Gói Trà Đầu Xuân (Bát Nhã Tâm Kinh - Học Giả- Thiền Sinh)

14 Tháng Mười Hai 201714:25(Xem: 5417)
GÓI TRÀ ĐẦU XUÂN
(Bát Nhã Tâm Kinh - Học giả- Thiền sinh)


blankBát Nhã Tâm Kinh như một gói trà trên tay một số học giả và tất cả thiền sinh.

Các học giả mân mê ngắm nghía gói trà  rồi phân tích, bình luận về gói trà: Hình dáng, nặng nhẹ, chất liệu gói vv……..Rồi tiếp đến đi sâu vào những dòng chữ và hình ảnh trên gói trà. Cái kiểu phân tích “ Quán Tự Tại Bồ Tát là gì”, “ Hành Thâm” là gì…..dịch từ tiếng gốc nào, ý nghĩa nó ra sao, ứng dụng để làm gì…..là cái kiểu suy nghĩ và hành động của các học giả. Tương tự như kiểu phân tích các chữ trên gói trà, ví dụ trà này do công ty nào sản xuất, rồi thì phân tích bình luận xa hơn: tôi biết trà trồng ở đâu ( quá giỏi!), thậm chí bình xa hơn nữa : tôi biết địa danh trồng trà có điều kiện đất đai khí hậu gì đặc biệt làm trà có chất lượng đặc biệt ( giỏi hơn nữa!). Rồi thì đọc những dữ liệu phân chất trà, ôi thôi thôi, đến đây là một rừng kiến thức khoa học được biểu diễn. Rồi cách pha trà. Rồi tiên đoán hương vị trà….rồi trà có lợi cho sức khỏe ra sao…..rồi…..rồi….cả một biển mênh mông kiến thức , phân tích, lý luận. Các học giả hành xử trên Bát Nhã Tâm Kinh cũng vậy, chỉ riêng học giả Jayarava sơ sơ đã khoe viết gần chục bài về Bát Nhã Tâm Kinh!

Quần chúng chưa biết uống trà nghe các học giả trình bày kiến thức về trà sẽ rất ngưỡng mộ. Và vì vậy, các học giảvai trò dẫn dắt thêm nhiều người đến thử uống trà, thêm người sẽ biết uống trà. Các học giả bàn về kinh Phật, có công đức vô cùng lớn như vậy đó. Bởi vậy, những người đã biết uống trà – những người tu học Phật lâu năm, các vị cao tăng vẫn bỏ qua cho các học giả những non nớt và sai lầm của họ.

Các học giả hãy cẩn thận, tránh nguy cơ bị hoang tưởng tự cao tư đại, thấy mình nói chuyện về trà có thể liên tu bất tận, lời nói của mình được nhiều người tán thưởng, các bậc thầy uống trà khuyến khích….là tưởng mình đã là bậc thầy về trà.

Người thiền sinh, cầm gói trà trên tay, ngắm nghía một chút, miệng mỉm cười tay nhẹ nhàng mở gói trà. Rồi họ pha trà và từ tốn nhấp những ngụm trà nhỏ, cảm nhận vị đắng thanh ngọt dịu và hương thơm thoang thoảng của trà. Rồi khoan thai với cái đầu óc tỉnh táo yêu đời thương người, nhịp tim đều đặn, hơi thở điều hòa do trà mang đến. Khác hẳn học giả chỗ đó, họ uống trà và không hàn huyên luận bàn tranh cãi và nhất là không phê bình ai.

Đến đây, có thể có bạn sẽ hỏi: Vậy khi bác sĩ thiền định , bác sĩ đã “mở gói chữ” Bát nhã tâm kinh và “uống” Bát nhã tâm kinh, và đã cảm nhận được hương vị và công dụng của bát nhã tâm kinh?
Xin trả lời: Đúng vậy! Chính xác là như vậy!

Có thể sẽ có câu hỏi tiếp: Vậy xin bác sĩ hãy nói cho chúng tôi biết bác sĩ đã thấy Bát Nhã Tâm Kinh như thế nào khi thiền định?
Xin trả lời: Tôi sẽ không miêu tả, bởi như thế là hành động của một học giả chứ không phải của một thiền sinh. Và thực chất là không bao giờ tả được. Bát Nhã Tâm Kinh cũng như gói trà, bạn muốn biết hương vị và công dụng của nó thì bạn hãy trực tiếp uống thử. Có nghĩa là bạn muốn biết thì hãy thực hành thiền hoặc tu học nghiêm túc.

Phần chính về Gói Trà Đầu Xuân tôi muốn tâm sự cùng các bạn mới bước chân vào đạo Phật là như vậy. Sau đây là…cứ tưởng tượng chúng ta rời nơi uống trà và ra nơi phố chợ. Vừa đi vừa mạn đàm chun chút đầu xuân.


Với các bạn chưa biết uống trà, nghe lời giới thiệu uống trà ( của học giả hoặc thiền sinh) thấy quá hay, các bạn muốn tập uống trà. Thì lần đầu, thậm chí một thời gian dài ban đầu, các bạn nhấp ngụm trà chỉ thấy đắng nghét ( phụ thuộc cách pha, cách dạy của ông thầy) hoặc nhạt thếch, không có gì gọi là ngon cả. Có bạn sẽ nản trí và bỏ uống trà. Có bạn ( nhất là các bạn trí thức) tập uống trà được hai ba buổi là ít chú ý chuyện uống trà, chỉ hay suy nghĩ đánh giá so sánh thậm chí phê bình về trà và ông thầy. Học thiền cũng vậy, cần bình tĩnh, kiên trì nhẫn nại, và chăm chú việc học.

Muốn học thiền hoặc tu học Phật pháp tốt, nên đến gần những thiền sư giỏi hoặc các vị cao tănguy tín. Các thiền sinh hoặc các phật tử lâu năm có thể thực hành tu học tốt cho bản thân, nhưng không có khả năng truyền đạt, giảng dạy. Có rất nhiều thầy và các học trò lớn của họ mà các bạn có thể tin cậy: thiền sư Thích Thanh Từ, thiền sư Thích Nhất Hạnh, tỳ Kheo Giới Đức. ….rất nhiều, tôi không thể kể hết ra nơi đây. Nên tránh xa những thiền sư tự xưng.

Hiện nay còn có thiền bên khoa học y khoa, khác hẳn thiền của đạo Phật. Thiền y học chỉ như là một khoảng thư giãn đầu óc, tập thể dục trí não sơ sơ giúp giảm stress. Thiền Phật học sẽ thay đổi tất cả cấu trúc cơ thể, thay đổi sức khỏe, nhân sinh quan và vũ trụ quan, thay đổi hành động làm thay đổi đường đời - thay đổi nghiệp,thay đổi cái sống và cái chết.

Các học giả phân tích Bát nhã tâm kinh theo hướng mở rộng đến vô cùng, trong y khoa gọi là tư duy phân tán. Các thiền sinh lại “gom” cả bài kinh này hội tụ dần dần về một “tâm điểm”. Hệ quả là các học giả không nắm được nội dung chủ chốt của bài kinh. Dẫn đến hành động trên thực tế sai lầm vì đi ngược lại lời kinh. Ví dụ, bài kinh dạy không cố chấp, thì các học giả khi phê bình thầy Thích Nhất Hạnh lại chấp dính khắng vào các bản kinh cũ đã gắn vào xương máu của họ. Họ cứ vô tư phê bình ông thầy, vô tư không biết là đứa con nít lên ba phê bình ông già bôn ba khắp nẻo đường cuộc sống. Họ không biết rằng họ phê bình bản kinh biên soạn lại của thầy Thích Nhất Hạnh, bản chấtphê bình cái vỏ bao gói trà đã bị thay đổi, trong khi cái chất trà bên trong vẫn còn nguyên. Hành động phê bình thầy Thích Nhất Hạnh cho chúng tôi – những người thiền sinh biết rằng bao năm nay các đạo hữu đó – giống như học giả Jayarava ….chỉ mới tiếp xúc cái hình thức, cái vỏ ngoài của Bát Nhã Tâm Kinh.

Khi thiền định, đến một “ định mức” còn cách cái “ Tâm Điểm” một gang tay satna, bạn sẽ “ cảm nhận được” một thứ” tạm gọi là “ Buông”. Cái “ buông” này cực nhỏ vì gần “ tâm điểm”, nhưng “cực lớn” vì mênh mang hết “ tâm hồn” của bạn. Bạn “nếm” cái “ buông” như “nếm” trà vậy. Khi có kinh nghiệm thiền định, ‘ngấm” bài Bát Nhã Tâm Kinh, bạn sẽ đắc ý với bài thơ “Buông” của ngài Thích Thông Lạc và khi chứng kiến sự ra đi đầy an nhiên tự tại của ngài, bạn sẽ ngộ ra rằng Thích Thông Lạc đã chứng đắc Phật quả.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8178)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3008)