4. Phụ Lục: Tâm – Cốt Lõi Bản Chất Thấy Biết Của Tâm Trí.

18 Tháng Sáu 201416:07(Xem: 6617)
CON ĐƯỜNG THÀNH TỰU A LA HÁN QUẢ
ARAHATTAMAGGA ARAHATTAPHALA
Tổng hợp các bài pháp thoại của Hòa Thượng Ãcariya Mahã Boowa
về hành trình tu tập của ngài

PHỤ LỤC

TÂM

Cốt Lõi Bản Chất Thấy Biết Của Tâm Trí

Những lời chú giải sau đây về bản chất của tâm được trích dẫn từ vô số các bài pháp thoại bởi

Hòa thượng Ãcariya Mahã Boowa.

QUAN TRỌNG NHẤT LÀ TÂM, cốt lõi bản chất thấy biết của tâm trí . Nó bao gồm sự tỉnh thức trong sáng và đơn thuần: Tâm đơn thuần biết. Hay biết thiện ác, kết quả của phê bình và xét đoán, đều là hoạt động của tâm. Các hoạt động đó có thể biến hiện như chánh niệm, vào lúc khác thì là tuệ giác. Nhưng chân tâm không hề biểu hiện bất kỳ hoạt động quy ước nào. Những hoạt động đó khởi lên trong tâm, thiện ác, hạnh phúc hoặc đau khổ, hoặc ca ngợi và khiển trách, tất cả đều là quy ước của ý thức đang lưu hành qua tâm. Vì nó biểu hiện các hoạt động và điều kiện của tâm, bởi chính bản chất của nó, không ngừng sinh diệt. Loại ý thức đó luôn thiếu vững chắc và không xác thực. Hiện tượng ý thức hay biết khi chúng sinh và diệt được gọi là thức (viññãõa). Thí dụ, thức hay biết và ghi nhận ấn tượng giác quan khi sáu trần, nhìn, ngữi, nếm, nghe, xúc và pháp tiếp xúc với lục căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, và thân. Khi mỗi căn tiếp xúc với mỗi trần thì thức đặc biệt đó nhận biết ngay giây phút mà mỗi sự tiếp xúc diễn ra. Thức (Viññãõa), do vậy, thức là quy ước của tâm. Ngũ uẩn, hoặc vọng niệm hoặc hình ảnh, cũng là điều kiện của tâm. Một khi tâm diễn đạt các điều kiện đó, chúng có xu hướng tăng nhanh, không chết giới hạn. Ngược lại, khi không có điều kiện khởi lên, chỉ có tánh thấy biết rõ rệt của tâm là hiển lộ.

Tuy vậy, cốt lõi thấy biết qua tâm trí của một người bình thường rất khác với cốt lõi thấy biết của một bậc Thánh A La Hán. Tánh thấy biết của người bình thường ô nhiễm từ bên trong. Các Bậc A La Hán (khïõãsava), đều đã đoạn trừ tất cả mọi ô nhiễm. Tánh thấy biết của các ngài là một sự tỉnh thức thuần khiết và trong sáng vô nhiễm. Tỉnh thức thuần khiết, rỗng không tất cả mọi lậu hoặc là sự tỉnh giác tối thắng, một phẩm chất thậm thâm vi diệu ban cho nguồn an lạc hoàn hảo, thích hợp với trạng thái tuyệt đối thanh tịnh của Bậc A La Hán. Nguồn hỷ lạc tối thượng đó luôn thường hằng. Không bao giờ thay đổi hoặc biến chuyển như hiện tượng quy ước của thế gian, luôn đè nặng bởi vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anattã). Các đặc tính trần tục đó khó thể thấm nhập vào tâm của một người đã gột rửa nó cho đến tuyệt đối trong sạch.

Tâm hình thành chính nền tảng của cõi Ta Bà (Saysara). Nó là cốt lõi của bản thể lang thang hằng vô lượng kiếp. Nó là kẻ chủ mưu mọi chu kỳ của sự sống và là kẻ xúi giục chủ yếu của vòng sinh tử luân hồi, hằng lặp đi lặp lại theo định luật bất biến của nghiệp (kamma). Tâm điều khiển bởi nghiệp nên nó có bổn phận không ngừng xoay tròn theo chu kỳ qua sự sai khiến của nghiệp. Miễn là tâm vẫn còn dưới sự khống chế của nghiệp thì hiện tượng đó vẫn mãi tiếp diễn. Tâm của một bậc Thánh A La Hán là ngược lại, bởi vì tâm của ngài đã hoàn toàn siêu vượt trên phạm vi của nghiệp. Bởi vì ngài cũng siêu vượt trên tất cả mọi điều kiện liên kết, không một khía cạnh của thực tại quy ước tương đối nào có thể trở nên liên hệ với tâm của bậc Thánh A La Hán. Ở cấp độ của bậc Thánh A La Hán, tâm tuyệt đối không liên hệ với tất cả.

Một khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, nó đơn thuần thấy biết theo bản tánh rõ rệt của nó. Chính ở đây tâm đạt đến sự tột bực, nó đạt đến sự hoàn hảo ở cấp độ tuyệt đối thanh tịnh. Ngay ở đây, sự chuyển dịch liên tu bất tận từ kiếp này đến kiếp kế tiếp chấm dứt. Ngay chỗ này, hành trình liên tục từ những cảnh giới tồn hữu cao hơn đến những cảnh giới thấp hơn và ngược trở lại, thông qua sự lặp đi lặp lại vòng quay luân hồi, sinh, già, bệnh, chết, tất cả đều hoàn toàn dứt bặt. Tại sao nó dứt bặt ở chỗ này? Bởi vì các nguyên tố ô nhiễm, ẩn dấu thường hay tỏa khắp tâm và khiến nó phải xoay vòng đã hoàn toàn loại trừ. Tất cả những gì còn lại là bản tâm thanh tịnh, sẽ không bao giờ còn kinh nghiệm sinh và tử nữa.

Tái sinh không bao giờ có thể tránh khỏi được. Tuy vậy, với tâm chưa đạt đến lãnh vực thanh tịnh đó. Ta có thể nỗ lực chối bỏ sự tái sinh đó theo sau cái chết hoặc là ta có thể ngoan cố duy trì thuyết đoạn kiến, chối bỏ tất cả mọi khả năng của sự sống sau cái chết, nhưng sự tin chắc như vậy không thể thay đổi được sự thật. Cốt lõi tánh thấy biết của ta không điều khiển bởi ức đoán, hoặc ảnh hưởng bởi khái niệm và quan điểm của con người. Nó trội lên trong bản thể của ta, song hành cùng với quyền uy tối thượng của nghiệp, hoàn toàn gạt qua một bên tất cả mọi suy xét ức đoán

Như kết quả, tất cả mọi chúng sanh đều buộc phải vận hành từ kiếp này qua kiếp khác, kinh nghiệm cả hai, tái sinh ở mức thô tế, như động vật trên bờ, biển và không khí và sự tái sinh thanh nhẹ hơn của ma quỉ, thần thánh và Phạm thiên. Mặc dù hiện tượng tái sinh sau này siêu trần đến mức vô hình qua mày trần mắt thịt, tâm không gặp mấy khó khăn tái sinh trong những cảnh giới này của họ. Chỉ đòi hỏi đúng nghiệp lực mà thôi. Nghiệp là yếu tố quyết định; Nó là quyền năng thúc đẩy tâm trên cuộc hành trình không ngừng nghỉ trong thế giới Ta Bà.

Tâm là một cái gì cực kỳ vi tế đến mức khó mà thấu hiểu cái gì thực sự hợp thành tâm. Chỉ khi nào tâm đạt đến trạng thái tĩnh lặng đến mức thực tánh của nó trở nên rỗng rang. Thậm chí các thiền nhân kinh nghiệm cố ý tìm hiểu tâm không thể nào thấy biết được bản chất của cho đến khi họ đạt đến trạng thái vắng lặng của định.

Mặc dù tâm trú xứ trong thân, chúng ta không bao giờ có thể dò ra dấu vết của nó. Nó vi tế đến mức như vậy. Bởi vì nó lan tỏa cùng khắp thân vật lý, chúng ta không thể nói được phần nào hoặc khía cạnh nào thật sự là chân tâm. Nó cực kỳ vi tế đến mức với sự hành trì thiền định mới có thể dò ra sự hiện diện và phân biệt nnosqua tất cả mọi khía cạnh khác liên hệ với thân. Thông qua hành thiền, chúng ta có thể tách rời được chúng, thấy biết rằng thân là một hiện tượng và tâm là một hiện tượng khác. Đây là một lãnh vực tách rời, lãnh vực mà tâm được kinh nghiệm trong định, nhưng kéo dài được bao nhiêu lâu, còn bị giới hạn qua thời gian thực tập thiền định.

Ở trình độ kế tiếp, tâm có thể hoàn toàn tự nó tách rời thân vật lý, nhưng tuy vậy nó không thể cắt đứt phần tập hợp tâm lý cá nhân: (thọ) vedanã, (tưởng) saññã, hành (sankhãra), và thức (viññãõa). Khi tâm đạt đến trình độ này, ta có thể dùng tuệ để tách rời thân và cuối cùng trở nên đoạn trừ được thân kiến, tin là ta chính là thân này, nhưng tuy vậy ta vẫn không thể nào tách rời các yếu tố tinh thần, thọ, tưởng, hành và thức. Qua cách sử dụng tuệ để khảo sát xa hơn, các yếu tố tinh thần này cũng có thể tách rời từ thaan. Sau đó, chúng ta có thể thấy tự thấy rõ ràng là…(sandiååhik)… rằng năm uẩn là những thực tại riêng rẽ với tâm. Đây là trình độ tách rời thứ ba.

Ở trình độ cuối cùng, sự chú ý của chúng ta hướng đến nguyên nhân gốc rễ của tất cả mọi ảo tưởng, sự ngu si cực kỳ vi tế tỏa khắp mà chúng ta gọi là vô minh (avijjã). Chúng ta biết danh tánh của vô minh, nhưng chúng ta không biết là chúng nằm ẩn trong tâm. Trên thực tế, nó tỏa khắp tâm như loại độc dược độc hại. Chúng ta tuy không thể thấy nó, nhưng nó ở đó. Ở giai đoạn này, nhất định chúng ta phải dựa trên sức mạnh siêu việt của chánh niệm của chúng ta, tuệ giác và sự kham nhẫn để loại trừ độc dược. Tự nhiên rằng, qua sự sử dụng quyền năng mạnh mẽ của chánh niệm và tuệ giác, thậm chí vô minh (avijjã) cũng có thể tách rời tâm.

Khi tất cả mọi thứ ô nhiễm tâm cuối cùng đều được loại trừ, chúng ta đạt đến giai đoạn tối hậu. Sự tách rời ở giai đoạn này là sự tan rã vĩnh viễn và hoàn toàn vốn không đòi hỏi nỗ lực xa hơn để duy trì. Đây là tự do thật sự cho tâm. Khi thân bị bệnh đau, chúng ta biết rõ ràng là chỉ các nguyên tố vật chất là bị ảnh hưởng mà thôi, nên chúng ta không bận tâm hoặc buồn khổ bởi các triệu chứng. Thông thường, sự khó chịu của thân gây ra sự khủng hoảng tinh thần. Nhưng một khi tâm đã thật sự giải thoát, ta có thể vẫn an lạc vô cùng thậm chí giữa cơn đau khốc liệt của thân. Thân và cơn đau được biết là hai hiện tượng riêng rẽ với tâm, nên tâm không tham dự trong sự khủng hoảng đó. Sau khi đã đoạn trừ chúng một cách rõ rệt, thân và cảm giác không bao giờ lần nữa có thể lẫn lộn với tâm. Đây là sự giải thoát tuyệt đối của tâm.

CHIẾU RỌI VÀ SÁNG SUỐT MỘT CÁCH CHÂN THỰC, tâm luôn sẵn sàng tiếp xúc với vạn pháp ở mỗi tự tánh. Mặc dù tất cả mọi hiện tượng quy ước, không ngoại lệ, kiểm soát bởi ba định luật của Tam tướng Vô thường (anicca), Khổ (dukkha), và Vô ngã (anattã), bản tâm không bị lệ thuộc vào những định luật đó. Tâm bị điều kiện hoá bởi vô thường, khổ, và vô ngã chỉ bởi các hiện tượng bị lệ thuộc đang quay cuồng với chúng. Dù nó đang quay cuồng, song hành với hiện tượng quy ước, tâm không bao giờ tan rã hoặc bị phân hoại. Nó xoay vòng theo ảnh hưởng của những lực có quyền năng khiến nó phải xoay vòng, nhưng quyền năng thực tại của bản tâm thì siêu vượt trên sự tan rã. Siêu vượt trên sự phân hoại, nó cũng siêu vượt trên phạm vi của Vô thường, Khổ và Vô Ngã và quy luật của tạo hóa. Nhưng chúng ta vẫn không ý thức sự thật này bởi vì thực tại quy ước đang tự chúng liên hệ với tâm đã hoàn toàn bao trùm nó, khiến bản chất của tâm hoàn toàn thích ứng với chúng.

Sinh và tử luôn là điều kiện của tâm bị ảnh hưởng bởi lậu hoặc. Nhưng, khi chính lậu hoặc là gốc rễ vô minh của chúng ta, chúng ta không nhận biết sự thật này. Sinh và tử là phiền não khởi lên từ lậu hoặc. Vấn đề thật sự của chúng ta vấn đề nền tảng thật sự của chúng ta… cũng là nền tảng vấn đề của tâm… là chúng ta thiếu năng lực cần thiết sống với chân tánh của ta. Thay vì vậy, chúng ta luôn xem các hiện tượng dối trá là cốt lõi chúng ta thật sự là gì, thì hành xử của tâm không bao giờ hòa hợp với chân tánh của nó. Thay vì vậy, nó tự diễn đạt thông qua sự dối trá khôn khéo của lậu hoặc, vốn khiến nó cảm thấy căng thẳng lo âu và sợ hãi hầu như tất cả mọi thứ. Nó sợ sống, và sợ chết. Bất kỳ hiện tượng gì xảy ra… nhức mỏi một chút, đau đớn một chút… cũng khiến họ sợ hãi. Họ bị xao xuyến thậm chí với cả những khuấy động nhỏ. Kết quả là tâm mãi mãi tràn ngập với những nỗi lo âu và sợ hãi. Và mặc dù sợ hãi và lo âu không phải là thực chất của tâm, chúng vẫn gây ra sự e sợ ở đó.

Khi tâm được tẩy trừ cấu uế rồi thì nó tuyệt đối thanh tịnh và giải thoát tất cả mọi dính mắc, chỉ có vậy thì chúng ta mới thấy được tâm vô úy. Sau đó, không còn sợ hãi hoặc can đảm nữa, chỉ có chân tánh của tâm, tự nó hiện hữu một cách tự nhiên, vĩnh viễn độc lập với không gian và thời gian. Chỉ điều đó hiện ra… không gì khác. Đây là chân tâm. Thuật ngữ “chân tâm” chỉ hàm ý đến sự thanh tịnh tuyệt đối, hoặc “the sa-upãdisesa-nibbãna”, của một bậc Thánh A La Hán. Không gì khác có thể toàn triệt hơn và không có gì dấu giếm. Chính bản thân tôi cũng cảm thấy xấu hổ khi phải dùng thuật ngữ này qua những cách khác.

Thuật ngữ “tâm nguyên sơ” có nghĩa là là bản tánh nguyên thủy của tâm đang quay cuồng không ngừng nghỉ thông qua vòng quay tái sinh. Đức Phật nhấn mạnh điều này khi ngài dạy, “Tỳ kheo, thực chất của tâm nguyên sơ chiếu rọi và sáng suốt, nhưng nó bị ô nhiễm bởi dòng ố trược”.

Theo lẽ thì “tâm nguyên sơ” ám chỉ đến khởi nguyên của thực tại quy ước (sammuti), không phải là khởi nguyên của sự Thanh tịnh Tuyệt đối (parisuddhi). Khi ám chỉ đến tâm nguyên sơ, Đức Phật dạy, “Pabhassaramidaÿ cittaÿ bhikkhave.” Pabhassara có nghĩa là chiếu rọi. Nó khác nhau là thanh tịnh. Lời dạy của ngài tuyệt đối chính xác. Không thể nào biện luận được. Nếu Đức Phật coi ngang tâm nguyên sơ với tâm thanh tịnh, ta có thể lập tức phản đối, “Nếu căn nguyên của tâm là thanh tịnh thì tại sao nó lại khai sinh?”

Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bản là thanh tịnh, thì tại sao ngài phải cần thanh lọc nó? Đây là một sự phản đối hiển nhiên? Lý do gì phải cần thanh lọc nó? Bản tâm chiếu rọi, ngược lại, có thể thanh lọc bởi vì sự chiếu rọi của nó không gì khác hơn là cốt lõi chân tánh của vô minh (avijjã). Thiền nhân sẽ tự mình nhận thức sự thật này rõ ràng ngay khoảnh khắc tâm chuyển hoá sự chiếu rọi này đạt đến sự Giải thoát Tuyệt đối (vimutti). Sau đó thì sự chiếu rọi rực rỡ đó sẽ không còn hiện ra nơi tâm. Ở điểm này, ta nhận thức được Chân lý Tối thượng về tâm.

MỘT KHI TÂM ĐÃ TRỞ NÊN HOÀN TOÀN TRONG SẠCH thì nó luôn chói lọi và chiếu sáng. Khi ta trú xứ ở một nơi yên tịnh, bao trùm bởi sự vắng lặng tuyệt đối… như sự tĩnh mịch của đêm khuya… mặc dù tâm không “đồng quy” vào định, điểm tập trung tỉnh giác của nó thanh nhẹ cực kỳ đến mức bất khả tư nghì. Sự tỉnh thức vi tế này biến hiện như là sự chiếu rọi bao trùm tất cả mọi phương hướng quanh chúng ta. Chúng ta không ý thức đến nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mặc dù sự thật rằng tâm chưa thể nhập đại định. Thay vì vậy, nó thật sự tự nó kinh nghiệm nền tảng vững chắc của nó, chính căn bản của tâm đã được thanh lọc đến mức chỉ có tánh thấy biết kỳ diệu, mê hoặc là hiện lên rõ ràng nhất.

Xem ra tồn tại độc lập với thân vật lý, tánh thấy biết cực kỳ thanh nhẹ này nổi bật một cách riêng biệt trong tâm. Do bản chất vi tế và rõ rệt của tâm ở giai đoạn này, tánh thấy biết của nó hoàn toàn chiếm ưu thế. Không hề có chút hình ảnh hoặc viễn tượng nào hiện lên. Nó là sự tỉnh thức tự nó nổi bật một cách riêng rẽ. Đây là một khía cạnh của tâm.

Một khía cạnh khác của tâm được thấy khi tâm hoàn toàn được thanh lọc và thể nhập định một cách vắng lặng, không tư duy hoặc tưởng tượng bất kỳ thứ gì. Dứt bặt tất cả mọi hoạt động, mọi vận hành, đơn thuần yên nghỉ trong phút chốc. Tất cả mọi tư duy và hình ảnh trong tâm hoàn toàn dừng lại. Kinh nghiệm này được gọi là, “Tâm thể nhập vào trạng thái hoàn toàn vắng lặng.” Sau đó, cốt lõi của tánh thấy biết của tâm là còn lại. Ngoại trừ với sự tỉnh thức cực kỳ thanh nhẹ này… một sự tỉnh thức xem ra bao trùm cả vũ trụ pháp giới… tuyệt đối không có gì khác xảy ra. Không giống như luồng ánh sáng, phạm vi bị giới hạn, chiếu gần hoặc xa tùy thuộc vào sức mạnh của ánh sáng, dòng chảy của tâm thì vô giới hạn, không “gần” hoặc “xa”. Thí dụ, tính chất ánh sáng của đèn điện thì dựa theo điện lực. Nếu điện lực cao thì nó chiếu xa, còn thấp thì chiếu gần. Nhưng dòng chảy của tâm thì rất khác. Khoảng cách không phải là một yếu tố. Chính xác là tâm vượt trên mọi điều kiện không gian và thời gian, cho phép nó bao trùm tất cả. Gần hoặc xa, khái niệm không được ứng dụng đến. Tất cả những gì hiển thị là sự tỉnh thức cực kỳ thanh nhẹ thấm nhiễm tất cả mọi thứ toàn cả vũ trụ pháp giới. Cả thế giới xem ra tràn ngập với phẩm chất thấy biết vi tế này, như là không có gì khác tồn tại, mặc dù mọi vật vẫn tồn tại trong thế giới này như chúng vẫn thường tồn tại. Dòng chảy bao trùm của tâm đã được tẩy uế tất cả mọi thứ khiến nó bị che mờ, đây là năng lực chân chánh của tâm. Bản tâm tuyệt đối thanh tịnh đó thậm chí khó mà có thể mô tả được. Khi có một hiện tượng gì thách đố cả định nghĩa, tôi không biết định rõ đặc điểm của nó là gì. Nó không thể diễn đạt cùng một cách mà mọi quy ước thông thường có thể, đơn giản bởi vì nó không phải là hiện tượng quy ước. Nó đơn thuần là phạm trù của những bậc đã chuyển hoá tất cả mọi khía cạnh của thực tại quy ước và từ đó tự mình nhận thức bản tánh phi quy ước đó. Với lý do này, ngôn ngữ không thể mô tả nó được .

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI ĐỀ CẬP ĐẾN MỘT CÁI TÂM “QUY ƯỚC” và một bản tâm tuyệt đối thanh tịnh? Chúng có thật sự là hai tâm khác nhau hay không? Không hề là như vậy. Nó vẫn là cùng một tâm. Khi nó bị điều khiển bởi thực tại quy ước, thí dụ như lậu hoặc và phiền não, đó là một điều kiện của tâm. Nhưng khi chức năng tuệ tẩy uế nó thật sạch cho đến khi điều kiện này hoàn toàn tan rã, chân tâm, thực tánh Pháp, có thể chịu đựng thử thách sẽ không bị tan rã và biến mất cùng với nó. Chỉ có các điều kiện vô thường, khổ và vô ngã thấm nhiễm tâm thật sự biến mất.

Dù lậu hoặc có vi tế như thế nào đi nữa, tuy thế chúng vẫn bị điều kiện hoá bởi vô thường, khổ và vô ngã, và do vậy, chắc chắn là hiện tượng quy ước. Một khi các pháp này hoàn toàn tan rã, chân tâm, cái chuyển hoá thực tại quy ước trở nên rõ ràng đầy đủ. Đây là gọi là sự Tuyệt đối Thanh tịnh của tâm, hoặc là Tuyệt đối Giải thoát của tâm. Tất cả mọi điều kiện liên kết tiếp diễn trước đó của tâm bao giờ đã bị dứt đoạn mãi mãi. Hiện giờ hoàn toàn thanh tịnh, cốt lõi bản tánh thấy biết của tâm tự nó tồn tại đơn độc.

Chúng ta không thể nói chỗ nào trong thân cốt lõi bản tánh thấy biết này của tâm tập trung. Trước đó, với tâm quy ước, nó hình thành một điểm nổi bật mà chúng ta có thể thấy rõ ràng và nhận biết. Thí dụ, trong định, chúng ta là nó tập trung ngay giữa ngực bởi vì phẩm chất thấy biết của sự tỉnh thức của chúng ta nổi bật rõ ràng ở đó. Ánh sáng chói lọi rực rỡ, vắng lặng hiển lộ một cách lồ lộ từ điểm đó. Chúng ta có thể tự mình thấy hiện tượng này. Tất cả mọi thiền nhân mà trình độ tịnh tĩnh đã đạt đến nền tảng vững chắc của định nhận thức là trung tâm của “cái biết” nổi bật rõ rệt trong phạm vi của trái tim. Họ sẽ không biện luận là nó tập trung trong bộ não, như người không có kinh nghiệm tu tập định luôn cho là như thế.

Nhưng khi cùng một tâm đó được thanh lọc cho đến khi hoàn toàn trong sạch, trung tâm đó biến mất. Ta không còn cho rằng tâm trú xứ trên hoặc dưới, hoặc nó trú xứ ở một điểm đặc biệt nào đó trong tâm. Hiện giờ nó là sự tỉnh thức thuần khiết, một phẩm chất thấy biết cực kỳ vi tế và thanh nhẹ đến mức chuyển hoá tất cả mọi ước định. Tuy thế, nói rằng nó “cực kỳ thanh nhẹ”, chúng ta có bổn phận dùng ngôn ngữ quy ước vốn không thể nào diễn đạt được chân lý, dĩ nhiên, khái niệm cực kỳ thanh nhẹ trong chính nó là một quy ước. Khi sự tỉnh thức thanh nhẹ không có một điểm nào hoặc một trung tâm nào, khó thể nào tìm ra vị trí rõ rệt của nó. Chỉ có cốt lõi thấy biết, tuyệt đối không có gì thấm nhiễm nó. Mặc dù tuy nó vẫn còn tồn tại giữa cùng ngũ uẩn hay thường lẫn lộn, nó không còn chia sẻ cùng những đặc tính với chúng. Nó khác nhau rất xa. Rồi thì sau đó chúng ta biết rõ là thân, ngũ uẩn và tâm là những thực tại khác biệt và riêng rẽ.

09/04/2013

Nhất Như

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2165)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8176)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3007)