạy bảo, nhưng không phải thông minh; phải có tự do khỏi hiểu biết cho thông minh hiện diện. Hiểu biết không là tiền bạc dùng mua sắm thông minh; nhưng cái người chun vào nơi trú ẩn của hiểu biết không dám mạo hiểm thoát khỏi, bởi vì từ ngữ nuôi sống sự suy nghĩ của anh ấy và anh ấy được thỏa mãn bởi sự suy nghĩ. Đang suy nghĩ là một cản trở cho đang trải nghiệm; và không có thông minh nếu không có đang trải nghiệm. Hiểu biết, ý tưởng, niềm tin, cản trở thông minh.

 Một cái trí bận rộn không được tự do, tự phát, và chỉ trong tự phát mới có thể có khám phá. Một cái trí bận rộn đang tự khép kín; nó không thể tiếp cận, không thể mong manh, và vì vậy có sự an toàn của nó. Suy nghĩ, bởi chính cấu trúc của nó, đang tự cô lập; nó không thể được biến thành mong manh. Suy nghĩ không thể tự phát, nó không bao giờ có thể được tự do. Suy nghĩ là sự tiếp tục của quá khứ, và cái mà tiếp tục không thể được tự do. Có tự do chỉ trong kết thúc.

 Một cái trí bận rộn sáng chế cái gì nó đang làm việc. Nó có thể sản sinh cái xe bò hay chiếc máy bay phản lực. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta dốt nát, và chúng ta dốt nát thật. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta là Thượng đế, và chúng ta là ý tưởng riêng của chúng ta: “Tôi là Cái Đó.”

 “Nhưng chắc chắn bận rộn bởi những sự việc của Thượng đế lại tốt lành hơn bận rộn bởi những sự việc của thế giới, đúng chứ?”

 Điều gì chúng ta suy nghĩ, chúng ta là; nhưng chính đang hiểu rõ về qui trình của sự suy nghĩ mới quan trọng, và không phải điều gì chúng ta suy nghĩ. Liệu chúng ta suy nghĩ về Thượng đế, hay về nhậu nhẹt, đều không quan trọng; mỗi thứ có kết quả đặc biệt của nó, nhưng trong cả hai trường hợp suy nghĩ bị bận tâm bởi tự chiếu rọi riêng của nó. Những ý tưởng, những lý tưởng, những mục đích, và vân vân, là tất cả những chiếu rọi, hay những bành trướng của sự suy nghĩ. Bận rộn bởi những chiếu rọi riêng của người ta, tại bất kỳ mức độ nào, là tôn sùng cái tôi. Cái Tôi với chữ “T” viết hoa vẫn còn là sự chiếu rọi của suy nghĩ. Dù suy nghĩ bị bận rộn bởi bất kỳ cái gì, nó là cái đó; và cái gì nó là, không là gì cả ngoại trừ suy nghĩ. Vì vậy rất quan trọng phải hiểu rõ qui trình suy nghĩ.

 Suy nghĩ là phản ứng đến thách thức, đúng chứ? Nếu không có thách thức, không có suy nghĩ. Qui trình của thách thức và phản ứng là trải nghiệm; và trải nghiệm được diễn tả bằng từ ngữ là suy nghĩ. Trải nghiệm không những của quá khứ, nhưng cũng còn của quá khứ liên kết với hiện tại; nó là tầng ý thức bên ngoài cũng như tầng ý thức bên trong. Cặn bã này của trải nghiệm là ký ức, kết quả; và phản hồi của ký ức, của quá khứ là suy nghĩ.

 “Nhưng suy nghĩ chỉ có từng đó hay sao? Liệu không có những sâu thẳm hơn của suy nghĩ thay vì chỉ là những phản hồi của ký ức, hay sao?”

 Suy nghĩ có thể và có tự đặt chính nó tại những mức độ khác nhau, những xuẩn ngốc và những khôn ngoan, những cao cả và những hèn hạ; nhưng nó vẫn còn là suy nghĩ, đúng chứ? Thượng đế của suy nghĩ vẫn còn của cái trí, của từ ngữ. Suy nghĩ về Thượng đế không là Thượng đế, nó chỉ là phản hồi của ký ức. Ký ức rất vững chắc, và vì vậy có vẻ sâu thẳm lắm; nhưng do bởi chính cấu trúc của nó, nó không bao giờ có thể sâu thẳm. Ký ức có lẽ được phơi bày, không phải trong nhận biết tức khắc, nhưng phơi bày đó không khiến cho nó sâu thẳm. Suy nghĩ không bao giờ có thể sâu thẳm, hay bất kỳ thứ gì quan trọng hơn nó là gì. Suy nghĩ có thể trao cho chính nó giá trị to tát hơn, nhưng nó vẫn còn là suy nghĩ. Khi cái trí bị bận rộn bởi tự chiếu rọi riêng của nó, nó không thoát khỏi suy nghĩ, nó chỉ đảm nhiệm một vai trò mới, một tư thế mới; dưới lớp vỏ bọc, nó vẫn còn là suy nghĩ.

 “Nhưng làm thế nào người ta có thể thoát khỏi suy nghĩ?”

 Đó không là mấu chốt, đúng chứ? Người ta không thể thoát khỏi suy nghĩ, bởi vì “người ta”, người tạo tác của nỗ lực, là kết quả của suy nghĩ. Trong lật tung qui trình của suy nghĩ, mà là đang hiểu rõ về chính mình, sự thật của cái gì là kết thúc qui trình của suy nghĩ. Sự thật của cái gì là sẽ không được tìm ra trong bất kỳ quyển sách nào, cổ xưa hay hiện đại. Cái gì được tìm ra là từ ngữ, nhưng không phải sự thật.

 “Vậy thì làm thế nào người ta sẽ tìm được sự thật?”

 Người ta không thể tìm được nó. Nỗ lực tìm ra sự thật tạo ra một kết thúc tự chiếu rọi, và kết thúc đó không là sự thật. Một kết quả không là sự thật; kết quả là sự tiếp tục của suy nghĩ, được lan rộng hay được chiếu rọi. Chỉ khi nào suy nghĩ kết thúc mới có sự thật. Không có kết thúc suy nghĩ qua ép buộc, qua kỷ luật, qua bất kỳ hình thức nào của kháng cự. Đang lắng nghe câu chuyện của cái gì là mang lại sự giải thoát riêng của nó. Chính là sự thật mà giải thoát, không phải nỗ lực để được giải thoát.

 

________________________________________

 

Chương 67

HAM MUỐN VÀ XUNG ĐỘT

 

Đ

ó là một nhóm người dễ chịu; hầu hết họ đều háo hức, và có một ít người lắng nghe để bác bẻ. Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng có được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và đang hiểu rõ vô cùng. Chúng ta lắng nghe bằng những chiều sâu khác nhau của đang hiện diện của chúng ta, nhưng lắng nghe của chúng ta luôn luôn cùng một định kiến hay từ một quan điểm đặc biệt. Chúng ta không lắng nghe một cách đơn giản; luôn luôn có bức màn ngăn cản của những suy nghĩ, những kết luận, những định kiến riêng của chúng ta. Chúng ta lắng nghe bằng vui thú hay kháng cự, bằng thông suốt hay phản đối, nhưng không có lắng nghe. Muốn lắng nghe phải có một yên lặng bên trong, một tự do khỏi sự căng thẳng của kiếm được, một chú ý thanh thản. Trạng thái nhận biết nhưng thụ động này có thể nghe điều gì vượt khỏi những kết luận bằng từ ngữ. Những từ ngữ gây hoang mang, chúng chỉ là phương tiện bên ngoài của sự chuyển tải; nhưng muốn hiệp thông vượt khỏi sự nhiễu loạn của những từ ngữ, trong lắng nghe phải có một nhận biết thụ động. Những người thương yêu có lẽ lắng nghe; nhưng tìm được một người lắng nghe quả là hiếm hoi. Hầu hết chúng ta đều đuổi theo những kết quả, đạt được những mục đích, chúng ta luôn luôn đang chinh phục và đang bị chinh phục, và vì vậy không có đang lắng nghe. Chỉ trong đang lắng nghe người ta mới nghe được bài hát của những từ ngữ.

 “Liệu có thể được tự do khỏi tất cả ham muốn? Nếu không có sự ham muốn, liệu có sống? Liệu ham muốn không là sống hay sao? Tìm kiếm để được tự do khỏi ham muốn là mời mọc chết, đúng chứ?”

 Ham muốn là gì? Chúng ta nhận biết được nó khi nào? Khi nào chúng ta nói chúng ta ham muốn? Ham muốn không là một trừu tượng, nó hiện diện chỉ trong sự liên hệ. Ham muốn nảy sinh trong xung đột, trong liên hệ. Nếu không có tiếp xúc, không có ham muốn. Tiếp xúc có lẽ tại bất kỳ mức độ nào, nhưng nếu không có nó không có cảm xúc, không có phản ứng, không có ham muốn. Chúng ta biết qui trình của ham muốn, phương cách nó hiện diện: nhận biết, tiếp xúc, cảm xúc, ham muốn. Nhưng khi nào chúng ta nhận biết được ham muốn? Khi nào tôi nói tôi có một ham muốn? Chỉ khi nào có sự nhiễu loạn của vui thú, hay của đau khổ. Chỉ khi nào có một nhận biết được xung đột, được nhiễu loạn, chỉ khi đó mới có nhận thức đuợc ham muốn. Ham muốn là phản ứng không trọn vẹn đến thách thức. Nhận biết một chiếc xe hơi đẹp tạo ra sự nhiễu loạn của vui thú. Nhiễu loạn này là ý thức của ham muốn. Đang tập trung của nhiễu loạn, bị gây ra bởi đau khổ hay bởi vui thú, là ý thức của cái tôi. Ý thức của cái tôi là ham muốn. Chúng ta có ý thức khi có sự nhiễu loạn của phản ứng không trọn vẹn đến thách thức. Xung đột là ý thức của cái tôi. Liệu có thể có tự do khỏi nhiễu loạn này, khỏi xung đột của ham muốn?

 “Ông có ý sự tự do khỏi xung đột của ham muốn, hay khỏi chính ham muốn?”

 Liệu xung đột và ham muốn là hai trạng thái tách rời? Nếu chúng như thế, sự thâm nhập của chúng ta phải dẫn đến ảo tưởng. Nếu không có sự nhiễu loạn của vui thú hay đau khổ, của đang mong muốn, đang tìm kiếm, đang đáp ứng, hoặc tích cực hoặc tiêu cực, liệu sẽ có ham muốn? Và chúng ta muốn loại bỏ sự nhiễu loạn này à? Nếu chúng ta có thể hiểu rõ điều này, vậy thì chúng ta có lẽ nắm bắt được ý nghĩa của sự ham muốn. Xung đột là ý thức của cái tôi; sự tập trung của chú ý qua sự nhiễu loạn là ham muốn. Liệu bạn muốn loại bỏ yếu tố xung đột là ham muốn, và giữ lại yếu tố vui thú? Cả vui thú lẫn xung đột đều đang gây nhiễu loạn, đúng chứ? Hay bạn nghĩ vui thú không gây nhiễu loạn?

 “Vui thú không gây nhiễu loạn.”

 Liệu điều đó đúng? Chưa bao giờ bạn nhận biết sự đau khổ của vui thú, hay sao? Liệu khao khát có được vui thú không luôn luôn đang gia tăng, luôn luôn đang đòi hỏi nhiều hơn và nhiều hơn, hay sao? Liệu khao khát có được nhiều hơn này không gây nhiễu loạn bằng sự nài nỉ của lẩn tránh, hay sao? Cả hai đều tạo ra xung đột. Chúng ta muốn giữ lại những ham muốn vui thú, và loại bỏ những ham muốn đau khổ; nhưng nếu chúng ta quan sát kỹ càng, cả hai đều đang gây nhiễu loạn. Nhưng liệu bạn muốn được tự do khỏi sự nhiễu loạn?

 “Nếu chúng ta không có ham muốn chúng ta sẽ chết; nếu chúng ta không có xung đột chúng ta sẽ ngủ mê.”

 Liệu bạn đang nói từ đang trải nghiệm, hay liệu bạn chỉ có một ý tưởng về nó? Chúng ta đang tưởng tượng khi không có xung đột sẽ như thế nào, và thế là đang ngăn cản đang trải nghiệm của trạng thái mà trong đó tất cả xung đột đã kết thúc là gì. Vấn đề của chúng ta là, cái gì gây ra xung đột? Liệu chúng ta không thể thấy một vật xấu xí hay một vật đẹp đẽ mà không có xung đột đang hiện diện, hay sao? Liệu chúng ta không thể quan sát, lắng nghe mà không có ý thức của cái tôi, hay sao? Liệu chúng ta không thể sống mà không có sự nhiễu loạn, hay sao? Liệu chúng ta không thể hiện diện mà không có ham muốn, hay sao? Chắc chắn, chúng ta phải hiểu rõ sự nhiễu loạn, và không tìm kiếm một phương cách để khuất phục hay tán dương ham muốn. Xung đột phải được hiểu rõ, không phải được tán dương hay bị kiềm chế.

 Điều gì tạo ra sự xung đột? Xung đột nảy sinh khi phản ứng không trọn vẹn đến thách thức; và xung đột này là đang tập trung của ý thức như cái tôi. Cái tôi, cái ý thức được tập trung qua xung đột, là trải nghiệm. Trải nghiệm là một phản ứng đến một kích thích hay thách thức; nếu không đang đặt tên hay đang cho một nhãn hiệu, không có trải nghiệm. Đang đặt tên sinh ra từ kho lưu trữ, ký ức; và đang đặt tên này là qui trình của đang diễn đạt bằng từ ngữ, đang tạo tác những biểu tượng, những hình ảnh, những từ ngữ, mà củng cố thêm ký ức. Cái ý thức, đang tập trung của cái tôi qua xung đột, là toàn qui trình của trải nghiệm, của đang đặt tên, của đang ghi lại.

 “Trong qui trình này, điều gì tạo ra xung đột? Liệu chúng ta có thể được tự do khỏi xung đột? Và cái gì vượt khỏi xung đột?”

 Do bởi đang đặt tên mới tạo ra xung đột, đúng chứ? Bạn tiếp cận thách thức, tại bất kỳ mức độ nào, bằng một ghi lại, bằng một ý tưởng, bằng một kết luận, bằng thành kiến; đó là, bạn đặt tên trải nghiệm đó. Thuật ngữ này trao tặng chất lượng cho trải nghiệm, chất lượng sinh ra từ đang đặt tên. Đang đặt tên là đang ghi lại của ký ức. Quá khứ gặp gỡ cái mới mẻ; thách thức được gặp gỡ bởi ký ức, quá khứ. Những phản ứng của quá khứ không thể hiểu rõ cái đang sống, cái mới mẻ, cái thách thức; những phản ứng của quá khứ không trọn vẹn, và từ trạng thái không trọn vẹn này nảy sinh xung đột, mà là ý thức của cái tôi. Xung đột kết thúc khi không có qui trình của đang đặt tên. Bạn có thể nhìn ngắm trong chính bạn đang đặt tên xảy ra hầu như cùng lúc với phản ứng như thế nào. Khoảng ngừng giữa phản ứng và đang đặt tên là đang trải nghiệm. Đang trải nghiệm, trong đó không có cả người trải nghiệm lẫn vật được trải nghiệm, vượt khỏi xung đột. Xung đột là đang tập trung của cái tôi, và cùng sự kết thúc của xung đột có sự kết thúc của tất cả suy nghĩ và sự khởi đầu của cái không thể cạn kiệt.

 

_________________________________________________

 

Chương 68

HÀNH ĐỘNG KHÔNG MỤC ĐÍCH

 

Ô

ng ấy thuộc nhiều tổ chức rất khác nhau, và năng động trong tất cả chúng. Ông ấy viết sách và nói chuyện, quyên góp tiền bạc, tổ chức. Ông ấy hung hăng, cố chấp và hiệu quả. Ông ấy là một người rất hữu dụng, đòi hỏi nhiều, và luôn luôn chập chờn trong tình trạng này. Ông ấy đã trải qua những kích động thuộc chính trị, đã vào tù, đã theo sau những người lãnh đạo, và lúc này ông ấy đang trở thành một con người quan trọng trong quyền hạn riêng của ông ấy. Ông ấy dồn hết sức lực cho việc thực hiện ngay tức khắc những kế hoạch vĩ đại; và giống như tất cả những người có giáo dục này, ông ấy nói năng rất triết lý. Ông ấy nói rằng ông ấy là một người hành động, và không phải một người tư duy; ông ấy sử dụng một cụm từ tiếng Phạn với ý định chuyển tải toàn triết lý của hành động. Chính khẳng định ông ấy là một người hành động lại hàm ý ông ấy là một trong những yếu tố cốt lõi của sống – có lẽ không phải ông ấy theo cá nhân, nhưng loại người hành động đó. Ông ấy đã tự phân loại mình và thế là khóa chặt đang hiểu rõ về chính ông ấy.

 Dường như những nhãn hiệu cho sự thỏa mãn. Chúng ta duy trì sự phân loại mà chúng ta tưởng là mình sống theo nó như một giải thích thỏa mãn về sống. Chúng ta là những người tôn sùng những từ ngữ và những nhãn hiệu; dường như chúng ta không bao giờ vượt khỏi biểu tượng, để hiểu rõ giá trị của biểu tượng. Bằng cách gọi chúng ta là cái này hay cái kia, chúng ta bảo đảm được mình chống lại sự phiền muộn thêm nữa, và một yên ổn. Một trong những kinh hãi của những học thuyết và những niềm tin có tổ chức là sự thanh thản, sự thỏa mãn cực kỳ mà chúng trao tặng. Chúng khiến cho chúng ta ngủ mê, và trong giấc ngủ chúng ta mơ mộng, và mơ mộng trở thành hành động. Chúng ta được xao nhãng dễ dàng biết chừng nào! Và hầu hết chúng ta đều muốn được xao nhãng. Hầu hết chúng ta đều mệt nhoài bởi những xung đột liên tục, và những xao nhãng trở thành một nhu cầu, chúng trở thành quan trọng hơn cái gì là. Chúng ta có thể vui đùa cùng những xao nhãng, nhưng không phải cùng cái gì là; những xao nhãng là những ảo tưởng, và có một thỏa mãn ngoan cố trong chúng.

 Hành động là gì? Tiến hành của hành động là gì? Tại sao chúng ta hành động? Chắc chắn, hoạt động thuần túy không là hành động; duy trì sự bận rộn không là hành động, đúng chứ? Người nội trợ bận rộn, và bạn sẽ gọi nó là hành động?

 “Không, dĩ nhiên không. Cô ấy chỉ quan tâm đến những công việc tầm thường, hàng ngày. Một người của hành động bị bận rộn bởi những vấn đề và những trách nhiệm lớn lao hơn. Sự bận rộn bởi những vấn đề sâu thẳm hơn và bao quát hơn có lẽ được gọi là hành động, không chỉ thuộc chính trị nhưng còn cả thuộc tinh thần. Nó đòi hỏi khả năng, hiệu quả, những nỗ lực có tổ chức, một động cơ được duy trì hướng về một mục đích. Một người như thế không là một người tư duy, một người huyền bí, một người ẩn dật, anh ấy là một người của hành động.”

 Bạn sẽ gọi hành động là sự bận rộn bởi những vấn đề bao quát hơn. Vấn đề bao quát hơn là gì? Liệu chúng tách khỏi đang hiện diện hàng ngày? Liệu hành động tách khỏi tiến hành tổng thể của sự sống? Liệu có hành động khi không có sự hiệp thông của tất cả nhiều tầng của sự hiện diện? Nếu không có đang hiểu rõ và thế là không hiệp thông tiến hành tổng thể của sự sống; hành động không là hoạt động hoàn toàn hủy diệt, hay sao? Con người là một tiến hành tổng thể, và hành động phải là kết quả của tổng thể này.

 “Nhưng điều đó sẽ hàm ý không những không hành động, nhưng còn cả sự trì hoãn vô hạn định. Có một khẩn cấp của hành động, và chẳng tốt lành gì khi triết lý về nó.”

 Chúng ta không đang triết lý, nhưng chỉ đang thắc mắc liệu điều tạm gọi là hành động của bạn không đang gây ra vô vàn tổn hại hay sao. Luôn luôn đổi mới cần đổi mới thêm nữa. Hành động từng phần không là hành động gì cả, nó tạo ra sự tách rời. Nếu bạn có đủ kiên nhẫn, bạn có thể tìm được ngay lúc này, không phải trong tương lai, hành động đó mà là tổng thể, hiệp thông.

 Liệu hành động có mục đích có thể được tạm gọi là hành động? Có một mục đích, một lý tưởng, và làm việc hướng về nó – liệu đó là hành động? Khi hành động hướng về một kết quả, liệu nó là hành động?

 “Ông có thể hành động cách nào nữa đây?”

 Bạn gọi hành động là việc mà có một kết quả, một kết thúc trong tầm nhìn, đúng chứ? Bạn sắp xếp một kết thúc, hay bạn có một ý tưởng, một niềm tin, và làm việc hướng về nó. Đang làm việc hướng về một mục tiêu, một kết thúc, một mục đích, thuộc thực tế hay thuộc tâm lý, là điều gì thông thường được gọi là hành động. Qui trình này có thể được hiểu rõ khi liên quan đến sự việc thuộc vật chất nào đó, như xây dựng một cây cầu; nhưng liệu nó có thể được hiểu rõ một cách dễ dàng liên quan đến những mục đích tâm lý? Chắc chắn, chúng ta đang nói về mục đích tâm lý, học thuyết, lý tưởng, hay niềm tin mà bạn đang làm việc hướng về nó. Liệu bạn sẽ gọi hành động là đang làm việc hướng về một mục đích tâm lý này?

 “Hành động nếu không có mục đích không là hành động gì cả, nó là chết. Không hành động là chết.”

 Không hành động không là đối nghịch của hành động, nó là một trạng thái hoàn toàn khác hẳn, nhưng trong lúc này điều đó không liên quan; chúng ta có lẽ bàn luận điều đó sau này, nhưng chúng ta hãy quay lại mấu chốt của chúng ta. Đang làm việc hướng về một kết thúc, một lý tưởng, thông thường được gọi là hành động, đúng chứ? Nhưng lý tưởng hiện diện như thế nào? Liệu nó không hoàn toàn khác biệt cái gì là, hay sao? Liệu phản đề khác biệt và tách khỏi chính đề? Liệu lý tưởng không bạo lực hoàn toàn khác hẳn bạo lực? Liệu lý tưởng không là tự chiếu rọi hay sao? Liệu nó không là tự tạo tác hay sao? Trong hành động hướng về một mục đích, một lý tưởng, bạn đang theo đuổi một tự chiếu rọi, đúng chứ?

 “Liệu lý tưởng là một tự chiếu rọi?”

 Bạn là cái này, và bạn muốn trở thành cái kia. Chắc chắn, đó là sản phẩm thuộc sự suy nghĩ của bạn. Nó có lẽ không là sản phẩm thuộc sự suy nghĩ riêng của bạn, nhưng nó được sinh ra từ sự suy nghĩ, đúng chứ? Sự suy nghĩ chiếu rọi lý tưởng; lý tưởng là bộ phận của sự suy nghĩ; lý tưởng là cái gì đó không thể vượt khỏi sự suy nghĩ; nó là chính sự suy nghĩ.

 “Điều gì sai trái với sự suy nghĩ? Tại sao sự suy nghĩ không nên tạo ra lý tưởng?”

 Bạn là cái này mà không thỏa mãn, vì vậy bạn muốn là cái kia. Nếu có một hiểu rõ cái này, liệu cái kia sẽ hiện diện? Bởi bạn không hiểu rõ cái này, bạn tạo ra cái kia, hy vọng qua cái kia hiểu rõ hay tẩu thoát khỏi cái này. Sự suy nghĩ tạo ra lý tưởng cũng như vấn đề; lý tưởng là một tự chiếu rọi, và đang làm việc của bạn hướng về tự chiếu rọi đó là điều gì bạn gọi là hành động, hành động có một mục đích. Thế là hành động của bạn ở trong những giới hạn của sự chiếu rọi riêng của bạn, dù là Thượng đế hay Chính thể. Chuyển động trong những giới hạn riêng của bạn này là hoạt động của con chó đang đuổi theo cái đuôi của nó; và đó là hành động hay sao?

 “Nhưng liệu có thể hành động mà không có một mục đích?”

 Dĩ nhiên, có chứ. Nếu bạn thấy sự thật của hành động có một mục đích, vậy thì chỉ có hành động. Hành động như thế là hành động hiệu quả duy nhất, nó là cách mạng cơ bản duy nhất.

 “Ông có ý hành động mà không có cái tôi, đúng chứ?”

 Vâng, hành động mà không có ý tưởng. Ý tưởng là cái tôi được đồng hóa cùng Thượng đế hay cùng Chính thể. Hành động được đồng hóa như thế chỉ tạo tác xung đột nhiều hơn, rối loạn và đau khổ nhiều hơn. Nhưng xóa sạch ý tưởng là một việc rất khó khăn cho một người của tạm gọi là hành động. Nếu không có học thuyết anh ấy cảm thấy không hiện diện, và anh ấy hiện diện; vì vậy anh ấy không là một người của hành động, nhưng là một người bị trói buộc trong những tự chiếu rọi riêng của anh ấy mà những hoạt động của chúng là vinh quang của chính anh ấy. Những hoạt động của anh ấy góp phần cho tách rời, cho không hiệp thông.

 “Vậy thì người ta phải làm gì?”

 Hiểu rõ hoạt động của bạn là gì, và chỉ lúc đó có hành động.

 

_________________________________________________

 

Chương 69

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

 

“T

ôi biết ông chữa bệnh được,” ông ấy nói, “và ông sẽ chữa lành bệnh cho con trai tôi chứ? Cậu ấy gần như bị mù. Tôi đã gặp vài bác sĩ, và họ không thể làm gì cả. Họ khuyên tôi đưa cậu ấy sang Châu âu hay nước Mỹ, nhưng tôi không là một người giàu có và tôi không thể gánh nổi việc đó. Liệu ông sẽ làm việc gì đó? Cậu ấy là con trai duy nhất của chúng tôi, và vợ tôi đau khổ lắm.”

 Ông ấy là một viên chức thường, nghèo nhưng có giáo dục, và giống như tất cả nhóm người của ông ấy, ông ấy biết tiếng Phạn và văn chương của nó. Ông ấy cứ nói rằng do bởi nghiệp của cậu trai nên cậu ấy mới phải chịu đựng đau khổ như thế, và cũng là nghiệp của họ nữa. Họ đã làm gì để phải chịu hình phạt này? Họ đã gây ra tội lỗi gì, trong đời trước hay trong phần đầu tiên của cuộc đời này, đến độ phải gánh chịu đau khổ như thế này? Phải có một nguyên nhân cho thảm kịch này, được giấu giếm trong hành động quá khứ nào đó.

 Có lẽ có một nguyên nhân tức khắc cho sự mù lòa này mà những bác sĩ vẫn chưa khám phá được; bệnh tật di truyền nào đó mà có lẽ đã tạo ra nó. Nếu những bác sĩ không thể khám phá những nguyên nhân thuộc vật chất, tại sao bạn lại tìm kiếm một nguyên nhân thuộc siêu hình trong quá khứ xa xôi?

 “Bằng cách tìm kiếm nguyên nhân tôi có thể hiểu rõ hơn kết quả.”

 Liệu bạn hiểu rõ bất kỳ điều gì bằng cách biết được nguyên nhân của nó? Bằng cách biết được tại sao người ta sợ hãi, liệu người ta được tự do khỏi sợ hãi? Người ta có lẽ biết được nguyên nhân, nhưng liệu chính điều đó mang lại hiểu rõ? Khi bạn nói bạn sẽ hiểu rõ kết quả bằng cách biết được nguyên nhân, bạn có ý rằng bạn sẽ thanh thản khi biết được vì nguyên nhân gì mà mù lòa này đã xảy ra, đúng chứ?

 “Dĩ nhiên, đó là lý do tại sao tôi muốn biết hành động gì trong quá khứ đã sinh ra sự mù lòa này. Chắc chắn nó sẽ là điều thanh thản nhất.”

 Vậy thì bạn muốn thanh thản và không phải hiểu rõ.

 “Nhưng liệu chúng không cùng sự việc, hay sao? Hiểu rõ là tìm được thanh thản. Tốt lành của hiểu rõ là gì nếu không có hân hoan trong nó?”

 Hiểu rõ một sự kiện có lẽ tạo ra phiền muộn, không nhất thiết nó phải mang lại hân hoan. Bạn muốn thanh thản, đó là điều gì bạn đang tìm kiếm. Bạn bị phiền muộn bởi sự kiện bệnh tật của người con trai của bạn, và bạn muốn được an bình. An bình này bạn gọi là hiểu rõ. Bạn bắt đầu, không phải để hiểu rõ, nhưng để được thanh thản; ý định của bạn là tìm ra một phương cách để an bình sự phiền muộn của bạn, và việc này bạn gọi là tìm kiếm cho nguyên nhân. Quan tâm chính của bạn là được ngủ mê, không bị quấy rầy, và bạn đang tìm kiếm một phương cách để thực hiện nó. Chúng ta khiến cho chúng ta mê muội qua những phương cách khác nhau: Thượng đế, những nghi lễ, những lý tưởng, nhậu nhẹt, và vân vân. Chúng ta muốn tẩu thoát khỏi phiền muộn, và một trong những tẩu thoát là sự tìm kiếm cho nguyên nhân này.

 “Tại sao người ta không nên tìm kiếm sự tự do khỏi phiền muộn? Tại sao người ta không nên lẩn tránh đau khổ?”

 Qua lẩn tránh liệu có sự tự do khỏi đau khổ? Bạn có lẽ đóng cánh cửa vào điều xấu xa nào đó, vào sợ hãi nào đó; nhưng nó vẫn còn hiện diện ở đó đằng sau cái cửa, đúng chứ? Điều gì bị kiềm chế, bị kháng cự, không được hiểu rõ, đúng chứ? Bạn có lẽ kiềm chế hay kỷ luật đứa con của bạn, nhưng chắc chắn điều đó không sinh ra đang hiểu rõ về cậu bé. Bạn đang tìm kiếm nguyên nhân với mục đích lẩn tránh đau khổ của phiền muộn; bằng ý định đó bạn quan sát, và dĩ nhiên bạn sẽ tìm được điều gì bạn đang tìm kiếm. Có thể được tự do khỏi đau khổ chỉ khi nào người ta quan sát qui trình của nó, khi người ta nhận biết được mọi chặng đường của nó, nhận ra được toàn cấu trúc của nó. Lẩn tránh đau khổ chỉ củng cố nó. Giải thích về nguyên nhân không là đang hiểu rõ về nguyên nhân. Qua giải thích bạn không được tự do khỏi đau khổ; đau khổ vẫn còn đó, chỉ là bạn đã bịt kín nó nhờ vào những từ ngữ, nhờ vào những kết luận, hoặc của riêng bạn hoặc của một người khác. Tìm hiểu những giải thích không là học hành của thông minh; khi những giải thích kết thúc, chỉ lúc đó thông minh có thể hiện diện. Bạn đang nóng lòng tìm kiếm những giải thích mà sẽ khiến cho bạn ngủ mê, và bạn tìm được chúng; nhưng giải thích không là sự thật. Sự thật hiện diện khi có sự quan sát mà không có những kết luận, không có những giải thích, không có những từ ngữ. Người quan sát được xây dựng từ những từ ngữ, cái tôi được tạo thành từ những giải thích, những kết luận, những chỉ trích, những bênh vực, và vân vân. Có sự hiệp thông cùng vật được quan sát chỉ khi nào người quan sát không hiện diện; và chỉ lúc đó có đang hiểu rõ, tự do khỏi vấn đề.

 “Tôi nghĩ, tôi thấy điều này; nhưng liệu không có vấn đề gọi là nghiệp lực hay sao?”

 Bạn có ý gì qua từ ngữ đó?

 “Những hoàn cảnh hiện nay là kết quả của những hành động trước kia, quá khứ tức khắc hay từ lâu được thoát ra. Qui trình của nguyên nhân và kết quả này, cùng tất cả những nhánh của nó, trong chừng mực nào đó là điều gì được gọi là nghiệp lực.”

 Đó chỉ là một giải thích, nhưng chúng ta hãy vượt khỏi những từ ngữ. Liệu có một nguyên nhân cố định sinh ra một kết quả cố định? Khi nguyên nhân và kết quả bị cố định, liệu không có chết? Bất kỳ thứ gì đứng yên, cứng rắn, chuyên dụng, phải chết. Những con thú chuyên dụng chẳng mấy chốc đều chết, đúng chứ? Con người là những con thú không chuyên dụng và vì vậy có một khả năng của sự hiện diện liên tục của anh ấy. Thứ mà mềm dẻo chịu đựng kéo dài, thứ mà không mềm dẻo bị bẻ gãy mau lẹ. Hạt sồi không thể trở thành bất kỳ thứ gì khác ngoại trừ một cây sồi; nguyên nhân và kết quả đều ở trong hạt sồi. Nhưng con người không hoàn toàn bị khép kín, chuyên dụng; vì vậy nếu anh ấy không tự hủy diệt chính anh ấy qua những phương cách khác nhau, anh ấy có thể tiếp tục hiện diện. Liệu nguyên nhân và kết quả là cố định, đứng yên? Khi bạn sử dụng từ ngữ “và” giữa hai từ ngữ nguyên nhân và kết quả, liệu nó không hàm ý rằng cả hai đều đứng yên, hay sao? Nhưng nguyên nhân có khi nào đứng yên? Kết quả luôn luôn không thể thay đổi được à? Chắc chắn, nguyên nhân-kết quả là một qui trình liên tục, đúng chứ? Ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua, và ngày mai là kết quả của ngày hôm nay; cái gì đã là nguyên nhân trở thành kết quả, và cái gì đã là kết quả trở thành nguyên nhân. Nó là một qui trình-dây chuyền, đúng chứ? Một việc trôi chảy vào một việc khác, và không có một tạm ngừng tại bất kỳ một điểm nào. Nó là một chuyển động liên tục, không khoảng ngừng. Có nhiều yếu tố tạo ra chuyển động nguyên nhân-kết quả-nguyên nhân này.

 Những giải thích, những kết luận, đều đứng yên, dù chúng thuộc bên phải hay bên trái, hay thuộc niềm tin có tổ chức được gọi là tôn giáo. Khi bạn cố gắng che đậy cái đang sống bằng những giải thích, có chết cho cái đang sống, và đó là điều gì hầu hết chúng ta đều ham muốn; chúng ta muốn ngủ quên bởi từ ngữ, bởi ý tưởng, bởi suy nghĩ. Lý luận chỉ là một phương cách khác để làm yên lặng tình trạng nhiễu loạn; nhưng chính ham muốn để được ngủ quên, để tìm ra nguyên nhân, để tìm kiếm những kết luận, mang lại sự nhiễu loạn, và thế là sự suy nghĩ bị trói buộc trong một mạng lưới của tạo tác riêng của nó. Sự suy nghĩ không thể được tự do và nó cũng không bao giờ có thể khiến cho chính nó được tự do. Sự suy nghĩ là kết quả của trải nghiệm, và trải nghiệm luôn luôn đang bị quy định. Trải nghiệm không là sự đo lường của sự thật. Nhận biết được điều giả dối như điều giả dối là sự tự do của sự thật.

 

_________________________________________________

Chương 70

TRÌ TRỆ

 

V

ẫn còn sáng lắm khi xe lửa bắt đầu khởi hành, nhưng những cái bóng đang kéo dài ra. Thị trấn quanh co theo đường rày xe lửa. Người ta ra khỏi nhà để nhìn xe lửa chạy ngang qua, và hành khách vẫy tay chào bạn bè của họ. Bằng một tiếng gầm thật lớn, chúng tôi bắt đầu leo lên cái cầu bắc qua con sông rộng uốn khúc; nó rộng đến nhiều dặm tại nơi này, và bờ bên kia chỉ có thể nhìn thấy trong ánh sáng đang tàn nhanh. Chiếc xe lửa băng qua cầu rất chậm, như thể nó đang thận trọng lắm; những nhịp cầu được đánh số, và có năm mươi tám nhịp cầu giữa hai bờ. Những dòng nước đó đẹp làm sao, yên lặng, phong phú và trôi chảy sâu thẳm! Xa xa có những hòn đảo cát trông khá mát mẻ. Thị trấn, cùng những ồn ào, bụi bặm và tồi tàn của nó, đang bị bỏ lại phía sau, và không khí sạch sẽ chiều tối đang đến qua những cửa sổ; nhưng lại sẽ có bụi bặm ngay khi chúng tôi rời cái cầu dài.

 Người đàn ông ở tầng ngủ thấp hơn rất ham nói chuyện, và bởi vì chúng tôi có nguyên một đêm dài trước mặt, ông ấy cảm thấy có quyền đưa ra những câu hỏi. Ông ấy là một người to lớn với hai bàn tay và bàn chân thật to. Ông ấy bắt đầu kể lể về mình, cuộc đời, những phiền muộn và con cái của ông ấy. Ông ấy đang nói rằng Ấn độ nên trở thành thịnh vượng như nước Mỹ; sự dư thừa dân số này phải được kiểm soát, và con người phải bị bắt buộc để cảm thấy trách nhiệm của họ. Ông ấy nói về tình hình chính trị và chiến tranh, và kết thúc bằng một chuyện kể về những đi lại riêng của ông ấy.

 Chúng ta vô cảm làm sao, không còn những phản ứng mau lẹ và trọn vẹn, chẳng có bao nhiêu tự do để nhìn ngắm. Nếu không nhạy cảm, làm thế nào có thể có linh động và một nhận biết mau lẹ; làm thế nào có thể có một thâu nhận, một đang hiểu rõ được tự do khỏi đấu tranh? Chính đấu tranh này ngăn cản đang hiểu rõ. Đang hiểu rõ hiện diện cùng nhạy cảm cao độ, nhưng nhạy cảm không là một việc để được vun quén. Cái được vun quén là một giả tạo, một ngụy trang bên ngoài; và lớp vỏ bọc này không là nhạy cảm; nó là một thói kiểu cách, nông cạn hay sâu thẳm tùy theo sự ảnh hưởng. Nhạy cảm không là một kết quả thuộc văn hóa, sản phẩm của sự ảnh hưởng; nó là một trạng thái của mong manh, khoáng đạt. Cái khoáng đạt là cái tuyệt đối, cái không thể nghĩ bàn, cái không biết được. Nhưng chúng ta tập trung để được vô cảm; cái tuyệt đối quá đau khổ, quá đòi hỏi, nó yêu cầu sự điều chỉnh liên tục, mà là ân cần. Ân cần là nhìn ngắm; nhưng chúng ta ưa thích được thanh thản, được ngủ quên, được khiến cho trì trệ. Những tờ báo, những tuần báo, những quyển sách, qua nghiện ngập đọc chúng của chúng ta, để lại những ảnh hưởng trì trệ của chúng; bởi vì đọc là một tẩu thoát tuyệt vời, giống như nhậu nhẹt hay một nghi lễ. Chúng ta muốn tẩu thoát khỏi đau khổ của sống, và sự trì trệ là phương cách hiệu quả nhất: trì trệ được tạo ra bởi những giải thích, bằng cách theo sau một người lãnh đạo hay một lý tưởng, bằng cách được đồng hóa cùng một thành tựu nào đó, một nhãn hiệu hay đặc điểm nào đó. Hầu hết chúng ta đều muốn được làm cho trì trệ, và thói quen rất có hiệu quả trong việc ru ngủ cái trí. Thói quen của kỷ luật, của thực hành, của nỗ lực được duy trì để trở thành – có những phương cách đáng kính của được làm cho vô cảm.

 “Nhưng người ta có thể làm gì trong sống nếu người ta nhạy cảm? Tất cả chúng tôi sẽ co rút lại, và sẽ không có hành động hiệu quả.”

 Những người trì trệ và vô cảm mang lại điều gì trong thế giới này? Sản phẩm của hành động “hiệu quả” của họ là gì? Những chiến tranh, sự rối loạn bên trong và bên ngoài, sự tàn nhẫn và đau khổ đang gia tăng cho chính họ và thế là cho cả thế giới. Chắc chắn, hành động của những người không ân cần đều dẫn đến hủy diệt, đến không an toàn thuộc vật chất, đến không hiệp thông. Nhưng khiến cho nhạy cảm hiện diện không dễ dàng đâu; nhạy cảm là đang hiểu rõ về những cái đơn giản, điều đó phức tạp vô cùng. Nó không là một rút lui, một co rút, một qui trình cô lập. Hành động cùng nhạy cảm là nhận biết được qui trình tổng thể của người hành động.

 “Muốn hiểu rõ qui trình tổng thể của chính tôi sẽ mất một thời gian dài, và trong khi đó công việc kinh doanh của tôi sẽ bị tan nát và gia đình của tôi sẽ bị chết đói.”

 Gia đình của bạn sẽ không chết đói, thậm chí nếu bạn không để dành đủ tiền, luôn luôn có thể xếp đặt để họ sẽ được nuôi ăn đầy đủ. Không nghi ngờ gì cả, công việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại; nhưng tại những mức độ khác của sự tồn tại, sự tan nát đang xảy ra rồi. Bạn chỉ lo lắng sự tan nát bên ngoài, bạn không muốn nhìn thấy hay nhận biết việc gì đang xảy ra bên trong chính bạn. Bạn không quan tâm phía bên trong và chỉ hy vọng xây dựng phía bên ngoài; tuy nhiên phía bên trong luôn luôn thắng thế phía bên ngoài. Phía bên ngoài không thể hành động mà không có sự phong phú phía bên trong; nhưng sự phong phú phía bên trong không là cảm xúc lặp lại của tôn giáo có tổ chức và cũng không là sự tích lũy những dữ kiện được gọi là hiểu biết. Phương cách của tất cả những theo đuổi phía bên trong này phải được hiểu rõ cho phía bên ngoài được sống sót, được lành mạnh. Đừng nói rằng bạn không có thời gian, bởi vì bạn có dư thừa thời gian; nó không là vấn đề của không có thời gian, nhưng của không quan tâm và không ưa thích. Bạn không có sự phong phú phía bên trong, bởi vì bạn muốn sự thỏa mãn của những phong phú phía bên trong khi bạn đã có sự thỏa mãn phía bên ngoài. Bạn không đang tìm kiếm vừa đủ tiền bạc để nuôi sống gia đình, nhưng đang tìm kiếm sự thỏa mãn của sở hữu. Con người mà sở hữu, dù là tài sản hay hiểu biết, không bao giờ có thể nhạy cảm, anh ấy không bao giờ có thể mong manh hay khoáng đạt. Sở hữu là bị làm cho trì trệ, dù rằng thứ sở hữu là đạo đức hay những đồng tiền xu. Sở hữu một người là không nhận biết được con người đó; tìm kiếm và sở hữu sự thật là phủ nhận nó. Khi bạn cố gắng trở nên có đạo đức, bạn không còn đạo đức nữa; đang tìm kiếm đạo đức của bạn chỉ là kiếm được sự thỏa mãn tại một mức độ khác biệt. Sự thỏa mãn không là đạo đức, nhưng đạo đức là tự do.

 Làm thế nào những người trì trệ, những người được kính trọng, những người không đạo đức có thể được tự do? Tự do của trạng thái một mình không là qui trình khép kín của cô lập. Bị cô lập trong giàu có hay trong nghèo khổ, trong hiểu biết hay trong thành công, trong ý tưởng hay trong đạo đức, là trì trệ, vô cảm. Những người trì trệ, những người được kính trọng không thể hiệp thông; và khi họ thực hiện được nó, nó là cùng những tự chiếu rọi riêng của họ. Muốn hiệp thông phải có nhạy cảm, khoáng đạt, tự do khỏi trở thành, đó là tự do khỏi sợ hãi. Tình yêu không là một trở thành, một trạng thái của “Tôi sẽ là”. Cái mà đang trở thành không thể hiệp thông, do bởi nó luôn luôn đang tự cô lập chính nó. Tình yêu là cái mong manh; tình yêu là cái khoáng đạt, cái không thể nghĩ bàn, cái không biết được.

_________________________________________________

 

Chương 71

RÕ RÀNG TRONG HÀNH ĐỘNG

 

M

ột buổi sáng dễ thương, tinh khiết sau những cơn mưa. Có những chiếc lá non thanh thanh trên những cái cây, và ngọn gió từ biển khiến cho chúng nhảy múa. Cỏ um tùm xanh tươi, và gia súc đang vội vã ngốn sạch nó, bởi vì sau một vài tháng nữa sẽ không có một cọng cỏ nào còn sót lại. Hương thơm của cái vườn tỏa đầy căn phòng, và trẻ em đang la hét cười đùa. Những cây dừa có quả màu vàng, và những tầu lá chuối, to lớn đang đong đưa, vẫn chưa bị tan tác bởi tuổi tác và cơn gió. Quả đất đẹp làm sao, và là một bài thơ của những màu sắc lạ thường! Qua cái làng, vượt qua những cái nhà lớn và những cánh rừng, là biển cả, đầy ánh sáng cùng những con sóng cuồng nộ. Xa tít có một con thuyền nhỏ, một vài khúc gỗ được buộc vào nhau, cùng một người đàn ông cô đơn đang đánh cá.

 Cô ấy là một người khá trẻ, trong lứa tuổi hai mươi, vừa lập gia đình, nhưng những năm trôi qua đã để lại dấu vết vào cô ấy. Cô ấy nói rằng cô ấy thuộc một gia đình tốt, có văn hóa và làm việc vất vả; cô ấy đã nhận được bằng cao học hạng danh dự, và người ta có thể thấy rằng cô ấy rất thông minh lẫn nhạy bén. Ngay khi được bắt đầu cô ấy nói dễ dàng và lưu loát, nhưng bỗng nhiên cô ấy trở nên mất tự nhiên và yên lặng. Cô ấy muốn trút đi gánh nặng của mình, bởi vì cô ấy nói rằng cô ấy đã không nói chuyện với bất kỳ người nào về vấn đề của cô ấy, thậm chí với cả bố mẹ của cô ấy. Dần dần, từng chút một, đau khổ của cô ấy được diễn tả thành những từ ngữ. Những từ ngữ chuyển tải ý nghĩa chỉ tại một mức độ nào đó; chúng có một cách của gây biến dạng, của không đưa ra trọn vẹn ý nghĩa mà chúng tượng trưng, của sáng chế một dối gạt hoàn toàn không cố ý. Cô ấy muốn chuyển tải nhiều hơn điều gì những từ ngữ có ý, và cô ấy đã thành công; cô ấy không thể nói về những vấn đề nào đó, dù cô ấy cố gắng đến chừng nào, nhưng chính sự yên lặng của cô ấy chuyển tải những đau khổ này và những mất phẩm giá không thể chịu đựng được của một liên hệ mà đã trở thành một hợp đồng. Cô ấy bị ảnh hưởng nặng nề và bị bỏ lại một mình bởi người chồng của cô ấy, và con cái còn nhỏ của cô ấy hầu như không thể là những người bạn đồng hành. Cô ấy sẽ phải làm gì đây? Bây giờ họ đang sống ly thân, và cô ấy có nên quay lại hay không?

 Kính trọng được thể hiện thành một lớp vỏ dày bao bọc chúng ta! Họ sẽ nói gì? Liệu người ta có thể sống một mình, đặc biệt với một người phụ nữ, mà không có những dè bỉu hiểm độc của họ. Kính trọng là một chiếc áo khoác cho người đạo đức giả; chúng ta phạm mọi tội ác có thể được trong sự suy nghĩ, nhưng phía bên ngoài chúng ta không thể chê trách được. Cô ấy đang tìm cách đạt được sự kính trọng, và bị hoang mang. Thật lạ lùng làm sao, khi người ta được rõ ràng bên trong chính người ta, bất kỳ việc gì có lẽ xảy ra đều là đúng đắn. Khi có sự rõ ràng bên trong này, sự đúng đắn không lệ thuộc vào ham muốn của người ta, nhưng bất kỳ việc gì hiện diện đều đúng đắn. Mãn nguyện hiện diện cùng đang hiểu rõ cái gì là. Và thật khó khăn làm sao để rõ ràng!

 “Làm thế nào tôi có thể rõ ràng về việc gì tôi nên làm?”

 Hành động không theo sau rõ ràng: rõ ràng là hành động, bạn quan tâm đến việc gì bạn nên làm, và không phải quan tâm đến rõ ràng. Bạn bị xé nát giữa kính trọng và việc gì bạn nên làm, giữa hy vọng và cái gì là. Sự ham muốn phân hai cho kính trọng và cho hành động lý tưởng nào đó mang lại xung đột và hỗn loạn, và chỉ khi nào bạn có thể nhìn ngắm cái gì là, khi đó mới có rõ ràng. Cái gì là không là cái gì nên là, mà là sự ham muốn bị biến dạng vào một khuôn mẫu đặc biệt; cái gì là là cái thực sự, không phải những ham muốn nhưng cái sự kiện. Có thể bạn chưa bao giờ tiếp cận nó theo cách này; bạn đã suy nghĩ hay toan tính ranh mãnh, đang cân nhắc điều này chống lại điều kia, đang lên kế hoạch và kế hoạch phản lại, mà chắc chắn đã dẫn đến sự hỗn loạn này mà khiến cho bạn phải hỏi bạn sẽ làm gì? Bất kỳ chọn lựa nào bạn có lẽ thực hiện trong trạng thái của sự hỗn loạn có thể chỉ dẫn đến hỗn loạn thêm nữa. Hãy thấy điều này rất đơn giản và hiệp thông; nếu bạn làm như thế, bạn sẽ có thể quan sát cái gì là mà không gây biến dạng. Cái tuyệt đối là hành động riêng của nó. Nếu cái gì là được rõ ràng, vậy thì bạn sẽ thấy rằng không có chọn lựa nhưng chỉ hành động, và nghi vấn của bạn nên làm gì sẽ không bao giờ nảy sinh; một nghi vấn như thế nảy sinh chỉ khi nào có sự hoang mang của chọn lựa. Hành động không thuộc chọn lựa; hành động của chọn lựa là hành động của hoang mang.

 “Tôi đang bắt đầu thấy điều gì ông có ý: Tôi phải rõ ràng trong chính tôi, mà không có sự dụ dỗ của kính trọng, mà không có sự toan tính của tư lợi, mà không có tinh thần của mua bán. Tôi đã rõ ràng, nhưng thật khó khăn để duy trì sự rõ ràng, đúng chứ?”

 Không phải đâu. Duy trì là kháng cự. Bạn không đang duy trì sự rõ ràng và đang chống đối sự hoang mang: bạn đang trải nghiệm cái gì là hoang mang, và bạn thấy rằng bất kỳ hành động nào đang nảy sinh từ nó chắc chắn phải vẫn còn hoang mang nhiều thêm. Khi bạn trải nghiệm tất cả điều này, không phải do bởi một người nào khác đã giải thích nhưng do bởi bạn thấy nó hiệp thông cho chính bạn, vậy thì sự rõ ràng của cái gì là đang hiện diện ở đó; bạn không duy trì sự rõ ràng, nó đang hiện diện ở đó.

 “Tôi hoàn toàn thấy điều gì ông có ý. Vâng, tôi đã rõ ràng; nó đúng lắm. Nhưng tình yêu thì sao? Chúng tôi không biết tình yêu có nghĩa gì. Tôi đã nghĩ rằng tôi thương yêu, nhưng lúc này tôi thấy tôi không thương yêu.”

 Từ điều gì bạn đã bảo tôi, bạn đã lập gia đình do bởi sợ hãi của cô độc và qua những nhu cầu và những thôi thúc thuộc vật chất; và bạn đã phát giác rằng tất cả điều này không là tình yêu. Nhưng có lẽ bạn đã gọi nó là tình yêu để khiến cho nó được kính trọng, nhưng thật ra nó là một vấn đề của lợi lộc dưới lớp vỏ của từ ngữ “tình yêu”. Đối với hầu hết mọi người, đây là tình yêu, cùng tất cả khói hoang mang của nó: sợ hãi của không an toàn, của cô độc, của tuyệt vọng, của bị bỏ quên trong tuổi già, và vân vân. Nhưng tất cả điều này chỉ là một qui trình của sự suy nghĩ, mà chắc chắn không là tình yêu. Sự suy nghĩ tạo ra sự lặp lại, và sự lặp lại khiến cho sự liên hệ trở thành nhạt nhẽo. Sự suy nghĩ là một qui trình lãng phí, nó không tự làm mới mẻ chính nó, nó chỉ có thể tiếp tục; và cái gì có sự tiếp tục không thể là cái mới mẻ, cái trong sáng. Sự suy nghĩ là cảm xúc, sự suy nghĩ là giác quan, sự suy nghĩ là cảm xúc thuộc nhục dục. Sự suy nghĩ không thể tự kết thúc chính nó với mục đích để sáng tạo; sự suy nghĩ không thể trở thành cái gì đó khác hơn nó là, mà là cảm xúc. Sự suy nghĩ luôn luôn là cái nhai lại, cái quá khứ, cái cũ rích; sự suy nghĩ không bao giờ có thể mới mẻ. Như bạn đã thấy tình yêu không là sự suy nghĩ. Tình yêu hiện diện khi người suy nghĩ không hiện diện. Người suy nghĩ không là một thực thể khác biệt sự suy nghĩ; sự suy nghĩ và người suy nghĩ là một. Người suy nghĩ là sự suy nghĩ.

 Tình yêu không là cảm xúc; nó là ngọn lửa không khói. Bạn sẽ biết tình yêu khi bạn, như người suy nghĩ không hiện diện. Bạn không thể tự hy sinh chính bạn, người suy nghĩ, cho tình yêu. Không thể có hành động cố ý cho tình yêu, bởi vì tình yêu không thuộc cái trí. Kỷ luật, ý muốn để thương yêu, là sự suy nghĩ của tình yêu; và sự suy nghĩ của tình yêu là cảm xúc. Sự suy nghĩ không thể suy nghĩ về tình yêu, bởi vì tình yêu vượt khỏi những tầm với của cái trí. Sự suy nghĩ là tiếp tục, và tình yêu là không cạn kiệt. Cái mà không cạn kiệt luôn luôn mới mẻ, và cái mà tiếp tục luôn luôn trong sợ hãi của kết thúc. Cái mà kết thúc biết sự khởi đầu vĩnh cữu của tình yêu.

 

_________________________________________________

 

Chương 72

HỌC THUYẾT

 

“T

ất cả nói chuyện về tâm lý này, những vận hành phía bên trong của cái trí là một lãng phí thời gian; người ta cần công việc và lương thực. Liệu ông không đang cố ý hướng dẫn sai lầm những thính giả của ông khi chắc chắn rằng đầu tiên tình hình kinh tế phải được quan tâm? Điều gì ông nói có lẽ có hiệu quả vào giờ phút cuối cùng, nhưng tốt lành gì cho tất cả đống vớ vẩn này khi người ta đang chết đói? Ông không thể suy nghĩ hay thực hiện bất kỳ việc gì mà không có một bao tử no đầy.”

 Dĩ nhiên người ta phải có cái gì đó trong bao tử để có thể tiếp tục sống; nhưng muốn có lương thực cho tất cả mọi người, phải có một cách mạng cơ bản trong những phương cách cơ bản thuộc suy nghĩ của chúng ta, và vì vậy điều quan trọng là tấn công vào cái tiền đồn thuộc tâm lý. Đối với bạn một học thuyết còn quan trọng hơn sự sản xuất lương thực. Bạn có lẽ nói về việc nuôi ăn những người nghèo đói và về phải có sự chăm sóc họ, nhưng bạn không quan tâm nhiều lắm đến một ý tưởng, đến một học thuyết?

 “Vâng, chúng tôi có chứ, nhưng một học thuyết chỉ là một phương tiện dùng tập hợp những con người lại cùng nhau để có được hành động tập thể. Nếu không có một ý tưởng không thể có hành động tập thể; ý tưởng, kế hoạch đến trước, và sau đó hành động theo sau.”

 Thế là bạn cũng quan tâm đến những yếu tố tâm lý trước, và từ đó điều gì bạn gọi là hành động sẽ theo sau. Vậy thì, bạn không có ý rằng nói chuyện về những yếu tố thuộc tâm lý là cố ý hướng dẫn sai lầm con người. Điều gì bạn có ý là rằng bạn có những học thuyết dựa trên lý luận hoàn chỉnh nhất, vì vậy tại sao lại phiền muộn để suy nghĩ thêm nữa? Bạn muốn hành động một cách tập thể cho học thuyết của bạn, và đó là lý do tại sao bạn nói bất kỳ sự quan tâm thêm nữa nào về những qui trình thuộc tâm lý không những là một lãng phí thời gian nhưng cũng còn là một biến dạng khỏi chủ đề chính, mà là thiết lập một xã hội không giai cấp kèm theo công ăn việc làm cho tất cả, và vân vân.

 “Học thuyết của chúng tôi là kết quả của sự tìm hiểu lịch sử rộng lớn, nó là lịch sử được diễn giải tùy theo những sự kiện; nó là một học thuyết sự kiện, không giống như những niềm tin mê tín của tôn giáo. Học thuyết của chúng tôi có trải nghiệm trực tiếp đằng sau nó, không phải là những tầm nhìn và những ảo tưởng thuần túy.”

 Những học thuyết hay những giáo điều của những tôn giáo có tổ chức cũng được đặt nền tảng trên trải nghiệm, có lẽ trải nghiệm của cái người mà đã đưa ra những lời giảng. Chúng cũng được hình thành trên những sự kiện lịch sử. Học thuyết của bạn có lẽ là sản phẩm của sự nghiên cứu, của sự so sánh, của chấp nhận những sự kiện nào đó và phủ nhận những sự kiện khác, và những kết luận của bạn có lẽ là sản phẩm của trải nghiệm; nhưng tại sao lại phản đối những học thuyết của những người khác vì cho là ảo tưởng khi chúng cũng là sản phẩm của trải nghiệm? Bạn tập hợp một nhóm người quanh học thuyết của bạn, giống như những người khác tập hợp những nhóm người quanh học thuyết của họ; bạn muốn hành động tập thể, và họ cũng muốn làm như thế trong một cách khác. Trong mỗi trường hợp, điều gì bạn gọi là hành động tập thể nảy sinh từ một ý tưởng; cả hai trường hợp đều quan tâm đến những ý tưởng, tích cực hay tiêu cực, để tạo ra hành động tập thể. Mỗi học thuyết có trải nghiệm đằng sau nó, chỉ là bạn bác bẻ giá trị của trải nghiệm của họ, và họ bác bẻ giá trị của trải nghiệm của bạn. Họ nói rằng hệ thống của bạn là không thực tế, sẽ dẫn đến nô lệ, và vân vân, và bạn gọi họ là những kẻ giết người và nói rằng hệ thống của họ chắc chắn phải dẫn đến thảm họa thuộc kinh tế. Thế là cả hai bạn đều quan tâm đến những học thuyết, không phải đến việc nuôi sống con người hay tạo ra hạnh phúc cho họ. Cả hai học thuyết đang đấu tranh và con người bị quên bẵng.

 “Con người bị quên bẵng để cứu thoát con người. Chúng ta hy sinh con người hiện tại để cứu thoát con người tương lai.”

 Bạn hủy diệt hiện tại cho tương lai. Bạn đảm đương uy quyền của trời đất nhân danh Chính thể giống như Giáo hội đã đảm đương nhân danh Thượng đế. Cả hai đều có những thượng đế của các bạn và quyển sách thiêng liêng của các bạn; cả hai đều có những người người trung gian trung thực, những giáo sĩ – và thù địch bất kỳ người nào làm méo mó sự tin cậy và sự trung thực đó! Không có nhiều khác biệt giữa hai bạn, cả hai bạn đều rất giống nhau; những học thuyết của các bạn có lẽ khác biệt, nhưng trong chừng mực nào đó cái qui trình đều giống hệt. Cả hai bạn đều muốn cứu thoát con người tương lai bằng cách hy sinh con người hiện tại – như thể bạn hiểu biết tất cả về tương lai, như thể tương lai là một việc cố định và bạn đã có được sự độc quyền về nó! Tuy nhiên cả hai bạn đều cũng chẳng rõ ràng về ngày mai như bất kỳ người nào khác. Có quá nhiều sự kiện không thể hiểu biết được trong hiện tại mà tạo ra tương lai. Cả hai bạn đều hứa hẹn một phần thưởng, một không tưởng, một thiên đàng trong tương lai; nhưng tương lai không là một học thuyết, một kết luận. Những ý tưởng luôn luôn quan tâm đến quá khứ hay tương lai, nhưng không bao giờ quan tâm đến hiện tại. Bạn không thể nào có một ý tưởng về hiện tại, bởi vì hiện tại là hành động, đó là hành động duy nhất. Tất cả những hành động khác là trì trệ, trì hoãn, và vì vậy không là hành động gì cả; nó là một lẩn tránh khỏi hành động. Hành động được đặt nền tảng trên một ý tưởng, hoặc của quá khứ hoặc của tương lai, là không hành động; hành động chỉ có thể trong hiện tại, trong ngay lúc này. Ý tưởng thuộc quá khứ hay thuộc tương lai, và không thể có ý tưởng thuộc hiện tại. Đối với một người học thuyết, quá khứ hay tương lai là một trạng thái cố định, bởi vì chính anh ấy là của quá khứ hay của tương lai. Một người học thuyết không bao giờ sống trong hiện tại; đối với anh ấy, sống luôn luôn trong quá khứ hay trong tương lai, nhưng không bao giờ trong ngay lúc này. Luôn luôn ý tưởng thuộc quá khứ, đang luồn lách qua hiện tại đến tương lai. Đối với một người học thuyết, hiện tại là một đoạn đường dẫn đến tương lai và vì vậy không quan trọng; phương tiện không đặt thành vấn đề gì cả, nhưng chỉ cái kết thúc. Sử dụng bất kỳ phương tiện nào để đạt được cái kết thúc. Cái kết thúc là cái cố định, và tương lai là cái đã được biết, vì vậy loại bỏ bất kỳ người nào mà cản đường đến cái kết thúc.

 “Trải nghiệm là cốt lõi cho hành động, và những ý tưởng hay những giải thích đều có được từ trải nghiệm. Chắc chắn, ông không phủ nhận trải nghiệm. Hành động mà không có cái khung của ý tưởng là vô trật tự, nó là hỗn loạn, dẫn thẳng đến nhà thuơng điên. Ông đang chủ trương hành động mà không có toàn bộ uy quyền cố kết của ý tưởng? Làm thế nào ông có thể thực hiện bất kỳ việc gì nếu không có ý tưởng trước?”

 Như bạn nói, ý tưởng, giải thích, kết luận, là sản phẩm của trải nghiệm; nếu không có trải nghiệm không thể có hiểu biết; nếu không có hiểu biết không thể có hành động. Liệu ý tưởng theo sau hành động, hay liệu có ý tưởng trước và sau đó hành động? Bạn nói trải nghiệm đến trước và sau đó hành động, liệu đó là nó? Bạn có ý gì qua từ ngữ trải nghiệm?

 “Trải nghiệm là sự hiểu biết của một người thầy, của một người viết văn, của một người cách mạng, sự hiểu biết mà anh ấy đã thâu lượm được từ những nghiên cứu của anh ấy và từ những trải nghiệm, hoặc của riêng anh ấy hoặc của một người khác. Từ hiểu biết hay trải nghiệm những ý tưởng được thiết lập, và từ cấu trúc thuộc học thuyết này tuôn tràn hành động.”

 Liệu trải nghiệm là chuẩn mực duy nhất, tiêu chuẩn trung thực của sự đo lường? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ trải nghiệm? Nói chuyện cùng nhau của chúng ta là một trải nghiệm; bạn đang đáp trả những thách thức, và phản ứng đến thách thức này là trải nghiệm, đúng chứ? Thách thức và phản ứng hầu như là một qui trình xảy ra cùng một lúc; chúng là một chuyển động liên tục bên trong cái khung của một nền quá khứ. Chính là nền quá khứ mà phản ứng đến thách thức, và sự phản ứng đến thách thức này là trải nghiệm, đúng chứ? Phản ứng là từ nền quá khứ, từ một tình trạng bị quy định. Trải nghiệm luôn luôn bị quy định, và vì vậy ý tưởng cũng thế. Hành động bị đặt nền tảng trên ý tưởng là hành động bị quy định, bị giới hạn. Trải nghiệm, ý tưởng, đối nghịch với một trải nghiệm, một ý tưởng khác, không sản sinh sự tổng thể nhưng chỉ đối nghịch thêm nữa. Những đối nghịch không bao giờ có thể sản sinh một tổng thể. Một hiệp thông có thể xảy ra chỉ khi nào không có đối nghịch; nhưng những ý tưởng luôn luôn nuôi dưỡng sự đối nghịch, sự xung đột của những đối nghịch. Trong bất kỳ tình huống nào sự xung đột không thể tạo ra một tổng thể.

 Trải nghiệm là sự phản hồi của nền quá khứ đến thách thức. Nền quá khứ là sự ảnh hưởng của quá khứ, và quá khứ là ký ức. Sự phản hồi của ký ức là ý tưởng. Một học thuyết được xây dựng từ ký ức, được gọi là trải nghiệm, hiểu biết, không bao giờ có thể cách mạng. Nó có thể gọi chính nó là cách mạng, nhưng nó chỉ là một tiếp tục được bổ sung của quá khứ. Một học thuyết hay một giáo điều đối nghịch vẫn còn là ý tưởng, và ý tưởng phải luôn luôn thuộc quá khứ. Không học thuyết là học thuyết; nhưng nếu bạn nói rằng học thuyết của bạn bị giới hạn, bị thành kiến, bị quy định, giống như bất kỳ những học thuyết nào khác, không ai sẽ theo sau bạn. Bạn phải nói nó là học thuyết duy nhất mà có thể cứu rỗi thế giới; và bởi vì hầu hết chúng ta đều nghiện ngập những công thức, những kết luận, chúng ta theo sau và hoàn toàn bị trục lợi, giống như người trục lợi cũng là người bị trục lợi. Hành động được đặt nền tảng trên một ý tưởng không bao giờ có thể là một hành động tự do, nhưng luôn luôn đang trói buộc. Hành động hướng về một kết thúc, một mục tiêu, trong thời gian dài là không hành động; trong tầm nhìn ngắn ngủi nó có lẽ đảm trách vai trò của hành động, nhưng hành động như thế là tự hủy diệt, mà là điều hiển nhiên trong sống hàng ngày của chúng ta.

 “Nhưng liệu người ta có thể luôn luôn được tự do khỏi tất cả tình trạng bị quy định? Chúng tôi tin tưởng điều đó không thể được.”

 Lại nữa, ý tưởng, niềm tin giam cầm bạn. Bạn tin tưởng, một người khác không tin tưởng; cả hai bạn đều là những tù nhân cho niềm tin của các bạn, cả hai bạn trải nghiệm tùy theo tình trạng bị quy định của các bạn. Người ta có thể tìm ra liệu có thể có tự do chỉ bằng cách thâm nhập toàn qui trình của tình trạng bị quy định, của ảnh hưởng. Đang hiểu rõ toàn qui trình này là đang hiểu rõ về chính mình. Qua đang hiểu rõ về chính mình, một mình nó, có tự do khỏi ngục tù, và sự tự do này được trống không tất cả niềm tin, tất cả học thuyết.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn