Sống với sanh tử

27 Tháng Tám 201911:22(Xem: 4869)
SỐNG VỚI SANH TỬ 
Nguyễn Thế Đăng


sen-tanSở dĩ có các cõi và có các chúng sanh trong các cõi đó là vì nghiệp. Nghiệp là hành động, tức là hành động thuộc thân, khẩu, tâm của chúng sanh. Nghiệp khởi từ một cái thấy sai lầm, “vọng thấy”, “vọng phân biệt”. Vốn không có tự tánh mà thấy lầm là có tự tánh; không chỗ có - vô sở hữu- mà thấy lầm ra có thật; bất khả đắc mà thấy lầm có được và có mất. 






Như mây hiện hình sắc 
Trong ấy không có thật 
Làm cho người vô trí 
Nơi ấy sanh mê lầm
Nơi loài súc sanh kia 
Thọ lấy các thứ thân 
Như mây trong hư không 
Hiện ra các sắc tượng
Biết rõ nghiệp như huyễn 
Chẳng sanh lòng mê lầm 
Tướng ấy vốn tịch tịnh 
Là súc sanh tam-muội. 


Muốn thoát khỏi nghiệp xấu ác, phải quán thấy thật tướng của nghiệp: 

Gây tạo thuần nghiệp ác 
Và tạo các nghiệp tạp 
Lưu chuyển cõi Diêm-la 
Thọ lấy các sự khổ. 
Thật không cõi Diêm-la 
Cũng không người lưu chuyển 
Tự tánh vốn vô sanh 
Các khổ dường cảnh mộng 
Nếu quán được như thế 
Là Diêm-la tam-muội. 


Có cõi xấu ác, nơi ấy thọ những sự khổ, cũng là do nghiệp chuyển về cõi ấy. Nhưng thật ra, nghiệp, người thọ nghiệp, cõi để thọ nghiệp… đều vô tự tánh, nên không thật có cõi Diêm-la, không thật có người lưu chuyển, vì tất cả “tự tánh vốn vô sanhnhư huyễn, như mộng”. Thấy được như thế là tam-muội, là trụ trong tánh Không giải thoát. Còn không thấy được như thế, nghĩa là thấy mọi sự đều có thật, thì như người xưa nói, “Rõ thì nghiệp chướng xưa nay Không; không rõ thì nợ xưa đành trang trải”. 

Thiền sư Từ Đạo Hạnh (?-1115) nói, “Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không…” (Tác hữu sa trần hữu - Vi không nhất thiết không…). 
Một người dù chỉ chứng ngộ được một phần tánh Không, cũng thấy rằng nguyên nhân (Tập đế) khiến chúng sanh lưu chuyển trong ba cõi sáu đường là do “lấy không thân làm thân, danh tự giả bịa đặt” (Ca-lâu-la tướng tam-muội), “Pháp vô tác làm tác, gọi là khẩn-nala”, “Trong ấy không có pháp, mà vọng khởi phân biệt, biết rõ phân biệt ấy, tự tánh vô sở hữu, vì tướng ấy tịch tịnh, là ma-hầu tam-muội”. Khổ đau trong ba cõi sáu đường như thế chỉ vì hư vọng thấy, hư vọng chấp trước, và hư vọng hành động theo cái thấy mê lầm của mình. 

Người thấy chúng sanh khổ đau trong ba cõi không thật như vậy bèn tự nhiên sanh lòng đại biĐại bi là cái tự nhiên sanh một khi đã thấy một phần tánh KhôngĐại bi là thấy tất cả chúng sanh vốn ở trong tánh Không mà hư vọng thấy lầm là có thật và tạo tác nghiệp rồi lại cho đó là có thật mà sanh thêm khổ đau. Trong hư không, trong như huyễn, trong cảnh mộng mà chúng sanh lại khóc than và tiếp tục hành động sai lầm để tiếp tục khóc than, thấy như vậy bèn tự nhiên có lòng bi. Và người có lòng bi, nguyện ở với chúng sanh để thức tỉnh họ, được gọi là Bồ-tát. 
Nhưng ở với chúng sanh để giúp đỡ họ là một vấn đề lớn. Sống với chúng sanh là phải sống với tất cả những phiền não của chúng sanh. Làm sao người sống theo những điều tốt đẹphướng thượng có thể sống với người bác bỏ những điều tốt đẹp, và người không khổ đau có thể sống với người khổ đau ghê gớm? Làm sao có thể sống với chiến tranh, chém giết, cái xấu ác tràn lan ở một cõi, và những tai nạnxảy ra hàng ngày? 

Để có thể sống với chúng sanh và nghiệp quả của chúng sanh, vẫn phải lấy trí huệ soi thấu tánh Khônglàm sinh mạng cho mình: thấy không có chúng sanh (“cũng không người lưu chuyển”), không chấp thật những nghiệp của chúng sanh (“biết rõ nghiệp như huyễn”), không thấy các khổ là có tự tánh (“các khổ dường cảnh mộng”). Tóm lại, để có thể sống trong sanh tử cùng với chúng sanh, phải thấy ba cõi là vô tự tánhnhư huyễn như mộng, chúng sanh là vô tự tánhnhư huyễn như mộng, và nghiệp nhân nghiệp quả của chúng sanh là vô tự tánhnhư huyễn như mộng. Tánh Không là phương tiện thiện xảo rốt ráocủa người tu Bồ-tát đạo. Trí huệ tánh Không vô ngại suốt thông qua ảo tưởng có tự tánh của nghiệp để sanh tử trở lại vô tự tánh và sanh tử vô tự tánh mới có thể là môi trường an toàn cho lòng bi sống và hoạt động

* * * 
Nghiệp do ba phiền não căn bản tạo thành là tham, sân, si. Thiền định thiền quán cho thấu nguồn tột đáy, thì tham được thấy là: 

Tham từ phân biệt sanh 
Phân biệt cũng chẳng có 
Vô sanh cũng vô tướng 
Trụ xứ bất khả đắc
Tánh tham như hư không 
Cũng không có kiến lập 
Phàm phu vọng phân biệt 
Do đó sanh tham nhiễm
Pháp tánh vốn vô nhiễm 
Thanh tịnh như hư không 
Tìm cầu khắp mười phương 
Tánh nó bất khả đắc… 
Các pháp tự tánh lìa 
Giống như là Niết-bàn 
Chư Phật trong ba đời 
Biết tánh tham là Không 
Trụ trong cảnh giới ấy 
Chưa lúc nào lìa bỏ 
Tự tánh tham như vậy 
Rốt ráo chứng Bồ-đề

Rõ thấu đều bình đẳng… 
Vì biết tham không nhiễm 
Tức là rốt ráo Không 
Chẳng do diệt hoại tham 
Mà đạt được giải thoát
Pháp tham trong Phật pháp 
Bình đẳng tức Niết-bàn 
Người trí phải nên biết 
Rõ tham tịch tịnh rồi 
Nhập vào chỗ tịch tịnh 
Đó tên tham tam-muội. 


Thấy rõ tướng tham “không có tự tánhbất khả đắcthật không có sanh, chỉ có danh tự giả…” bèn thấy được tự tánh hay bản tánh của tham là “Không, tự tánh lìa như Niết-bàn, rốt ráo thường thanh tịnhbình đẳng tức Niết-bàn, pháp tánh vốn vô nhiễmthanh tịnh như hư không”. Trụ trong bản tánh ấy tức là giải thoát, là tham tam-muội. 

Kinh dạy quán thấy sân để trụ trong sân tam-muội như sau: 

Do nhân duyên hư vọng 
Mà khởi lòng giận dữ 
Không ngã chấp làm ngã 
Và do tiếng thô ác 
Khởi lòng sân quá mạnh 
Giống như là ác độc 
Âm thanh và giận dữ 
Rốt ráo vô sở hữu
Như xát gỗ ra lửa 
Cần nhờ sức các duyên 
Nếu duyên chẳng hòa hợp 
Thì lửa chẳng thể sanh 
Biết tánh thanh là Không 
Sân bèn chẳng còn sanh 
Sân chẳng ở nơi thanh 
Cũng chẳng ở trong thân 
Nhân duyên hòa hợp khởi 
Rời duyên chẳng sanh được 
Sân tự tánh không khởi 
Rốt ráo vô sở hữu 
Tánh sân vốn tịch tịnh 
Chỉ có nơi giả danh Giận dữ tức 
Thật tế Bởi nương Chân như khởi 
Biết rõ như pháp giới 
Đó gọi sân tam-muội


Sân do nơi âm thanhphiền não và thân hòa hợp mà có, nhưng sân chẳng ở nơi âm thanh, nơi phiền não, nơi thân. Sân do những nhân duyên hòa hợp mà có, rời nhân duyên hòa hợp thì sân vốn không có: “Sân tự tánh không khởi, rốt ráo vô sở hữu”. Tánh sân vốn tịch tịnh, ở trong Thật tế tịch tịnh vì không có ta và người ấy, lại hư vọng chấp vào một cái ngã giả danh mà thành ra sân. 

Quan sát thấu đáo thì “giận dữ tức Thật tế”, bởi vì giận từ trong Chân như mà khởi, nên cũng là Chân như, rồi phút chốc tan trở lại vào Chân như

Thế nào là si tướng tam-muội?

Vô minh [si] thể tánh Không 
Vốn tự không sanh khởi 
Trong ấy không chút pháp 
Có thể gọi là si. 
Phàm phu nơi vô si 
Hư vọng sanh lòng si 
Nơi vô trước sanh trước 
Giống như gút hư không
Hư không không tích tụ 
Người ngu từ xa xưa 
Vọng khởi gút ngu si 
Mà không chút phần tăng 
Như người gút hư không 
Không hề tăng hay giảm 
Nhóm ngu si nhiều kiếp 
Không tăng giảm cũng vậy… 
Si ấy vô sở hữu 
Không gốc không chỗ trụ 
Vì gốc chẳng phải có 
Cũng không si để tận 
Bởi vì si vô tận 
Biên tế bất khả đắc 
Thế nên các chúng sanh 
Ta chẳng thể làm tận 
Si giới, chúng sanh giới 
Cả hai đều vô tướng 
Chúng đều như huyễn hóa 
Nên chẳng làm tận được. 
Si tánh và Phật tánh 
Bình đẳng không sai khác 
Nếu phân biệt trong Phật 
Người ấy ở ngu si 
Si và Nhất thiết trí 
Tánh đều bất khả đắc… 
Si không có biên tế 
Từ đâu mà sanh được 
Vì tự tánh vô sanh 
Tướng cũng bất khả đắc 
Biết si không có tướng 
Quán Phật cũng như vậy. 
Phải nên biết như vậy 
Tất cả pháp không hai 
Tánh si vốn tịch tịnh 
Chỉ có danh tự giả 
Lúc ta chứng Bồ-đề 
Thấy rõ si bình đẳng 
Quán sát được như vậy 
Đó gọi si tam-muội.

Một người đi con đường Bồ-tát, ngoài việc giải thoát cho chính mình bằng cách quán thấy tánh Khôngcủa sanh tử, còn phải ở lại với chúng sanh trong sanh tử để giúp họ giải thoátBồ-đề tâm là nguyện đạt đến giác ngộ (trí huệ tánh Không) để cứu độ tất cả chúng sanh (Đại bi). Để chung sống với chúng sanhcòn đầy dẫy tham sân si thì phải quán thấy thật tánh của tham sân si và chủ nhân của tham sân si là tánh Khôngnhư huyễn: “Si giới, chúng sanh giới; cả hai đều vô tướng; chúng đều như huyễn hóa; nên chẳng làm tận được”. 


Tham sân si đối với chúng sanh thì có sanh, nhưng đối với Bồ-tát thì không có sanh, vô sanh, nên Bồ-tát có thể an ổn trong sanh tử

Trí huệ giải thoát đi đôi với lòng bi là con đường Bồtát, cả hai hợp nhất với nhau không tách lìa. Trí huệtánh Không đưa tham, sân, si của mình và của vô số chúng sanh về nền tảng của chúng là tánh Không, Niết-bàn, Phật tánhChân nhưChính trí huệ tánh Không có thể làm cho đại bi đại nguyện của Bồ-tát không bị chìm đắm trong sanh tử và chúng sanh

Hơn nữa, với trí huệ và đại bi hợp nhất, vị tu Bồ-tát đạo có thể tiến đến cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật) khi đưa toàn bộ chúng sanh và sanh tử về lại cội nguồn Phật tánhChân như của chúng. Những đoạn kệ trên đều nói đến cái thấy biết của Phật khi Ngài giác ngộ: “Lúc Ta chứng Bồ-đề, rõ thấu đều bình đẳng”; “Lúc Ta chứng Bồ đề, thấy rõ si bình đẳng”, “chư Phật trong ba đời, biết tánh tham là Không, ở trong cảnh giới ấy, chưa lúc nào lìa bỏ”. 

Cái thấy biết của Phật là tất cả vũ trụ và chúng sanh đều là Niết-bàn, Chân nhưPhật tánh; tất cả đều ở “trong Phật”.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn