ĐỀ MỤC LÀ GÌ

30 Tháng Tư 202211:35(Xem: 988)

ĐỀ MỤC LÀ GÌ
Trích trong Pháp Ở Mọi Nơi
Hãy Chào Đón Mỗi Khoảnh Khắc Với Chánh Niệm Và Trí Tuệ
Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
Người dịch: Sư Tâm Pháp

Chúng ta thường sử dụng từ “đề mục” (hay đối tượng nhận biết). Đề mục là gì? Đề mục là những gì chúng ta đang kinh nghiệm, đang quan sát, những gì đang được

tâm nhận biết. Luôn luôn có một cái gì đó đang diễn ra, vì vậy chẳng bao giờ thiếu đề mục cả.Tất cả chúng đang diễn ra (hay đang sanh khởi) đúng như bản chất của chúng. Trong thiền chánh niệm, chúng ta không kiểm soát các kinh nghiệm. Chúng ta quan sát mỗi khi có cái gì đó diễn ra hay nảy sinh, tâm bị hút về phía đó, và chúng ta quan sát tiến trình ấy. Bản chất của đề mục cần phải được tâm hay biết, cảm nhận và kinh nghiệm.

________________________

Trong bất cứ khoảnh khắc nào cũng có vô số đề mục

đến qua 6 cửa giác quan mà tâm có thể nhận biết.

_______________________

Có bao nhiêu cửa giác quan? Có 6 cửa giác quan3. Cách chúng ta quan sát đề mục qua 6 cửa giác quan chính là tâm đang làm việc. Trong khi cần phải hiểu biết về đề mục, thì chúng ta cũng cần phải nhận ra rằng thiền không phải là công việc của đề mục. Thiền là công việc của tâm. Chính vì vậy để hành thiền tốt, điều quan trọng là phải hiểu biết về tâm, gồm cả cách nó quan sát, cách nó làm việc và những thái độ đằng sau của nó nữa. Chúng ta đang hành thiền với thể loại tâm nào đây?

Khi chú tâm tập trung vào đề mục, chúng ta không thể thấy được sự hoạt động của tâm. Khi nhìn đồ vật qua cặp

3 Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (tâm). Ý cũng là một cửa giác quan bởi vì ở đó có sự tiếp xúc giữa tâm và các đối tượng của nó (pháp trần) là các suy nghĩ, hình ảnh, tưởng tượng...
kính mà mình đang đeo, chúng ta có thể sẽ không nhận thấy rằng mình đang đeo kính. Cũng giống vậy, nếu quá tập trung vào đề mục chúng ta sẽ không thể thấy được tâm, không thấy được nó đang làm gì, đang hoạt động như thế nào. Nếu không quá chú ý nhìn đồ vật, thì ít nhất chúng ta cũng còn biết được rằng mình đang đeo kính. Đó là cách tâm mình làm việc.

Chính vì vậy tôi thường cảnh báo các bạn chớ nên tập trung chú tâm nếu mục đích của mình là nắm bắt được toàn cảnh và hiểu biết về bản chất của tâm và đề mục. Khi thực hành, sự khác biệt giữa cái bạn đang quan sát và cách bạn quan sát (hành động quan sát) sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nói cách khác hiểu biết của bạn về tâm mình

và về đề mục sẽ trở nên rõ ràng hơn. Bạn sẽ tự mình nhận ra rằng: “Ô, đây là đề mục và đây là tâm”, và rằng bản chất của chúng là khác nhau. Bạn sẽ thấy ra điều này khi thực hành. Tôi chỉ giải thích cho bạn để bạn có thông tin trợ giúp khi bắt tay vào thực hành.

Hãy suy nghĩ kỹ đến những điều này: bạn có còn hành thiền chánh niệm khi chỉ ngồi và chú tâm vào một đề mục không? Khi chú ý vào một cái gì đó thì đấy có phải là thiền chánh niệm hay không? Không, đó chỉ là tập trung chú tâm vào một đề mục mà thôi. Thế nếu bạn chỉ thuần hay biết thì đó là gì? Còn nếu tâm thiền đầy những trạng thái tâm bất thiện thì đó là gì?
Chẳng hạn khi bạn đang quan sát, đang hay biết và chánh niệm: cái gì là đề mục (thân hoặc tâm) và cái gì là tâm, hay nói cách khác, cái gì là cái bị quan sát và cái gì là cái đang quan sát. Bạn có nên quán xét điều đó hay không? Một thiền sinh chỉ muốn quan sát đề mục thì có thể quán xét được như vậy hay không? Một thiền sinh chỉ biết bằng lòng với một trạng thái tâm bình an thì có thể thu được tuệ giác về bản chất của thân tâm mình hay không? Không. Họ chỉ bám víu vào trạng thái bình an ấy và cố gắng để ở trong đó lâu hơn mà thôi. Khi đó không thể có cơ hội cho trí tuệ sanh khởi.

________________________

Trong thiền chánh niệm, chúng ta không cần làm việc với đề mục hay những gì chúng ta quan sát. Chúng ta chỉ
có thể và chỉ cần chú ý đến cách thức mình quan sát đề mục như thế nào mà thôi.
_______________________

Chúng ta làm điều này bằng cách đầu tiên là nhận biết tâm mình đã sẵn sàng quan sát như thế nào. Nó bất an hay bình lặng? Có loại trí tuệ nào đó đang hiện diện hay không? (các loại trí tuệ khác nhau: văn tuệ - sutamayā paññā, tư tuệ - cintāmayā paññā, và tu tuệ - bhāvanāmayā paññā. Xem thêm trong mục Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ). Bạn không cần phải thay đổi cách thức tâm quan sát. Bạn chỉ cần ghi nhận cách nó

đang quan sát ra sao và hậu quả của cách quan sát ấy như thế nào.

Qua thời gian, chúng ta sẽ nhận ra được những mối quan hệ nhân quả khác nhau. Khi bạn đã quan sát lại nhiều lần và thấy rõ những kịch bản khác nhau ấy, bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ hơn cách thức những suy nghĩ và trạng thái tâm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của bạn đối với cái mình đang quan sát như thế nào.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn