DUY THỨC TAM THẬP TỤNG Vu Lăng Ba giảng Việt dịch: Lê Hồng Sơn
Duy Thức Tam Thập Tụng (ba mươi bài tụng Duy Thức) là luận điển cơ bản của Tông Duy Thức. Tông Duy Thứcdựa vào luận điển này mà thành lập. Lý do cần giảng ba mươi bài tụng là vì sự thành lập và truyền thừa Tông Duy Thức từ đây mà ra. Tông Duy Thức của Trung Quốc bắt đầu từ học pháiDu Già Hạnh của Phật Giáođại thừaẤn Độ. Nhưng khi đã nói đến học pháiDu Già Hạnh không thể khôngtìm hiểuhọc pháiTrung Quán. Xin lần lượt trình bày như sau:
I. Phái Trung Quán và Du Già của Phật GiáoĐại Thừa ở Ấn Độ. Đại thừa Phật Giáo ở Ấn Độphát khởi vào cuối thế kỷ thứ nhất (dương lịch). Bồ tát Long Thọ sống từ giữa thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ hai. Ngài là người Bà La Môn ở nam Ấn Độ, từ nhỏ theo truyền thốnggiáo dục của Bà La Môn, sau quy y Phật Giáo. Lúc ấy, kinh điển Đại Thừa đã lưu hành ở nam Ấn Độ, Ngài để tâm học
3. Duy Thức Tam Thập Tụng -Vu Lăng Ba giảng tập, nhưng không thỏa mãn. Theo truyền thuyết, khi ấy, Ngài đi đến bắc Ấn Độ, ở khu vực núi Tuyết Sơn, một tỳ kheo già giữ một số kinh điển Đại Thừa, hoặc tại nơi tu họp của Long Tộc có nhiều kinh điển Đại Thừa, nhờ vậy, lý luậnĐại Thừa của Ngài đã được bổ khuyết. Ngài trở về nam Ấn Độ, thì tư tưởngBát Nhã, lúc đó, đã có tổ chức, lưu hành và hệ thốngtriết họcKhông Tông của Duyên KhởiTánh Không đã hoàn thành. Nguyên nhân Ngài Long Thọxuất hiện, lúc ấy trào lưu tư tưởng ở Ấn Độ; một mặt ngoại đạo cho các pháp thật có hoặc thường, hoặc đoạn; một mặt Tiểu ThừaHữu Bộ cho là ngã không pháp hữu với tư tưởng: “pháp thể hằng hữu, tam thế thật hữu”. Vì muốn phá tà hiển chánh, Bồ tát Long Thọdựa vàolý luậncăn bảntư tưởngduyên khởi của Đức Phật và tư tưởngBát Nhã đương thời, làm ra rất nhiều luận điển nhằm bác bỏtà thuyết. Tư tưởng này xuất hiện ở Luận Trung Quán, với bài kệbát bất như sau:
不生亦不滅, Bất sanh diệc bất diệt 不常亦不斷, Bất thường diệc bất đoạn 不一亦不異, Bất nhất diệc bất dị 不來亦不出. Bất lai diệc bất xuất 能說是因緣, Năng thuyết thị nhân duyên 善滅諸戲論, Thiện diệt chư hý luận 我稽首禮佛, Ngã khể thủlễ Phật
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li, vi tế những vận hành, diễn tiến của tâm. Không thực tế vì nó bàn đến những vấn đề ở ngoài sự hiểu biết bình thường của con người; ở ngoài chuyện áo cơm, tiền bạc, thế sự và thế tình...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.