Nghiệp Và Điện-thoại Thông-minh: Quan Điểm Phật Giáo Về Việc Xử Dụng Kỹ-thuật, Như Thế Nào? (song ngữ)

29 Tháng Ba 201617:06(Xem: 6153)

NGHIỆP VÀ ĐIỆN-THOẠI THÔNG-MINH:
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ VIỆC XỬ DỤNG KỸ-THUẬT, NHƯ THẾ NÀO?
 Sakyong Mipham Rinpoche - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
 Source-Nguồn: huffingtonpost.com
(Karma And Smartphones: 
How To Use Technology From A Buddhist Perspective 
Sakyong Mipham Rinpoche)

nghiep va smart telephoneTâm con người tạo ra các ý nghĩ bất-tận, không ngừng nghỉ, thế nên, tâm rõ ràng là có tiềm năng vô-tận để tạo ra các sản-phẩm mới. Giống như là ý nghĩ của chúng ta, ý nghĩ không nhất thiết là có ích-lợi, hoặc là giúp-đỡ chúng ta. Trong quá khứ, những phát-minh về kỹ-thuật làm thay-đổi văn-hóa thí-dụ như điện thoại, và điện-lực đã mất một thời gian dài để sản xuất, cho nên các nền văn-hóa có nhiều thời gian hơn để hấp thụ, và suy-ngẫm về ảnh hưởng của các kỹ-thuật nầy. Ngày nay, đặc biệt là các phát-minh trong phương-tiện truyền-thông điện-tử, các giá-trị về văn-hóa mới, và đạo-đức mới đang được phát-triển và thử-thách, và các kỹ-thuật nầy vì thay-đổi quá nhanh chóng, nên làm cho chúng ta có ít thời gian để suy-ngẫm, và tiếp-thu ảnh-hưởng của các kỹ-thuật nầy.

Giống như nhiều thứ khác, kỹ-thuật có thể phục-vụ chúng ta tốt, hoặc là không tốt. Nếu chúng ta tiếp-cận kỹ-thuật với một tầm-nhìn, thì chúng ta có thể xử dụng kỹ-thuật một cách thiết-thực và hiệu-quả. Nếu chúng ta thiếu tầm-nhìn, kỹ thuật sẽ săn-bắt chúng ta, vì kỹ-thuật phát-hiện ra yếu-điểm của chúng ta, hoặc là sự thiếu quyết-tâm của chúng ta, thí-dụ như là tính hay đi lang-thang, hoặc là tính hay nói tầm-phào. Hoặc là kỹ-thuật làm chúng ta quên-lãng đi thời-điểm hiện-tại.

Bằng cách này, kỹ-thuật đã quyến-rũ chúng ta trong vài phút, rồi sau đó, quyến-rũ chúng ta trong vài giờ, trong vài ngày, trong vài tháng, hoặc là trong vài năm.

Chúng ta có thể nhận biết rằng kỹ-thuật đã phục-vụ chúng ta tốt-đẹp, nếu chúng ta cảm thấy kỹ-thuật làm thăng-hoa tâm hồn, làm gia-tăng sự hiểu-biết, hoặc là làm cho chúng ta hạnh-phúc. Đây là những dấu hiệu cho thấy sự gặp gỡ kỹ-thuật mang lại cho chúng ta đạo-đức. Tuy nhiên, nếu chúng ta cảm thấy buồn-tẻ, hoặc trở nên xa-rời thực-tế, thì rõ ràng là kỹ-thuật đã làm tê-liệt các giác-quan của chúng ta. Tâm trí chúng ta kém đi sự minh-mẫn, và cảm-xúc của chúng ta trở nên xa-cách. Lúc đó, chúng ta biết rằng chúng ta đã bị kỹ-thuật lạm-dụng, (thay vì chúng ta xử-dụng kỹ-thuật), bởi vì lúc nầy kỹ-thuật làm cạn-kiệt năng-lực của chúng ta. Kỹ-thuật có thể là người quản-lý về đạo-đức tuyệt vời, nhưng, kỹ-thuật cũng có thể tạo ra sự tiêu-cực. Thí-dụ như điện-thoại, hoặc là thư điện-tử (email) dễ dàng giúp cho chúng ta an-ủi, khuyên-giải, hoặc là chúc-mừng người khác. Tuy nhiên, vì chúng ta không cần phải đối-mặt với người phía bên kia, cho nên, chúng ta có thể nói hoặc làm những điều gì, mà bình-thường chúng ta không nói hoặc không làm. Như vậy, sự phiền-não của chúng ta sẽ gia-tăng lên gấp nhiều-lần (tăng theo lũy thừa), bởi vì sức-mạnh, và ảnh-hưởng của kỹ-thuật. Chúng ta cũng có khuynh-hướng che dấu đằng sau các phương-tiện điện-tử, bởi vì chúng ta sẽ bị liên-lạc theo lối nầy, ít hơn.

Mặc dù kỹ-thuật đã nâng cao khả-năng liên-lạc, năm yếu-tố căn-bản về nghiệp hãy còn được mang ra áp-dụng: đưa ra ý-muốn (trong tư-tưởng), quyết-định hành-động (trong tư-tưởng), chuẩn-bị hành-động, thật-sự hành-động, và (khi làm xong) không-hối-tiếc. Chúng ta có thể quyết-định xin-lỗi, hoặc là trừng-phạt một người nào đó, và một khi chúng ta bấm nút "gửi thư đi", nghĩa là nghiệp đã bắt đầu làm-việc. Sau đó, nếu chúng ta ngồi hài-lòng với việc chúng ta làm, thì hành-động về nghiệp nầy đã hoàn-tất. Và, hành-động nầy của chúng ta sẽ có người biết được (chúng ta có thể không biết người nầy là ai, tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ phải nhận lấy hậu-quả của hành-động nầy trong tương lai, kết-quả tốt-đẹp hoặc xấu xa là tùy thuộc vào việc chúng ta làm.)  

Trong thời hiện-đại, thậm chí chúng ta cần thuyết phục người khác nhiều hơn về đạo-đức, và chúng ta cần quyết tâm hiểu biết chúng ta là ai, cùng với cách-thức chúng ta muốn phát-biểu như thế nào. Nói chung, cách tiếp-cận tốt nhất với kỹ-thuật là chúng ta phải để-ý đến phẩm-cách của chúng ta và mối quan tâm của chúng ta đối với những người khác.

 Vì vậy, khi chúng ta sản xuất các chương-trình mới cho máy vi-tính xách-tay, và các ứng dụng cho điện-thoại thông-minh, tâm của chúng ta rõ-ràng cần phải có các nguyên tắc đạo-đức. Vấn đề chính-yếu là chúng ta phải trân-qu‎ý và không lạm-dụng tâm chúng ta. Nếu chúng ta vẫn còn giữ-gìn và lưu-ý ‎‎các nguyên tắc và các ưu tiên của chúng ta, giống như những gì chúng ta làm trong khi thiền định, chúng ta có thể xử-dụng kỹ-thuật để đánh thức phẩm-cách và kỷ-luật trong tâm chúng ta, thay vì để kỹ-thuật kiểm-soát cuộc sống của chúng ta.

Trên đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách mới của Sakyong Mipham Rinpoche, 'Nguyên Tắc Của Vương Quốc Thần Thoại Shambhala' (Harmony, tháng 5 năm 2013).

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/sakyong-mipham-rinpoche/karma-and-smartphones-how-to-use-technology-from-a-buddhist-perspective_b_3365310.html

 

Karma And Smartphones:
How To Use Technology From A Buddhist Perspective
Sakyong Mipham Rinpoche - Source-Nguồn: huffingtonpost.com

Since the mind can endlessly produce thoughts, clearly it has the potential to endlessly produce new products. Like thoughts, they may not necessarily be helpful or beneficial. In the past, technological culture-changers like the telephone and electricity took a long time to produce and cultures had more time to absorb and contemplate their impact. Now, especially with electronic media, new cultural and ethical values are being developed and challenged, and things are changing so fast that we have little time to contemplate and absorb their impact.

Like many other things, technology can serve us well or not serve us well. If we approach it with vision, we can utilize it. If we lack vision, technology can prey on us, detecting our weakness or lack of resolve, such as discursiveness or desire for gossip. Or it distracts us from nowness.

In this way, it seduces us for a few minutes, which become hours, days, months and years.

We can tell if we have been served well by technology if we feel uplifted, informed or delighted by it. These are signs that the encounter was virtuous. However, if we feel dull or disconnected, then clearly that technology has numbed our senses. We are mentally less sharp and emotionally distant. We know we were used by the technology, as opposed to using it, because it has drained our energy. Technology can be a great expeditor of virtue, or it can create negativity. With the telephone or email, we can easily comfort, console or celebrate with others. At the same time, because we are not face-to-face, we might say or do things that we would not normally say or do. Thus, our negativity can become exponential due to the effect and power of technology. We may also tend to hide behind the electronic medium because we are less exposed.

Even though technology has advanced our ability to communicate, the five basic parameters of karma are still in place: raising the intention, deciding to do the action, preparing to do the action, doing the action and having no regret. We can decide to either apologize or to chastise an individual, and once the “send” button is pushed, the karma has been initiated. Afterward, if we sit there satisfied, it is a complete karmic act. That action does not go unnoticed.

In the modern era we need to be even more convinced of virtue, having resolve in terms of who we are and how we want to manifest. Generally, the best approach with technology is to consider our dignity and concern for others.

Thus, as we produce new programs for our laptops and applications for our smartphones, the principles of virtue must be clear in our minds. The point is to cherish the mind and not abuse it. If we remain mindful of our principles and priorities, just as we do in meditation, we can use technology to awaken our discipline and dignity, instead of letting it take over our lives.

The above is an excerpt from Sakyong Mipham Rinpoche’s new book, ‘The Shambhala Principle‘ (Harmony, May 2013).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn