Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

25 Tháng Ba 201200:00(Xem: 11300)

Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam 
HT Thích Trí Thủ chủ trương
Lê Mạnh Thát chủ biên

tu_dien_bach_khoa_phat_giao_viet_nam-content

Phật giáo truyền vào nước ta đã hai nghìn năm, được nhân dân ta tiếp thu và vận dụng vào đời sống của dân tộc mình. Cho nên nói đến văn minh văn hoá Việt nam, mà không kể đến vai trò Phật giáo là một thiếu sót lớn. Nói đến văn học Việt nam, lại càng không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo đã có một vị trí vai trò nhất định trong lịch sử dân tộc. Vì thế, nghiên cứu lịch sử dân tộc, không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo.

Nhưng để nghiên cứu Phật giáo, tất phải có những công cụ dùng cho người nghiên cứu, trong đó tự điển giữ một vai trò hết sức quan trọng. Từ hậu bán thế kỷ thứ 18 khi viết Kiến văn tiểu lục, Lê Quí Đôn đã nhận ra sự cần thiết phải có một bộ tự điển Phật giáo. Ông sơ bộ ghi lại khoảng gần hai trăm danh mục những thuật ngữ, tạp ngữ Phật giáo, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu Phật giáo của mình. Sống cùng thời với Lê Quí Đôn, thiền sư Pháp Chuyên Diệu Nghiêm cũng cảm thấy yêu cầu đó, nên đã để lại cho ta hai pho tự điển nhan đề Tam giáo danh nghĩa và Tam giáo pháp số. Đây có thể nói là những pho tự điển triết học Việt nam xưa nhất hiện còn. Pháp Chuyên biên soạn những bộ tự điển ấy trên cơ sở những qui tắc và thể lệ biên soạn được ý thức và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Qua đến thế kỷ thứ 19, công trình của Pháp Chuyên chỉ được kế tục một cách nửa vời với bộ Đạo giáo nguyên lưu của An Thiền và bộ Tam bảo sự loại của một tác giả Minh hương.

Như thế, yêu cầu có một bộ tự điển Phật giáo để làm công cụ cho những người nghiên cứu vẫn chưa được đáp ứng. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn vào lúc này khi nền học thuật nước nhà đang trên đà phát triển mạnh. Không thể nào nghiên cứu lịch sử dân tộc, văn học dân tộc, nghệ thuật dân tộc, thậm chí khoa học kỹ thuật dân tộc mà không biết đến Phật giáo. Khoan nói chi tới những thời xa xưa, khi Khương Tăng Hội viết Lục độ tập kinh, hay Đạo Cao thảo ra những lá thư xưa nhất của văn học hiện còn, và hoàn thành bộ tự điển chữ quốc âm Tá âm hiện biết tên. Chỉ kể từ Nam Việt vương Đinh Liễn và Lê Đại Hành trở xuống với những tràng kinh mới phát hiện ở Hoa Lư, biết bao những anh tài của đất nước đã chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo. Đọc đến lời thơ của vị anh hùng dân tộc Trần Nhân Tôn hai lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông hung hãn.


Tập [01] [02]



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Ba 2016(Xem: 27459)
Đạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tử thuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thiện Phúc đã biên soạn bộ tự điển Phật Học Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỹ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu Phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã dành ra hai mươi mấy năm trời để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem bản thảo bộ Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm "Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo" được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu...
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5241)
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8855)
Đây là chỉ nam tham khảo tài liệu chuẩn cho chuyên ngành Phật Học Châu Á tại California Hoa kỳ, với những tác phẩm có giá trị quốc tế, không những dành riêng cho Phật học, chúng còn là những tài liệu vô giá cho các chuyên ngành về Đông Á, Ngôn ngữ, Văn hóa, và Nghệ thuật
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19606)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN trọn bộ 8 tập dày gần 10 ngàn trang do Sa môn Thích Quảng Độ dịch, trong đó có phần index ngoại văn mà các bộ in trước đây chưa có. Sách được xuất bản và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam do nhà xuất bản Phương Đông và nhà sách Văn Thành liên kết.