Chương 12: Nhẫn Nhục Ba-la-mật-đa

11 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7684)

Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 2
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Trung)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 12: Nhẫn nhục Ba-la-mật-đa

(iii) Cách tu tập nhẫn nhục Ba-la-mật-đa

(a’) Nhẫn nhục là gì?

(b’) Cách thức bắt đầu tu tập nhẫn nhục Ba-la-mật-đa

(c’) Phân loại nhẫn nhục

(1’) Phát triển nhẫn nhục bất kể nguy hại xảy ra cho mình

(a’’) Ngưng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ làm hại mình

(1’’) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ ngăn trở hạnh phúc của mình và n­­­­­hững kẻ gây đau khổ cho mình

(a)) Chứng minh rằng sân hận là không đúng

(1)) Phân tích về mặt đối tượng thì sân hận là không chính đáng

(a’)) Phân tích cho thấy bất kể đối tượng có tự chế được hay không, thì sân hận là không chính đáng

(b’)) Phân tích cho thấy bất kể là ngẫu nhiên hay bản năng, thì sân hận là không chính đáng.

(c’)) Phân tích cho thấy bất kể sự gây hại là trực tiếp hay gián tiếp, thì sân hận là không chính đáng

(d’)) Phân tích cho thấy bất kể nguyên nhân thúc đẩy kẻ gây ác, thì sân hận là không chính đáng

(2)) Phân tích về mặt chủ quan thì sân hận là không chính đáng

(3)) Phân tích về cơ bản, thì sân hận là không chính đáng

(a’)) Phân tích nguyên nhân của việc gây hại và sự sai sót từ đâu

(b’)) Phân tích sự cam kết của mình

(b)) Chỉ ra rằng lòng bi mẫn là phù hợp

(2’’) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những ai ngăn trở sự tôn kính, tiếng tăm hay danh dự của mình và với những ai xem thường mình hoặc những ai nói lời xúc phạm hay khó nghe về mình

(a)) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những người ngăn trở mình ba sự việc ̶ sự tôn kính, tiếng tăm hay danh dự

(1)) Quán chiếu rằng ba thứ này vốn thiếu các phẩm tính tốt đẹp

(2)) Quán chiếu rằng ba thứ này vốn có các khiếm khuyết

(3)) Sự cần thiết hoan hỷ nhờ có những ai ngăn trở sự tôn kính và vv... của mình

(b)) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những ai xem thường hoặc nói những lời xúc phạm hay khó nghe về mình

(b’’) Ngừng cả sự không hài lòng với thành công của những người gây hại lẫn sự thoả thích khi họ gặp rắc rối

(2’) Phát triển nhẫn nhục chấp nhận khổ đau

(a’’) Lý do phải dứt khoát chấp nhận khổ đau

(b’’) Cách thức phát triển sự chấp nhận

(1’’) Bác bỏ ý nghĩ cho rằng khi khổ đau xảy đến thì đó là tuyệt đối khó chịu.

(2’’) Chứng minh rằng chấp nhận khổ đau là phù hợp

(a) Quán chiếu về các phẩm tính tốt của khổ đau

(b) Quán chiếu về các thuận lợi của sự chịu đựng các gian khó khổ đau

(1)) Quán chiếu về các lợi lạc cốt lõi chẳng hạn như sự giải thoát và vv...

(2)) Quán chiếu về lợi ích của việc xua tan khổ đau bất khả tư lường {đau khổ khôn lường}

(c) Cách thức mà việc chịu đựng khổ đau không còn khó nữa nếu mình từng bước làm quen với nó, bắt đầu với khổ đau nhỏ

(c’’) Giải thích chi tiết từ các quan điểm của các nền tảng

(3’) Phát triển nhẫn nhục về sự xác tín vào giáo pháp

(d’) Cách tu tập

(e’) Tóm tắt

 

–––––––––\–––––––––

 

(iii) Cách tu tập nhẫn nhục Ba-la-mật-đa

Giải thích về cách tu tập nhẫn nhục Ba-la-mật-đa gồm có năm nội dung:

1. Nhẫn nhục là gì?

2. Cách bắt đầu nuôi dưỡng nhẫn nhục Ba-la-mật-đa

3. Phân loại nhẫn nhục

4. Cách thức tu tập

5. Tóm tắt

 

(a’) Nhẫn nhục là gì?

Nhẫn nhục là (1) không chú trọng đến nguy hại xảy ra cho bản thân, (2) chấp nhận khổ đau phát sinh trong dòng tâm thức quý vị, và (3) xác tín về giáo pháp và giữ vững tín tâm. Có ba yếu tố không tương hợp với các điều này: tương phản với điều thứ nhất là sự thù hận; với điều thứ hai là sự thù hận và thiếu can đảm; với điều thứ ba là thiếu lòng tin và không ưa thích. Nhẫn nhục Ba-la-mật-đa có nghĩa là quý vị đơn thuần hoàn tất việc tạo điều kiện cho một trạng thái của tâm mà ở đó quý vị đã ngừng được sân hận và các xúc cảm tương tự. Điều đó không phụ thuộc vào việc giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi các hành vi thiếu đạo đức {của họ}, bởi vì quý vị sẽ không thể nào làm việc này được, và bởi vì quý vị thành tựu hoàn tất mục tiêu của mình bằng cách rèn luyện tâm thức của chính mình. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[1]

 

Kẻ hành xử tùy tiện nhiều như hư không

Ngươi sẽ chẳng thể nào đổi thay được họ

Nhưng nếu đơn thuần chiến thắng tâm sân hận

Thì điều này khác chi đánh bại mọi kẻ thù. [398]

 

Ở đâu ngươi kiếm cho đủ số da thuộc

Để bao trùm cả bề mặt thế gian đây?

Chỉ cần mang một đôi dép da này

Có khác chi phủ che toàn trái đất.

 

Tương tự thế, không thể nào đổi được

Vật bên ngoài, nhưng nếu một khi

Ta thay đi trạng thái của tâm mình

Thì đâu cần đổi thay các vật khác?

 

(b’) Cách thức bắt đầu tu tập nhẫn nhục Ba-la-mật-đa

Mặc dù có nhiều cách để tu tập nhẫn nhục Ba-la-mật-đa, để mở đầu, tôi sẽ giảng giải về quán chiếu lên các lợi lạc của sự nhẫn nhục và những khiếm khuyết của sự thiếu nhẫn nhục. Các lợi lạc này được đề cập trong Bồ-tát Địa:[2]

 

Trước tiên, các Bồ-tát xem xét các lợi ích của nhẫn nhục. Họ nghĩ rằng “những người có lòng nhẫn nhục sẽ không có nhiều kẻ thù và sẽ không có nhiều phân ly với những người thân cận của họ. Họ sẽ có nhiều hạnh phúc và mãn nguyện. Họ sẽ không hối tiếc vào thời điểm lìa bỏ cõi đời và khi thân xác tan rã, họ cũng sẽ tái sinh vào hàng ngũ chư Thiên trong các cõi hạnh phúc ở trạng thái cao quý”. Bằng cách nhìn vào các lợi ích như vậy, họ cũng trở nên nhẫn nhục. Họ ứng xử với người khác trong việc trì giữ nhẫn nhục, và họ cũng tán thán lòng nhẫn nhục. Khi nhìn thấy những người có đức tính nhẫn nhục, họ lấy làm hoan hỷ và lòng tràn ngập niềm vui.

 

Ba-la-mật-đa Tập Luận dạy rằng:[3]

 

Được dạy rằng “Nhẫn nhục là phương cách hay nhất

Khắc phục khuynh hướng xem thường lợi ích tha nhân

Nhẫn nhục, đối trị sai sót sân hận,

Bảo vệ mọi toàn hảo của thế gian này

 

Nhẫn nhục là trang sức đẹp nhất của người dũng mãnh

Uy lực lớn nhất của các bậc tu khổ hạnh

Và là dòng nước dập tắt lửa ác tâm

Nhẫn nhục rửa bớt đi nguy hại của đời này và kiếp khác.

 

Những mũi tên trong lời nói từ những ai vô kỷ luật

Bị lụt cùn bởi giáp nhẫn nhục của thượng nhân

Những kẻ vô luân sau này dâng lời hoa mỹ

Vốn vì sự hấp dẫn bởi vỏ trang sức của danh thơm.[399]

 

Lại nữa:

 

Nhẫn nhục cũng là thợ khéo chạm khắc sắc thân Phật

Trang nghiêm thành hảo tướng cho các phẩm hạnh tuyệt vời.

 

Như vậy, ngài Thánh Dũng {skt. Āryaśūra – tác giả của Ba-la-mật-đa Tập Luận} tán dương nhẫn nhục bởi nhiều lợi lạc mà nó mang lại: nó ngăn không cho quý vị quay lưng bỏ lại lợi ích của người khác do các cảm nhận sai lạc của chúng sinh; nó giúp quý vị ngưng khởi tâm sân hận, vốn là kẻ thù hủy diệt nhiều thiện căn; nó là món trang sức quyến rũ vì nó chịu được tác hại của những ai có chút quyền lực; nó là sức mạnh siêu việt của những tu sĩ khổ hạnh, vốn bị giày vò bởi phiền não; nó là dòng nước dập tắt đám lửa lớn của ác tâm; nó là áo giáp không thể bị đâm thủng bởi các mũi tên tà kiến của những người hành xử vô kỷ luật; nó là thợ khéo tạc tượng kim thân Phật, thu hút ánh mắt và tâm thức chúng sinh. Hơn nữa, Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[4]

 

Kẻ nào tinh tấn tu tập và chiến thắng được sân hận

Được hạnh phúc trong kiếp này và cả những đời sau.

 

Khi quý vị thường xuyên có nhẫn nhục, quý vị sẽ không làm hư hoại thái độ hoan hỷ của mình, do đó, quý vị luôn luôn hạnh phúc, ngay cả trong đời này. Hơn nữa, nhẫn nhục kết thúc sự tái sinh vào cõi thấp trong các kiếp sau, khiến tái sinh một cách đặc biệt trong các cảnh giới hạnh phúc và cuối cùng mang đến sự tốt đẹp chắc chắn, do đó, một cách tối hậu, quý vị sẽ được hạnh phúc trong kiếp này và những kiếp sau.

 

Hãy quán chiếu về các lợi lạc này cho đến khi quý vị đạt đến một xác quyết mạnh mẽ, chắc chắn về mối quan hệ nhân quả, trong đó những lợi lạc như vậy phát sinh từ nhẫn nhục.

 

Về những khiếm khuyết của sân hận, những khiếm khuyết vô hình đề cập sau đây. Nhập Bồ-đề Hành Luận thuyết:[5]

 

Bất kỳ những thiện hạnh nào,

Như hạnh bố thí và cúng dường các Thiện Thệ {skt. sugata}

Mà ngươi đã huân tập được qua cả ngàn kiếp lượng

Tất cả đều tiêu tan trong một thoáng hận sân.

 

Ngài Thánh Dũng nêu lên vấn đề này một cách chính xác như được trình bày trong Nhập Bồ-đề Hành Luận. Văn-thù-sư-lợi Du Hí Đại thừa Kinh {skt. Mañjuśrī-vikrīḍita-nāma-mahāyānā-sūtra} có đề cập đến việc thiện đức tích lũy trong hàng trăm kiếp lượng bị tiêu hủy và Nhập Trung Quán Luận của ngài Nguyệt Xứng cũng dạy rằng thiện đức tích lũy qua nhiều trăm trung kiếp tu tập bố thí và trì giới Ba-la-mật-đa sẽ bị tiêu tan với chỉ một thoáng ý nghĩ sân hận.[400]

 

Về việc người thọ nhận và các thọ nhận sự sân hận hủy hoại như thế phải là ai, thì một số cho rằng là các Bồ-tát, trong khi một số khác lại khẳng định là một người thọ nhận thông thường. Ý kiến thứ nhất phù hợp với câu kệ sau trong Nhập Trung Quán Luận:[6]

 

Cho nên, một thoáng sân hận đến con Phật {một Bồ-tát}

Phá hủy thiện đức phát khởi do bố thí và trì giới

Đà tích lũy hơn nhiều trăm kiếp lượng.

 

Liên quan đến người khởi sân hận, Nhập Trung Quán Luận của ngài Nguyệt Xứng dạy rằng nếu sân hận bởi các Bồ-tát có thể phá hủy các thiện căn của họ, điều đó không nói đến sự sân hận của người không phải là Bồ-tát hướng đến các Bồ-tát. Bất kể việc liệu người nhận của sân hận này có đúng là một Bồ-tát hay việc liệu các khiếm khuyết được hiểu vốn là nguyên nhân của sự sân hận là thật hay không thì việc hủy hoại của các thiện căn cũng sẽ giống như đã được giải thích trên đây [nghĩa là thiện căn tích lũy suốt hàng trăm kiếp lượng bị tiêu tan].

 

Nói chung, sự phá hủy của các thiện căn không nhất thiết đòi hỏi sự sân hận hướng tới các Bồ-tát hay không phải Bồ-tát. Bồ-tát Học Luận dạy:[7] [8]

 

Kinh thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ {skt. Ārya-sarvāstivādin} cũng thuyết: đức Thế Tôn dạy “Này các tỳ kheo, hãy xem xét một tỳ kheo có tín tâm hạ bái hoàn toàn một bảo tháp có chứa móng tay và tóc của đức Phật”.

“Bạch Thế Tôn, vâng”.

“Này các tỳ kheo, vị này sẽ trải nghiệm trị vì như một vị Chuyển Luân Vương một ngàn lần số lượng các hạt cát trong phạm vi tám mươi bốn ngàn dậm dưới mặt đất được che phủ do thân thể của người này khi hạ bái – sâu cho đến lớp dĩa vàng chống đỡ trần gian“.

Kế tiếp, tôn giả Ưu-ba-ly {skt. Upali}, lúc đó đang ở xa nơi đức Phật đang ngồi, chắp tay cung kính bạch rằng: “Thế Tôn đã bảo rằng thiện căn của vị tỳ kheo này rất lớn. Bạch Thế Tôn, làm sao mà các thiện căn này lại có thể cạn kiệt, giảm sút, xóa bỏ và tiêu tán?” [401]

“Này Ưu-ba-ly, khi một tội như ác ý đã xảy ra cho một đạo hữu thì điều đó tựa như một vết thương hay một phế tật. Thật Ta {cũng} không thấy hết nổi toàn bộ tác hại của nó. Hỡi Ưu-ba-ly, điều {tội lỗi} này làm suy giảm, xóa bỏ và tiêu tán các thiện căn to tát đó. Cho nên, này Ưu-ba-ly, nếu ngươi không cảm xúc ác ý lên một tàn cây cháy rụi thì có cần chi phải đề cập về việc cảm xúc {ác ý} đó hướng tới một thân xác có ý thức?”

 

Lập thuyết của một số học giả: “ý nghĩa của việc phá hủy thiện căn là trong việc phá hủy khả năng trổ quả nhanh chóng của những thiện đức trước đây, quý vị làm chậm quá trình trổ quả của chúng. Do đó, sân hận chẳng hạn, sẽ trổ quả trước nhưng chắc chắn không phải là trường hợp các hạt giống thiện căn sẽ không trổ quả khi gặp đủ duyên sau này, bởi vì, nếu cho rằng không có lộ trình thế tục nào có thể loại bỏ những nhân cần loại bỏ thì {lộ trình ấy cũng} không thể loại bỏ các hạt giống phiền não được”.

 

Đáp: Lập luận này là không có cơ sở bởi vì (1) ngay cả việc tịnh hóa theo đó phàm phu tẩy trừ các bất thiện đức bằng biện pháp đối trị của nó là bốn năng lực của sám hối cũng không phải là sự loại bỏ các hạt giống của nó; tuy nhiên, các hạt giống đó sẽ không thể trổ quả dù cho sau này chúng có thể gặp đủ duyên; (2) ngay cả khi thiện và bất thiện nghiệp, vốn được hoạt dụng thông qua các quả riêng biệt của chúng, không bị mất đi các hạt giống, thì dù ngay cả các hạt giống đó gặp đủ các yêu cầu, chúng không còn có thể trổ quả được; và (3) khi quý vị đạt được trình độ cuối cùng và trình độ nhẫn nhục của giai đoạn chuẩn bị [trình độ thứ 2 và thứ 3 của cấp độ thứ tư] thì quý vị không loại bỏ nhân của ác hạnh dẫn đến tà kiến và các cõi đọa sinh thấp; tuy nhiên, ngay cả khi gặp đủ duyên, nhân của ác hạnh không thể dẫn đến tà kiến và các cõi đọa sinh thấp được nữa.

 

Hơn nữa, lập luận này là không có cơ sở bởi vì đoạn kệ đã trích dẫn ở phần trên [Vi Diệu Pháp Báu Luận Tự Thích của ngài Thế Thân] nói rằng:[9]

 

Khi các nghiệp khởi sinh luân hồi

Có nghiệp nặng, có nghiệp gần kề

Có cái quen thuộc, có cái đã gây trước hết

Trong số này, nghiệp ban đầu sẽ chín trước.

 

Bất kỳ thiện hay bất thiện nghiệp nào đang tựu quả thật sẽ tạm thời ngưng cơ hội trổ quả của một nghiệp khác; tuy nhiên, cũng không có nghĩa là {chúng ta} không thể xác lập được rằng việc hoạt hóa của quả đi trước có phá hủy thiện đức hay bất thiện đức không. Cũng không phù hợp để cho rằng: “việc phá hủy các thiện căn” có nghĩa là tạm thời trì hoãn quá trình trổ quả; nếu không, điều phi lý theo đó là tất cả các nghiệp bất thiện mạnh mẽ phải được xem là tác nhân hủy diệt của các thiện căn. [402]

 

Do đó, liên quan đến vấn đề này, đạo sư Thanh Biện {skt. Bhavaviveka} nói (như đã giải thích)[10] rằng trong cả trường hợp tịnh hóa ác hạnh bằng bốn năng lực sám hối lẫn sự phá hủy các thiện căn với tà kiến và ác ý, thì các hạt giống của thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp đều không thể thể trổ quả khi gặp đủ điều kiện đòi hỏi cũng giống như hạt đậu bị hư không thể trở thành cây giá dù có thể gặp đủ điều kiện.

 

Hơn nữa, như đã giải thích[11] mặc dù quý vị gột rửa sự huân tập tội lỗi thông qua việc tịnh hóa bằng bốn năng lực sám hối[12], điều này vẫn không mâu thuẫn với thực tế là quý vị làm chậm đi việc phát sinh các lộ trình tu tập cao hơn. Theo đó, đối với một số người, sân hận phá hủy của cải và thân thể quý hiếm của họ – tức là các quả tương ứng của việc bố thí và gìn giữ giới luật – nhưng không thể phá hủy khả năng dễ dàng tái tạo ra các thiện căn bởi việc bố thí và trì giới qua các ý nghĩa về hậu quả ứng xử tương hợp một cách nhân quả của các thói quen bố thí và trì giới cũng như là thái độ kiêng tránh của họ. Đối với một số người khác, sân hận phá hủy sự xuất hiện liên tục của một loại ứng xử thiện đức tương hợp nhân quả như là trì giới và vv..., nhưng sân hận lại không phá hủy sự tạo thành của một thân quý hiếm, của các tài sản và vv.... Một số [Bồ-tát] chứng ngộ được đạo pháp qua đó họ thăng tiến đến sự hoàn thiện trong một kiếp lượng nếu họ không khởi tâm sân hận đối với một vị Bồ-tát khác đã có linh kiến về sự giác ngộ sắp tới của mình (như đã giải thích ở phần trên).[13] Nếu họ chỉ khởi một niệm sân hận đối với một vị Bồ-tát khác như vậy thì đạo pháp không bị loại bỏ ra khỏi dòng tâm thức của họ nhưng sự tiến bộ trên lộ trình tu chậm lại theo độ dài của một kiếp lượng.

 

Tóm lược, cũng như trong trường hợp tịnh hóa bất thiện đức, không cần thiết tịnh hóa từng hậu quả ứng xử, về việc phá hủy thiện đức, không nhất thiết phải phá hủy từng hành vi hậu quả ứng xử. Tuy nhiên, bởi vì điều quan trọng và cấp thiết là việc phân tích nó theo các kinh sách của đức Phật vô song và việc suy luận dựa trên các kinh văn đó, quý vị nên nghiên cứu kinh sách kỹ càng và tiến hành phân tích.

 

Như vậy, những khiếm khuyết vô hình của sân hận là nó tự phóng hoạt các quả, vốn cực kỳ khó chịu, và nó ngăn chặn việc khởi sinh các quả thiện đức đối nghịch, vốn rất thú vị.

 

Những khiếm khuyết nhãn tiền của sân hận trong kiếp này là quý vị sẽ không thể nào trải nghiệm được tâm an lạc và thiện lành; niềm vui và hạnh phúc mà quý vị đã có trước đây phai tàn và quý vị không thể nào lấy lại niềm vui và hạnh phúc đó; quý vị sẽ không thể nào ngủ ngon; và quý vị sẽ làm suy yếu sự ổn định trong đó tâm quý vị được bình thản. Khi lòng quý vị tràn ngập sự thù hằn thì ngay cả những người mà trước đây quý vị quan tâm chăm sóc sẽ quên đi lòng tốt của quý vị và sẽ giết quý vị; ngay cả bạn bè và người thân cũng sẽ cảm thấy khó chịu và rời xa quý vị; mặc dù quý vị chiêu tập người khác với sự bố thí của mình, họ vẫn không ở lại; và vv.... Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[14]

 

Bám chấp vào nỗi đau tinh thần của sân hận

Tâm các ngươi không nếm trải bình an

Không tìm ra hạnh phúc hay hỷ lạc

Giấc ngủ chưa yên và ngươi mất quân bằng.

 

Cả những ai phụ thuộc vào người chủ

Lo cho họ bằng của cải và phục vụ

Sẽ nổi dậy và sẽ trừ khử

Vị chủ khởi tâm sân hận kia.

 

Sân hận của ông ta làm bạn bè chán ngại

Dẫu ông ta chiêu người qua của cải

Họ chẳng phục vụ ông. Nói tóm lại

Chẳng ai nào giận sân lại hạnh phúc.

 

Bổn Sanh Kinh cũng dạy rằng:[15]

 

Khi bề ngoài ngươi hậm hực vì lửa sân hận

Ngươi không thể đẹp dẫu trang sức ngọc ngà

Ngươi có thể được ngủ trên giường xa hoa

Nhưng tâm ngươi phải xót xa do sân hận.

 

Quên hoàn tất các mục tiêu lợi lạc cho mình

Giày xé bởi sân hận, ngươi dìm thân vào ác đạo.

Phá tan thành tựu của mục đích và danh cao

Sự cao thượng của ngươi lụi tàn như ánh trăng mờ khuyết.

 

Mặc dù bạn bè thương yêu

Ngươi vẫn rơi vào vực thẳm của sai lầm.

Trí phân lợi - hại của ngươi suy yếu

Ngươi hầu như phạm giới và tâm xáo trộn.

 

Qua sân hận, ngươi quen dần hành ác

Nên đọa đày giới dữ nhiều trăm năm.

Có mối hại nào lớn hơn thế đã làm ra

Gây hại lớn cho mình ngay cả vì kẻ thù?

 

Sân hận này là kẻ thù trong

Ta biết được như vậy.

Ai có thể chịu đựng

Sự tăng cường của nó? [404]

 

Hãy quán chiếu cho đến khi ngươi xác quyết chắc chắn rằng các hậu quả nghiêm trọng như vậy phát sinh từ sân hận. Do đó, Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[16]

 

Chẳng có lỗi lầm nào như sân hận

Và dũng khí nào như sự nhẫn nhục

Do đó, hãy nghiêm cần tu tập

Nhẫn nhục trong nhiều cách khác nhau.

 

Trước hết, hãy hiểu các lợi ích và khiếm khuyết rồi nỗ lực tu tập nhẫn nhục theo nhiều cách khác nhau. Lý do ẩn đàng sau dòng kệ đầu tiên được ngài Nguyệt Xứng dàn trải trong Nhập Trung Luận Thích Chú Giải.[17]

 

Ngươi không thể nào lường được các hậu quả của sân hận cũng như ngươi không thể nào cân đo được nước ngoài đại dương với một cái cân. Do đó, vì việc phóng lớn của các hậu quả không dễ chịu và việc làm tổn hao công đức, thì tội lỗi nào lớn hơn là thiếu nhẫn nhục để phóng chiếu các hậu quả tồi tệ và sự hao tổn công đức thì không có lỗi lầm nào lớn hơn thiếu đi đức tính nhẫn nhục.

 

Vì rằng, mặc dù các lỗi lầm khác cũng dẫn đến việc trổ quả cực kỳ khó chịu, chúng không phải là những trọng tội khi xem xét riêng rẽ, nếu chúng không phá hủy các thiện căn. Tuy nhiên, nhiều sai trái khác hơn sân hận lại kết hợp cả việc nảy sinh quả khủng khiếp lẫn việc phá hủy các thiện căn, như tà kiến phủ nhận nhân quả, từ bỏ giáo pháp tối thượng, ngã mạn đối với Bồ-tát, bổn sư, và những vị tương tự, do đó là xem thường họ quá mức và vv.... Bồ-tát Học Luận cũng dạy những điều này.

 

(c’) Phân loại nhẫn nhục

Phân loại nhẫn nhục có ba phần:

1. Phát triển nhẫn nhục bất kể nguy hại xảy ra cho mình

2. Phát triển nhẫn nhục chấp nhận khổ đau

3. Phát triển nhẫn nhục về sự xác tín vào giáo pháp

 

(1’) Phát triển nhẫn nhục bất kể nguy hại xảy ra cho mình

Có hai ý:

1. Ngưng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ làm hại mình

2. Ngưng cả sự không hài lòng với thành công của những người gây hại lẫn sự thoả thích khi họ gặp rắc rối

 

(a”) Ngưng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ làm hại mình

Việc ngưng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ làm hại mình có hai ý:

1. Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ ngăn trở hạnh phúc của mình và n­­­­­hững kẻ gây đau khổ cho mình [405]

2. Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những ai ngăn trở sự tôn kính, tiếng tăm hay danh dự của mình và với những ai xem thường mình hoặc những ai nói lời xúc phạm hay khó nghe về mình

 

(1”) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ ngăn trở hạnh phúc của mình và n­­­­­hững kẻ gây đau khổ cho mình

Việc ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những kẻ ngăn trở hạnh phúc của mình và n­­­­­hững kẻ gây đau khổ cho mình có hai ý:

1. Chứng minh rằng sân hận là không chính đáng

2. Chứng minh lòng bi mẫn là phù hợp

 

(a)) Chứng minh rằng sân hận là không chính đáng

Có ba ý:

1. Phân tích về mặt đối tượng thì sân hận là không chính đáng

2. Phân tích về mặt chủ thể thì sân hận là không chính đáng

3. Phân tích về mặt cơ bản, thì sân hận là không chính đáng

 

(1)) Phân tích về mặt đối tượng thì sân hận là không chính đáng

Việc phân tích về mặt đối tượng thì sân hận là không chính đáng có bốn ý:

1. Phân tích cho thấy bất kể đối tượng có tự chế được hay không, thì sân hận vẫn là không chính đáng

2. Phân tích cho thấy bất kể là ngẫu nhiên hay bản chất, thì sân hận là không chính đáng

3. Phân tích cho thấy bất kể sự gây hại là trực tiếp hay gián tiếp, thì sân hận là không chính đáng

4. Phân tích cho thấy bất kể nguyên nhân thúc đẩy của kẻ gây ác, thì sân hận là không chính đáng

 

(a’)) Phân tích cho thấy bất kể đối tượng có tự chế được hay không, thì sân hận là không chính đáng

Hãy phân tích với ý tưởng “Đâu là cơ sở hợp lý để khởi tâm thù hận với người gây hại?” Khi đó, quý vị có thể nghĩ rằng “Thoạt tiên, họ có ý nghĩ làm hại ta, chuẩn bị phương tiện, rồi sau đó hoặc là ngăn trở hạnh phúc của ta, hoặc làm khổ ta về thân xác hay tinh thần, nên sự thù hận là có lý”. Phải chăng quý vị khởi tâm sân hận bởi vì họ làm hại quý vị trong lúc họ tự kiểm soát rằng sẽ không làm hại quý vị hay là quý vị khởi tâm sân hận bởi vì họ tuyệt nhiên không tự kiềm chế được và làm hại quý vị trong lúc bị thúc ép một cách vô vọng bởi một điều chi khác? Trong trường hợp đầu tiên, sân hận của quý vị là không chính đáng bởi vì những kẻ làm hại quý vị không tự khống chế được mình, vì khi các nhân và duyên – bao gồm các hạt giống {tập khí} đã được để lại từ các phiền não mà vốn chúng {các tập khí đó} đã trở thành thói quen, một đối tượng gần đó và các tri kiến sai lầm {tà kiến} – được hội đủ, chúng làm phát khởi ý tưởng gây hại mặc dù người gây hại không hề nghĩ là: “Ta sẽ khởi ác tâm”; trong khi nếu các nhân và duyên chưa hội đủ, chúng sẽ không bao giờ làm sinh khởi ý tưởng gây hại ngay cả khi người gây hại nghĩ rằng: “Ta sẽ khởi ác tâm”. Những nhân và duyên này tạo ra ý muốn làm hại; điều này đến lượt nó, đến hành vi làm hại và rồi điều này tạo khổ cho người khác; nên, những người gây hại không hề có dù một mảy may tự chủ. Hơn nữa, họ trở thành tựa như là tôi tớ của chính phiền não của họ bởi vì họ đang chịu sự khống chế của các thứ khác: nghĩa là các phiền não của chính mình.

 

Trong trường hợp sau, quý vị khởi tâm sân hận bởi vì người gây hại tuyệt nhiên không tự kiểm chế được và làm hại quý vị trong lúc bị thúc ép một cách vô vọng bởi một điều chi khác, nên gây cho quý vị đau đớn; thế thì sân hận của quý vị toàn toàn phi lý. [406] Ví dụ như có một số người bị tà ma nhập và chịu sự điều khiển của tà ma có thể mong muốn gây đau đớn cho những ai đang giúp họ thoát khỏi tình trạng ma nhập và do đó đánh đập người giúp và vv.... Cũng như vậy, khi Bồ-tát bị người khác hại, các ngài nghĩ rằng: “họ làm vậy bởi vì tà ma của phiền não đã tước mất quyền tự kiểm soát của họ”. Không một chút sân hận đối với những người này, các ngài phải khởi tâm cầu giác ngộ với ý nghĩ: “Ta sẽ nỗ lực trong Bồ-tát hạnh để giải thoát cho những người này khỏi phiền não”. Do đó, Tứ bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên dạy rằng:[18]

 

Tựa lương y không đánh nhau chỉ ân cần hỗ trợ

Những bệnh nhân ma nhập dẫu họ nổi sân

Nên, thánh nhân thấy phiền não là sai sót

Kẻ đang phiền não chẳng phải là lầm lỗi.

 

Đạo sư Nguyệt Xứng cũng khẳng định rằng:

 

“Đây không phải là lỗi ở chúng sinh

Vấn đề chính là phiền não tinh thần”.

Vậy nên, thiện tri thức biết dùng phân biện

Không đánh nhau phân phải trái với ai.

 

Mặc dù nhiều lập luận được đưa ra trong Nhập Bồ-đề Hành Luận {của Tịch Thiên}, thật dễ để xác quyết điều này và nó {nhẫn nhục} là một biện pháp đối trị sân hận mạnh mẽ. Bồ-tát Địa {của Vô Trước} cũng có cùng một ý tương tự, ở chỗ kinh dạy rằng quý vị có thể chịu đựng được nguy hại sau khi đã thiền quán về ý tưởng của các các pháp đơn thuần[19]; do đó, hãy không ngừng quán chiếu về biện pháp đối trị này cho đến khi quý vị đạt được một số tri kiến liên quan đến nó.

 

Nếu những người này tự kiểm soát được mình thì họ đã không có bất kỳ khổ đau nào, vì họ không muốn khổ đau và vì họ có thể kiểm soát được đau khổ. Hơn nữa, quý vị có thể ngừng sân hận bằng cách nghĩ rằng: “Khi những người này chịu tác động mạnh bởi phiền não thì họ có thể tự tử, nhảy xuống vực sâu, dùng vật nhọn, hung khí để tự hại mình, tuyệt thực và vv... [407] Nếu họ làm được điều này đối với cái ngã vô cùng trân trọng và quý yêu của mình thì dĩ nhiên họ sẽ đi hại người khác”. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[20]

 

Do đó, mỗi vật đều phụ thuộc vào vật khác

Và, bởi vì đến lượt nó cũng phụ thuộc, nó không tự tồn.

Hiểu được điều này chớ sinh sân hận

Với mọi thứ, tất cả đều chỉ tựa như ảo ảnh mà thôi

 

Lại nữa:

 

Cho nên, nếu ngươi thấy một bạn hay thù

Đang làm điều sai trái

Thì hãy nghĩ rằng “Điều này khởi sinh do duyên cụ thể”

Và hãy an trụ trong phúc lạc

Nếu tất cả chúng sinh

Đều đạt được thành quả

Theo như họ ước vọng

Vậy do chẳng ai mong đau khổ

Sẽ không ai thọ khổ đau.

 

Lại nữa:

 

Trong khi bị các khổ đau của mình kiểm soát

Một số người tự hủy ngay cả thân xác quý yêu.

Thì sao ngươi có thể ngóng trông hay kỳ vọng

Họ sẽ không gây hại thân xác những người ngoài.

 

(b’)) Phân tích cho thấy bất kể là ngẫu nhiên hay bản chất, thì sân hận là không chính đáng

Lỗi lầm hại người hoặc là bản chất hoặc không là bản chất của chúng sinh. Nếu là bản chất của họ thì việc khởi tâm sân hận là không đúng, điều đó giống như khởi tâm sân hận đối với lửa vì nó nóng và thiêu cháy là không đúng. Tương tự vậy, nếu đó là ngẫu nhiên thì khởi tâm sân hận cũng không đúng, điều này tựa như khi khói và các thứ như thế xuất hiện {ngẫu nhiên} trong bầu trời, thật là sai để mà sân hận chỉ vì các vệt dơ của khói và vv.... Quán chiếu như vậy rồi hãy ngưng sân hận. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[21]

 

Nếu việc gây chuyện hại người

Là tự nhiên với lũ trẻ

Thì thật sai khi giận chúng

Như giận lửa vì đốt thiêu.

 

Dẫu, sai sót đó tình cờ

Và tánh chúng sinh bổn thiện

Thì, sân hận vẫn không đúng

Tựa thù giận khói trên trời

 

(c’)) Phân tích cho thấy bất kể sự gây hại là trực tiếp hay gián tiếp, thì sân hận là không chính đáng

Nếu quý vị sân hận đối với tác nhân gây hại, vốn trực tiếp gây ra mối nguy hại, thì quý vị sẽ phải nổi giận đối với cây gậy và vv... cũng giống như quý vị nổi giận đối với người gây hại[22]. Nếu quý vị nổi giận người gián tiếp gây hại thì cũng giống như người đã thúc ép cây gậy và các thứ như thế để gây ra sự tai hại, chính thái độ thù địch cũng đã thúc ép người gây hại[23]. [408] Do đó, hãy nổi giận với thái độ thù địch này. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[24]

 

Cây gậy và hung khí trực tiếp gây hại

Nhưng nếu ta giận dữ với kẻ vung cây

Thì bởi thái độ hận thù thúc ép họ

Tốt hơn là nên giận dữ với thái độ hận thù.

 

Nếu quý vị không nổi giận lên cây gậy thì sân hận với người vung gậy cũng không đúng; Nếu quý vị sân hận lên người vung gậy thì việc sân hận đối với thái độ thù hận cũng là điều đúng đắn. Nếu không tin vào điều này, thì tâm thức quý vị đã bị lạc vào tà đạo. Do đó, hãy xác quyết về sự thống nhất hoàn toàn của lập luận ở đây và hãy định hướng tâm thức mình không sân hận người vung gậy cũng như quý vị đã không nổi giận lên cây gậy. Hơn nữa, hãy dùng lập luận đã giảng ở phần trên để phủ nhận ý tưởng về mọi thứ đều có sự tự kiểm soát để hiểu được rằng quý vị không nên phân biệt cây gậy và người vung gậy qua việc liệu rằng chúng có ác ý hay không.

 

(d’)) Phân tích cho thấy bất kể nguyên nhân thúc đẩy của kẻ gây ác, thì sân hận là không chính đáng

Sự trải nghiệm khổ đau phát sinh bởi những người gây hại không xảy đến mà không có nguyên nhân hoặc phát sinh từ những nguyên nhân không có liên quan gì với nhau, nên, nó xuất hiện từ những nguyên nhân tương hợp với nhau; nghĩa là từ các bất thiện nghiệp mà quý vị đã phạm trong quá khứ. Do đó, người gây hại bị thúc bách một cách không cưỡng được khiến gây hại do nghiệp lực. Hậu quả là, hãy tự trách mình với ý nghĩ: “Đây là lỗi lầm của ta và ta đã sai lầm khi sân hận kẻ khác” và hãy ngưng sân hận trong tất cả các dịp. Điều này cũng giống như chúng sinh tạo ra âm binh bằng nghiệp xấu của họ rồi chính những âm binh này lại làm hại họ. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[25]

 

Trước đây, ta đã

Hại người như thế

Thì nay bị hại

Giống vậy cũng phải.

 

Lại nữa:

 

Trẻ dại không muốn khổ đau

Lại tham luyến nhân của bao đau khổ.

Sao nên nổi giận với người

Khi đau đớn ấy mười phần tại ta

 

Cũng giống những vệ binh địa ngục

Và địa ngục Rừng Lá Gươm Đao

Nghiệp hại này ta tự tạo [409]

Nên sân hận biết báo cho ai?

 

Những ai tâm khởi hại đến ta

Đều do bởi nghiệp ta đà thôi thúc

Nếu vì thế họ sa địa ngục

Chẳng phải là ta hủy hoại họ sao?

 

Ngài Sha-bo-ba cũng nói rằng: “Khi quý vị nói: Tôi không có lỗi, thì điều này chứng tỏ rằng thực sự quý vị chẳng nhập tâm chút giáo pháp nào’.

 

(2)) Phân tích về mặt chủ quan thì sân hận là không chính đáng

Nếu quý vị nổi giận với người gây hại vì người đó thiếu khả năng chịu đựng khổ đau, thì điều này là mâu thuẫn bởi vì ngay cả khi quý vị thất bại để gánh chịu chút đau khổ trong hiện tại, quý vị đang tích cực tạo nhân cho vô lượng khổ đau trong các cõi thấp. Do đó, hãy tự cảm thấy xấu hổ với ý nghĩ: “Ta thật là ngu ngốc” và hãy hành động kiềm chế cơn giận. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[26]

 

Nếu ta không thể nếm trải

Chỉ một chút đau khổ trong hiện tại

Vì sao không ngưng cơn giận

Nguyên nhân của khổ đau trong địa ngục.

 

Phiền não phát khởi do việc gây hại là hậu quả của nghiệp xấu từ trước; bằng cách nếm trải nó, quý vị làm cho nghiệp này tiêu tán. Nếu quý vị gánh chịu cam khổ, quý vị sẽ không tích lũy thêm các tội mới và sẽ tăng trưởng rất nhiều công đức. Do đó, quý vị không được xem người gây hại phá hủy thiện đức của họ ra sao mà hãy xem họ như kiểu người trong đó họ được nghĩ đến như là người đã tiến hành các hành vi nhằm tẩy sạch các tội lỗi của quý vị. Bổn Sanh Kinh dạy rằng:[27]

 

Ta không nghĩ người này tự phá hủy thiện đức

Mà nghĩ rằng người hành động tẩy tội lỗi cho ta

Nếu ta không nhẫn nhục ngay với cả người này

Thì còn kẻ nào lại tệ bạc hơn ta?

 

Nhập Trung Quán Luận Thích của ngài Nguyệt Xứng dạy rằng:[28]

 

ngươi muốn nói rằng ngươi đã tịnh hóa

Các quả của nghiệp xấu đã tạo khi xưa

Sao ngươi lại vẫn gieo thêm mầm đau khổ

Qua việc nổi sân và hãm hại tha nhân.

 

Do đó, cũng giống như quý vị chấp nhận chảy máu hay phỏng như một phương cách điều trị bệnh nặng, điều thích hợp là chịu chút khổ đau để ngăn ngừa khổ đau to tát {do thiếu nhẫn nhục}. [410]

 

(3)) Phân tích về cơ bản, thì sân hận là không chính đáng

Phần này có hai nội dung:[29]

1. Phân tích nguyên nhân của việc gây hại và sự sai sót từ đâu

 2. Phân tích sự cam kết của mình

 

(a’)) Phân tích nguyên nhân của việc gây hại và sự sai sót từ đâu

Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[30]

 

Lưỡi kiếm người và thân thể ta

Đều là nguyên nhân gây đau khổ.

Người có kiếm, ta có thân mình

Lên thứ nào ta nên sân hận?

 

Nếu, do bám luyến mù quáng, ta có được

Túi thịt máu mủ mang hình dạng người

Đau đớn đến không chịu được khi bị chạm

Ta phải giận ai khi thân này đau?

 

Lại nữa:

 

Nếu có ai, vì mơ hồ nên làm hại kẻ khác

Người bị hại, trong bối rối nổi giận kẻ gây hại

Vậy thì ai là người không đáng trách

Và còn ai là kẻ để quy lỗi đây?

 

(b’)) Phân tích sự cam kết của mình

Hãy phát triển nhẫn nhục một cách tinh cần với ý nghĩ rằng: “Thiếu nhẫn nhục và nổi sân hận là không đúng đắn, ngay cả đối với các bậc Thanh Văn, là những người chỉ tu tập để thành đạt mục tiêu riêng của mình. Do đó, dĩ nhiên là không đúng với tôi rồi. Tôi phát nguyện thành tựu lợi lạc và hạnh phúc cho mọi chúng sinh khi tôi khởi tâm cầu giác ngộ {tâm Bồ-đề}. Tôi hành động vì phúc lạc của người khác và quan tâm đến mọi chúng sinh”. Ngài Bo-do-wa cũng nói rằng:

 

Giáo pháp của đức Phật là không phạm lỗi lầm. Khi quý vị thất bại trong việc nuôi dưỡng nhẫn nhục với một ý gây hại rất nhỏ thì quý vị đưa ra lời nguyền: “Cầu cho việc này nhổ tận gốc rễ giáo pháp”. Bởi đó, quý vị không giữ giới nữa và điều này bứng rễ giáo pháp. Chúng ta không có giáo pháp như một hệ thống toàn diện; khi chúng ta phá giới, chúng ta làm tiêu tán những cái mà chúng ta có được.

 

Lại nữa:

 

Khi một con bò Yak {một loại bò tót} được đóng yên để chở hàng, nếu yên xiết chặt vào đuôi nó thì nó sẽ nhảy chồm lên và cái yên lại đập vào chân nó. Nếu cái yên được nới lỏng, dây đai sẽ rớt xuống và bò sẽ vui sướng. Tương tự vậy, nếu ngươi không thả lỏng với người gây hại thì người đó sẽ trả nũa và chắc chắn là ngươi sẽ trở nên ưu phiền hơn.

 

(b)) Chứng minh lòng bi mẫn là phù hợp

Hãy quán chiếu từ đáy con tim của mình rằng: “Tất cả chúng sinh đã ở trong luân hồi từ vô thủy và không có ai là không phải là thân bằng quyến thuộc của ta – cha, mẹ vv.... Do vô thường, họ chết đi và trở nên khốn khổ bởi ba loại khổ đau[31]. Bị ma phiền não làm điên đảo, họ tự hủy hoại phúc lạc của chính họ trong kiếp này và các kiếp sau. [411] Ta phải phát khởi lòng bi mẫn đối với họ. Nổi giận hay trả nũa thì làm sao mà đúng được”.

 

(2”) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những ai ngăn trở sự tôn vinh, tiếng tăm hay danh dự của mình và với những ai xem thường mình hoặc những ai nói lời xúc phạm hay khó nghe về mình

Có hai nội dung:

1. Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những người ngăn trở mình ba sự việc ̶ sự tôn vinh, tiếng tăm hay danh dự

2. Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những ai xem thường hoặc nói những lời xúc phạm hay lời khó nghe về mình

 

(a)) Ngừng sự thiếu nhẫn nhục đối với những người ngăn trở mình ba sự việc ̶ sự tôn vinh, tiếng tăm hay danh dự {của mình}

Nội dung này có ba ý:

1. Quán chiếu rằng ba thứ này vốn thiếu các phẩm tính tốt đẹp

2. Quán chiếu rằng ba thứ này vốn có các khiếm khuyết

3. Sự cần thiết hoan hỷ nhờ có những ai ngăn trở sự tôn vinh và vv... của mình

 

(1)) Quán chiếu rằng ba thứ này vốn thiếu các phẩm tính tốt đẹp

Khi người khác ca ngợi quý vị và lan truyền danh tiếng của quý vị, thì điều đó không phục vụ cho cả hai mục đích: trong kiếp này, nó không mang đến cho quý vị sự trường thọ, sức khỏe vv... và trong những kiếp sau nó cũng chẳng mang lại cho quý vị công đức vv.... Do đó, đừng tham chấp vào danh tiếng và lời ca ngợi mà hãy tự trách mình với ý nghĩ: “Sự khó chịu của ta khi danh tiếng và lời ca ngợi không còn cũng chẳng khác gì tiếng khóc trẻ thơ khi lâu đài cát, mà vốn chẳng có các yếu tố cấn thiết của một nơi trú ngụ, bị sụp đổ’. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[32]

 

Tôn vinh, danh tiếng và danh dự

Chẳng mang lại công đức hay trường thọ

Cũng chẳng mang lại thể lực, hay sức khỏe

Cũng chẳng mang thể hình tốt đẹp.

 

Một khi hiểu được phúc lợi của chính mình

Thì đối với ta, những thứ đó có ý nghĩa gì?

 

Lại nữa:

 

Khi lâu đài bằng cát của mình sụp đổ

Trẻ con khóc lóc rất bi thán

Cũng giống vậy, tâm thức ta thật khờ dại

Khi lời ngợi ca và danh tiếng lụi tàn.

 

(2)) Quán chiếu rằng ba thứ này vốn có khiếm khuyết

Hãy khởi tâm chán ghét ba thứ này với ý nghĩ: “Lời tán dương, danh tiếng và danh dự làm ta phân tâm với điều vô nghĩa, phá hủy sự chán ghét của tôi đối với luân hồi, làm tôi ganh ghét những người có phẩm tính tốt và làm hư hỏng các hành vi thiện đức mình”. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[33]

 

Tôn vinh, danh tiếng và danh dự làm ta phân tâm

Phá hủy sự chán ghét của ta

Làm ta thêm ganh ghét những người có phẩm tính tốt

Và hủy hoại tất cả những gì thiện hảo. [412]

 

(3)) Sự cần thiết phải hoan hỷ nhờ những ai ngăn trở ba điều này

Hãy kết thúc cơn giận và cảm thấy sự hoan hỷ tận đáy lòng với ý nghĩ: “Trong trường hợp đó, việc gây tổn hại đến sự tán dương, danh tiếng và danh dự của ta bảo vệ ta khỏi bị đọa các cảnh giới khổ đau, cắt đứt tham luyến và, như được Phật gia hộ, đóng cánh cửa ngỏ vào chốn khổ đau mà ta sắp vào”. Nghĩ như vậy, từ trong thâm tâm, quý vị phải ngưng cơn giận và cảm thấy hoan hỷ. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[34]

 

Vậy, chẳng phải những ai hủy hoại

Sự tôn vinh, danh tiếng, danh dự này

Đã tiến hành việc bảo hộ cho ta

Khỏi lạc sa cảnh giới đọa dày?

 

Ta chăm chỉ tìm nơi giải thoát

Và cần chi buộc với lợi danh

Làm sao ta có thể thù hằn

Với người cứu ta khỏi vòng trói buộc?

 

Ta sắp sửa bước vào cõi khổ

Nhưng, như được chư Phật gia hộ,

Họ mang đến cơ may thoát khổ.

Làm sao ta sân hận với họ đây?

 

(b)) Kết thúc lòng thiếu kiên nhẫn đối với những kẻ ngăn trở sự ca ngợi, danh tiếng hay danh dự và đối với những kẻ khinh khi mình hoặc nói những lời xúc phạm hay khó nghe đối với mình

Hãy ngăn chặn nổi bất hạnh với ý nghĩ: “Vì tâm không phải là vật chất nên kẻ khác không thể trực tiếp làm hại nó được. Trong khi tâm có thể bị gián tiếp làm hại bởi việc trực tiếp làm hại thân thể, mà thân thể không thể nào bị làm hại bởi sự khinh khi, những lời xúc phạm và những lời khó nghe. Những thứ này không làm hại được cả thân thể lẫn tâm thức nên ta phải hoan hỷ”. Khi quý vị ngăn chặn sự bất hạnh của quý vị thì quý vị không được cho phép thù hận phát khởi. Do đó, Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[35]

 

Bởi tâm thức không là vật chất

Nên chưa ai hủy được tâm thần

Nó lại kết thật chặt cùng thân thể

Nên nó tổn hao vì nổi đau thể chất

 

Sự khinh khi, những lời xúc phạm

Và ngôn từ không mấy thuận tai

Không gây hại được thân thể chất

Vậy sao tâm lại phải hận sân.

 

Ngài Sha-ra-wa đã dạy:

 

Bất kể ba vị Geshe Kam-lung-ba, Neu-sur-ba (sNe’u-zur-pa) và Drab-pa (Grab-pa) có nghe thấy gì, điều này chẳng khác với việc nói chuyện với đất và đá, nên các ngài đã trụ trong an lạc. Bởi vì ngày nay, mọi người đều phản ứng rất nhanh chóng với những gì nghe dạy nên họ trở nên bất hạnh.

 

Khi có người rỉ tai với ngài Shen-don (gShen-ston): “Anh ta đã nói này nói nọ” thì ngài trả lời: “Người ta vẫn nói sau lưng nhà vua. Mi đã phạm tội nói lời chia rẽ, vậy hãy sám hối đi”. [413]

Khi có người nói với hành giả Shay-rap-dor-jay (Shes-rab-rdo-rje) rằng: “Người ta đang nói chuyện về chúng ta và nói rằng các thị giả của chúng ta quá thả lỏng” thì ngài trả lời: “Đấy, chuyện nói của con người sẽ đề cập về con người, họ sẽ nói về điều gì khác được?”. Từ đó, người đó ngưng hoàn toàn không còn nói lời chia rẽ nữa.

 

Phản biện: Khi có người khinh khi tôi chẳng hạn, những người khác sẽ không thích tôi, nên, đây là lý do làm tôi phiền về chuyện đó.

 

Đáp: Điều này sẽ có phần đúng nếu việc không ưa thích quý vị của người khác là nhằm hại quý vị. Đằng này, việc họ không ưa quý vị chẳng động chạm gì đến quý vị, vậy hãy thôi phiền não đối với sự khinh khi của người khác. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[36]

 

Việc người khác không ưa thích ta

Không thể nào làm hủy hoại ta

Trong kiếp này cả những kiếp sau.

Tại sao ta cảm thấy bất mãn?

 

Phản đối: Dĩ nhiên là việc họ không ưa tôi không làm hại được tôi nhưng lệ thuộc vào chuyện đó tôi có thể bị ngăn trở trong việc tiếp nhận các thứ từ họ, nên tôi sẽ nổi giận những kẻ khinh thị, mắng mỏ hay nói lời khó nghe đối với tôi.

 

Đáp: Cho dù quý vị có tiếp nhận các phẩm vật từ họ, quý vị vẫn phải để chúng lại trên cõi đời này trong khi tội lỗi sân hận sẽ theo quý vị. Do đó, trong hai lựa chọn – giữa hai điều: chết yểu trong khốn khó cô độc hoặc sống lâu một cách không đúng đắn – lựa chọn thứ nhất sẽ tốt hơn.

Ngay cả khi tiếp nhận được các phẩm vật của họ và sống lâu, quý vị sẽ vẫn phải chết bởi vì quý vị chưa thoát khỏi luân hồi. Vào thời điểm lìa đời, thật chẳng có chi khác nhau giữa việc quý vị đã vui sống một trăm năm hay vui sống mới chỉ có một năm vì hai trường hợp này không có gì nhiều hơn việc đơn thuần chỉ là các đối tượng của trí nhớ; và, vào lúc đó, thật không hề có đem lại sự khác biệt nào cho hạnh phúc và đau khổ của quý vị. Điều này tương tự như cách thức mà trong một giấc mơ, sự trải nghiệm về sung sướng không khác biệt chút nào trong phương diện hạnh phúc hay đau khổ của quý vị khi tỉnh giấc.

 

Khi quý vị quán chiếu như vậy và thôi bám luyến lợi lộc và danh dự, quý vị sẽ không trở nên buồn phiền vì những lời khó nghe và sự khinh bỉ. Quý vị không quan tâm đến việc trở nên người đặc biệt trong ánh mắt người khác, nên, quý vị sẽ không đánh mất sự toại ý của quý vị. Do đó, Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[37]

 

Dẫu không thích bị khinh khi và tương tự

Vì chúng ảnh hưởng sự thịnh vượng của ta

Ta bỏ lại những thành đạt trên đời

Nhưng chắc chắn là mang theo tội lỗi. [414]

 

Chẳng thà ta chết tốt hôm nay

Còn hơn sống dai đời sai lạc.

Kẻ như ta có thể sống lâu

Nhưng sau đó chỉ là khổ đau của cái chết.

 

Ai đó có thể tỉnh cơn mơ

Sau khi thấy hạnh phúc cả trăm năm;

Kẻ khác có khi tỉnh giấc

Chỉ thấy mình hạnh phúc trong phút giây.

 

Với cả hai, khi vừa tàn giấc mộng

Hạnh phúc kia cũng không thể quay về

Thời khắc lìa đời hầu như thế đó

Dẫu đời ngươi có ngắn hay dài lâu.

 

Sau khi thủ đắc thật nhiều thứ

Ta có khi vui hưởng thật khá lâu

Nhưng rồi đó tựa khi người gặp cướp

Lúc lìa đời ta trần trụi và trắng tay.

 

(b”) Ngưng cả sự không ưa thích thành công của những người gây hại lẫn việc vui mừng khi họ gặp rắc rối

Hãy quán chiếu như sau: “Sau khi tôi đã phát tâm Bồ-đề vì mục đích hoàn thành lợi lạc và hạnh phúc của tất chúng sinh, tôi lại sân hận với người gây hại khi họ có được hạnh phúc riêng. Sau khi tôi đã nói rằng ta muốn cho mọi chúng sinh thành Phật thì tôi lại không hạnh phúc khi người gây hại có được dù rất ít thịnh vượng và danh dự. Điều này thật là vô cùng mâu thuẫn”. Quý vị phải loại bỏ sự ganh ghét đối với mọi thành tựu của người khác và cảm thấy hoan hỷ từ trong thâm tâm. Nếu không, tâm Bồ-đề của quý vị và sự thành tựu lợi lạc và hạnh phúc của chúng sinh không là gì cả ngoại trừ lời lẽ suông. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:274

 

Vì ngươi muốn chúng sinh đều hạnh phúc

Nên ngươi đã phát tâm cầu giác ngộ.

Nhưng khi họ tự tìm ra phúc hạnh

Sao với người, ngươi lại nảy hận thù?

 

Nếu ngươi muốn cho chúng sinh lợi lạc

Thành tựu Phật quả, ba cõi tôn nghiêm,

Sao ngươi lại khổ đau khi được thấy

Mối lợi danh dẫu nhỏ nhất của người

 

Khi một thân nhân tìm nơi trợ giúp

Với người này, ngươi tất phải chăm nom—

Làm đối tượng lo toan và rộng lượng

Ngươi có hận không, thay vì hoan hỷ?

 

Nếu không muốn chúng sinh được điều nhỏ

Sao có thể ước họ giải thoát đây?

Và ở đâu là tâm cầu bến giác

Của những ai hận người thành đạt?[415]

 

Dù kẻ thù được vật chi từ người khác

Hay vật đó vẫn ở tại mạnh thường quân

Nó vẫn không là vật của ngươi, sao giận dữ

Bất kể rằng được hay chẳng được cho?

 

Các ác ý của quý vị, vui mừng khi kẻ thù của quý vị gặp rắc rối hay mong muốn sự hủy hoại của họ, ngay cả khi không thể làm hại họ, chúng chỉ mang đến đau khổ đến cho chính quý vị mà thôi. Tuy nhiên, nếu ác ý như thế đã gây hại họ, quý vị nên chấm dứt nó hoàn toàn. Trong khi quán chiếu rằng khuyết điểm này sẽ làm tổn hại quý vị và người khác. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[38]

 

Khi kẻ thù của ta đau khổ

Có gì để ta lại hài lòng?

Những ước muốn đơn lẽ của ta

Sẽ chẳng khiến họ thành tai hại.

 

Cả khi nếu ước muốn đó làm ai đau khổ

Thì điều gì đây khiến ta lại hài lòng?

Nếu ta bảo ta sẽ trở nên thỏa mãn

Thì còn chi có thể gây thất bại hơn.

 

Một khi ta mắc lưỡi câu sắc nhọn, khủng khiếp

Của những ngư phủ – những phiền não kia,

Chắc chắn ta sẽ bị luộc bởi âm binh

Trong chiếc bình dành cho chúng sinh âm phủ.

 

Quý vị sẽ cảm thấy bất hạnh nếu quý vị nhìn một cách tuyệt đối về các chướng ngại không mong mỏi xảy ra cho các sự việc mong muốn của quý vị và bạn bè, các sự việc xảy ra trong các hướng mà mình không muốn có, cũng như là các thuận lợi xảy đến cho sự thịnh vượng của những kẻ thù. Nếu điều bất hạnh này gia tăng thì quý vị sẽ trở nên thù địch. Nếu quý vị kết thúc sự không ưa thích một cách tuyệt đối đối với ba điều trên thì quý vị sẽ ngăn chặn được bất hạnh. Một khi quý vị làm được như vậy, quý vị sẽ không còn cảm xúc thù địch. Do đó, hãy xua tan sự không ưa thích một cách tuyệt đối từ các điều này bằng cách dùng lập luận đã giảng giải ở trên. Hãy dùng nhiều tiếp cận để ngưng cơn giận vì nó là một lỗi lầm to tát.

 

Những giáo huấn nói trên – bao gồm những dòng lập luận của chư Phật và chư Bồ-tát đã trình bày ở trên – trang bị cho quý vị những kỹ năng để đánh bại kẻ thù lớn nhất của quý vị: sân hận. Chúng bao gồm việc tranh luận về chính phiền não của quý vị và việc nhìn vào bên trong chính mình. Khi quý vị phân tích kỹ càng với tuệ giác phân biệt và ngưng sân hận qua sự lập luận chi tiết, quý vị sẽ ngăn chặn được nhiều loại sân hận khác nhau và quý vị trở nên nhẫn nhục trong nhiều phương diện.[416] Bởi vì đây là một trải nghiệm có được nhờ việc thấu suốt được hiểu biết vốn sử dụng lập luận không sai sót để nắm bắt ý nghĩa của các kinh điển đúng đắn, nó sẽ lưu lại một tập khí cực kỳ ổn định.

 

Những ai phản bác thiền quán phân tích với tuệ giác phân biệt là những người phản bác toàn bộ việc nhập Bồ-tát hành vĩ đại như vậy. Hãy hiểu rằng sự phản bác đó là chướng ngại tồi tệ nhất cho việc dùng cuộc đời nhàn nhã vì lợi ích của mình và tha nhân. Hãy tránh xa nó ra kẻo không quý vị sẽ bị ô uế.

 

(2’) Phát triển sự nhẫn nhục chấp nhận khổ đau

Việc phát triển sự nhẫn nhục chấp nhận khổ đau có ba nội dung:

1. Lý do phải dứt khoát chấp nhận khổ đau

2. Cách thức phát triển sự chấp nhận

3. Giải thích chi tiết từ các quan điểm của các nền tảng

 

(a”) Lý do phải dứt khoát chấp nhận khổ đau

Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[39]

 

Nhân của hạnh phúc chỉ đôi khi xảy đến

Nhân của đau khổ lại xuất hiện thường xuyên.

 

Bởi vì quý vị liên tục trải nghiệm với loại khổ đau nào đó phù hợp với mình, dứt khoát là quý vị phải biết cách đem nó vào với đường tu. Nếu không, như đề cập trong Bồ-tát Học Luận, hoặc là quý vị sẽ khởi sinh thù hận hoặc là quý vị trở nên nản chí đối với việc tu tập; mỗi tình huống đều gây trở ngại cho việc dụng công của mình vào đức hạnh.

 

Hơn nữa, một số khổ đau sẽ do người khác tạo ra, một số khổ đau lại do nghiệp trước đây của quý vị, dù quý vị có nỗ lực hay không trên lộ trình tu. Một số khổ đau, như sẽ được giải thích dưới đây, xảy ra khi quý vị xúc tiến hành vi thiện đức và sẽ không xuất hiện khi quý vị không tiến hành việc này. Trong thời gian này, quý vị không thể nào xua tan các khổ đau chắc chắn được tạo ra bởi nghiệp lực từ trước và các duyên tức thời. Quý vị phải chấp nhận chúng khi chúng khởi hiện bởi vì (1) nếu quý vị không thực hiện điều này thì bên cạnh khổ đau chính, quý vị sẽ có thêm khổ đau do sự lo âu phát sinh bởi chính các ý tưởng của mình và khi đó đau khổ sẽ trở nên rất khó chịu đựng; (2) nếu quý vị chấp nhận khổ đau thì quý vị để đau khổ chính xảy ra, không dừng nó lại nhưng quý vị sẽ không bao giờ khổ đau do lo lắng vốn tạo ra sự bất cập quá mức khi quý vị tập trung lên khổ đau chính; và (3) bởi vì quý vị sử dụng một phương tiện để đem khổ đau chính vào đường tu, quý vị sẽ làm vơi rất nhiều nỗi khổ của mình, nên quý vị có thể chịu đựng được nó. Do đó, phát khởi sự nhẫn nhục chấp nhận khổ đau là vô cùng quan trọng. [417]

 

(b”) Cách phát triển sự chấp nhận

1. Bác bỏ ý nghĩ cho rằng khi khổ đau xảy đến thì đó là tuyệt đối khó chịu

2. Chứng minh rằng chấp nhận khổ đau là phù hợp

 

(1”) Bác bỏ ý nghĩ cho rằng khi khổ đau xảy đến thì đó là tuyệt đối khó chịu

Nếu quý vị có thể cứu chữa cho một tình huống trong đó có khổ đau xảy đến thì quý vị không cần cảm thấy rằng nó khó chịu. Nếu quý vị không thể cứu chữa được, thì thật vô ích để thấy nó khó chịu, nên không cần thiết để cảm thấy thế, hay thật là không hữu hiệu cho việc không cảm thấy dễ chịu; thậm chí là một sự bất lợi. Nếu quý vị thật thiếu nhẫn nhục, thì chỉ một chút khổ đau thôi cũng vô cùng khó cho quý vị chịu đựng được, trong khi nếu quý vị giảm thiểu sự thiếu nhẫn nhục thì quý vị có thể chịu được khổ đau to tát. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[40]

 

Nếu có cách đối trị

Thì sao lại khó chịu?

Nếu không có cách để trị

Thì khó chịu ích chi?

 

Lại nữa:

 

Ta sẽ nhẫn nhục với

Nóng, lạnh, gió và mưa

Bệnh tật, giam cầm, đánh dập …

Nếu không: tai họa tăng thêm.

 

(2”) Chứng minh rằng chấp nhận khổ đau là phù hợp

1. Quán chiếu về các phẩm tính tốt của khổ đau

2. Quán chiếu về các thuận lợi của sự chịu đựng gian khó của khổ đau

3. Cách thức mà việc chịu đựng khổ đau không khó nữa nếu mình từng bước làm quen với nó, bắt đầu với khổ đau nhỏ

 

(a)) Quán chiếu về các phẩm tính tốt của khổ đau

Khổ đau có năm phẩm tính tốt: (1) Phẩm tính thúc giục quý vị bước nhanh đến giải thoát. Lý do là bởi vì nếu quý vị không khổ đau thì quý vị sẽ không phát triển quyết tâm thoát khổ. (2) Phẩm tính dẹp bỏ kiêu mạn. Lý do là vì khi khổ đau giáng xuống quý vị thì nó sẽ giảm bớt thái độ độc tôn của quý vị. (3) Phẩm tính khiến quý vị xa lánh tội lỗi. Lý do là vì những tâm trạng đau đớn mà quý vị trải nghiệm khởi sinh từ bất thiện, do đó, nếu không muốn các hậu quả thì quý vị phải tránh các nhân của chúng. (4) Phẩm tính khiến quý vị thiết tha nuôi dưỡng thiện đức. Lý do là vì khi quý vị bị giày vò bởi khổ đau, quý vị sẽ mong cầu hạnh phúc và một khi quý vị đã muốn hạnh phúc rồi thì quý vị sẽ phải nuôi dưỡng những thiện đức vốn là các nguyên nhân của hạnh phúc. [418] (5) Phẩm tính khởi sinh lòng bi mẫn đối với những ai còn lang thang trong luân hồi. Lý do là bởi vì sau khi quý vị đã đánh giá về hoàn cảnh của chính mình, quý vị sẽ nghĩ rằng: “Các chúng sinh khác cũng đau khổ như vậy”. Từ năm phẩm tính này và nội dung mà chúng thể hiện, hãy tự nhận thức các phẩm tính tốt khác và không ngừng luyện tâm với ý nghĩ: “Khổ đau này là một duyên mà ta muốn”. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[41]

 

Bởi vì nếu không có khổ đau, sẽ không có quyết tâm thoát khổ

Hỡi tâm thức, mi hãy an trụ một chỗ!

 

Lại nữa:

 

Hơn nữa, các phẩm tính khác của khổ đau là

Ngươi dẹp bỏ ngã mạn với sự tỉnh mộng

Phát triển lòng bi mẫn đối với chúng sinh trong luân hồi

Cẩn thận tránh xa tội lỗi và hoan hỷ trong thiện hạnh.

 

(b)) Quán chiếu về các thuận lợi của sự chịu đựng gian khó khổ đau

Việc quán chiếu về các thuận lợi của sự chịu đựng các gian khó khổ đau có hai nội dung:

1. Quán chiếu về các lợi lạc cốt lõi chẳng hạn như sự giải thoát và vv...

2. Quán chiếu về lợi ích của việc xua tan khổ đau bất khả tư lường {đau khổ khôn lường}

 

(1)) Quán chiếu về các lợi lạc mấu chốt như sự giải thoát…

Hãy không ngừng cố định tâm thức với ý nghĩ: “Tôi biết là trong quá khứ, khi trôi lăn trong luân hồi, tôi đã khổ vì những ham muốn tầm thường và những nhu cầu vặt vãnh, tuy vậy, tôi đã không đếm xỉa đến nhiều khổ đau, chịu đựng rất nhiều khổ đau không mục đích, vốn sẽ, đến lượt nó, tạo ra vô vàn khổ đau cho tôi trong các kiếp sau. Với điều này, giờ thì tôi biết mình đang xúc tiến công đức vốn sẽ thành tựu bất khả tư lường các lợi lạc và hạnh phúc cho tôi và cho người khác, nên thật vẫn thích hợp cho tôi việc chấp nhận đau khổ hàng ngàn tỷ lần nhiều hơn trước – nên dĩ nhiên tôi sẽ chấp nhận các đau khổ nhỏ hơn thế”. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[42]

 

Vì tham muốn, ta đà gánh chịu

Thiêu đốt vv... trong địa ngục ngàn lần

Vẫn không thành tựu mảy may

Lợi lạc cho ta hay bất kỳ ai khác.

 

Điều này không hại như trên

Và nó thành tựu được mục tiêu lớn

Nên, việc đúng ở đây chỉ nên hoan hỷ

Trong khổ đau vốn trị lành vết thương cho tất cả chúng sinh.

 

Như vậy, sau khi quý vị đã quán chiếu về cách mà quý vị đã làm trước đây chỉ là sự khó nhọc vốn không hoàn tất được bất kỳ mục tiêu nào cho chính mình và cho tha nhân, hãy đề cao tinh thần, nghĩ rằng: “Tại sao bây giờ ta lại không chịu đựng khổ nhục để thành tựu mục đích to lớn? Mặc dù, ta đang khổ sở, nhưng thật là tuyệt hảo rằng ta đã tìm ra điều gì đó như thế này để làm”. [419] Hơn nữa, hãy phát triển một thái độ vô úy {không sợ hãi} đối với gian khổ trong lúc suy nghĩ về cách mà quý vị đã bị dẫn dắt sai đường bởi các đạo sư xấu, không có mục đích, theo đó, quý vị chịu đựng các thực hành khổ hạnh, như nhảy trên đinh ba, ngồi sát năm ngọn lửa và vv...[43]. Quý vị cũng hãy quán chiếu về việc tự đày đọa của mình với nhiều nỗi khổ sở trong nông nghiệp, thương trường và chiến tranh vì các mục đích thế tục, thấp kém.

 

(2)) Quán chiếu về lợi ích của việc xua tan vô lượng khổ đau

Hãy quán chiếu kỹ càng về sự khác biệt giữa khổ đau ngắn hạn và dài hạn với ý nghĩ: “Một người sắp bị hành hình sẽ vô cùng sung sướng nếu, thay cho việc hành hình, anh ta chỉ bị chặt một ngón tay. Sẽ thật tuyệt làm sao nếu, tương tự vậy, bởi giá trị của một ít khổ đau con người mà tôi có thể vĩnh viễn xua tan khổ đau vô hạn của luân hồi nói chung, và đặc biệt là khổ đau của các tái sinh xấu chẳng hạn như địa ngục vv...”. Nếu quý vị làm tốt thì quý vị sẽ tạo ra dũng khí vô úy đối với gian khó. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[44]

 

Có bất hạnh chăng nếu một kẻ sắp bị hành hình

Được tha mạng nếu chỉ chịu chặt lìa tay?

Có bất hạnh chăng nếu với khổ đau trong đời,

Ngươi lại được rời xa khỏi địa ngục?

 

(c)) Cách thức mà việc chịu đựng khổ đau không còn khó nữa nếu mình từng bước làm quen với nó, bắt đầu với khổ đau nhỏ

 

Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[45]

 

Chẳng có thứ gì trên đời

Lại không thành dễ khi đã quen.

Nên quen dần qua những khổ đau nhỏ

Những khổ đau lớn rồi cũng sẽ vượt qua.

 

Sau khi quý vị đã xác định tư tưởng chấp nhận khổ đau tựa như chiếc áo giáp, quý vị từng bước pha trộn nó với khổ đau, bắt đầu với loại khổ đau nhỏ. Khi quý vị làm việc này, quý vị sẽ nâng cao một cách vững chắc khả năng chấp nhận khổ đau của quý vị. Bồ-tát Học Luận dạy rằng:[46]

 

Một khi ngươi đã tiến triển trước hết qua việc quen chịu đựng với những khổ đau nhỏ, quý vị sẽ quen thuộc với những khổ đau lớn và những khổ đau rất lớn. Ví dụ: Cũng giống như tất cả chúng sinh đều có ý nghĩ rằng khổ đau là hạnh phúc thông qua khả năng của duyên, vậy, quý vị nên duy trì thái độ hoan hỷ mỗi khi trải qua khổ đau bằng cách tập cho quen việc áp dụng tư tưởng hoan hỷ vào những trải nghiệm này.[420]

 

Về cách thực hành, Cư sĩ Ugra Vấn Kinh dạy rằng:[47]

 

Hãy tự giải phóng tâm mình vốn nhẹ tựa như một miếng bông

 

Hoa Nghiêm Kinh dạy rằng:[48]

 

Này thiện nữ nhân, để tiêu diệt mọi phiền não, ngươi nên phát triển một tâm thức khó khuất phục.

 

Do đó, quý vị cần sự dũng cảm vốn rất cứng rắn và kiên định; quý vị sẽ không thể nào chấp nhận được khổ đau với một tâm thức mềm yếu.

 

Nếu thoạt đầu quý vị phát triển một mức độ dũng cảm mạnh mẽ, thì ngay cả những khổ đau to tát cũng trở nên hữu ích. Điều này giống như trường hợp các chiến binh lâm trận thấy máu của chính mình để tăng cường dũng khí. Nếu ngay từ lúc đầu, quý vị lại hạ thấp mình và nói rằng: “Tôi chưa từng nghe nói đến một điều như vậy và thậm chí, nếu đã nghe, tôi sẽ không thể làm được một điều như thế” thì ngay cả một chút khổ đau cũng trở thành nguyên nhân kéo quý vị ra khỏi đường tu. Điều này cũng giống như trường hợp các kẻ hèn nhát trông thấy máu của người khác rồi ngã lăn ra bất tỉnh. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[49]

 

Một số, thấy máu của mình

Lại càng trở nên dũng mãnh hơn.

Số khác, trông thấy máu người

Quá đớn hèn lăn ra bất tỉnh.

Điều này xuất phát từ một tâm dũng cảm

Hoặc sự hèn yếu của nó.

 

(c”) Giải thích chi tiết từ các quan điểm của các nền tảng

Vấn: Cho rằng người ta phải chấp nhận khổ đau xảy đến, những khổ đau này đến từ đâu và ta chấp nhận chúng như thế nào?

 

Đáp: Có tám cơ sở để chấp nhận khổ đau.

 

1. Chấp nhận khổ đau dựa trên các đối tượng. Tăng bào, của bố thí, giường, ghế, thuốc và các nhu yếu phẩm là những vật dụng làm tăng trưởng hạnh kiểm thanh tịnh. Không chút kém vui hay bất mãn, quý vị phải chấp nhận đau khổ phát sinh khi những thứ này được bố thí cho quý vị và quý vị phát hiện ra rằng chúng kém về phẩm chất và số lượng hoặc chúng được cho với sự thiếu tôn trọng hoặc sau một thời gian dài trì hoãn.

 

2. Chấp nhận khổ đau dựa trên đến những lo âu thế tục. Tám lo âu thế tục là (1) tổn thất; (2) thất sủng; (3) quở trách hay đổ lỗi; (4) đau đớn; (5) phân rã; (6) tiêu tan; (7) già; (8) bệnh và (9) cái chết của những đối tượng phải chết sau giai đoạn hư hoại. Sau khi quý vị đã phân tích nỗi khổ liên quan đến tất cả hay từng điều nói trên, quý vị sẽ chấp nhận khổ đau.

 

3. Chấp nhận khổ đau liên quan đến những hoạt động thể chất. Bốn hoạt động thể chất là di chuyển, đứng, ngồi và nằm. Khi quý vị đêm ngày tịnh hóa tâm mình khỏi các ngăn trở bằng hai hoạt động thứ nhất [di chuyển] và thứ hai [ngồi]) trong số bốn hoạt động trên. Tuy nhiên, quý vị không được thư giãn trên nệm, ghế hoặc giường rơm hay lá khi không phải lúc.

 

4. Chấp nhận khổ đau liên quan đến việc phát huy giáo pháp. Giáo pháp có thể được phát huy theo bảy cách sau: (1) Tôn thờ và phụng sự Tam bảo; (2) tôn thờ và phụng sự đạo sư; (3) thông hiểu giáo pháp; (4) giảng giải rộng rãi cho người khác giáo pháp mà mình đã thông hiểu; (5) tụng các bài tán với giọng to và rõ; (6) quán chiếu về sự nơi ở cô liêu một cách đúng đắn và (7) tu tập thiền chỉ và thiền quán với sự chú tâm của một thiền giả. Khi quý vị nỗ lực thực hành các điều này thì quý vị chấp nhận những nỗi khổ đang phát sinh.

 

5. Chấp nhận khổ đau liên quan đến việc khất thực để sống. Bảy khía cạnh của lối sống khất thực là (1) quý vị mang ngoại hình xấu vì cạo râu, tóc; (2) quý vị mặc quần áo vá và có màu sắc đơn điệu; (3) quý vị sống kiềm chế không làm theo hành vi của những người thế tục và hành xử theo cách khác với cách của họ; (4) quý vị từ bỏ nghề nông vv... và sống nhờ sự bố thí của người khác, do đó, quý vị sống phụ thuộc người khác; (5) bởi vì quý vị không tích lũy và sử dụng vật chất đạt được nên quý vị nhận của bố thí, như tăng y và vv..., từ người khác suốt cuộc đời quý vị; (6) bởi vì từ bỏ việc gần gũi xác thịt nên quý vị quay lưng đi với những ham muốn thế tục cho đến khi quý vị lìa bỏ cõi đời này; và (7) bởi vì quý vị từ bỏ việc múa hát, cười cợt và những thứ tương tự nên quý vị quay lưng đi với thú vui thế tục cho đến khi quý vị lìa bỏ cõi đời này nhằm xa lìa bạn bè, những người đồng hành thân thuộc, bạn từ lúc trẻ thơ và tương tự cũng như các thú tiêu khiển và hoan lạc. Quý vị chấp nhận sự khổ đau dựa trên những thứ này. [422]

 

6. Chấp nhận khổ đau liên quan đến sự mệt nhọc do nỗ lực tinh tấn. Quý vị phải chấp nhận sự khổ đau phát sinh từ những xáo trộn, gian khó và sự mệt nhọc về thể xác và tinh thần trong lúc quý vị đang nỗ lực tu tập thiện đức.

 

7. Chấp nhận khổ đau liên quan đến sự hoạt động vì lợi lạc của chúng sinh. Có mười một hoạt động vì lợi lạc của chúng sinh; quý vị phải chấp nhận sự khổ đau phát sinh từ những hoạt động này.[50]

 

8. Chấp nhận khổ đau liên quan đến những nhiệm vụ hiện tại. Quý vị phải chấp nhận sự khổ đau phát sinh từ những nhiệm vụ của một người xuất gia, chẳng hạn như công việc liên quan bình bát, tăng y, vv... hoặc công việc của người chủ gia như công việc hoàn hảo ngoài đồng, trong kinh doanh, của một viên chức chính phủ vv....

 

Ngay cả khi quý vị đã bị tác động của bất kỳ khổ đau nào khởi lên phụ thuộc vào tám cơ sở này, hãy đừng buông bỏ thái độ hoan hỷ tinh tấn chịu đựng từng loại khổ đau một. Quý vị hành động vì mục đích giác ngộ, hãy hoan hỷ đừng để những khổ đau như vậy trở thành chướng ngại khiến quý vị thoái lui sau khi quý vị đã dấn bước.

 

(3’) Phát triển nhẫn nhục về sự xác tín vào giáo pháp[51]

Phát triển nhẫn nhục về sự xác tín vào giáo pháp có nghĩa là phát khởi lòng nhẫn nhục về việc giữ tín tâm. Có tám đối tượng:

 

1. Đối tượng tín tâm: Đây là những phẩm tính tốt của Tam bảo.

2. Đối tượng cần được thực chứng: Đây là thực tại của hai loại vô ngã {nhân vô ngã và pháp vô ngã}.

3. Đối tượng mong cầu: Đây là ba đại lực của chư Phật và chư Bồ-tát – gồm năng lực trí tuệ siêu việt, năng lực của sáu Ba-la-mật-đa và năng lực nội tại {Phật tánh}.

4. Đối tượng cần được tiếp nhận: Đây là mong muốn bao gồm cả nguyên nhân – hành vi thiện đức – lẫn hậu quả của những thiện hạnh này.

5. Đối tượng cần được loại bỏ: Đây là ước muốn xa lìa cả nguyên nhân – hành vi sai lạc – lẫn hậu quả của những hành vi này.

6. Đối tượng thiền định là mục đích cần thành tựu: Đây là sự giác ngộ.

7. Đối tượng thiền định là phương tiện để thành tựu mục đích: Đây là tất cả những lộ trình tu tập với tâm Bồ-đề.

8. Đối tượng của việc tu tập tiếp theo thông qua tu học và phân tích: Theo ngài Dro-lung-ba (Gro-lung-pa) thì điều này là lĩnh vực của những điều để am hiểu, như là vô thường[52] và vv.... [423] Chương “Truyền thừa Uy dũng” (Bala-gotra-parivarta) trong Bồ-tát Địa đề cập về đối tượng thứ tám này thì giáo pháp tối thượng – bao gồm mười hai loại kinh điển và vv... – do đó, tôi nghĩ rằng quý vị phải lấy nó làm đối tượng {của việc tu học}.

 

Phương cách xây dựng tín tâm là trở nên xác tín về các đối tượng này theo như chúng vốn là và rồi quán chiếu chúng thường xuyên, am hiểu chúng mà không có mâu thuẫn.

Theo nội dung của Bồ-tát Địa, tôi đã xác định một hệ thống tám cơ sở liên quan đến nhẫn nhục chấp nhận khổ đau và tám đối tượng liên quan đến nhẫn nhục xác tín giáo pháp. Đặc biệt, có nội dung chi tiết của nhẫn nhục về sự xác tín vào giáo pháp.

 

(d’) Cách tu tập

Khi tu tập bất kỳ loại nhẫn nhục Ba-la-mật-đa nào, cũng cần kết hợp với sáu phạm trù tối thượng và tất cả sáu Ba-la-mật-đa. Điều này cũng giống như lời giảng giải trước đây, ngoại trừ bố thí nhẫn nhục có nghĩa là xác lập người khác trong nhẫn nhục Ba-la-mật-đa.[53]

 

(e’) Tóm tắt

Hồi tưởng và tu tập tâm Bồ-đề – tức nền tảng của Bồ-tát hạnh – là gốc rễ của ước muốn để xác lập tất cả chúng sinh trong một sự nhẫn nhục mà ở đó ô nhiễm bị đoạn diệt. Sau khi quý vị đã vững vàng nâng cao Bồ-đề tâm này, hãy phát nguyện tu tập nhẫn nhục của các hành vi Bồ-tát ở các địa cao và luyện tâm trên cơ sở ấy. Hãy phân biệt cách tu tập nhẫn nhục của một Bồ-tát sơ địa và rồi tu học một cách phù hợp. Nếu quý vị phạm giới như đã giải thích thì quý vị phải nỗ lực sám hối. Nếu quý vị bỏ qua việc phạm giới trong lúc tu tập các rèn luyện này, quý vị sẽ bị liên tục hoen ố bởi nhiều hành vi sai lạc lớn lao và ngay cả trong những kiếp sau, việc tu tập Bồ-tát hạnh tuyệt diệu của quý vị sẽ cực kỳ khó khăn. Thấy được tinh túy của đường tu là tối thượng, hãy tu tập tức khắc những gì có thể và khắc ghi ý định sẽ tu tập những gì quý vị chưa thể tu tập trong lúc này. Nếu quý vị thực hiện điều này thì, như đã dạy trong Đồng Tử Vấn Kinh, quý vị sẽ thành tựu nhẫn nhục Ba-la-mật-đa với ít khó khăn và khổ đau. [424]



[1] BA243 BCA: 5.12-14.

[2] BA244 Bbh, Wogihara 1971:195-196; D4037: Wi 105b3-6.

[3] BA245 PS: 3.3-5,3.8bc; D3944: Khi 225al-3,225a5.

[4]BA246 BCA: 6.6cd.

[5]BA247 BCA: 6.1.

[6]BA248 MAV: 3.6ac; D3861: Ha 203a5-6.

[7]BA249 Śikṣā-samuccaya D3940: Khi 84a2-7.

[8]Trích dẫn này thuộc về Phẩm Hộ Thọ Dụng Phước (quyển 10) Tập Bồ-tát Học Luận từ Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Có một bản dịch Việt của Thích Như Điển (dịch từ Hán văn – bản in 2010). Có vài chi tiết sai biệt về nội dung của đoạn kinh văn này vốn có gốc Hán văn. Cũng tìm thấy một số bản dịch Anh ngữ nữa được phổ biến, chẳng hạn thư viện Đại Học Toronto Canada (Truy cập: 30/10/2011

 <http://www.archive.org/details/sikshasamuccayac00santuoft>) cho thấy các bản Anh ngữ dù khác khác nhau về văn tự nhưng đều đồng nghĩa nên chúng tôi quyết định theo sát nội dung nguyên Bản Anh ngữ.

[9]BA250 Abhidharma-kośa-bhāṣya D4090: Khu 94b4-5, cũng được trích dẫn trong LRCM: 188.16; Đại Pháp 1: 242.

[10]BA251 LRCM: 199-200; Đại Pháp 1: 255-256.

[11]BA252 LRCM: 201-202; Đại Pháp 1: 257.

[12]Bốn năng lực của việc sám hối bao gồm: (1) Năng lực về hỗ trợ – nghĩ nhớ đến tất cả chúng sinh có thể bị làm tổn thương, phát Bồ-đề tâm và quy y Tam Bảo; (2) Năng lực về hối tiếc – tự kiểm thảo và công nhận các hành vi tiêu cực của mình; (3) Năng lực về giải trừ – tự hứa không tái phạm các hành vi sai trái đó; và (4) năng lực về hành vi đối trị – tiến hành các hành vi thiện đức chẳng hạn như bái lạy Phật, đọc chân ngôn (Mật chú), cúng dường, …

[13]BA253 LRCM: 334.

[14]BA254 BCA: 6.3-5.

[15]BA255 Jātaka-mālā: 21.29-33; D4150: Hu 73al-4.

[16]BCA: 6.2.

[17]BA257 MAVbh, D3862: Ha 237al.

[18]BA258 Catuḥ­śataka: 109; D3846: Tsha 6a7-bl.

[19]Theo giảng giải của Sopa Rinpoche về câu này thì lý do khiến người bị làm hại khởi tâm sân hận là vì họ chỉ đơn thuần thấy kẻ gây hại là độc lập, thật có và tuyệt đối được xem là “kẻ thù” nhận thức này khởi lên do vô minh. Trong khi nếu có nhận thức đúng đắn về đặc tính thiếu vắng tự tồn, tự hữu hay độc lập của mọi pháp (kể cả người gây hại), ta thấy rõ các hậu quả đều tùy thuộc các nhân và duyên thì các pháp đều đơn thuần có bản chất ảo, không có một kẻ thù thật sự và độc lập kia. Steps on the Path to Enlightenment. Vol3. Lhundub Sopa. Wisdom 2008.

[20]BA259 BCA: 6.31, 6.33-34, 6.37.

[21]BA260 BCA: 6.39-40.

[22]Vì cây gậy hay các thứ dùng làm vũ khí tương tự là tác nhân trực tiếp đánh trúng người bị hại.

[23]Vai trò ngược lại, thái độ thù địch mới thật sự gián tiếp gây ra sự tai hại, không phải cây gậy dùng để đánh, hay người gây hại.

[24]BA261 BCA: 6.41.

[25]BA262 BCA: 6.42, 6.45-47.

[26]BA263 BCA: 6.73.

[27]BA264 Jātaka-mālā: 33.15; D4150: Hu 132a7-bl.

[28]BA265 MAV: 3.5; D3861: Ha 203a4-5.

[29]BA266 Hai phân mục này không được trình bày rõ ràng trong bộ luận nhưng được bao hàm trong dàn bài của sTag-bu-yongs-‘dzin, trang 139.

[30]BA267 BCA: 6.43-44,6.67.

[31]Xin nhắc lại 3 loại khổ đau đó là (1) khổ vì đau đớn (khổ khổ) tức là các khổ đau thể chất hay vật lý; (2) khổ vì sự thay đổi (hoại khổ) tức là loại khổ do sự biến đổi hoại diệt của luật vô thường mang lại; và (3) khổ vì duyên sinh (hành khổ) là các khổ sở tinh thần do vô minh không hiểu rõ bản chất tối hậu về thực tại. The Fourth Noble Truths. Dalai Lama. P50 – 57. HarperCollin. 1997. Bản Dịch Việt Võ Quang Nhân. Truy cập: 11/08/2011.

 <http://old.thuvienhoasen.org/tudieude-ducdatlailatma-02.htm>.

[32]BA268 BCA: 6.90-91ab, 6.93.

[33]BA269 BCA: 6.98.

[34]BA270 BCA: 6.99-101.

[35]BA271 BCA: 6.52-53.

[36]BA272 BCA: 6.54.

[37]BA273 BCA: 6.55-59.

[38]BA275 BCA: 6.87-89.

[39]BA276 BCA: 6.12ab.

[40]BA277 BCA: 6.10, 6.16.

[41]BA278 BCA: 6.12cd, 6.21. Có cùng hai trích dẫn trình bày ở LRCM: 115.14; Đại Pháp 1:162.

[42]BA279 BCA: 6.74-75.

[43]Ngài Tsongkhapa nhắc đến các pháp tu khổ hạnh phổ biến của các vị thầy dạy ngoại đạo – Bà-la-môn – dùng chúng trong việc tẩy nghiệp. Đặc biệt, có pháp sử dụng năm ngọn lửa trong việc tế lễ nhằm thanh tịnh nghiệp chướng. Khái niệm năm ngọn lửa (skt. Panchagni) trong đó 4 ngọn lửa được đốt lên còn ngọn lửa thứ 5 là lửa mặt trời. Xem thêm chi tiết về 5 ngọn lửa: Panchagni – the Bath of Fire. Yoga Magazine Website. Swami Satyasangananda Saraswati. Truy cập: 20/11/2011.

 <http://www.yogamag.net/archives/2002/esep02/panch.shtml>.

[44]BA280 BCA: 6.72.

[45]BA281 BCA: 6.14.

[46]BA282 Śikṣā-samuccaya Vaidya 1961b: 101; D3940: Khi 101b6-7.

[47]BA283 Đoạn trích của Gṛha-paty-ugra-paripṛcchā-sūtra D63: Nga 26b5-6 là từ Śikṣā-samuccaya D3940: Khi 101a6-7.

[48]BA284 Đoạn trích của Gṛha-paty-ugra-paripṛcchā-sūtra, D3940: Khi 101a7.

[49]BA285 BCA: 6.17-1 Sab.

[50]Theo Sopa Rinpoche thì tựa đề của phân mục này là Nhẫn Nhục Về Sự Xác Tín vào Thực Tại. Ở đây ý giảng chính là tri kiến về Nhân Quả (hay Duyên Khởi). Về nội dung hoàn toàn phù hợp với nội dung trên. Steps on the Path to Enlightenment. P412. Lhundub Sopa. Wisdom. 2008.

[51]BA285 BCA: 6.17-1 Sab.

[52]Ngài Lhundub Sopa giảng thêm vài tri kiến cần nắm bắt là sự phân định rõ ràng giữa vô thường hay thường hằng, giữa hạnh phúc hay bất hạnh, thiện hay bất thiện … vân vân. Steps on the Path to Enlightenment. P413. Lhundub Sopa. Wisdom. 2008.

[53]BA287 LRCM: 371.13.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9185)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18046)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12059)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15492)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.