TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI QUYỂN III - BỘ 5 QUYỂN Tác Giả | HT Thích Viên Lý
... Trải qua nhiều năm, khi tham dự các diễn đàn quốc tế về nhân quyền cũng như các cuộc vận động cho tự do và dân chủ tại nhiều quốc hội của những quốc gia, trong đó có quốc hội Hoa Kỳ, Âu Châu và Liên Hợp Quốc, đặc biệt sau khi làm cố vấn cho Chủ tịch Tổ chức Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB), tôi đã có ý nghĩ là cần phải viết tên của các nhân vật, tổ chức và địa danh bằng chính ngôn ngữ bản địa và phiên âm theo mẫu tự Latinh vì như thế sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nhận diện một cách nhanh chóng các địa danh, tên gọi v.v… thay vì phải mất thì giờ để tra cứu xem “Cựu Kim Sơn” hay “Hoa Thịnh Đốn” là thành phố nào và ở đâu là ví dụ điển hình.
Hiện nay, một số quốc gia vẫn chưa tìm thấy các sử liệu viết về Phật Giáo, có lẽ cần thêm thời gian. Tại một số nước Phật giáo mới du nhập với thời gian chưa lâu, nguồn tài liệu để tra cứu tương đối khan hiếm, chính vì vậy mà chúng tôi chỉ viết một cách tổng quát, tuy nhiên, khi tìm được những dữ liệu liên hệ, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm trong khả năng có thể...
☺️ XIN NHẤP VÀO LINK BÊN DƯỚI ĐỂ ĐỌC TRỌN BỘ NHÉ 👇👇👇
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ...
Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.