70. Cảm Niệm Của Một Đệ Tử Ly Hương

15 Tháng Chín 201718:35(Xem: 5484)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



CẢM NIỆM CỦA MỘT ĐỆ TỬ LY HƯƠNG


Kính lạy Giác linh Thầy
Đêm hôm qua, đêm mùa đông giá lạnh tịch liêu,
chỉ có tiếng côn trùng rên xiết,
Đọc điện thư báo tin thầy đã chích lý Tây quy, con lặng người trong xúc động bồi hồi nghe trống vắng mênh mông!
Lẽ vô thường con hằng thâm cảm,
Nhưng làm sao ngăn được niệm bi ai!
Ơn hóa dục giới thân huệ mạng cao sâu hơn trời bể,
Đức tác thành đạo nghiệp sơ tâm sánh tựa thái không,
Gần bốn mươi năm trước, con còn nhỏ dại
chưa biết gì lẽ đạo hay ý nghĩa làm người,
Thầy dắt dìu con nhập Đạo, rồi ân cần từ bi huấn dục chu toàn,
Từ cách ăn, cách ở, cách sống, cách hành xử với tha nhân,
Từ cách tu dưỡng thân tâm, cách hành trì oai nghi giới luật,
Từ đạo lý thâm huyền của Kinh Luật Luận
đến hạnh nguyện cao vời của Bồ Tát lợi tha,
Thầy không những dạy con bằng khẩu giáo kim ngôn,
Mà còn khai thị con bằng vô ngôn tâm giáo,
và thường khi bằng thân giáo uy nghiêm,
Phước tướng trang nghiêm, cốt cách siêu phàm bạc tục, thể hiện rành rành qua từng cử chỉ oai nghi,
Lúc thầy đi, đứng, nằm, ngồi khoan thai tự tại
mà đạo lực tỏa ra chiêu cảm thất chúng gần xa.
Ba ngàn oai nghi, ngời ngời hảo tướng,
Tám muôn tế hạnh, rỡ rỡ uy dung,
Sư tử huyền âm, lời vàng ngọc chuyển rung tứ chúng,
Phụng long tuyệt bút, lẽ diệu lý chấn kích tam môn,
Tuệ giác siêu quần, Giải thâm bao dung đôn hậu,
Hùng lực việt chúng, Kế châu trấn nhiếp ma quân,
Đạo phong khả kính, xứng danh Long Tượng thiền Lâm,
Hạnh nguyện thâm cao, đáng bậc Xuất Trần Thượng Sĩ,
Thật là:
“Bảo khí kết thành sơn thượng ngọc,
Kim luân tự hữu Kế trung Châu.”
Kính lạy Giác linh Thầy,
Lời thầy dạy năm nào còn in đậm trong con,
Rằng: “Các con hãy thận trọng lấy mình, nhất là lúc sống cuộc đời đơn độc,
Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn,
Xử thế phải như nước, luôn phương tiện quyền biến,
Nhưng giữ vững lập trường, mãi bất biến tùy duyên”
Ôi! Lời dạy chí thiết của Thầy hiện thực làm sao!
Ngoại cảnh không thể quật ngã được chí nguyện người tầm đạo,
Mà chính là bản ngã, vô minh, cấu nhiễm ở nội tâm, là chướng ngại chập trùng trên bước đường hành đạo.
Liễu đạt đến tận đầu nguồn huyền cơ diệu lý,
Cho nên, Thầy hành hoạt tự tại ung dung,
Sống không bận lòng với lẽ thị phi thế tục,
Không đắm trước lợi danh,
Chẳng bị buộc ràng trong sắc tướng huyễn không,
Bảy mươi lăm năm trụ tích chốn Ta bà,
Thầy đã nỗ lực chu toàn hạnh nguyện độ sanh cao cả,
Nào Bảo Sơn Tự trú trì, tiếp Tăng độ chúng, kiết thất tịnh tu,
Giám Đốc Học đường bản tỉnh, dẫn dắt hậu côn, khai thông tuệ giác,
Nào thừa tiếp Tổ Đình Thập Pháp, trùng hưng tái thiết, tổ ấn quang huy,
Dựng lập Phước Huệ Học Viện, tiếp dẫn hậu lai, báo ân đức,
Nào kiến tạo cơ đồ Bảo Lâm, Thừa Ân, Bảo Quang, Bảo Châu, Bảo Giác,
Gánh vác các trách vụ nặng nề trong Giáo Hội, từ Trung Ương đến Phật sự tỉnh nhà,
Nào khai mở các Đại Giới Đàn để thực hiện sứ mệnh truyền đăng tục diệm,
Vì hậu bối tác pháp chứng minh làm Hòa Thượng Đường Đầu truyền trao giới phẩm,
Phiên dịch Kinh Luật,
Trước tác thơ văn,
Xiển dương chánh pháp qua bình diện thiên phú đa năng,
Khai ngộ nhân quần bằng bi tâm thắng duyên thiện xảo,
Nơi nào cần Thầy đến,
Phật sự thành Thầy đi,
Không ngại khó khăn,
Chẳng từ lao nhọc,
Rồi, năm tháng chất chồng, thế sự thăng trầm hưng phế,
Thân tứ đại bệnh lão, với bao Phật sự đa đoan,
Nhưng,
Dù sức suy lực kiệt, thần trí Thầy vẫn minh mẫn sáng suốt phi thường,
Tỏ rõ đường đi nước bước,
Tiên tri giờ phút tây quy,
Vân tập chúng đồ khuyến thị,
Khuyên răn tu tập tinh cần,
Sắp xếp việc Chùa việc Đạo,
Rồi Thầy nhẹ bước vân du,
Thêng thang hành trình vô tích,
Khứ lai tự tại mười phương.
Kính lạy Giác Linh thầy,
Vẫn biết rằng:
“Chân tâm trạm tịch,
Giác tánh thường minh,”
Vô khứ vô lai,
Diệt nhi bất diệt,
Huyễn thân mộng ảo,
Sinh diệt biến thiên,
Sắc tướng vốn không, tạm mượn huyễn thân hóa duyên độ chúng,
Ta bà nguyện mãn, thong dong quảy dép trực chỉ về tây,
Nhưng,
Thầy ra đi:
Núi đồi Long Bích chơ vơ, đàn chim không tổ ấm,
Sông Bàn Khê xao xuyến lúc tàn canh,
“Sơn tồi hà yểm”
Hoa rụng trăng mờ
Hàng cổ thụ bi thương cành lá rũ,
Mây u sầu thờ thẫn chẳng buồn trôi,
Thập Tháp bàng hoàng hồi chuông đứt quãng,
Đồ Thành thổn thức lạc giọng canh gà,
Mã Thiên Sơn (núi Mò O) sững sờ thương vóc hạc,
La Vi Giang (dòng sông Côn) nức nở tiếc thân tùng.
Kính lạy Giác linh Thầy,
Thế sự vẫn còn nghiêng ngửa,
Kiếp người chưa hết điêu linh,
Thầy ra đi ai chỉ lối cho người,
Giữa đại dương ba đào,
Giữa cuộc đời khổ lụy,
Từ đây, hai nẻo mộng thực ngăn đôi,
Còn bao giờ được thắng duyên hầu cận?
Ôi, thâm ân hóa dục lớn tựa ngàn vạn Thái Sơn,
Tâm can con nặng trĩu!
Hôm nay, nơi Tổ Đình Thập Tháp, thất chúng cùng nhau nghinh tiễn báo thân Thầy vào Bảo Tháp,
Con thiếu phước, không thể về phủ phục
trước Kim Quan Thầy trong giờ phút cuối,
Hầu đưa Thầy vào tịch diệt vô biên.
Bên này đại dương nghìn trùng xa thẳm,
Trước Giác linh Thầy, con xin cúi đầu khấu tạ thâm ân.
Ơn Pháp nhũ cao sâu vời vợi,
Con làm sao báo đáp cho tròn!
Mượn danh ngôn sắc tướng của phàm trần,
Tỏ tất dạ chí thành người đệ tử.
Con kính nguyện:
Trọn đời khắc ghi lời Thầy dạy,
Noi theo công hạnh cao cả của Thầy,
Tu sửa thân tâm,
Nghiêm trì tịnh giới,
Hoằng dương Phật Pháp,
Chuyển hóa quần sanh,
Trang nghiêm Giáo Hội,
Kiến thiết lạc bang,
Để khỏi cô phụ ân đức hóa độ của Thầy,
Hầu đền đáp phần nào trong muôn một.
Ngưỡng nguyện Giác Linh Thầy ai lân chứng giám.
Nam Mô Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Đường Thượng, Từ Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Nhất Thế, Húy Thượng KHÔNG hạ TÍN, Tự GIẢI THÂM, Hiệu KẾ CHÂU đại lão Hòa Thượng Bổn Sư giác linh.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 202310:51(Xem: 2176)
Phật pháp tại thế gian thời kỳ mạt pháp xuất hiện nhiều dị giáo làm cho hành giả sơ tâm tu tập dễ vướng các chướng do không biện được chánh, tà. Bởi thiếu phân định nên dễ đi vào con đường thành kiến sai lầm khiến một đời nỗ lực tu tập nhưng cứ mãi lẫn quẩn trong vòng luân chuyển của khổ đau, sanh tử. Với xuất phát điểm nơi tâm hướng đến con đường giải thoát, hành giả tu tập cần nương nhờ vào đoàn thể Tăng già - là những người thừa tự pháp của Phật, chọn đúng đường hướng hầu mong thoát khỏi cái khổ trần thế, thoát khỏi sự thiêu đốt của nhà lửa đang bốc cháy hừng hực nơi Ta Bà uế trược.
12 Tháng Sáu 202316:26(Xem: 1861)
Đức Phật đã từng dạy, trong mỗi chúng sanh đều có Phật tính và đều là những vị lai Phật. Hy vọng rằng mùa Phật đản về cũng là lúc chúng ta trở về với Phật tính, lắng nghe Pháp âm trong chính mình, để mỗi thời khắc đều là Phật thị hiện và, mỗi tấc đất trong cõi Ta Bà này đều là y báo trang nghiêm của chư Phật Thế Tôn. Có như vậy chúng ta mới thật sự đón mừng một mùa Phật Đản với tất cả tâm thành và ý nghĩa.
13 Tháng Ba 202315:04(Xem: 2021)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
27 Tháng Chín 202222:32(Xem: 82837)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
22 Tháng Chín 202215:38(Xem: 2760)
thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất để chấm dứt hoàn toàn khổ đau. Pháp môn này giúp hành giả có thể khiến tâm an trú trong chánh niệm, tỉnh giác, xả ly tham ái, đạt tâm vô ngã, không thủ chấp, giải thoát toàn bộ lậu hoặc có đầy đủ từ bi và trí tuệ và, từ bi và trí tuệ chính là động lực khiến hành giả đồng cảm với những nỗi khổ của tha nhân. Trên căn bản của đại bi tâm hành giả sẽ không ngừng vận dụng mọi thiện phương tiện để cứu độ chúng sinh giải thoát vòng luân hối sanh tử. Do đó, hãy tinh tấn thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để giải thoát khổ đau cho mình và muôn loài...
21 Tháng Chín 202200:00(Xem: 32323)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
15 Tháng Chín 202221:02(Xem: 1794)
Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung là tác phẩm mà Eugen Herrigel đã trình bày một cách tinh yếu nghệ thuật bắn cung ở Nhật và qua đó để lộ sắc diện và phong thái ưu việt của thiền đối với các môn nghệ thuật nói riêng và đối với nghệ thuật sống cho con người nói chung. Tác phẩm này nay được Thượng Tọa Thích Viên Lý dịch sang tiếng Việt với lời văn trong sáng, từ ngữ chuẩn xác đã chuyển hiện được tất cả tinh hoa của nguyên tác sang dic̣h bản. Thượng Tọa Thích Viên Lý là một nhà lãnh đạo trẻ của Phật giáo Việt Nam, một nhà văn hóa đã đóng góp xứng đáng cho gia tài văn hóa dân tộc và Phật giáo qua nhiều công trình sáng tác và dịch thuật giá trị. Chính bối cảnh này làm tăng thêm phẩm chất quý giá của bản dịch Việt văn.
15 Tháng Chín 202201:20(Xem: 3522)
Bản dịch của Thượng Tọa Thích Viên Lý được xuất hiện đúng lúc; trong những hoàn cảnh khó khăn nhất và thường xuyên bận rộn suốt ngày đêm qua bao nhiêu công việc Phật sự phức tạp nan giải, thế mà Thượng Tọa Thích Viên Lý cũng đã nỗ lực thể hiện đức Tinh Tấn Ba La Mật hy hữu và đã dịch trọn vẹn một tác phẩm có tiếng là khó hiểu nhất trong những tác phẩm khó hiểu nhất của nhân loại. Không phải chỉ giỏi chữ Hán là có thể dịch nổi Trung Luận của Long Thọ, cũng không phải chỉ giỏi Phật học là dịch được Trung Luận. Biết bao nhiêu vị học giả uyên bác về Hán học và Phật học phải đành cảm thấy bất lực khi muốn dịch Trung Luận ra chữ Việt. Thế mà Thượng Tọa Thích Viên Lý đã làm được điều ít ai làm được; bản dịch của Thượng Tọa chẳng những là bản dịch
14 Tháng Sáu 202210:27(Xem: 5070)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 202222:56(Xem: 5941)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.