- Giới Thiệu
- Chương 1. Tôi Chống Với Chúng Ta
- Chương 2. Tôi Và Chúng Ta
- Chương 3. Thành Kiến (Chúng Ta Chống Lại Họ)
- Chương 4. Vượt Thắng Thành Kiến
- Chương 5 chủ nghĩa quốc gia cực đoan
- Chương 6 Thăm Lại Bản Chất của Con Người
- Chương 7. Những nguyên nhân của bạo động
- Chương 8. Những gốc rể của bạo động
- Chương 9. Đối phó với sợ hãi
- Chương 10. Đương đầu với một thế giới phiền não
- Chương 11. Hy vọng, lạc quan và khả năng phục hồi
- Chương 12. Hạnh phúc nội tại, hạnh phúc ngoại tại và niềm tin
- Chương 13. Những cảm xúc tích cực và việc xây dựng một thế giới mới
- Chương 14. Tìm ra tính nhân bản chung của chúng ta
- Chương 15. Sự thấu cảm, bi mẫn và việc tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới phiền não
TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thích Từ Đức
PHẦN BA
HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Chương 12
HẠNH PHÚC NỘI TẠI, HẠNH PHÚC NGOẠI TẠI VÀ NIỀM TIN
Chúng tôi tiếp tục cuộc đàm luận vào buổi sáng kế tiếp với một vấn đề mà tôi cảm thấy cần được nêu lên.
“Thưa Đức Thánh Thiện, hôm qua chúng ta đang thảo luận về sự thực tập nhìn vào những rắc rối từ một viễn tượng rộng rãi hơn như một phương pháp để phát triển sức mạnh nội tại để giúp chúng ta đương đầu, để duy trì lạc quan hay hy vọng, v.v… Khi chúng ta đang thảo luận những cung cách đa dạng mà chúng ta có thể thấy mọi thứ từ một viễn tượng rộng rãi hơn, một đề xuất mà ngài đã nêu lên là hãy nhớ rằng chúng ta là một bộ phận của một cộng đồng to lớn hơn, chúng ta có sự liên kết này với những người khác, chúng ta không bị cô lập và đơn độc, v.v…”
“Vâng”.
“A,” tôi tiếp tục, “Điều này vừa nhắc tôi nhớ về những buổi thảo luận lần đầu tiên của chúng ta ở Dharamsala trên những chủ đề này. Tôi nhớ trong một lần thảo luận ngài đã đề cập cảm nhận của ngài rằng có một sự thiếu vắng ý thức cộng đồng trong nhiều xã hội, một cảm nhận gia tăng về sự cô lập và đơn độc, và rằng đây là một trong những nhân tố chính đã xói mòn hạnh phúc trên mức độ xã hội. Vì thế, tôi nghĩ rằng sách lược ngài đề cập hôm qua – ý tưởng rằng nhớ đến mối liên hệ của chúng ta với cộng đồng sẽ cho chúng ta sự thoải mái và sức mạnh nội tại cùng niềm tin vững vàng – không thật sự hoạt động một cách quá tốt đẹp nếu một người cảm thấy bị cô lập và cách ly khỏi cộng đồng. Do vậy, điều này đưa trở lại chủ đề thiếu vắng ý thức cộng đồng.
“Trong loạt gặp gở sau cùng ở Dharamsala, chúng ta đã chuyển đến sự thảo luận về bạo động và xung đột trong xã hội, v.v… , nhưng dường như rằng chúng ta chưa bao giờ thật sự kết thúc việc thảo luận của chúng ta về cộng đồng. Ngài đã phác thảo một vài bước mà chúng ta có thể thực hiện để xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, như quán chiếu trên những lợi ích trong việc có những mối ràng buộc cộng đồng này, khảo sát quá khứ hay những đặc trưng mà chúng ta thường có thể có với những người khác, và rồi thực hiện một hành động bằng việc vươn ra và tham gia một nhóm hay liên hệ với người khác trong một cung cách nào đó. Nhưng dường giống như chúng ta chưa bao giờ kết thúc thảo luận vấn đề hình thành những mối liên hệ với người khác như thế nào trong một trình độ sâu xa hơn, căn bản hơn.”
Ngài xem xét điểm này trong một lúc trước khi trả lời. “Tôi nghĩ rằng ý nghĩa tiềm tàng của cộng đồng có thể liên hệ một cách gần gũi đến vấn đề niềm tin.”
“Liên hệ trong cách nào?” tôi hỏi.
“Dĩ nhiên, sự thiếu vắng ý nghĩa cộng đồng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, và luôn luôn có nhiều nhân tố khác biệt có thể góp phần đến rắc rối. Nhưng tôi nghĩ rằng sự vắng bóng cộng đồng này, sự đơn côi và xa lánh này, tất cả đều xuyên qua trong sự cục bộ đến một sự mất niềm tin tiềm tàng giữa con người với nhau. Dĩ nhiên, cùng lúc ấy, nơi có sự thiếu vắng cảm giác liên hệ với người khác, một sự thiếu vắng liên hệ cá nhân giữa những thành viên cua một cộng đồng hay một xã hội, và một sự vắng mặt của tâm linh hay tinh thần cộng đồng, điều này tạo nên những điều kiện có thể đưa đến một cảm giác mất sự tin tưởng. Vì thế, nó có thể xảy ra cả hai chiều.”
Một thời gian nào đó đã trôi qua giữa loạt thảo luận cuối cùng của chúng tôi ở Ấn Độ và việc tiếp tục khám phá về hạnh phúc con người của chúng tôi ở Tucson, Arizona. Trong khi chờ đợi tôi đã hoàn thành một số nghiên cứu xa hơn về hạnh phúc trên một mức độ xã hội rộng rãi hơn. Trong việc khảo sát xác nhận của Đức Đạt Lại Lạt Ma rằng sự thiếu vắng ý thức cộng đồng làm xói mòn mức độ hạnh phúc trong một xã hội, tôi đã quán sát dữ liệu thông tin liên hệ đến vấn đề niềm tin với cả ý nghĩa cộng đồng và với hạnh phúc của chúng ta. Được cung cấp với những chứng cứ khoa học phong phú hổ trợ cho quan điểm của ngài, tôi dự định sẽ tự mình đưa lên vấn đề niềm tin.
Háo hức chia sẻ tin tức này với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi tiếp tục: “Thưa Đức Thánh Thiện, trong thời gian từ những cuộc gặp gở đầu tiên của chúng ta ở Dharamsala, tôi đã hoàn tất một nghiên cứu nhỏ về những chủ đề này. Tôi nghĩ thật là thích thú rằng ngài đã xác định cả hai niềm tin và ý thức cộng đồng của chúng ta như những nhân tố chìa khóa trong việc thúc đây hạnh phúc nhân loại trên mức độ xã hội. Một nghiên cứu tuyệt vời tôi đã thấy, Nghiên Cứu Những Giá Trị của Thế Giới, nhìn vào những quốc gia khác nhau và ước lượng mức độ trung bình về hạnh phúc trong công dân của họ. Sau đó những nhà nghiên cứu tiếp tục xác định sáu nhân tố then chốt giải thích hầu hết sự đa dạng trong các mức độ của hạnh phúc giữa những quốc gia. Số lượng người liên kết với những tổ chức xã hội, và vì thế có một sự liên kết với những người khác, là một trong sáu nhân tố. Một nhân tố khác có liên quan với mức độ trung bình của hạnh phúc trong một xã hội là tỷ lệ số người nói rằng những người khác có thể tin cậy được.”
“Cũng có một nghiên cứu được hoàn thành bởi Đại học Camgridge ở Anh Quốc, phân tích những kết quả của một cuộc thăm dò rộng rãi trong mười nghìn người trong nhiều khu vực khắp Âu châu, và họ thấy rằng những khu vực với mức độ hạnh phúc cao nhất cũng được báo cáo có mức độ tin tưởng cao nhất của họ đối với chính quyền, luật lệ, và giữa mọi người với nhau. Vì thế, chứng cứ dường như không lập lờ. Bất chấp nghiên cứu nào người ta nhìn đến, bán đảo Scandinavia luôn luôn ở trong số những khu vực hạnh phúc nhất của thế giới. Nếu chúng ta nhìn vào những đặc trưng của người dân ở vùng ấy, chúng ta sẽ thấy một ý thức cộng đồng mạnh mẽ và cảm giác tin tưởng tiềm tàng trong mỗi người với nhau. Trong một nghiên cứu các nhà chuyên môn đã hỏi các trẻ em giữa mười một và mười lăm tuổi, ‘Nói một cách tổng quát, em có thấy bạn bè trong lớp tử tế và hữu ích không?’ Một số lớn nói ‘vâng’ điều này tôi nghĩ là sự đo lường tổng quát thật tốt đẹp của câu hỏi ‘Em có tin bạn bè em không?’ Vì thế chứng cứ khoa học dường như chắc chắn ủng hộ những quán sát của ngài. Một cảm giác tin tưởng thật sự có thể làm nên một sự khác biệt trong mức độ hạnh phúc thông thường của con người.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như bị thu hút với những khám phá này và nhổm tới phía trước chiếc ghế của ngài với sự tập trung chú ý.
“Đúng là sự tin tưởng có thể góp phần cho hạnh phúc của chúng ta trên mức độ cá nhân,” ngài đồng ý. “Một cảm giác mất niềm tin có thể đưa đến một thái độ nghi ngờ, sợ hãi, và tinh thần bất an hơn, trái lại thái độ tin tưởng hơn có thể đóng góp cho một thể trạng tâm thức tĩnh lặng hơn, hạnh phúc hơn. Mà tin tưởng cũng có thể quan trọng trên những mức độ khác. Trên một trình độ rộng rãi hơn, tin tưởng có thể là một nhân tố không chỉ trong việc xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, và vượt thắng cô đơn cùng xa lánh mà chúng ta đã nói đến, nhưng nó cũng hữu ích trong việc đối phó với nhiều vấn nạn trong xã hội mà chúng ta đã từng thảo luận. Thí dụ, trong một thảo luận chúng ta nói về tầm quan trọng của việc tìm ra những giải pháp đến các xung đột của chúng ta qua đối thoại hơn là qua bạo động. Tinh thần đối thoại. Đây là vấn đề then chốt. Và ở đây, niềm tin đóng một vai trò quan trọng – để một cuộc đối thoại được thành công điều quan trọng là cố gắng để xây dựng niềm tin giữa các bên đối tác. Do vậy,” ngài thêm, “ông có thể thấy niềm tin là quan trọng như thế nào trong rất nhiều phương diện.”
Trong những chương mở đầu của quyển sách này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập về cộng đồng Tây Tạng như một sự minh họa về một cư dân với một tinh thần cộng đồng mạnh mẽ, là điều thường vắng bóng trong phương Tây xã hội đương đại. Nhớ lại lần viếng thăm lần đầu tiên của tôi đến Dharamsala, Ấn Độ, nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma và một cộng đồng Tây Tạng lưu vong đang lớn mạnh, không có thắc mắc trong tâm tôi rằng sự minh họa của ngài đã được biện minh. Chứng cứ về đời sống cộng đồng năng động chưa từng hiện diện trước đây, cả trong đời sống tu viện lẫn cộng đồng cư sĩ. Có một sự ủng hộ hoàn toàn thật sự cho những cơ sở địa phương, kể cả Làng Trẻ Em Tây Tạng, phối hợp để bảo tồn nền văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng, và vô số tổ chức dâng hiến cho việc nghiên cứu và thực tập Đạo Phật. Tuy thế, tinh thần cộng đồng không phải chỉ đơn thuần được bảo tồn trong nhiều cơ sở này nhưng được phản chiếu trên mỗi khuôn mặt, được nghe trong từng nụ cười ha hả của trẻ con nô đùa trên đường làng, được thấy trên mỗi nụ mĩm cười của láng giềng đối thoại trên thềm cửa, sự thành tâm của những cụ già quay các bánh xe cầu nguyện và âm thinh của tu sĩ tán tụng xa xa. Chúng ta có thể cảm nhận tinh thần thống nhất gần giống như nó được phảng phất trên mùi hương vi tế của những nén nhang Tây Tạng thoảng qua không khí, một mùi gỗ tươi tắn của việc đốt cây cối và cỏ thuốc Hy mã lạp sơn.
Tôi cũng nhớ lại lần đầu tiên tôi tham gia một cuộc tập họp đông đảo những người Tây Tạng. Lý do trực tiếp là một chương trình giảng dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở một thị trấn miền Đông Bắc Ấn, Đạo tràng Giác Ngộ, một địa điểm thiêng liêng của Phật Giáo, nơi Hoàng tử Sĩ Đạt Ta ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán 2,500 năm trước đây, đạt đến giác ngộ, và trở thành một vị Phật. Ngày nay nó là chỗ cây Bồ Đề[1], được nói là dòng dõi trực tiếp của cây mà dưới nó Đức Phật đã ngồi. Cũng có khu phức hợp đền chùa, với nhiều tháp nhỏ và điện thờ, chung quanh Đại Tháp Giác Ngộvới những chấn song đá chạm trổ sắc sảo và một ngôi đền như kim tự tháp điêu khắc xinh đẹp vươn lên sừng sửng trong không gian.
Hàng nghìn người Tây Tạng đã đến từ khắp Ấn Độ và Nepal, ngay cả một ít người đến từ chính Tây Tạng, tạo nên một không khí lễ hội, được làm nổi bật bởi những lá cờ cầu nguyện đủ màu sắc giăng ngang dọc trên những hàng cây, nhẹ nhàng phất phơ trong gió. Đấy là sự đắm mình đầy năng lực trong cộng đồng tâm linh Tây Tạng. Các gia đình đã trải những chăn mền trên mặt đất để ngồi trong thời gian thuyết giảng, và lần đầu tiên tôi chú ý một chi tiết nhỏ về cộng đồng, một điều không quan trọng bất thường cho lắm nhưng chính điều ấy với một lý do nào đấy đã đánh động tôi như một trong các dấu hiệu xúc động và yêu mến nhất của sự nối kết cộng đồng bền chặc: nhóm những đứa bé đồng hương chập chửng rõ ràng thích thúc cảm giác cộng đồng, một số chỉ mới tập đi, loạng choạng, không vững, và ngả vào trong lòng của những người xa lạ đang mĩm cười. Những đứa trẻ lớn hơn đôi khi tự biến mất để vui chơi, nhưng chúng dường như không có sự khẩn cấp để thoát khỏi cha mẹ của chúng như những trẻ con Mỹ có thể biểu lộ trong những tình cảnh tương tự. Các ông cha bà mẹ thỉnh thoảng đưa mắt để trông những con cái của họ, nhưng là một con mắt không lo lắng khi trẻ con hầu như được cho phép để lang thang tự do, bảo đảm trong ý nghĩa an toàn của cả nhóm (đông nhất như có thể), không có nổi lo sợ là đặc trưng của rất nhiều bậc cha mẹ ở Hoa Kỳ khi những con trẻ của họ tham dự đến một cộng đồng rộng lớn hơn của những người xa lạ.
Trong một lý do nào đó cảnh tượng những đứa trẻ trong đám đông đã tạo nên một cảm giác nhớ nhà mạnh mẽ đối với tôi ngày hôm ấy rất nhiều năm về trước và tôi nhớ đã tự hỏi tại sao nó lại gợi lên một phản ứng như vậy, bởi vì kinh nghiệm của những đứa trẻ này lớn lên trong một mãnh đất xa lạ và một nền văn hóa khác biệt có thể là khác biệt hơn với nền văn hóa của chính tôi. Nhưng nhanh chóng nảy đến với tôi rằng đấy là một cảm giác lan tỏa về sự an toàn và bảo đảm của niềm tin.
Dĩ nhiên, cũng đã có một thời gian khi cùng một niềm tin và an toàn như vậy tỏa rộng trong xã hội Hoa Kỳ. Khi tôi là một đứa trẻ, mỗi mùa hè, cha mẹ tôi cho anh em tôi lên một chiếc xe station wagon cũ và lái đến Venice, California, nơi mà cha mẹ tôi mướn một căn nhà bên cạnh bờ biển cho kỳ nghĩ hè. Trong những ngày ấy, nhiều phần của Venice là một khu lụp xụp những căn cư xá rẻ, hấp dẫn hàng đầu, bên cạnh bờ đại dương. Được mệnh danh là “Appalachia[2] bên cạnh bờ Biển” bởi những phương tiện truyền thông địa phương. Venice là một sự hòa hiệp đặc biệt của những ông lão, bà lão dễ thương người Do Thái, hầu hết là di dân từ Đông Âu, dành những ngày cuối đời trên trái đất tán gẩu với nhau trên những chiếc ghế dài để dọc bờ biển và của những thành viên phong trào tuổi trẻ phản kháng văn hóa, những người lập dị chống lại những quy ước xã hội vào cuối những năm năm mươi và đầu những năm sáu mươi, tiếp theo là những người hippy vào giữa và cuối những năm sáu mươi. Thời biểu hàng ngày của anh chị em tôi thường giống nhau: Sau điểm tâm, chúng tôi chạy ra ngoài và dành cả ngày trên bở biển, bến tàu, hay đi lên đi xuống những lối đi lót ván, không bao giờ trở lại nhà cho đến buổi ăn tối. Vào lứa tuổi bảy hay tám, tôi được phép dành cả ngày không bị giám sát, hay tối thiểu chỉ bị trông nom bởi người anh chỉ lớn hơn tôi một tuổi rưởi, vui chơi với những gì dường như một sự đa dạng vô hạn của các hoạt động – câu cá trên bến tàu Santa Monica, thích thú với những trái bắp nướng, thăm viếng những gian hàng bán đồ kỷ niệm, khao khát những món đồ quý mà chúng tôi không thể mua nổi, thậm chí dành một ngày ngẩu nhiên nào đấy ở Công viên Pacific Ocean (Thái Bình Dương), một khu vui chơi xây dựng trên một bến tàu nhô ra đại dương.
Trong nhiều cộng đồng ngày nay, cha mẹ thường cho phép đứa con tám tuổi của họ lang thang trên đường không có sự giám sát sẽ bị báo cáo cho những cơ quan bảo vệ trẻ em, hơn nữa trong hiện tại việc này là thủ tục tiêu chuẩn. Với nổi lo sợ lan rộng trong nhiều xã hội phương Tây ngày nay, vào lúc bảy tuổi, con nít không nghi nghờ gì nữa đã chịu sự rèn luyện Nguy Hiểm Lạ Mặt, giống như sự chuẩn bị cho chiến trận. Trong thực tế, tôi nghe rằng bây giờ thậm chí sự rèn luyện Nguy Hiểm Lạ Mặt đã lỗi thời, được thay thế mới gần đây hơn trong trường học với cái tên đáng ngại Lockdown Drills (sự thực tập khóa xuống), là thứ có nghĩa rõ ràng là để chuẩn bị cho những vụ nổ súng tại học đường. Các học sinh tìm chỗ để nấp và được hướng dẫn không nói chuyện, di chuyển, hay làm ra một tiếng động nào vì bất lý do gì. Bảo vệ, bảo đảm, an toàn, và phòng ngừa là những quan tâm và điển hình chính ngày nay. Không còn nữa cộng đồng trẻ con tự do bay nhảy trên chiếc xe đạp của chúng và lang thang trên đường. Bây giờ, trước khi nhảy lên xe đạp, chúng phải đội nón bảo vệ, mang miếng đệm trên đầu gối, bao cổ tay, và miếng đệm cùi chỏ. Sau đó những chiếc xe đạp được khóa cổng sau lại và đạp xe trong một khu vực được giám sát. “Những ngày vui đùa” bố trí trước một cách nghiêm túc được thiết lập giữa những ông cha bà mẹ như những tác viên xã hội cho việc xây dựng những giám đốc điều hành (CEO) của họ.
Như trẻ con trong xã hội Hoa Kỳ tiếp tục bị quy định không tin bất cứ bên ngoài chu vi thân cận của chúng, hay trong nhóm, nó đã đưa lên những câu hỏi rất thật về khả năng đảo ngược xu hướng rắc rối này. Nhưng tôi tự hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể nói gì về chủ đề này.
“Bất hạnh thay,” tôi đã nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma khi cuộc đàm luận của chúng tôi tiếp tục,”dường như rằng mức độ của niềm tin giữa con người đã và đang đi xuống và đi xuống trong nhiều xã hội trong thế giới ngày nay. Thí dụ, ở Anh Quốc và Hoa Kỳ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu và họ đã hỏi mọi người, ‘Bạn có thấy rằng tổng quát mà nói người ta không thể tin tưởng chứ gì, hay bạn có cảm thấy rằng bạn không thể quá cẩn thận khi đối phó với mọi người chứ, rằng bạn nên luôn luôn cẩn trọng chứ? Và số lượng con người tin tưởng người khác đã giảm thiểu mất năm mươi phần trăm từ những năm 1950, điều này là khổng lồ.
“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, nơi đây chúng ta ở Tucson một lần nữa, nhiều năm sau những thảo luận lần đầu tiên của chúng ta ở đây. Ở chốn này nhắc nhở tôi khi tôi đã sống ở đây, trong bốn năm khi tôi đi học ở trường Dược khoa tại đại học. Tôi vừa nhớ tôi đã sống như thế nào trong một căn nhà nhỏ bước ngang qua một con đường tới trường đại học và trong cả bốn năm tôi đã sống ở đây luôn luôn để cửa trước của tôi mà không khóa trái lại – ngày và đêm. Trong trường hợp của tôi, dường như tôi tin tưởng ít hơn tôi đã từng – tối thiểu trong ý nghĩa rằng ngày nay sẽ không bao giờ thậm chí nghĩ rằng sẽ rời nhà mà không khóa lại như tôi đã từng làm ngày trước.”
“Howard, tôi không biết có phải điều này chỉ là một vấn đề tin tưởng con người không,” ngài nói với một âm điệu hơi đùa cợt. “Tôi hy vọng đấy không chỉ là trường hợp mà ông không có gì để ăn trộm lúc ấy!”
“À, hãy nghĩ về điều này,” tôi thú nhận, “tôi cho rằng chính là trường hợp ấy. Trong thực tế, đấy chính là trường hợp,” tôi thêm, gợi nhớ lại điều kiện sống đơn sơ trong những ngày ấy.
“Vậy thì,” Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “ông cần thực tế. Nếu những điều kiện của ông là như thế mà ông cần khóa cửa lại bây giờ, thế thì đó chỉ là sự cẩn trọng. Không hành động trong một thái độ thận trọng, là không thực tế, dù đơn giản chỉ là bởi vì ông nhận ra bản chất tốt đẹp nền tảng của con người, hay bởi vì ông cảm thấy một cảm giác liên hệ với những người khác trong tổng quát hay ông có một ý thức tin tưởng đối với những thành viên trong cộng đồng của ông. Ông có thể là một người tế nhị, tử tế nhưng đồng thời phải thực tế.
“Câu chuyện về những ổ khóa, v.v… đã nhắc tôi về Thung lũng Spiti ở Bắc Ấn, trong những làng xá xa xôi này, vào thời xưa không có thói quen đặt những ổ khóa vào cửa ra vào. Hoàn toàn không có khóa. Khách du lịch đến và tự tiện. Điều ấy chỉ là đương nhiên.”
Trong một thoáng những lời của ngài đã gợi lên một hình tượng đầy năng lực: một cộng đồng không có những ổ khóa, một thế giới hoàn toàn tin tưởng, viễn tượng về một thế giới nơi mà căn bản thánh thiện của con người có thể biểu hiện được. Nhưng hình ảnh ấy nhanh chóng được thay thế bằng một hình ảnh của thế giới ngày nay, với đầy dẫy những rắc rối.
“Có phải đấy vẫn là trường hợp trong khu vực ấy ngày nay không?” tôi hỏi.
“Ô, nó đang thay đổi, một cách tự nhiên,” ngài trả lời, “mặc dù thật khó để nói đến mức độ của nó ra sao.”
“Sự thay đổi trong dạng thức của những mức độ toàn diện của niềm tin, đặt những ổ khóa lên cửa ra vào, loại sự việc ấy?”
“Vâng…”
“Vậy thì ngài đã đóng góp gì cho những loại thay đổi này? Tại sao ngày càng giảm thiểu niềm tin?”
“Trước đây, tôi nghĩ, có rất hiếm hoi khách viếng thăm,” ngài trả lời. “Tôi nghĩ họ sinh sống hầu như chỉ trong cộng đồng của riêng họ. Và ngày nay, dĩ nhiên, khác biệt rồi. Ngày càng có nhiều khách du lịch hơn và rồi có những người mới lạ làm việc trên công trình xây dựng đường xá….”
“Thưa Đức Thánh Thiện, nhưng tôi nghĩ ngài đã nêu lên một điểm quan trọng dường như là một đặc trưng chung của xã hội hiện đại. Chính là ý kiến này, ngày càng có nhiều người lạ đến với các cộng đồng. Điều này liên hệ đến những gì chúng ta đã từng thảo luận trong những lần gặp gở trước đây ở Dharamsala, ý kiến về sự biến đổi lớn hơn trong xã hội công nghệ hiện đại này, con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Và ý kiến này về một dòng liên tục những người mới đổ vào trong một cộng đồng có khả năng làm nên một sự mất tin tưởng nào đó cũng như căng thẳng.
“Thí dụ, tôi vừa thấy một nghiên cứu hấp dẫn liên hệ đến ý kiến này mà nó liên hệ đến một cộng đồng mới tinh ở Anh Quốc nơi họ đã xây dựng một phức hợp nhà ở hay chung cư này. Phức hợp này là một tòa nhà vài tầng. Sau khi nó được hoàn thành và con người vào ở, một số người chú ý rằng những người ở tầng trệt bắt đầu gia tăng tỉ lệ tiêm nhiễm chứng bệnh tinh thần.
“Thế nào đi nữa, những người thiết kế những tòa nhà quyết định thực hiện một thí nghiệm. Những gì họ đã làm là xây dựng một số bức tường. Những bức tường này cắt ngang những lối đi đi phía trước cửa sổ của những người này ở tầng trệt, vì thế rất ít người lạ có thể đi ngang qua cửa sổ của họ. Người ta tái thiết kế nó vì thế khi một người nhìn ra cửa sổ phía trước của họ, họ thường thấy một người hàng xóm, một người nào đó mà họ quen thuộc. Và chỉ bằng việc làm như vậy, việc tái thiết kế những lối đi, đã làm giảm thiểu 24 phần trăm chứng bệnh tinh thần.
“Nhưng dĩ nhiên vấn đề là chúng ta không thể đi vòng quanh với những viên gạch và hồ vửa, xây dựng những bức tường trong xã hội. Vì thế tôi tự hỏi, ngài có bất cứ đề nghị nào về việc chạm trán năng lực đó như thế nào, năng lực tàn phá của mất niềm tin?”
Suy nghĩ một lúc, ngài trả lời, “Ở đây, trong trường hợp này, có thể có nhiều nhân tố mà chúng ta có thể cần để suy nghĩ cẩn trọng. Dĩ nhiên, khi đối phó với bệnh hoạn tinh thần, nó sẽ đổi thay tùy theo những cá tính khác biệt và các cấu trúc tâm lý của con người. Và rồi trong tổng quát, tôi nghĩ rằng trong xã hội Tây phương, có một khuynh hướng để nhìn đến những phương tiện ngoại tại để giải quyết tất cả những rắc rối của chúng ta, và để cung ứng hạnh phúc và sự toại nguyện của chúng ta. Vì thế, có lẻ sự định hướng này làm cho con người có xu hướng bị tác động hơn bởi những thay đổi trong môi trường ngoại tại. Tôi không biết.
“Nhưng điểm chính trong sự khám phá của chúng ta là để xác định những kỷ năng mà các cá nhân có thể sử dụng để xây dựng những tiềm năng nội tại, vì thế chúng ta không phải xây dựng những bức tường từ bên ngoài,” Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý.
“Chính xác!” tôi nói. Tôi đã vui mừng rằng ngài đã nêu lên ý tưởng về những kỷ năng nội tại. “Vậy thì ngài tránh sự xói mòn niềm tin như thế nào?”
“Điều này có thể là phức tạp, bởi vì có thể có nhiều nhân tố liên hệ, vì thế chúng ta cần nhận ra rằng có thể có những sự tiếp cận đa dạng mà chúng đòi hỏi trên những trình độ khác nhau. Nhưng một thứ, thí dụ, sự tiếp xúc cá nhân và tìm hiểu để biết người khác, có thể giúp để xây dựng một niềm tin rộng lớn hơn. Tôi nghĩ rằng một số sự tiếp cận nào đó mà chúng ta thảo luận trong quá khứ về vấn đề xây dựng tinh thần đối thoại cũng có thể áp dụng để xây dựng niềm tin.”
Nhưng trong các trường hợp ấy, nơi có nhiều người mới di chuyển vào trong cộng đồng của chúng ta, giống như trong Thung Lũng Spiti, nơi mà con người bây giờ đang đặt những ổ khóa trên cửa cua họ, và chúng ta không có cơ hội để có sự tiếp xúc cá nhân với tất cả những người ấy…”
“Howard, chỉ vì chúng ta thấy sự phòng ngừa trước trong những cộng đồng này không có nghĩa là nhất thiết phải có bất cứ sự thay đổi sâu sắc trong mức độ của niềm tin, hay có một sự nghi ngờ lan rộng. Thí dụ, có thể có một cộng đồng nơi có hàng trăm người, và con người có thể có một cảm nhận của niềm tin cho chín mươi chín con người ấy, nhưng nếu người ta không tin người cuối cùng, dĩ nhiên, những người kia sẽ thực hiện sự đề phòng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải nghi ngờ mọi người.
“Do vậy, tôi nghĩ một lần nữa nó đi đến việc có một quan điểm thực tế. Chúng ta có thể thực hiện sự phòng ngừa để tự bảo vệ bởi vì chúng ta nhận ra rằng có thể có một số ít phần trăm những người với khuynh hướng xấu, nhưng cùng lúc, nếu chúng ta nhìn vào mọi thứ từ một viễn tượng rộng hơn, nếu chúng ta nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết mọi người là lương thiện. Nếu chúng ta duy trì một quan điểm thực tế và không phóng đại mức độ của vấn đề, rồi thì chúng ta sẽ không thay đổi nhận thức nền tảng về bản chất tự nhiên của loài người. Do vậy, không cần phải khai triển một thái độ nghi ngờ đối với tất cả những người mới đến trong cộng đồng.”
Vậy thì, mọi thứ thay đổi. Những ông cha bà mẹ ở ngoại ô không còn cho phép con cái của họ dong ruỗi tự do trong những mùa hè. Một nhà tâm lý trị liệu sống ở Phoenix và một dân làng người Tây Tạng sống trong vùng Thung Lũng Spiti xa xôi ở Hy mã lạp sơn không còn để cửa ra vào của họ không khóa vào ban đêm. Chúng ta có thể làm gì? Có phải chúng ta bị đòi hỏi phải quên lãng những hiểm họa của thế giới nhằm để trở lại một thời điểm vô tư hơn, nhằm tái thiết lập những trình độ của chúng ta về niềm tin trong một lần khác và lấy lại ý thức cộng đồng.
Trong việc hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma câu hỏi nền tảng ở đây – chúng ta có thể trau dồi một niềm tin lớn hơn như thế nào? – những trả lời của ngài ban đầu làm tôi thất vọng. Những câu trả lời này cũng giống như những đáp ứng và chiến lược cũ mà ngài đã đề cập đến rồi. Và nói rằng: Chúng ta cần những sự tiếp cận đa dạng – lãng tránh! Tiếp xúc cá nhân – chán nản! Quan điểm thực tiển – Thượng đế giúp chúng ta! Ngài không có gì mới để bổ sung sao? Trong một cuộc đàm luận ngài đề cập một số người bạn Tây Tạng của ngài đã thấy ngài liên tục sử dụng những chữ “sự tiếp cận thực tiển” là ồn ào. À, tôi chưa đến chỗ cảm thấy bực bội, nhưng có thể nó sắp xảy ra.
Chuyện không đến như thế cho đến một lúc nào đấy sau những thảo luận này khi tôi thực hiện một cái nhìn gần gũi hơn vào những quan điểm của Đức Đat Lai Lạt Ma và sự tiếp cận của ngài cho việc nuôi dưỡng hy vọng , lạc quan, khả năng hồi phục, và niềm tin, tất cả những thứ ngài cảm thấy có thể được trau dồi bằng việc sử dụng cùng phương pháp: “quan điểm thực tế” của ngài. Dĩ nhiên, tôi đã có một sự tỉnh giác nào đó về sự tương quan giữa những quan điểm của ngài và nghiên cứu khoa học vào lúc chúng tôi thảo luận, nhưng không phải như thế cho đến khi tôi dành một ít thời gian phụ trội để quán chiếu trên những ngôn từ của ngài và việc chiêm nghiệm trên những nghiên cứu khoa học mới đây nhất về hạnh phúc và những cảm xúc tích cực, và sự tương liên của cả hai, và tôi đã bắt đầu thấy sự tiếp cận của ngài trong một cách sâu sắc hơn và nhận ra sự thâm sâu của nó. Những gì đã bắt đầu xuất hiện trong tôi như một lời sáo rỗng chán phèo – “quan điểm thực tế” của ngài – thì tôi nhanh chóng nhận ra điều cứ tưởng là đơn giản mà thật sự có tuệ trí và sáng suốt vô biên phía sau nó, lớp này trên lớp kia. Nó là một mật mã hơn, và mặc dù nó được biểu lộ trong một ngôn ngữ thế tục thông thường, nhưng nó dường như nó che dấu những nguyên lý rất thậm thâm phong phú và sự thực tập của Đạo Phật. Những dạng thức đơn giản này mà ngài đã sử dụng như “tỉnh thức” hay “quan điểm thực tiển”, tiêu biểu cho một sự đa dạng của những sách lược hiệu quả để gia tăng hạnh phúc và giúp chúng ta đương đầu với thế giới phiền não – những sách lược căn cứ trên những nguyên lý nền tảng của Đạo Phật và được hổ trợ bởi khoa học hiện đại. Thí dụ, như chúng ta đã thấy, sự “tiếp cận thực tiển” của ngài bao gồm cùng những kỷ năng mà những nhà tâm lý học gọi là sự tái cấu trúc, tái đánh giá tích cực, tìm lợi ích, kiếm ý nghĩa tích cực, những kỷ năng nhận thức, kỷ thuật ‘nhận thức hành vi’[3], v.v… – tất cả những thứ này có một bộ phận lớn chứng cứ khoa học minh chứng cho sự hiệu quả của chúng.
Phải thừa nhận, tại một điểm tôi đã thất vọng rằng dường như Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như đã đề ra quan điểm thực tế của ngài như kỷ năng chính để trau dồi bất cứ cảm xúc tích cực nào chúng tôi đang nói đến. Nó không làm tôi chán ngán lúc đầu, nhưng vào lúc chúng tôi đi đến chủ đề niềm tin và ngài vẫn sử dụng cùng phương pháp, tôi thật sự đã sẳn sàng cho một kỷ năng mới. Tuy nhiên, trong việc nhìn lại những bằng chứng khoa học, sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu nổi lên một ý nghĩa toàn hảo và rơi vào đúng vị trí của nó. Thí dụ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu tuần ấy với một thảo luận về sự tiếp cận thực tế của ngài(“viễn tượng rộng rãi hơn”, v.v…), rồi hy vọng và lạc quan, tiếp theo với khả năng hồi phục và niềm tin. Cách này không phải ngẫu nhiên – chủ để của chúng tôi là để khám phá việc đương đầu với thế giới phiền não của chúng ta và vẫn duy trì hạnh phúc. Trong khi theo nghiên cứu, tất cả những cảm xúc tích cực có thể hoạt động như một sự đối trị đến những ảnh hưởng của các cảm xúc tiêu cực và căng thẳng, và tất cả có thể góp phần cho những hạnh phúc cá nhân lớn hơn, có một nhóm cảm xúc tích cực hiệu quả một cách đặc biệt trong việc giúp chúng ta đương đầu với nghịch cảnh, những chướng ngại và rắc rối ngoại tại, v.v… Và những cảm xúc nào được phân loại như ở trong nhóm này? Nhóm này bao gồm: hy vọng, lạc quan, hồi phục, và, vâng – niềm tin! Một số nhà khảo sát thêm tín ngưỡng và sự quả quyết vào nhóm này. Một cách rõ ràng, không phải tất cả những nhà nghiên cứu đều phân loại các cảm xúc tích cực trong một cách giống nhau – trong thực tế, có thể có một sự biến thiên rộng rãi. Nhưng tối thiểu, có một nhân tố căn bản ở đây. Những cảm xúc được phân nhóm với nhau bởi những nhà tâm lý học tích cực như Bác sĩ Martin Seligman bởi vì chúng một sự định hướng tổng quát “tương lai”, liên hệ đến những dự đoan tích cực về loại này hay loại kia. Thí dụ, đối tượng của hy vọng tổng quát là một mục tiêu đặc thù nào đó trong tương lai, trong khi lạc quan liên hệ hơn đến một dự đoán tổng quát về những việc tích cực sắp xảy ra. Với niềm tin, đối tượng của tiên liệu tổng quát là một con người nào đấy.
Khi chúng ta nhìn từ một “viễn tượng rộng rãi hơn”, có thể dường như không quá ngạc nhiên là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chọn để sử dụng cùng sách lược để trau dồi hy vọng , lạc quan, khả năng hồi phục, và niềm tin, vì chúng được thấy như ở cùng một gia đình. Chúng ta đã thấy phía trước việc nghiên cứu đã biểu thị rằng tất cả những thể trạng và kỷ năng tinh thần tích cực đa dạng mà chúng tôi đã thảo luận dường như củng cố lẫn nhau, vì thể việc lựa chọn một sách lược mạnh mẽ đã được chứng minh phải là đã đủ để làm nổi bật một sự đa dạng của cảm xúc tích cực, tất cả những gì có thể giúp chúng ta đương đầu một cách hiệu quả với thể giới phiền não của chúng ta.
Bây giờ việc nhận ra rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không đề xuất ‘sự tiếp cận thực tế’ của ngài như một kỷ năng để giúp cho việc xây dựng niềm tin đơn giản bởi vì ngài đã hết nhưng ý tưởng mới mẻ và phải tiếp tục lập lại cùng kỷ năng cũ kỷ, thì chúng ta có thể thực hiện một cái nhìn cuối cùng vào những quan điểm của ngài trong việc trau dồi niềm tin.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến cho chúng ta một sự tiếp cận mà trong ấy chúng ta có thể duy trì một cảm nhận phổ quát về niềm tin với mọi người, là điều tạo nên một sự cởi mở – một sự cởi mở mang với nó khả năng nối kết, một sự ràng buộc tiềm tàng. Khi chúng ta vươn tới một người khác và thực hiện sự nối kết, thiết lập mối ràng buộc ấy, điều này trở thành căn bản cho ý thức cộng đồng. Dĩ nhiên, câu hỏi then chốt là, chúng ta có thể duy trì cảm nhận niềm tin như thế nào? Sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ trên một chí nguyện vô úy đối với việc khám phá thực tế, và ý chí chấp nhận thực tế ấy, để sống bằng sự thật ấy. Trong trường hợp này, thí dụ thế, sự tiếp cận của ngài bắt đầu bởi việc phát triển một sự thấu hiểu sâu sắc về bản chất con người, và nhận thức rằng đai đa số nhân loại là lương thiện, những người hiền lành – những người chỉ muốn hạnh phúc, chỉ muốn được yêu thương, những người không muốn đau khổ. Đúng là giống như chúng ta.
Đồng thời, có một sự thấu hiểu tương đồng về thực tế rằng có một số người có khuynh hướng hiểm độc, những kẻ sẽ làm tồn hại những người khác. Tại chỗ gặp gở của hai quan điểm phân kỳ này hiện hữu ý nghĩa và lý do thông thường. Với quan điểm này, chúng ta có thể luôn luôn tin tưởng mọi người – chúng ta có thể tin cậy con người là con người: Một số chính yếu là tốt, một số chủ yếu là xấu, và tất cả chúng ta có một sự pha trộn giữa tốt và xấu thế nào đấy. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người chúng ta chạm trán sẽ là tốt và không lạm dụng niềm tin của chúng ta, trong khi một số nhỏ thiểu số sẽ là xấu và ngược đãi niềm tin của chúng ta. Nhưng với sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta có thể phòng ngừa để chống lại việc có thể bị làm tổn thương, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta cần để bảo vệ chính mình với thiểu số nhỏ ấy, nhưng đồng thời chúng ta có thể duy trì một cảm nhận chung chung về niềm tin đối với những người khác, mà không để thiểu số nhỏ ấy bóp méo nhận thức, quan điểm và thái độ của chúng ta.
Sự Hội Tụ của Hạnh Phúc Cá Nhân và Xã Hội
“Ngài biết không,” tôi nói, khi ngài đang nói về những lợi ích của niềm tin, một điểm quan yếu vừa xảy ra với tôi. Tuần này, chúng ta đã thảo luận về những nhân tố có thể giúp chúng ta đương đầu với thế giới rắc rối của chúng ta và tìm hạnh phúc một cách nội tại. Trong một số thảo luận quá khứ, chúng ta đã nói về những rắc rối ngoại tại đa dạng trong xã hội của chúng ta và trên thế giới, cũng như thảo luận những phương cách để vượt thắng những rắc rối này. Nhưng dường như đối với tôi là ngài đã nói một cách đặc biệt đến phương pháp tiếp cận loại ‘giết hai con chim bằng một viên đạn’, đồng thời mang đến niềm hạnh phúc nội tại và hạnh phúc xã hội. Ngài vừa đề cập việc niềm tin có thể cống hiến như thế nào đến hạnh phúc cá nhân của một người, nhưng cùng lúc niềm tin có thể là một nhân tố quan trọng trong việc giúp để giải quyết một vài vấn nạn của thế giới. Niềm tin lớn hơn có thể giúp xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, và niềm tin là quan trọng trong việc làm cho thuận tiện một cuộc đối thoại thành công hơn trong tiến trình giải quyết xung đột.
“Vâng, dĩ nhiên,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp, giống như đây là sự quán chiếu tự nhiên và rõ ràng nhất trên thế giới, mặc dù những ý tưởng này vừa mới bắt đầu ló dạng trong tôi.
“Dường như rằng những nhân tố tinh thần tích cực khác mà chúng ta đã từng thảo luận là giống nhau trong cách ấy – về một phía, những thể trạng tinh thần hay cảm xúc tích cực như hy vọng, lạc quan, khả năng hổi phục, v.v… thực hiện một sự đóng góp trực tiếp đến sự hạnh phúc của chúng ta. Và đồng thời, chúng cũng là những nhân tố đóng một vai trò trong việc ban cho chúng ta sức mạnh hổ trợ một cách trực tiếp để chúng ta tiếp tục hoạt động cho một thế giới tốt đẹp hơn. Giống như trường hợp của ngài, chính là hy vọng và lạc quan cho phép chúng ta tiếp tục để chiến đầu cho nhân quyền và sự tự trị rộng rãi hơn ở Tây Tạng, mặc dù đã năm mươi năm không có thành công nào.”
“Đúng đấy,” ngài nói một lần nữa.
Tôi cảm thấy một sự sôi nổi dâng tràn khi những chủ đề bất đồng và sự đa dạng của những đề tài riêng biệt mà chúng tôi đang thảo luận rất lâu bây giờ bắt đầu liền lũy, hòa hiệp vào trong một hệ thống tế nhị thống nhất mà trong ấy hạnh phúc nội tại và hạnh phúc xã hội được nối kết cùng một sự tương tục. Việc chiến đấu để vượt thắng những rắc rối bên trong và tìm hạnh phúc nội tại cùng sự đấu tranh để chiến thắng những vấn nạn của thế giới chúng ta và tạo những xã hội hạnh phúc hơn không còn hiện hữu là hai sự theo đuổi riêng biệt và không liên hệ. Nó không giống như là một sự khởi đầu một sự kiện mới mẻ nào đó được khơi mở, hay tin tức cấp tiến mới, nhưng đúng hơn là kiến thức hiện hữu dường như vừa ăn khớp với nhau và đặt đúng vào vị trí.
“Ngài biết không, đây là nơi mà hạnh phúc nội tại và ngoại tại dường như hội tụ lại. Và, đi đến nghĩ về nó, nguyên tắc này không giới hạn chỉ trong những thể trạng tinh thần tích cực đặc thù như hy vọng, lạc quan, hay niềm tin, nhưng thật sự, dường như rằng tất cả những cảm xúc tích cực và hạnh phúc trong phổ quát, tất cả đều chia sẻ phẩm chất này, khả năng của việc thúc đẩy cả hạnh phúc nội tại và ngoại tại. Nó nhắc tôi nhớ về tất cả những nghiên cứu cho thấy những con người hạnh phúc như thế nào, khi họ vị tha hơn, hăng say hơn để vươn ra và giúp đở, và nhân từ hơn - vậy thì ở đây một lần nữa, hạnh phúc nội tại và việc hoạt động đối với một thế giới tốt đẹp hơn dường như hợp nhât.”
“Và nó cũng hoạt động trong chiều hướng khác ,” ngài nhắc tôi. “Không chỉ nó là trường hợp mà những người hạnh phúc là quyết tâm hơn để giúp đở người khác, nhưng như tôi đề cập một cách tổng quát, giúp đở người khác là cách tốt nhất để hổ trợ chính mình, cách để thúc đẩy hạnh phúc của chính mình. Đó chính là chính mình, kẻ sẽ tiếp nhận lợi ích.”
“Tôi đoán rằng tại điểm này, chúng ta có thể thấy sự trau dồi những cảm xúc tích cực như điều gì đấy đóng góp trực tiếp đến hạnh phúc cá nhân của một người cũng như điều gì đấy giúp để vượt thắng những vấn nạn xã hội (một cách trực tiếp hay gián tiếp), vì thế góp phần đến một thế giới tốt đẹp hơn.”
Mĩm cười, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ gật đầu trong sự đồng ý.
Ở đây chúng tôi đã thêm một vấn đề quan trọng, nhấn mạnh nơi mà thế giới nội tại và thế giới ngoại tại gặp nhau, khai mở một sự tiếp cận có thể đồng thời thiết lập hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. Trong niềm tin, chúng tôi đã thêm một không gian khác, cho thấy nó có thể có một tác động tích cực trên một mức độ xã hội rộng rãi hơn. Như chúng ta đã thấy, những nghiên cứu cho thấy rằng trình độ của niềm tin trong một xã hội liên hệ một cách trực tiếp đến trình độ hạnh phúc của xã hội ấy. Niềm tin cũng có thể có nhiều lợi ích đặc biệt trong việc vượt thắng những vấn nạn của xã hội - niềm tin giữa những nhóm người làm giảm thiểu sự nghi ngờ và sợ hãi, cùng thúc đẩy một xã hội an bình hơn. Niềm tin rộng rãi hơn làm giảm thiểu thành kiến, phân biệt chủng tộc và xung đột. Nếu xung đột thật sự xảy ra một cách ngẫu nhiên, niềm tin có thể giảm thiểu bạo động có thể xảy ra.
Cảm Xúc Tích Cực như một Sự Đối Trị với những Vấn Nạn Xã Hội
Cuối cùng, chúng tôi bắt đầu thấy một sự tiếp cận rộng rãi hơn để tìm hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta, với một sách lược có thể hoạt động đối với việc gia tăng hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội đồng thời. Vì các cảm xúc tích cực góp phần trực tiếp lớn hơn với hạnh phúc cá nhân, cho nên cũng quan trọng để nhìn vào việc những cảm xúc tích cực có thể hổ trợ để giảm thiểu những vấn nạn xã hội như thế nào.
Khi chúng tôi bắt đầu đề cập hạnh phúc con người trong phạm vi rắc rối xã hội, một trong những vấn nạn đầu tiên mà Đức Đạt Lai Lạt Ma xác định là sự thiếu vắng liên kết xã hội gia tăng trong nhiều xã hội. Đến bây giờ, khi việc thảo luận vấn đề nối kết giữa hạnh phúc cá nhân và liên kết xã hội, chúng tôi đã tập trung trên khả năng của những ràng buộc xã hội này để tăng cường mức độ hạnh phúc. Không chỉ sự nối kết gần gũi của chúng ta đến người khác đưa đến hạnh phúc lớn hơn, mà hạnh phúc hay cảm xúc tích cực của chúng ta đưa đến những tương tác xã hội tốt hơn. Những nghiên cứu mới đã cung cấp chứng cứ thẩm nghiệm cho thấy rằng hạnh phúc và những thể trạng tích cực của tâm thức trực tiếp làm cho con người dễ chan hòa hơn và có những mối quan hệ xã hội thành công hơn. Việc gây ra một tính tình vui vẻ hạnh phúc trong một đối tượng sẽ làm gia tăng cơ hội cho con người ấy mở ra một cuộc đối thoại với một người xa lạ – và khi người ta thật sự nối kết với những người xa lạ hay bạn hữu, người ta có khuynh hướng bộc lộ nhiều tin tức cá nhân hơn, và có một khuynh hướng hình thành những mối ràng buộc sâu xa hơn với người khác. Những sự thay đổi loại này rõ ràng làm ai đó dễ dàng thực hành theo những khuyên bảo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và gia tăng sự
thành công của họ trong việc liên kết với một tổ chức xã hội hay một nhóm người.
Cảm Xúc Tích Cực trong Đối Thoại và Giải Quyết Xung Đột
Trong cuộc đối thoại của chúng tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập sự tin tưởng vững chắc của ngài rằng chiến tranh và bạo động sẽ lỗi thời như một cách đối phó với xung đột và ngài mường tượng giai tầng tới trong tiến hóa văn hóa của thế giới, khi mà đối thoại được sử dụng để giải quyết những tranh luận của chúng ta thay vì bạo động. Tuy thế, ngài thật sự đã chỉ đến một con số những thử thách phải được vượt thắng nhằm để tiến hành thành công trong đối thoại: Ngài đề cập rằng chúng ta cần tìm một lối để có thể quên đi những oán giận quá khứ và kiếm một phương để bỏ đi những cách nhìn cũ kỷ cứng nhắc vào hoàn cảnh. Chúng ta cần tìm một cung cách đề nhìn vào các vấn đề tranh cải trong những đường lối mới mẻ và sáng tạo, với một nhận thức tươi mát. Chúng ta cần có thể mở rộng quan niệm của chúng ta và sử dựng sự tưởng tượng của chúng ta, vì thế chúng ta cũng có thể thấy những quan điểm của phía bên kia. Chúng ta cần có một cung cách suy nghĩ rộng mở, bổ sung hợp nhất mà sẽ cho phép chúng ta có thể thấy những vùng lợi ích hổ tương, nơi mà cả hai bên gặp gở và tiếp nhận những nhu cầu cần thiết nhất của họ.
A, hãy thấy này … chúng ta cần áp dụng một lối suy nghĩ ít cứng nhắc hơn, uyển chuyển hơn và sáng tạo hơn, ít tập trung về chính mình hơn, có thể hợp thành một thể thống nhất những quan điểm khác biệt và tìm ra các chủ đề chung, mà có thể nhìn vào những tình thế trong những cung cách mới, từ các khía cạnh khác nhau, mở ra những thông tin mới … hmmm…
Vâng, đấy là một sự diễn tả tuyệt vời một cách chính xác về nhưng loại suy tư đã được tìm ra để phối hợp với những cảm xúc tích cực, từ những thí nghiệm này đến thí nghiệm kia. Trong thực tế, những cảm xúc tích cực tạo nên một cung cách suy nghĩ lý tưởng cho việc tiến hành trong thành công đối thoại để giải quyết một tranh cải.
Trong cùng cách, những cảm xúc tiêu cực được phối hợp với các loại suy nghĩ hẹp hòi đặc thù nào đó, những cảm xúc tích cực cũng được phối hợp với các loại tư tưởng rộng mở đặc biệt nào đấy, đó là việc sử dụng những vùng lý trí cao cấp của não bộ – và dường giống như rằng loại suy tư này được thiết lập để được sử dụng trong những tình thế xung đột nơi mà hai hay nhiều bên cố gắng để giải quyết một vụ tranh luận: Cảm xúc tích cực làm nổi bật suy tư hợp nhất, nơi mà con người sẽ nhìn vào một phạm vi rộng rãi của những sự kiện liên hệ đến một hoàn cảnh, và hiệu quả hơn trong việc thống nhất những sự kiện linh tinh để đưa ra một giải pháp mới. Một thể trạng tích cực của tâm thức cũng dẫn đến một sự suy nghĩ uyển chuyển hơn, một tâm thức mềm mõng hơn có thể nhìn vào một vấn nạn từ những khía cạnh khác nhau. Cuối cùng, những cảm xúc tích cực làm cho tâm thức chúng ta dễ lĩnh hội những tin tức mới hơn, những cung cách mới hơn trong việc nhìn vào những sự việc – một loại suy nghĩ chắc chắn sẽ làm cho thuận tiện sự cởi mở đến những quan điểm khác, một thành phần quan trọng cho việc đối thoại thành công trong cố gắng để giải quyết một xung đột.
Trước đây chúng tôi đã diễn tả vài thí nghiệm minh chứng việc những cảm xúc tích cực tạo nên các thay đổi trong suy nghĩ như thế nào đưa đến kết quả trong một năng lực to tát hơn để thấy “khung cảnh rộng lớn,” để tư duy một cách sáng tạo hơn, và để thấy các phương cách mới mẻ để đạt đến những mục tiêu của chúng ta – tất cả những loại suy nghĩ sẽ hữu ích trong việc thương lượng một giải pháp thành công cho một xung đột hay tranh cải. Đã có nhiều thí nghiệm hơn chứng minh bằng tư liệu những hiệu quả của tính tình tích cực. Alice Isen, cùng với các đồng nghiệp của bà tại Đại học Cornell đã tiến hành nhiều nghiên cứu then chốt về những hiệu quả của hạnh phúc trên suy tư, và hai mươi năm của các cuộc nghiên cứu đã xác chứng rằng khi con người cảm thấy tốt lành, suy tư của họ trở nên sáng tạo hơn, hệ thống hơn, uyển chuyển hơn, và mở ra với kiến thức và thông tin.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tập họp một nhóm những nhà bác sĩ như những đối tượng thử nghiệm. Sau khi gây ra một tâm trạng tích cực với một số đối tượng này, bà đã trình bày với họ, mỗi người với một trường hợp lịch sử bệnh trạng của một bệnh nhân và những nghiên cứu chẩn đoán liên hệ. Sau đó các bác sĩ được yêu cầu “suy nghĩ lớn tiếng”, trong khi phân tích trường hợp ấy từng bước một để đưa ra một triệu chứng (mà đấy là chứng bệnh gan). Trong phân tích sau này chứa đựng những ước định, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những bác sĩ này đang cảm thấy hạnh phúc được phô bày hơn là sự suy nghĩ, lý trí căn bản và những kỷ năng y tế lâm sàng. Họ nhanh chóng hợp nhất thông tin của trường hợp chẩn đoán và có vẻ ít bám chặc vào những suy nghĩ ban đầu hay đi đến kết thúc vội và trong sự chẩn đoán của họ. Khả năng này ít cứng nhắc trong suy nghĩ của chúng ta, có vẻ ít đi đến một sự phán đoán nhanh chóng và đơn giản chấp chặc vào quan điểm của chúng ta, cởi mở hơn, v.v…, là cùng loại tư tưởng sẽ thường có những kết quả thành công hơn trong giải pháp cho xung đột. Trong một thí nghiệm khác, Isen và các đồng nghiệp đã cho thấy rằng những nhà thương thảo cảm thấy tốt lành trong một nhiệm vụ phức tạp là thường có vẻ khám phá ra những giải pháp hệ thống, dẫn đến một kết quả thành công.
Việc trau dồi cẩn trọng những cảm xúc tích cực có thể đưa đến những phương cách mới của tư duy: làm cho đối thoại thuận tiện và tạo nên một khả năng lớn hơn cho những giải pháp xung đột. Viễn tượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma về một tương lai tốt đẹp hơn, một tương lai bất bạo động, có thể một ngày nào đó có thể xảy ra – không phải một Utopia – một xã hội được lãnh đạo dưới một chính thể hợp pháp lý tưởng – nơi con người không bao giờ đấu đá, hay không bao giờ bạo động, nhưng một tương lai nơi mà đối thoại hòa bình không ngoại lệ mà là tiêu chuẩn cho đại đa số rộng lớn nhân loại, sự tiếp cận cơ bản, và là một trong những thứ mà trong ấy luôn luôn có sự khả dĩ tốt lành cho thành công.
Nguyên tác: Inner Happiness, Outer Happiness và Trusty
Ẩn Tâm Lộ ngày 02/01/2012
[1] Cây Bồ Đề chính tên là cây pipala hay pipal phiên âm là tất bát la, vì Sĩ Đạt Ta giác ngộ thành Phật Thích Ca ở đấy nên sau này được Phật tử gọi là cây Bồ Đề tức là cây giác ngộ. Ở các vùng khác của Ấn Độ, những người không phải Phật tử vẫn gọi là cây pipal, tên nguyên thủy của nó.
[2] Tên “Appalachia” bắt nguồn từ “Appalachian” và được tạo ra để có tên chính trị chỉ đến miền ở trong và chung quanh dãy núi. Tên “Appalachian” từ thổ dân Apalachee ở miền Bắc Florida ngày xưa.
[3] Một kỷ năng tâm lý trị liệu tập trung trên những sự tin tưởng, tưởng tượng, và tư tưởng nhằm để thay đổi những thái độ không đúng.