Ý nghĩa đời sống

16 Tháng Ba 201921:20(Xem: 7609)

Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG 
Nguyễn Thế Đăng

 

hoa sen
Cuộc đời con người bị giới hạn giữa hai đầu sanh và chết. Cuộc đời giới hạn bởi sanh và chết ấy có ý nghĩagì? Đó là thắc mắc lớn nhất của con người và mọi ngành nghiên cứu, kể cả các tôn giáoTùy theo sự giải đáp của câu hỏi ấy, bất toàn hay đầy đủ, thiên lệch hay đúng đắn… mà đời sống con người có được an vui hạnh phúc hay khủng hoảng bất hạnhtin tưởng hay mất phương hướng, đầy ý nghĩa hay vô nghĩa.

Khi tìm hiểu về tôn giáo Tây phương, chẳng hạn như cuốn Approaches to the Study of Religion (2001) do Peter Conally chủ biên, dịch giả Chu Tiến Anh (Tôn giáo học, từ nhiều cách tiếp cận), Nxb Tri Thức, 2018, khảo sát tôn giáo chủ yếu của Tây phương từ nhiều cách tiếp cận, Thần họcTriết họcTâm lý học, Hiện tượng luậnXã hội học, Nhân học, Nữ quyền… chúng ta thấy tất cả những bàn luận đều xoay quanh một trục đức tin. Nhưng đức tin thì tùy theo khuynh hướng, theo văn hóa từng vùng, không thể chứng minh một cách chắc chắn. Tin, đối với Phật giáo, chỉ là một trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, trợ giúp con người đi trên đường đạo.

Trong khi đó về xã hộichúng ta thấy sự buông thả cá nhân càng ngày càng trở thành yếu tốchủ đạo, tội ác càng ngày càng nhiều, càng mất nhân tính, sự lạc lõng trong tâm hồn cá nhâncàng lớn rộng. Hình như trong các xã hội Tây và Đông, sự khủng hoảng của một bảng giá trịsống làm người đang làm con người không biết sống làm sao để càng ngày càng nâng cấp mình lên thành con người hoàn thiện và toàn diệnĐạo Phật có những giải đáp gì để đem lại cho con người sự an tâm và tiến bộ hướng thượng?

Đời sống xã hội

Khi nhìn vào hiện trạng của cuộc đời mình, chúng ta không thể giải thích thế nào. Tại sao trí óc tôi chậm lụt hơn người khác? Tại sao tôi ít gặp may hơn người khác? Tại sao và tại sao không có sự bình đẳng? Nếu như các tôn giáo nhất thần cho rằng Thượng đế đã sanh ra con ngườivà thưởng phạt theo hành động tốt xấu của nó , thì làm sao giải thích được sự bất bình đẳnggiữa những con người, làm sao giải thích được sự xấu ác có trong thế gian? Tôi có trách nhiệm gì khi những ưu khuyết điểm của tôi đều do đấng sáng tạo làm ra?

Trong cuốn Ngẫu nhiên và Tất định, Jacques Monod, giải Nobel Sinh học và Y khoa năm 1965, ông đã chẳng giải quyết được vấn đề này. Bởi vì cho là ngẫu nhiênmay rủi thì rơi vào chủ nghĩa hư vô (đoạn kiến) mà cho là tất định, mọi sự đều đã được định đoạt sẵn bèn rơi vào chủ nghĩa thường hằng (thường kiến).

Cách giải quyết của đạo Phật có thể nói là Trung đạo. Tất cả mọi chúng sanh có cuộc đời với những biến cố khác biệt, với những bẩm sinh khác biệt là do những hành động (nghiệp) trong quá khứ của mỗi người và mọi việc xảy ra theo đúng luật nhân quả. Nếu muốn tương lai có quả tốt hơn thì hãy tạo ra nhân tốt hơn. Khi trả lời tại sao có sự bất bình đẳng, giàu nghèo, trí ngu, thọ yểu, may mắn xui rủi… giữa chúng sanhĐức Phật trả lời: “Tất cả chúng sanh đều mang theo nghiệp, tức là những hành động tốt xấu của chính mình như một người thừa kế duy nhất. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người khác nhau nên mới có sự khác biệt giữa chúng sanh”.  

Hành động (nghiệp nhântrải qua các đời chín thành quả (nghiệp quả), đây là sự công bằngcho cuộc sống thế gian. Và nghiệp nhân không hẳn tất định sanh ra nghiệp quả, mà trong quá trình chín thành này con người có thể sửa đổi bằng những nghiệp mới tốt đẹp để xóa bớt những nghiệp xấu. Sự công bằng của nhân quả phải gồm cả sự sửa đổi những hành động tứclà những nghiệp của mình.

Chúng ta thấy, với “nghiệp, nhân quả, và có đời trước đời sau” là đạo đức công bằng cho tất cả mọi người. Nó còn sâu rộng và công bằng, có tính ngăn ngừa phạm tội hơn cả luật pháp xã hộiLuật pháp xã hội rất cần cho thế giới này, nhưng chưa sâu rộng và công bằng cho bằng “nghiệp, nhân quả, và có đời trước đời sau” . Luật pháp cũng xử theo nhân quả: gây nhân nặng hay nhẹ, cố ý hay vô tình, thời gian lâu hay mau… để chịu hình phạt (quả) như thế nào. Nhưng luật pháp có khi không tìm ra thủ phạm, và không công bằng tuyệt đốisát hại nhiều người cũng tử hình mà một người cũng tử hình. Với nhân quảnghiệp báo, hai người bị tử hình như nhau, nhưng người tội nặng hơn còn trả quả dài hơn ở những đời sau. Không có nhân quảnghiệp báođời sau, có người bạo gan nghĩ rằng “chết là hết, cứ làm bậy, sống mười năm cũng đủ rồi, còn hơn anh kia sống hơn mình hai mươi năm mà nghèo đói như thế”. Cái chết là hết của đời này nhưng nghiệp còn kéo dài qua những đời sau, đó mới là công bằng.

Nhân quảnghiệp báo còn tinh vi hơn. Người kia ăn trộm nhưng không thành công. Với luật pháp, không bắt quả tang thì không có tội. Nhưng với nghiệp, anh ta đã tạo ra ý nghiệp, và anh ta phải trả quả, dầu chỉ nơi phương diện ý.

Chúng ta thấy “nhân quả, nghiệp báo, đời trước đời sau” là sự công bằng và yên ổn của xã hộiyên ổn từ trong nội tâm con người. Cái “luật pháp” nội tâm này khiến con người có trách nhiệm thật sự với cuộc đời mình, và cũng chính nhân quả, nghiệp báo khiến chúng ta dựa vàođó mà sáng tạo ra cuộc đời mình cho tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.

Đời sống tâm linh

Với thân tâm này, chúng ta sống đời sống giác quan và đời sống ý thức; và cũng chính thân tâm này, khi được tịnh hóa, được vượt lên cao, chúng ta sống đời sống tâm linhĐời sống tâm linh là cái mà kinh Pháp hoa gọi là “thật tướng của tất cả mọi sự”, đó cũng chính là nền tảng của tất cả mọi sự. Đó là một đời sống không bị giới hạn trong các giác quan và ý thức, nghĩa là không bị giới hạn trong sanh và chết.

Thật tướng của tất cả mọi sự, thật tướng của đời sống là khuôn mặt thật của đời sốngChúng ta không thấy được khuôn mặt thật của đời sống vì chúng ta mải mê chạy theo các giác quanphân tán và ý thức phân biệt chia cắt. Thí dụ, cái thấy của con mắt là chia cắt giữa một chủ thể tôi thấy và các đối tượng được thấy. Một suy nghĩ của ý thức là sự phân biệt giữa tôi, người, thế giới; giữa bên trong và bên ngoài. Thành thử, cũng một khuôn mặt thật của đời sốngtrong sángbình đẳng cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta chia cắt khuôn mặt thật ấy ra bằng các giác quan và ý thức của mình, để chia thành ra một thế giới phân mảnh, không gian phân mảnh và thời gian phân mảnh. Thế giới phân mảnh thì giới hạnxung đột nhau, và do đó có khổ đau.

Tất cả các tông phái Phật giáo đều để làm cho các giác quan và ý thức thanh tịnh, và khi chúng thanh tịnh chúng trở về nền tảng, nguồn cội thanh tịnh của chúng. Làm cho chúng thanh tịnhnghĩa là xóa bỏ cái nghiệp phân biệt chia cắt để phải lang thang trong thế giới sanh và chết của chúng. Khi chúng hết phân biệt chia cắt, khi chúng thanh tịnh thì chúng thấy và kinh nghiệmmột thế giới thanh tịnh, vốn chưa từng bị chia cắt, một thế giới Phật: “Tùy tâm này tịnh, tức cõi Phật tịnh” (kinh Duy-ma-cật).

Có một số người nhìn đạo Phật như cái gì xa lạ, khác thường, thậm chí đáng sợ. Nhưng những tông phái cao cấp đều nói đạo Phật là Bình thường tâm, như Đại Ấn (Mahamudra), Đại Toàn Thiện (Dzogchen), Thiền… Bình thường tâm là vốn như vậy, sanh tử khổ đau mới là bất bình thườngĐạo Phật là thật tướng của đời sống, nền tảng của đời sống, nên chẳng tách lìa đời sốngĐời sống xảy ra kiểu nào thì thật tướng của đời sống luôn luôn có ở đó.

Đạo Phật là Con đường Chánh Tám ngành (Tám Chánh đạo). Tám Chánh đạo bao trùm toàn bộ đời sống thân, ngữ, tâm của một con người; như vậy, bao trùm toàn bộ sinh hoạt của xã hội. Tám Chánh đạo là : Thấy đúng (Chánh kiến); Tư duy đúng (Chánh Tư duy); Lời nói đúng (Chánh ngữ); Hành động đúng (Chánh nghiệp), Mạng sống đúng (Chánh mạng); Nỗ lực đúng (Chánh Tinh tấn); Tâm niệm đúng (Chánh niệm); Tâm niệm an trụ đúng (Chánh định).

Với thân ngữ tâm sống đúng như thế, người ta sẽ tương ưng và đạt được cái Đúng, tức là thật tướng, hay nền tảng, hay cội nguồn, của tất cả mọi sự, mọi hình thái sống. Cái đúng này là cấp độ thứ ba, cấp độ tâm linh. Người ta tương ưng được và sống trong cái đúng, cái đời sốngchân thật vốn thanh tịnh vì không có sự phân biệt chia cắt, cái đời sống tâm linh.

Tám chánh đạo thông suốt từ nhân đạo (đạo làm ngườicho đến Phật đạo (đạo giải thoátgiác ngộ). Thế nên nếu sống Tám Chánh đạo ở mức độ thấp, người ta có một đời sống xã hội tốt đẹp, có ý nghĩa. Còn ở cấp độ cao, người ta được đời sống tâm linh, bao trùm và chuyển hóađời sống giác quan và đời sống ý thức. Như thế, người ta trở thành một con người hoàn thiệnvà toàn diện.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn