Quyển Thứ Hai

07 Tháng Chín 201403:22(Xem: 3576)
TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP
LƯƠNG HOÀNG SÁM
Thượng tọa THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính
Dịch giả: THÍCH VIÊN GIÁC

QUYỂN THỨ HAI

CHƯƠNG THỨ TƯ

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM 

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã cùng nhau rửa sạch tâm ô uế rồi, thập ác, ([1]) trọng chướng ([2]) không còn, nghiệp lụy dã hết, trong ngoài đều thanh tịnh.

Thứ lại xin học các vị Bồ tát tu hành trực đạo, công đức trí huệ do đó mà sanh. Bởi vậy, chư Phật thường khen ngợi sự phát tâm là đạo tràng, vì hay thành tựu được đạo quả vậy.

Nguyện xin đại chúng đều nên kiên tâm trì chí, chớ tưởng sống lâu mà đợi ngày lậu tận ([3]) chớ luống qua, sau ăn năn không kịp.

Bây giờ dà cùng nhau gặp thời buổi tốt, ngày đêm chớ để phiền não che lấp tâm tánh, phải nên nỗ lực phát tâm bồ đề.

Tâm bồ đề tức là tâm Phật công đức trí huệ vô lượng, không thể nghĩ bàn. 

Phát tâm một niệm còn được công đức như vậy huống gì phát tâm luôn luôn.

Giả sử lịch kiếp tu hành vô lượng phước đức, làm đủ hết thảy việc làm, không bằng một niệm phát tâm bồ đề trong muôn một. Toàn số thí dụ cũng không thể so lường được công đức, phát tâm bồ đề.

Lại như có người chỉ làm việc phước đức chớ không phát tâm vô thượng bồ đề; người ấy cũng như kẻ cầy ruộng không gieo giống. Mầm mống đã không gieo thì làm sao có lúa thóc.

Vì lý do ấy nên phải phát tâm bồ đề làm nhơn duyên cho việc chứng quả; trước là báo ơn chư Phật, sau là cứu vớt muôn loài.

Sở dĩ Phật khen ngợi các thiện tử rằng:

“Lành thay! Lành thay! Như lời các ngươi nói là vì muốn lợi ích cho hết thảy chúng sanh”.

Phát tâm Bồ đề là cách cúng dường lớn hơn tất cả.

Phát tâm bồ đề, không phải là chỉ phát qua một phen mà phải phát luôn luôn; làm cho tâm bồ đề tương tục rộng lớn mãi mãi. Vì thế trong kinh Phật dạy rằng:

“Ở nơi chỗ na do tha hằng hà sa số đức Phật phát đại thiện nguyện”.

Vậy nên biết số phát tâm ấy là vô lượng.

Lại nữa tâm bồ đề chỉ gặp thiện tri thức liền phát, vị tất phải gặp Phật xuất thế.

Như Ngài Văn Thù Sư lợi Bồ tát, lúc đầu hướng về bồ đề là nhờ gặp được nữ nhân mà phát.

Nhưng phát sơ tâm huệ thức không phải kẻ phàm dung, tâm chí hạ liệt mà phát được. Phải là người có thật tâm khát ngưỡng Đại thừa, tham cầu Phật pháp, y ỷ các kinh, xem thường thế sự, oán thân bình đẳng, lục đạo như nhau. Nguyện cho hết thảy chúng sanh nhờ sự phát tâm ấy mà được giải thoát, đều đồng tín giải. Nên biết sự phát tâm không phải là việc nói chơi, người tầm thường mà phát tâm được.

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã phát bồ đề tâm thì quyết phải quán tưởng. Trước hết tưởng đến thân nhơn. Trong lúc trì niệm, chuyên tâm tưởng đến cha mẹ, sư trưởng của mình; rồi niệm tưởng đến địa ngục, ngã quỉ, súc sanh; Lại niệm tưởng đến chư Thiên, chư Tiên, hết thảy thiện thần.

Lại nghĩ đến nhơn đạo, hết thảy nhơn loại, có người đang chịu khổ làm sao mà cứu.

Thấy rồi lại tưởng, nên nghĩ thế nầy: Chỉ có cách phát tâm rộng lớn, tâm bồ đề mới có thể cứu được. Nếu tưởng đến một người thành rồi thì nên tưởng đến hai người. Hai người thành rồi thì tưởng đến ba người. Ba người thành rồi thì tưởng đầy một nhà. Một nhà thành rồi thì tưởng đến một do tuần. Một do tuần thành rồi thì tưởng đến đầy cõi diêm phù đề. Diêm phù đề thành rồi thì tưởng đến cả bốn châu thiên hạ.

Quán tưởng như vậy lần lần rộng khắp mười phương thế giới.

Thấy chúng sanh ở phương Đông là cha mình.

Chúng sanh ở phương Tây là mẹ mình,

Chúng sanh ở phương Nam là anh mình,

Chúng sanh ở phương Bắc là em mình,

Chúng sanh ở phương dưới là chị em mình.

Chúng sanh ở phương trên là sư trưởng mình.

Chúng sanh ở bốn phương góc ([4]) kia là sa môn, bà la môn.

Thấy rồi nghĩ rằng:

“Nếu lúc nào những người ấy chịu khổ, tưởng ta phải đến nơi các người ấy mà thoa bóp thân thể cho họ, thề diệt hết đau khổ cho họ được giải thoát, rồi ta sẽ nói pháp cho họ nghe, bằng cách tán thán công đức của Phật, Pháp, Tăng.

Tán thán rồi, sanh lòng vui mừng, thấy họ an vui như ta không khác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng phát Bồ đề tâm đều phải làm như vậy; ở trong đau khổ mà độ chúng sanh. Mọi người đều phải nhất tâm thống thiết, đầu thành đảnh lễ, tâm niệm miệng nói, phát lời thệ nguyện như thế nầy:

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, trong khoản thời gian ấy, sanh ở chỗ nào, cũng thường gặp được thiện tri thức, phát tâm vô thượng bồ đề. Nếu chúng con đọa trong ba đường ác, hay lâm phải tám nạn ([5]) thường khiến chúng con nhớ tưởng phát tâm bồ đề; làm cho tâm bồ đề tương tục không gián đoạn.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nên phát tâm dõng mãnh, tâm ân trọng, tâm bồ đề; nhất tâm yha thiết, đầu thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ:

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật 

Nam mô Dõng Thí Phật

Nam mô Thanh Tịnh Phật

Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật

Nam mô Ta lưu na Phật

Nam mô Thủy Thiên Phật

Nam mô Kiên Đức Phật

Nam mô Chiên đàn công đức Phật

Nam mô Vô lượng Cúc quang Phật

Nam mô Quang đức Phật

Nam mô Vô Ưu Đức Phật

Nam mô Na La Diên Phật

Nam mô Công đức Hoa Phật

Nam mô Kiên dõng tinh tấn Bồ tát

Nam mô Kim Cang Huệ Bồ tát

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Lại quy y như vậy, mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.

 Đệ tử chúng con tên . . . ngày nay ở trước mười phương Tam bảo, phát tâm Bồ đề, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tu đạo Bồ tát, thề không thối lui; hằng sanh tâm độ thoát chúng sanh, hằng sanh tâm an lập chúng sanh, hằng sanh tâm che chở chúng sanh; chúng sanh không thành Phật, chúng con xin thề không chịu chứng quả niết bàn trước chúng sanh.

 Nguyện xin hết thảy mười phương chư Phật chư Đại Bồ tát, hết thảy thánh hiền, hiện tiền chứng minh cho chúng con, khiến chúng con tên . . . hết thảy hạnh nguyện đều được viên mãn.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, dầu trải qua nhiều kiếp làm nhiều điều thiện mới được phước báu ở cõi người, cõi trời, chứ chưa chứng được quả xuất thế; chết rồi hết phước, trở lại đọa vào đường ác. Thân hình tan rã, tự mình chưa khỏi khổ não, chưa khỏi bức bách.

Nếu không lập thệ nguyện rộng lớn, không phát tâm bồ đề thì phước đâu mà trang nghiêm Pháp thân để xa lìa được khổ não.

Ngày nay cùng nhau nhất tâm nhất ý . . . tưởng nhớ chư Phật, khởi lòng tin kiên cố, phát tâm đại bồ đề.

Công đức phát tâm rất rộng lớn sâu xa, không thể so lường. Chư Phật và Bồ tát nói cũng không thể hết. Thiện lực như vậy, vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn.

Thế nên chúng con đâu được không hết lòng chuyên tâm chú ý mà phát quảng đại bồ đề tâm.

Kinh Đại Tập dạy rằng:

“Ví như trong một cái nhà tối trăm năm, chỉ thắp một ngọn đèn, cùng có thể phá tan mờ ám. Vậy nên chớ cho một niệm phát tâm là nhỏ, là không quan trọng, mà không nỗ lực.

Đại chúng cùng nhau quỳ gối chắp tay nhất tâm tưởng nhớ đến hết thảy mười phương Tam bảo tâm niệm miệng nói lời nầy:

“Đệ tử chúng con tên . . . nay đối trước hết thảy mười phương chư Phật, trước hết thảy mười phương tôn pháp, trước hết thảy mười phương Hiền Thánh , lòng ngay dạ thẳng, khởi tâm ân cần, trịnh trọng, tâm không buông lung, tâm an trú, tâm ưa điều thiện, tâm độ thoát hết thảy, tâm che chở hết thảy, tâm như tâm Phật, tâm phát tâm bồ đề.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật tâm không đắm trước cõi trời, cõi người, tâm không cầu chứng tiểu quả thanh văn, duyên giác mà chỉ phát tâm đại thừa, phát tâm cầu được nhất thế chủng trí, tâm cầu thành tựu quả vô thượng bồ đề, thành bậc chánh giác.

Nguyện xin mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, Địa địa Bồ tát, hết thảy thánh hiền, đem sức bổn nguyện hiện tiền chứng giám cho chúng con, đem sức từ bi, gia tâm hộ trợ, nhiếp thọ chúng con, cho chúng con tên . . . ngày nay phát tâm, tại chỗ sở sanh, kiên cố không thối lui.

Nếu chúng con bị đọa vào ba đường ác, hoặc lâm phải tám nạn, ở trong ba cõi, chịu đủ thân hình, chịu đủ khổ sở không thể chịu được. Chúng con xin thề, không vì khổ ấy mà thối mất tâm bồ đề ngày nay. Thà chúng con chịu vào trong Đại hỏa luân, vô gián địa ngục, chịu các thống khổ; chúng con không vì khổ mà thối mất tâm đại bồ đề ngày nay.

Tâm ấy, nguyện ấy đồng với tâm của chư Phật, đồng với nguyện của chư Phật.

Lại xin chí thành đảnh lễ Tam bảo, chúng con tên . . . từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật không bỏ hai pháp sau đây:

- Một là biết tự tánh các pháp vốn không.

- Hai là độ thoát hết thảy mười phương chúng sanh”.

Cùng nhau chí thành nhất tâm tha thiết năm vóc sát đất, tâm niệm miệng nói:

Đệ tử chúng con tên . . . không vì mình mà cầu vô thượng bồ đề, chính vì muốn cứu độ hết thảy chúng sanh, cho nên cầu vô thượng bồ đề. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Đạo, chúng con sẽ nâng đỡ hết thảy vô lượng vô biên chúng sanh; chúng con sanh lòng đại bi, cùng tận đời vị lai đối với tất cả chúng sanh. Nếu có chúng sanh nào bị các ách nạn, trọng tội, trong ba đường, sáu nẻo, chúng con tên . . . thề không lánh khổ mà lại đem thân ra cứu hộ, làm cho các chúng sanh ấy được an ổn.

Nguyện xin mười phương cùng tận hư không giới, hết thảy Tam bảo chứng minh cho chúng con.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật 

Nam mô Liên Hoa Quang Phật

Nam mô Du Hý Thần thông Phật

Nam mô Tài Công đức Phật

 Nam mô Đức Niệm Phật 

Nam mô Thiện danh xưng công đức Phật

Nam mô Hồng diệm đế tràng vương Phật

Nam mô Thiện du bộ công đức Phật

Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật

Nam mô Bảo Liên Hoa thiện trụ Ta La Thọ Vương Phật

Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật

Nam mô Thiện Du Bộ Phật

Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật

Nam mô Khí Ấm Cái Phật

Nam mô Tịch Căn Bồ tát

Nam mô Vô Biên thân Bồ tát

Nam mô Quán thế Âm Bồ tát

Nguyện xin chư Phật, đem đại từ bi lực, hiện tiền chứng giám cho chúng con tên . . . ngày nay phát tâm bồ đề, tu đạo bồ tát, tại chỗ sở sanh, thành tựu được hết thảy điều thệ nguyện.

Chúng con đi đến đâu hết thảy chúng sanh đều được giải thoát. Chúng con lại xin đầu thành đảnh lễ hết thảy mười phương Tam bảo.

Chúng con tên . . . không vì tự thân mà cầu đạo vô thượng bồ đề. Chỉ vì hết thảy chúng sanh trong mười phương mà cầu chứng quả vô thượng bồ đề.

Từ nay trở đi cho đến ngày thành phật nếu có chúng sanh nào ngu si, ám độn không biết chánh pháp sanh tâm tà kiến và có chúng sanh nào tuy tu đạo hạnh mà không thông đạt pháp tướng. Những chúng sanh như vậy cho đến cùng tận đời vị lai, chúng con tên . . . xin thệ nguyện nhờ Phật lực, Pháp lực, Hiền Thánh lực và bao nhiêu phương tiện khác, khiến các chúng sanh ấy đều được nhờ Phật lực hoàn toàn đầy đủ thành tựu nhất thế chủng trí.

Chúng con cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ quy y mười phương tận hư không giới, hết thảy chư Phật.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Phổ Quang Phật

Nam mô Phổ Minh Phật

Nam mô Phổ Tịnh Phật

Nam mô Đa ma la bạt chiên Đàn Hương Phật

Nam mô Chiên đàn Quang Phật

Nam mô Ma ni tràng Phật

Nam mô Hoan Hỉ tạng ma ni Bảo Tích Phật

Nam mô Nhất thế thế gian nhạo kiến thượng đại tinh tấn Phật

Nam mô Ma ni Tràng Đăng Quang Phật

Nam mô Huệ Cự chiếu Phật

Nam mô Hải Đức Quang minh Phật

Nam mô Kim cang Lao cường Phổ tán Kim quang Phật

Nam mô Đại Cường Tinh Tấn Dõng mãnh Phật

Nam mô Đại Bi Quang Phật

Nam mô Từ Lực Vương Phật

Nam mô Từ Tạng Phật

Nam mô Huệ Thượng Bồ tát

Nam mô Thường bất ly thế Bồ tát

Nam mô Vô biên Thâm Bồ tát

Nam mô Quán thế Âm Bồ tát

Nguyện xin chư Phật chư đại bồ tát đem đại từ bi lực, đại trí huệ lực, bất tư nghị lực, vô lượng tự tại lực, hàng phục tứ ma ([6]) lực, đoạn trừ ngũ cái ([7]) lực, diệt trừ phiền não lực, vô lượng thanh tịnh nghiệp trần lực, vô lượng khai phát quán trí lực, vô lượng khai phát vô lậu huệ lực, vô lượng vô biên thần thông lực, vô lượng độ thoát chúng sanh lực, vô lượng phú hộ chúng sanh lực, vô lượng an ổn chúng sanh lực, vô lượng đoạn trừ khổ não lực, vô lượng giải thoát địa ngục lực, vô lượng tế độ ngã quỉ lực, vô lượng cứu bạt súc sanh lực, vô lượng nhiếp hóa a tu la lực, vô lượng nhiếp thọ nhơn đạo lực, vô lượng tận chư thiên chư tiên lậu lực cụ túc trang nghiêm thập địa lực.

Cụ túc trang nghiêm tịnh độ lực,

Cụ túc trang nghiêm đạo tràng lực,

Cụ túc trang nghiêm Phật quả công đức lực,

Cụ túc trang nghiêm Phật quả tri huệ lực,

Cụ túc trang nghiêm Pháp thân lực,

Cụ túc trang nghiêm vô lượng bồ đề lực

Cụ túc trang nghiêm đại niết bàn lực.

Vô lượng vô tận công đức lực,

Nguyện xin mười phương tận hư không giới, hết thảy chư Phật, chư đại Bồ tát, đem những năng lực vô lượng vô biên tự tại không thể nghĩ bàn ấy, không trái với thề xưa, không trái với nguyện xưa mà bố thí cho hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường cùng khắp mười phương và cho tất cả chúng sanh đồng đang phát tâm hôm nay.

Quyết định khiến cho tất cả chúng sanh ấy hoàn toàn đầy đủ các công đức lực, hoàn toàn thành tựu bồ đề nguyện lực, hoàn toàn thành tựu bồ đề hạnh lực.

Ngày nay hết thảy chúng sanh trong mười phương cùng tận đời vị lai, hoặc ẩn, hoặc hiện, hoặc oán, hoặc thân, hoặc không phải oán, thân ở trong bốn loài sáu đường có duyên hay vô duyên với Phật pháp, hết thảy đều nhờ pháp sám nầy hằng được thanh tịnh. Các chúng sanh ấy ở nơi nào cũng đồng được như sở nguyện; một lòng kiên cố, tâm không thối chuyển; đồng như chư Phật, đồng thành chánh giác; cho đến những chúng sanh đời sau, dầu trái với lời nguyện nầy cũng đều khiến các chúng sanh ấy được vào trong bể đại nguyện liền được đầy đủ, hoàn thành tựu công đức, trí huệ các chúng sanh ấy đồng với chư Bồ tát, viên mãn hạnh thập địa ([8]) hoàn toàn nhất thế chủng trí ([9]) trang nghiêm vô thượng bồ đề, thành bậc chánh giác. 

CHƯƠNG THỨ NĂM

PHÁT NGUYỆN

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, đã được cùng nhau phát đại bồ đề tâm rồi, vui mừng vô lượng. Bây giờ nên phát đại nguyện như sau nầy và nhất tâm tha thiết đầu thành đảnh lễ qui y Thế gian Đại Từ Bi Phụ:

 Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Chiên đàn khốt trang nghiêm thắng Phật

Nam mô Hiền thiện Thủ Phật

Nam mô Thiện ý Phật

Nam mô Quảng trang nghiêm vương Phật

Nam mô Kim Hoa Quang Phật

Nam mô Bảo cái chiếu không Tự Tại Lực Vương Phật

Nam mô Hư không Bảo Hoa Quang Phật

Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật

Nam mô Phổ hiện sắc thân Quang Phật

Nam mô Bất động trí Quang Phật

Nam mô Hàng Phục chúng ma vương Phật.

Nam mô Tài Quang minh Phật

Nam mô Trí Huệ Thắng Phật

Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật

Nam mô Dược Vương Bồ tát

Nam mô Dược Thượng Bồ tát

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nguyện xin Tam bảo đem sức bất khả tư nghị lực gia tâm che chở cho chúng con tên . . . . có những thệ nguyện gì, đều được thành tựu. Chúng con sanh ra ở đâu thường cũng không quên mất các lời nguyện hôm nay, và được viên mãn vô thượng bồ đề, thành đẳng chánh giác,

Chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi thường tưởng nhớ sự phát tâm bồ đề, khiến tâm bồ đề tương tục không đoạn.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp cùng khắp mọi nơi thường được phụng sự vô lượng vô biên hết thảy đức Phật, thường được cúng dường chư Phật, lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi thường được hộ trì hết thảy kinh điển đại thừa phương đẳng, lễ phẩm cúng dường kinh điển, đều được đầy đủ.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, thường gặp được hết thảy mười phương vô lượng vô biên chư vị Bồ tát, lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp cùng khắp mọi nơi thường gặp được hết thảy mười phương vô lượng vô biên hiền thánh; lễ phẩm cúng dường đều được đầy đủ.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi thường được phụng dưỡng báo bổ ơn sâu của cha mẹ, muốn dâng cúng gì cũng không thiếu.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, cũng thường gặp được hết thảy chư vị Hòa thượng A xà lê và muốn dâng cúng gì cũng có đầy đủ tùy tâm sở nguyện.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện xin đời đời kiếp kiếp cùng khắp mọi nơi thường được cung phụng và gặp gỡ hết thảy vị quốc chủ có đại thế lực cùng với chúng con hưng hiển Tam bảo, làm cho Phật Pháp không đoạn tuyệt.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp cùng khắp mọi nơi thường được trang nghiêm cõi nước của chư Phật các cõi ấy không có những danh từ tam ác, bát nạn.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, bốn vô ngại trí, sáu sức thần thông hằng được hiện tiền, thường không quên mất, dùng để giáo hóa hết thảy chúng sanh.

Chúng con cùng nhau nhất tâm thống thiết năm vóc sát đất, đảnh lễ quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Thế Tịnh quang Phật

Nam mô Thiện tịch nguyệt âm diệu tôn trí vương Phật

Nam mô Long chưởng thượng Tôn vương Phật

Nam mô Nhật nguyệt quang Phật

Nam mô Nhật nguyệt châu quang Phật

Nam mô Huệ tràng thắng vương Phật

Nam mô Sư tử hống tự tại lực vương Phật

Nam mô Diệu âm thắng Phật

Nam mô Thường quang tràng Phật

Nam mô Quang Thế Đăng Phật

Nam mô Huệ oai đăng vương Phật

Nam mô Pháp Thắng vương Phật

Nam mô Tu Di Quang Phật

Nam mô Tu ma na hoa quang Phật

Nam mô Ưu Đàm bát la Hoa Thù thắng Vương Phật

Nam mô Đại Huệ Lực Vương Phật

Nam mô A Súc Tỳ hoan hỷ Quang Phật

Nam mô Vô Lượng âm thanh vương Phật

Nam mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật

Nam mô Đại Thông quang Phật

Nam mô Tài Quang Phật

Nam mô Kim Hải Quang Phật

Nam mô Nhất thế Pháp tràng mãn vương Phật

Nam mô Đại Thế chí Bồ tát

Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ tát

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin nhờ sức oai đức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ tát và hết thảy Hiền Thánh Tăng khiến chúng con tên . . . sanh ra nơi nào những thệ nguyện đã phát ra, đều được tùy tâm tự tại.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi lại nguyện xin đời đời kiếp kiếp cùng khắp mọi nơi, nếu có chúng sanh nào thấy sắc thân của chúng con liền được giải thoát. Nếu chúng con vào Địa ngục, hết thảy Địa ngục đều biến thành Tịnh độ; hết thảy khổ não biến thành an vui. Khiến các chúng sanh sáu căn thanh tịnh, thân tâm an lạc, vui như ở đệ Tam thuyền, dứt sạch nghi ngờ, phát sơ vô lậu huệ.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh của chúng con, tâm liền được an ổn, diệt trừ tội cấu, được đà la ni ([10]) giải thoát tam muội, đầy đủ đại nhẫn, biện tài vô cùng, vào Pháp vân địa, thành bậc Chánh giác.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi hết thảy chúng sanh nghe được tên chúng con thảy đều hoan hỷ, như được việc chưa từng có.

Nếu chúng con đến tam đồ thì tam đồ dứt hết khổ não; nếu chúng con ở các cõi trời cõi người thì các cõi ấy dứt hết các pháp hữu lậu, đến đâu cũng được tự do, không có gì ràng buộc, thảy đều được giải thoát.

Đệ tử chúng con tên . . . từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sanh, không có tâm cho và lấy, không có tưởng oán và thân; đoạn trừ tham, sâm, si là ba gốc độc ác; lìa ngã và ngã sở, tin ưa pháp đại thừa, Đồng tu hạnh từ bi, hòa hiệp với hết thảy như các thánh chúng. 

Đệ tử chúng con tên . . . ngày nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sanh tâm thường bình đẳng như hư không, khen chê không động lòng; oán thân như nhau, đi sâu vào tâm địa rộng lớn, học trí huệ chư Phật, xem chúng sanh đều như La hầu La đầy đủ nghiệp thập trú, xa lìa tâm chấp có, xả bỏ tâm chấp không, thường tu theo trung đạo.

Cùng nhau chí tâm một lòng tha thiết. đầu thành đảnh lễ, quy y thế gian Đại từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Bảo Hải Phật

Nam mô Bảo Anh Phật

Nam mô Bảo Thành Phật

Nam mô Bảo Quang Phật

Nam mô Bảo Tràng Phan Phật

Nam mô Bảo Quang Minh Phật

Nam mô A Súc Phật

Nam mô Đại Quang minh Phật

Nam mô Vô lượng âm Phật

Nam mô Đại danh xưng Phật

Nam mô Đắc đại an ổn Phật

Nam mô Chánh âm thanh Phật

Nam mô Vô hạn Tịnh Phật

Nam mô Nguyệt âm Phật

Nam mô Vô lượng danh Phật

Nam mô Nhật nguyệt quang Phật

Nam mô Vô cấu quang Phật

Nam mô Tịnh quang Phật

Nam mô Kim cang Tạng Phật

Nam mô Hư không Tạng Bồ tát

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo.

Chúng con tên . . . nguyện xin nhờ công đức nhơn duyên phát nguyện sám hối hôm nay, mà bốn loài chúng sanh trong sáu đường, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật tu đạo Bồ tát không biết mỏi mệt, nhàm chán; tài thí không cùng, pháp thí không tận, trí huệ phương tiện làm gì cũng được; tùy căn cơ của chúng sanh, cho uống thuốc pháp, người thấy người nghe, đều được giải thoát.

Đệ tử chúng con tên . . . lại nguyện xin từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tu đạo Bồ tát, không bị các chướng nạn trở ngại. Chúng con đến đâu cũng thường kiến lập đạo tràng, làm các đại Phật sự; tâm được tự tại, pháp được tự tại, hay vào được hết thảy các môn thiền định, mở cửa tổng trì, rõ bày Phật quả, ở pháp vân địa, rưới nước cam lồ, trừ bốn ma oán cho các chúng sanh; khiến các chúng sanh được pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu.

Đệ tử chúng con tên . . . xin có bao nhiêu thệ nguyện nguyện nào cũng như nguyện của người ở phương chư Phật, chư Đại Bồ tát đã phát ra trong lúc tu hành, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không.

Đệ tử chúng con tên . . . xin đều được như sở nguyện mãn bồ đề nguyện. Nguyện cho hết thảy chúng sanh đều theo đó, đều được như sở nguyện. Nguyện xin mười phương hết thảy chư Phật, hết thảy chư Bồ tát và hết thảy Thánh Hiền đều đem sức từ bi, hiện tiền chứng giám cho chúng con.

Lại nguyện xin cho chúng sanh thảy thiên chủ, hết thảy tiên chủ, hết thảy thiện thần, hết thảy long thần đem từ thiện căn lực, vì ủng hộ Tam Bảo mà hiện tiền chứng giám cho chúng con khiến chúng con hết thảy hạnh nguyện đều được viên mãn, tùy theo ý muốn.
 

CHƯƠNG THỨ SÁU

PHÁT TÂM HỒI HƯỚNG

 Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã phát bồ đề tâm rồi, đã phát đại thệ nguyện rồi, bây giờ lại nên phát tâm hồi hướng.

 Cùng nhau chí thành đảnh lễ, nhất tâm tha thiết, năm vóc sát đất, quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ.

 Nam mô Di Lặc Phật,

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Nhật Quang Phật

Nam mô Vô lượng Bảo Phật

Nam mô Liên Hoa Tối Tôn Phật

Nam mô Thân Tôn Phật

Nam mô Kim Quang Phật

Nam mô Phạm tự tại vương Phật

Nam mô Kim Quang minh Phật

Nam mô Kim Hải Phật

Nam mô Long tự tại vương Phật

Nam mô Thọ vương Phật

Nam mô Nhất thế Hoa Phật

Nam mô Hương tự tại vương Phật

Nam mô Hương tự tại vương Phật

Nam mô Dõng mãnh chấp trì lao trượng khí xả chiến đấu Phật

Nam mô Nội phong châu quang Phật

Nam mô Vô lượng Hương Quang minh Phật

Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

Nam mô Diệu Âm Bồ tát

Nam mô Vô Biên thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam bảo, đem sức từ bi hiện tiền chứng giám cho chúng con.

Chúng con tên . . . quá khứ đã khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hiện tại đang khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, và vị lai sẽ khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc khinh hoặc trọng, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, trong bốn loài, sáu đường, làm cho các chúng sanh ấy đều được đại đạo tâm, không hướng về nhị thừa, không hướng về ba cõi, cùng nhau hướng về vô thượng bồ đề.

Lại nguyện xin cho tất cả chúng sanh ấy đã khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai đều không hướng về nhị thừa, đều không hướng về ba cõi, mà cùng nhau hướng về vô thượng bồ đề.

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đã cùng phát tâm bồ đề rồi, đã phát đại thệ nguyện rồi đã phát tâm hồi hướng rồi rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không.

Hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ tát cùng chư vị thánh hiền quá khứ, hiện tại và vị lai đều chứng minh cho chúng con. Chúng con lại chí thành đảnh lễ Tam bảo.(1lạy)

Chúng con tên . . . phát tâm, phát nguyện việc ấy đã rồi, vui mừng vô lượng. Nay chúng con lại chí tâm đầu thành đảnh lễ thế cho: quốc chủ, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng bà con nhiều đời, quyến thuộc nhiều kiếp, thiện ác tri thức, chư thiên chư tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, nhũ phương long vương, long thần, bát bộ hết thảy linh kỳ, quá khứ, hiện tại cùng vị lai hết thảy người oán kẻ thân và không phải oán thân, hết thảy chúng sanh trong bốn loài, sáu đường mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Sư Tử Hưởng Phật

Nam mô Đại cường tinh tấn Dõng Lực Phật

Nam mô Quá khứ kiến trú Phật

Nam mô Cổ âm vương Phật

Nam mô Nhật nguyệt anh Phật

Nam mô Siêu xuất chúng Hoa Phật 

Nam mô Thế đăng minh Phật

Nam mô Hưu đa dị Ninh Phật

Nam mô Bảo Luân Phật

Nam mô Thường diệt độ Phật

Nam mô Tịnh giác Phật 

Nam mô Vô lượng bảo hoa minh Phật

Nam mô Tu Di Bộ Phật

Nam mô Bảo Liên Hoa Phật

Nam mô Nhất thế chúng bảo phổ tập Phật

Nam mô Pháp luân chúng bảo phổ tập phong doanh Phật

Nam mô Thọ vương phong trường Phật

Nam mô Vi nhiễu đặc tôn Đức Tịnh Phật

Nam mô Vô cấu Quang Phật

Nam mô Nhật Quang Phật

VÀ QUY Y KÍNH LỄ

Quá khứ vô số kiếp chư Phật. Đại Sư Hải Đức Như Lai.

Kính lễ vô lượng vô biên tận hư không giới vô sanh pháp thân Bồ tát.

Kính lễ vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ tát

Kính lễ vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ tát.

Kính lễ hưng chánh pháp Mã Minh đại sư Bồ tát,

Kính lễ hưng Tượng pháp, Long Thị Đại Sư Bồ tát

Kính lễ mười phương tận hư không giới vô biên thân Bồ tát.

Kính lễ mười phương tận hư không giới cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát.

TÁN THÁN PHẬT VÀ CHÚ NIỆM.

Đại Thánh Thế Tôn.

Uy nghiêm rực rỡ

Thần trí nhiệm mầu,

Lớn hơn các Thánh

Thân khắp lục đạo

Thể cùng mười phương

Đảnh có nhục kế,

Tráng tỏa hào quang

Mặt như trăng tròn

Thân vàng sắc đẹp,

Nghi dung đĩnh đạt

Đi đứng khoan thai,

Oai vang pháp giới,

Ma quân kinh hoàng.

Tam đạt ([11]) sáng tỏa

Chúng tà tiềm tàng.

Thấy ác liền cứu

Tế khổ tư lương ([12])

Độ thoát sanh tử, 

Tế khổ tư lương ([13]

Nên hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn Sư, Phật Thế Tôn, độ chúng vô lượng diệt khổ sanh tử.

Chúng con nguyện xin nhờ công đức nhơn duyên phát tâm này mà quốc chủ hiện tại và gia thân quyến thuộc của Người từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật quên mình vì đạo như:

Tát đà bà luân Bồ tát

Đại Bi diệt tội như:

Hư Không Tạng Bồ tát

Hay ở xa nghe pháp như:

Lưu ly quang Bồ tát

Hay khéo giải đáp vấn nạn như:

Vô câu Tạng Bồ tát.

Lại nguyện xin cho đệ tử chúng con tên . . . thân sanh phụ mẫu, nhiều kiếp bà con, xa gần nội ngoại, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, biến thân ra giữa hư không thế giới như Ngài:

 Vô Biên thân Bồ tát

 Có đủ mười công đức như:

 Ngài Cao quý Đức Vương Bồ tát. 

 Nghe pháp sanh tâm vui mừng như: 

Ngài Vô Úy Bồ tát.

 Lại nguyện xin các Hòa Thượng, A Xà Lê, những bà con đồng tu đồng học, thượng, trung hạ tọa, hết thảy tri thức của chúng con, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, mọi người đều được phép vô úy như:

Ngài Sư Tử Vương Bồ tát

Giáo Hóa đuợc ảnh hưởng lớn như:

Ngài Bảo Tính Bồ tát.

Nghe tiếng liền cứu khổ như:

Ngài Quán Thế Âm Bồ tát.

Hay khéo thưa thỉnh giáo pháp như:

Ngài Đại Ca Diếp Bồ tát.

Lại nguyện xin những người xuất gia, tại gia, tín thí đàn việt thiện ác tri thức và quyến thuộc của các người ấy từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật cởi mở ngay được nguy ách, như Ngài Cứu Thoát Bồ tát.

Tướng mạo trang nghiêm như:

Ngài Văn thù Bồ tát.

Hay xả nghiệp chướng như:

Ngài Khí ấm Cái Bồ tát.

Hiếu tối hậu cúng như:

Ngài Thuần Đà Bồ tát.

Lại nguyện xin chư Thiên, chư Tiên Hộ thế tứ vương, thông minh chánh trực, Thiên địa Hư không, chủ thiện phạt ác, Thủ hộ trì chú, ngũ phương Long vương, Long Thần Bát bộ, U hiển Linh kỳ và bà con quyến thuộc của các vị ấy, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, có lòng Đại từ che khắp chúng sanh như Ngài A Dật Đa Bồ tát.

Tinh tấn Hộ pháp như

Ngài Bất Hưu Bồ tát.

ở xa mà chứng minh cho sự đọc tụng như:

Ngài Phổ Hiền Bồ tát.

Vì Phật pháp mà thiêu thân như:

Ngài Dược Vương Bồ tát.

Lại nguyện xin hết thảy chúng sanh và quyến thuộc của các chúng sanh, hoặc oán, hoặc thân hay không phải oán thân trong bốn loài, sáu đường cùng khắp mười phương từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tâm không ái nhiễm như Ngài Ly Ý Nữ Bồ tát.

Nói lời nhiệm mầu khôn khéo như lời của

Thắng man Phu Nhơn.

Tu hành tinh tấn như đức Thích Ca văn.

Có thiện nguyện lớn như Phật vô lượng Thọ.

Có oai thần như các Thiên Vương.

Bất khả tư nghị như Ngài Duy ma Cật.

Thành tựu hết thảy chúng sanh, trang nghiêm hết thảy Phật độ.

Nguyện xin mười phương tận hư không giới vô lượng vô biên chư Phật, chư Đại Bồ tát, và hết thảy Hiền Thánh đều đem lòng từ bi, đồng gia tâm che chở phù hộ cứu vớt chúng con, và chúng sanh, cho chúng con được mãn nguyện, tín tâm được kiên cố, phước đức ngày một cao dày, có từ tâm, nuôi dưỡng chúng sanh như nuôi đứa con một.

Khiến các chúng sanh ấy được bốn vô lượng tâm (9) sáu ba la mật (10) thập thọ tu thiền (11) tam nguyện đầy đủ (12) móng tâm liền được thấy Phật như bà Thắng man Phu nhơn. Hềt thảy hạnh nguyện hoàn toàn thành tựu, đồng như chư Phật, đồng đến Đạo Tràng, thành bậc Chánh giác. 

[1] Thập ác.- 10 ác:

 Thân 3: Sát, đạo, dâm.

 Miệng4: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu.

 Ý 3: Tham sân si.

[2] Trọng chướng. – Chướng ngại rất nặng: chỉ cho vô minh phiền não, nghiệp hoặc tạo ra các tội thập ác ngũ nghịch v.v... chướng ngại không cho giải thoát.

[3] Lậu tận: hết các pháp hữu lậu được giải thoát.

[4] Phương góc: Bốn góc xéo: đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc.

[5] Tám nạn. – 1) Địa ngục, . – 2) Ngã quỉ – 3) Súc sanh . – 4) Cõi trời trường thọ – 5) Bắc Cu lô châu – 6) Đui điếc, câm, ngọng – 7) Thế trí biện thông – 8) Sanh ra trước Phật hay sau Phật. Tám chỗ nầy không có Phật pháp, là tai nạn của sự giải thoát.

[6] Tứ ma. . – 1) Phiền não ma: Ma, tham sân si v.v... não hại thân tâm – 2) Ngũ ấm ma: Những sắc thọ, tưởng hành thức là ma não hai thân tâm, 3) Tử ma: Ma chết, hay cướp mạng sống – 4) Thiên ma: Ma trên cõi trời Tha hóa tự tại hay phá thiện pháp não hại người tu thiện.

[7] Ngũ cái: Năm thứ ngăn che tâm tánh – 1) Tham muốn – 2) Giận hờn – 3) Ngủ nghỉ gọi là “thụy ma” – 4) Xao động, phàn nàn trong tâm, gọi là “điệu hối” – 5) Nghi ngờ lời Phật.

[8] Thập Địa: 1)Hoan hỷ Địa, ─ 2) Ly cấu Địa, ─ 3) Phát quang Địa, ─ 4) Diệm huệ Địa, ─ 5) Nan thắng Địa, ─ 6) Hiện tiền Địa, ─ 7) Viễn hành Địa, ─ 8) Bất động Địa, ─ 9) Thiện Huệ Địa, ─ 10) Pháp vân Địa.

1.─ Hoan hỷ địa: Bồ tát thấy chúng sanh vì si mê tà kiến, đọa lạc nên phát tâm từ bi tu hạnh hỷ xả, bỏ cả thân tâm, không tiếc của cải nên cảm quả báo hoan hỷ.

2.─ Ly cấu địa: Bồ tát thấy chúng sanh tạo mười nghiệp ác, đọa vào đường tà nên phát tâm tu thập thiện, xả bỏ cấu uế.

3. ─ Phát quang địa: Bồ tát thấy chúng sanh si mê tâm tánh nên phát bồ đề tâm, như pháp mà tu hành nên trí huệ phát ra sáng suốt.

4. ─ Diệm huệ: Bồ tát thấy chúng sanh bị phiền não dày xéo nên phát tâm tu 37 phẩm trợ đạo, nên phát ra Diêm huệ.

5. ─ Nan thắng địa: Bồ tát thấy chúng sanh các hạ thừa say đắm cảnh hữu dư niết bàn, vừa vắng lặng, độc thiện kỳ thân, nên phát từ tâm tu bình đẳng gia hạnh ngộ được chơn đế và tục đế, được trí không sai biệt.

6. ─ Hiện tiền địa: Bồ tát thấy chúng sinh bị sa đọa luân hồi nên phát tâm tu hạnh bình đẳng lợi sanh nên cảm phát ra trí huệ hiện tiền.

7. ─ Viễn hành địa: Bồ tát vì phát thệ nguyện độ sanh, nên từ bi gia công tu tập tất cả những “pháp bồ đề phần” ngộ được tam muội: không, vô tướng, vô nguyện. Ba địa nầy tu về giả quán nhiều hơn, thiên về bên ngoài nên gọi là tri kiến.

8. ─ Bất động địa: Bồ tát không bỏ thệ nguyện, không chấp trước về tâm, ý, thức nên chứng được vô sanh pháp nhẫn, tất cả phiền não không còn lay động.

Nhưng đến địa vị nầy chư Phật luôn luôn kỉnh tỉnh Bồ tát phải nhớ lại bổn thệ nguyện độ sanh, nếu không thì Bồ tát cũng an trú bất động vào nội tâm không, không ra độ sanh.

9. ─ Thiện huệ địa: Bồ tát dùng vô lượng trí huệ quán sát đúng như sự thật hết thảy cảnh giới của chúng sanh, được trí huệ vô ngại, khéo thuyết pháp giáo hóa, lợi ích vô lượng cho chúng sanh.

10. ─ Pháp vân địa: Bồ tát do vô lượng trí huệ quán sát và hiểu biết tận tường tất cả các pháp tam muội hiện tiền, chứng được đạo quả như Phật thân như mây lành phủ khắp lên tất cả chúng sanh, trong hằng sa vô số vô lượng vô biên thế giới.

Từ địa thứ tám trở đi, đã chuyển được thức hành trì rồi nên quán sát bình đẳng, không giả nhất như, gọi là “Song Chiếu”.

Chữ Địa có nghĩa là Bồ tát dùng công đức trí huệ tu tâm luyện tánh kết thành quả địa, nương dựa vào đó mà tiến lên quả Phật.

Thập địa nấy trong kinh Hoa Nghiêm có dạy rõ.

[9] Nhất thế chủng trí: Trí huệ của Phật, khác với: Đạo chủng trí là trí của Bồ tát và khác với nhất thế trí là trí của Thanh văn. Nhưng đứng về phương diện tổng quát mà nói thì, Nhất thế trí cũng là trí của Phật.

[10] Đà la ni: Tàu dịch là tổng trì: tổng nhất thế pháp trì nhất thế nghĩa: là nói pháp môn nầy tóm thâu hết thảy pháp và nghĩa.

[11] Tam đạt: tức Tam minh của A la Hán, nơi Phật gọi là tam đạt.

1.- Thiên nhãn biết suốt nhơn quả đời vị lai,

2.- Túc mạng: biết suốt nhơn quả dời quá khứ.

3.- Lậu Tận: biết suốt nhơn quả đời hiện tại, nên đoạn hết phiền não trong hiện tại.

 Biết rõ ràng gọi là minh.

 Biết rõ rồi đoạn tận gọi là đạt. 

[12] Tế khổ tư lương: lấy việc cứu khổ làm tư lương (lương thực) đi vào Niết Bàn.

[13] Từ hàng: chiếc thuyền từ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2016(Xem: 3579)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 3890)
Đến mùa an cư, chư Tăng Ni khắp nơi phải thu xếp mọi công việc ở chùa mình, cùng vân tập về địa điểm qui định để nhập chúng an cư. Pháp chế An Cư tu học, nếu được đại chúng thực hành đúng mức, dưới sự lãnh đạo của các bậc đạo cao đức trọng với tinh thần lục hòa hợp thanh tịnh của Tăng già, giúp cho mỗi hành giả an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 11005)
07 Tháng Chín 2014(Xem: 8206)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 16377)
Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bực đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên. Các tội lỗi dã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh. Phật dạy: “Nếu không có phương pháp sám hối thì, tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”. Cũng như, nếu không nhờ bộ Lương Hoàng Sám nầy thì, bà Hy Thị là Hoàng hậu của vua Lương không làm sao thoát khỏi khổ nạn được.
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 20516)
Đây là quyển Kinh Tụng Pāḷi-Việt dành cho Phật tử Nguyên thủy, được dịch và biên soạn bằng văn vần dựa theo Pāḷi. Khá nhiều bài ở đây, đã được tụng đọc trong suốt nhiều năm qua tại một số chùa Phật giáo Nguyên thủy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do sao qua chép lại, và do nơi này nơi kia đã tự ý sửa chữ, đổi lời - nên nhiều câu, nhiều từ bị “biến dạng” đi!