Hiểu biết trọn vẹn

19 Tháng Mười 201709:14(Xem: 6552)

HIỂU BIẾT TRỌN VẸN
Hòa thượng Silānanda giảng
Sư Khánh Hỷ soạn dịch | Hòa thượng Kim Triệuhiệu đính
Nhà xuất bản Hồng Đức

 

blank
Hòa thượng
Silānanda

Đây là cuốn sách sọan dịch từ những bài pháp ngắn mà Hòa thượng Sīlānanda đã giảng trong những khóa thiền ngắn ngày, và dài ngày ở nhiều nơi trên thế giới rất hữu ích cho những người mới hành thiền cũng như đã hành thiền lâu ngày. Người mới hành thiền biết hành thiền đúng theo những lời dạy của Đức Phật. Người hành thiền lâu ngày biết điều chỉnh việc hành thiền của mình để đi đúng đường và chóng đạt kết quả. Sách đề cập đến nhiều đề tài nhưng đa số đều nói về Thiền Minh Sát. Thiền SinhPhật Tử sẽ được Hòa thượng hướng dẫn đầy đủ về giáo pháp và cách thực hành, sẽ được học những điều căn bản sau đây:

Người thực hành giáo pháp sẽ được giáo pháp bảo vệ khỏi rơi vào bốn ác đạo, sẽ được sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh, có biện tài, và có trí tuệ.

Bài pháp căn bản đầu tiên Đức Phật dạy chúng ta phải tránh xa hai thái cực lợi dưỡngkhổ hạnh, phải thực hành trung đạo để thấy rõ chẳng có gì trên thế gian này đáng để chúng ta nắm giử, dính mắc. Phải thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ bốn chân lý cao thượng là khổ, nguyên nhân khổ, loại trừ khổ và con đường đi đến nơi dứt khổ.

Thiền sinh phải thực hành như thế nào để đạt sự hiểu biết trọn vẹn về giáo pháp. Thế nào là có trí tuệ hay hiểu thấu đáo giáo pháp. Thấy rõ những đặc tính riêng, những đặc tính chung của vật chất và tâm, loại trừ ý niệm sai lầm, chấp cứ vào linh hồn, tự ngã, tôi, ta.

Mục đích của hành thiền không phải chỉ nhằm luyện tâm, không để tâm bất lọan, hay làm cho tâm tạm thời vắng bóng tham sân si, mà để diệt tận gốc rễ phiền não: tham, sân, si. Muốn diệt tham sân si phải thấy rõ chân tướng vô thường, khổ, bất toại nguyên, vô ngã không có cốt lõi, nằm ngoài, trống rỗng, không có giá trị, không đáng để nắm giử của mọi sự vật hay của vật chất và tâm.

Trong bài pháp nhắc đến chuyện Đức Phật đến bệnh xá của chư tăng để tắm rửa cho các vị tăng bị bệnh cho ta thấy thời Đức Phật còn tại tiền chư tăng cũng phải nằm bệnh xá để thầy thuốc chữa trị, và chính Đức Phật cũng được thầy thuốc Jivaka chữa trị: Ngài thường bị bệnh nhức đầu và đau lưng, nhiều lúc Ngài bị kiết lị. Chư Phật chỉ có khả năng trị bệnh phiền não của chúng sinh chứ các Ngài không chữa trị bệnh thân. 

Trong bài pháp nhắc đến câu pháp cú:
“Như mưa thấm qua mái nhà vụng lợp,


phiền não xuyên thấu tâm của kẻ chưa thuần thục”.
“Như mưa không thể thấm qua mái nhà khéo lợp,
phiền não không thể xuyên thấu tâm kẻ thuần thục”.

Khi mái nhà được lợp kỹ càng, khéo léo nước mưa không thể thấm vào. Cũng vậy, khi tâm đã được phát triển tốt đẹp, đã được thuần thục nhờ thực hành Thiền Minh Sát thì tham ái, dính mắc, phiền não không thể xuyên thấu, không thể xâm nhập. bài pháp này nhắc lại chuyên Ngài Nanda tinh tấn thực hành Thiền Minh Sát, và cuối cùng đã tận diệt được phiền não, như mái nhà khéo lợp mưa không thể thấm vào được.

Thiền sinh được học hỏi về luật nghiệp báo qua các bài giảng về nghiệp báotái sinh, được biết một vài câu chuyện về nghiệp báo hiện tiền xảy ra vào thời Đức Phật, hiểu rõ được nguyên nhân của sự bất đồng giữa các chúng sinh, nhờ thế biết nhận lãnh tách nhiệm về những hành vi của mình đã gây ra; biết tạo tương lai cho chính mình.

Thiền sinh cũng được học về cách cân bằng bằng Ngũ Căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ) đây là điều rất quan trọng trong việc hành thiền minh sát. Không biết cách cân bằng ngũ căn việc hành thiền sẽ khập khiễn, không tiến triển tốt đẹp.

Trong bài pháp nhắc lại những lời dạy dỗ căn bản của Ngài Mahasi, thiền sinh sẽ học được kinh nghiệm về cách đối trị với những chướng ngại mà những người mới hành thiền thường gặp phải đó là sự nghi ngờ: nghi ngờ Phật Pháp Tăng, nghi ngờ phương pháp hành thiền, nhất là nghi ngờ khả năng của chính mình. Do bị hoài nghi chi phối khiến thiền sinh không có hứng thú trong việc hành thiền nên sinh ra lười biếng, và không tiến bộ. do không tiến bộ nên càng sinh ra nghi ngờ hơn. Bài này cũng dạy cho ta cách đối trị với sự xuống tinh thần, sự chán nản trong lúc hành thiền.

Thiền sinh được học hỏi những tầng mức thanh tịnh đầu tiên trong thiền minh sát để thực hành

Qua bài Bồ Tát Đạo thiền sinh hiểu rõ, hiểu chính xác hạnh Bồ Tát. Hiểu rõ những điều kiện để trở thành một vị Bồ Tát. Hiểu rõ Bồ Tát phải hành mười Ba La Mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, xuất ly, trí tuệ, nhẫn nhục, quyết định, chân thật, tâm từ, và tâm xả) ít nhất bốn A Tăng Kỳ kiếp trái đất, và một trăm ngàn kiếp trái đất.

Đây là một cuốn sách gồm những bài pháp chú trọng đến phần thực hành nên ở phần Phụ Lục có thêm phần Hướng Dẫn Hành Thiền Tha Thứ, Thiền Từ Ái, Thiền Minh Sát và Cách Trình Pháp.

pdf_download_2
hieu-biet-tron-venTỳ khưu Khánh Hỷ 
hieu-biet-tron-ven-tap-2 Tỳ khưu Khánh Hỷ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn