Mi

27 Tháng Mười 201000:00(Xem: 31855)

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

MI

Mi: Lông mày—Eyebrows.

Mi Gian Bạch Hào Tướng: Urna (skt)—Chùm lông trắng ở giữa hai chân mày của Đức Phật, một trong 32 tướng tốt của Đức Phật—The curl of white hairs, between the eyebrows of the Buddha, one of the thirty-two signs of Buddhahood.

Mi Gian Quang: Theo Kinh Pháp Hoa, mi gian quang là ánh sáng trắng phát ra từ giữa cặp chân mày của Đức Phật, luồn sáng nầy chiếu sáng khắp các cõi—According to the Lotus Sutra, this is the ray light which issued therefrom lighting up all worlds.

Mị: Yêu quái—An orge—Evil spirit.

Mị Nữ: Một thiếu nữ được dùng như phương tiện làm tổn hại người khác—A young woman used as a means (medium) for such a spirit to injure others.

Mỉa Mai: Ironical.

Mích Lòng: See Mếch Lòng.

Miên:

1) Nhắm mắt lai: To close the eyes.

2) Ngủ: Làm cho thân không còn tự tại, tâm bị hôn muội, gây trở ngại cho phép quán)—Sleep.

3) Nước Miên: Cambodia.

Miên Man: Unceasing—Contnual—Never-ending—Ceaseless.

Miên Sàng: Bed.

Miên Viễn: Durable—Lasting—far-off.

Miên Tạng: A monastery sleeping room.

Miên Trường Tịch Tịnh: Eternal rest.

Miền: Region.

Miến:

1) Burma (a country east of India).

2) Vermicelli.

Miễn: To exempt—To excuse. 

Miễn Chấp: To excuse—To forgive.

Miễn Cưỡng: Unwillingly—Reluctantly 

Miễn Là: Provided that.

Miễn Phí: Free of charge—No cost—No fee.

Miễn Tăng: Vị Tăng được miễn trong các buổi họp chúng hàng ngày vì bận các Phật sự khác—A monk whose attendance at the daily assembly is excused for other duties.

Miễn Thứ: To excuse—To forgive.

Miễn Tố: To discharge—To acquit.

Miễn Tội: To pardon a fault.

Miễn Trừ: See Miễn.

Miếng: Piece—Fragment.

Miếng Khi Đói Bằng Gói Khi No: One mouthful when hungry is better than a full bowl when not hungry.

Miệng: Mouth.

Miết: At a stretch.

Miệt:

1) Vùng: Region.

2) Không: Without—Not.

3) Nhỏ: Small—Minute.

Miệt Lệ Xa: Mleccha (skt).

1) Không phải chủng tộc Arya: Non-Aryan.

2) Những người man rợ: Barbarians..

3) Những bộ tộc ở vùng biên địa: Frontier tribes.

Miệt Mài: To devote onseself to.

Miệt Thị: To disdain—To despite—To scorn.

Miêu Tả: To describe.

Miếu: Caitya (skt)—Small temple.

Miễu: Small shrine.

Mím: To tighten.

Mỉm Cười: To smile.

Minh:

1) Che mờ, đối lại với hiển: Secret, invisible, in contrast with open, manifest.

2) Khắc chữ trên gỗ hay trên đá: To engrave on wood or stone.

3) Trí huệ: Vidya (skt)—Thông minh—Knowledge—Bright—Clear—Wise—Understanding—Enlightenment.

4) Trí Tuệ Phật: The Buddha-wisdom.

5) Chân Ngôn hay Minh do khẩu phát ra (nếu do thân phát ra như hào quang thì gọi là minh): Chân ngôn có khả năng phá trừ hôn ám—True word which can destroy the obscurity of illusion.

6) Nhà Minh bên Trung Quốc khoảng từ 1368 đến 1644: The Ming dynasty in China, around 1368 to 1644 A.D.

7) Sắp tới: Next (day and year).

8) U đồ: Địa ngục tối tăm—Hades.

9) U minh: Darkness—Obscurity.

10) Vô minh: Ignorance—Stupidity.

Minh Bạch: Apparent—Clear—Explicit.

Minh Biện: To distinguish clearly.

Minh Châu: The bright-moon mani or pearl, emblem of Buddha. 

Minh Châu Thiên Tử: The moon-deva.

Minh Chính: Clear and uprught.

Minh Chúng: Những sức mạnh vô hình, như Phạm Thiên, Thiên Vương, Dạ Ma Thiên, nói chung là những lực vô hình—The invisible powers, Brahma, Sakra, Yama, the spirits in general.

Minh Cự: Cây đuốc đang cháy, so sánh với Minh Đắc Định của Bồ Tát—A shining torch, compared to a samadhi in the Bodhisattva’s four good roots. 

** For more information, please see Minh Đắc Định.

Minh Dương Hội: Minh ám chỉ loài quỷ nơi cõi âm, dương ám chi chư thiên nơi cõi trời hay chúng Bà La Môn. Minh Dương Hội là hội cúng dường cho hai loại chúng sanh vừa kể trên—The assembly for offerings of the spirits below and above, pretas, etc.

Minh Đạo: Còn gọi là Minh Đồ hay Minh Độ.

1) Con đường sáng: The bright or clear way;.

2) Con đường của thần chú Đà La Ni: The way of the mantras and dharanis. 

3) Con đường u tối: The dark way.

4) Cõi u minh tối ám: Land of darkness, the shades—Hades.

5) Nơi ở của Diêm Ma Vương: The abode of the Yama King.

Minh Đạt: Giác ngộ, biết được sự tái sanh quá khứ vị lai của mình và người và trong kiếp hiện tại chấm dứt phiền não để đạt được đại giác—Enlightenment—With the knowledge of future incarnation of self and others, of past incarnations of self and others, and that the present incarnation will end illusion (Minh), and thorough or perfect enlightenment (Đạt).

1) Tam Minh: Three insights—See Tam Minh.

2) Tam Đạt: Three aspects of the omniscience of the Buddha—See Tam Đạt.

Minh Đắc Định: Minh Đắc—Thiền định mà tứ gia hạnh của bậc Bồ Tát được ở Noãn Vị (thiền định đạt được ở mức Minh Đắc là lúc thiền giả đạt được trí huệ vô lậu)—A samadhi in the Bodhisattva’s four good roots (catus-kusala-mula) in which there are the bright beginnings to release from illusion.

Minh Đăng Quang: Một Đại Tăng quan trọng của Phật giáo Việt Nam vào tiền bán thế kỷ 20. Ngài sanh vào năm 1923 và vắng bóng vào năm 1954. Ngài là nhà cải cách Phật giáo trong lúc luân lý và đạo đức Phật giáo đang cơn nghiêng ngửa, và là người sáng lập ra Giáo Hội Phật giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam. Ngài đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Bắc và Nam tông để làm thành giáo lý căn bản cho giáo hội. Không bao lâu sau khi thành lập, hàng triệu tín đồ đã theo Ngài tu tập. Vào giữa thập niên 70s, một đệ tử lớn của Ngài là Hòa Thượng Thích Giác Nhiên đã thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới với số tín đồ khắp nơi trên thế giới—An important Vietnamese Monk in the first half of the twentieth century. He was born in 1923 and considered missing on the way to preach in 1954. When moral and traditions of Vietnamese Buddhism were in rapid decline, he was a key Monk in the revival and reformation of Vietnamese Buddhism during that time; he was also the founder of the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist school. Most Honorable One Minh Đăng Quang cleverly combined both doctrines from Mahayana and Theravada (Hinayana) to make the doctrine for the Vietnamese Sangha Bhikshu Buddhist Sect. Not long after the day he founded the school, millions of followers followed him to practice. In mid 70s, one of his great disciples, Most Venerable Thích Giác Nhiên, founded the International Sangha Bhikshu Buddhist Association in the United States of which followers are all over the world nowadays. 

Minh Đế: Còn gọi là Minh Tính hay Tự Tính. Phái Số Luận ngoại đạo lập ra đế thứ nhất trong 25 đế, lẽ đúng về cái mờ mịt không rõ ràng, không biết được, là nguồn gốc khởi lên vạn hữu—The Sankhya doctrine of primordial profundity, beyond estimation, the original nature out of which all things arose.

Minh Địa: Phát Quang Địa, địa thứ ba trong thập địa—The stage of illumination, the third of the ten stages.

Minh Đoán: To judge clearly.

Minh Đồ: See Minh (3).

Minh Độ: See Minh (4).

Minh Độ Vô Cực: Cách dịch cũ là Bát Nhã Ba La Mật (Bát là minh, độ là Ba La Mật), cái tuệ đưa chúng sanh đến chỗ giác ngộ—An old interpretation of Prajna-paramita means the wisdom that ferries to the other shore without limit.

Minh Đức: High virtue.

Minh Gia: Lợi ích do sức mạnh tâm linh hay do sự cảm ứng của chư Phật và chư Bồ Tát đem lại không thấy biết—The invisible aid of the spiritual powers.

Minh Giải: To explain clearly.

Minh Giám: Tấm gương sáng—A clear and bright mirror.

Minh Giới:

1) Cõi U minh: Hades.

2) Hạ Tam Đồ hay ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh: The three lower forms of incarnation, i.e. hell, preta, and animal. 

Minh Hành: Zen Master Minh Hành (1596-1659)—Thiền Sư Trung Quốc, quê ở Kiến Xương, Tỉnh Giang Tây. Ngài theo sư phụ là Hòa Thượng Chuyết Chuyết qua Việt Nam và đến Thăng Long vào năm 1633. Họ trụ tại chùa Ninh Phúc (Bút Tháp) hơn 11 năm. Sau khi Hòa Thượng Chuyết Chuyết thị tịch năm 1644, Thiền sư Minh Hành trở thành Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Cùng năm ấy, Thiền Sư Minh Hành và bà Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc dựng lại chùa Bút Tháp thành ngôi chùa có quy mô to lớn hơn. Thiền sư Minh Hành tiếp tục trụ tại chùa Ninh Phúc để hoằng dương Phật pháp đến khi ngài thị tịch năm 1659—Zen Master Minh Hành, a Chinese monk from Kiến Xương, Giang Tây. He followed his master, Most Venerable Chuyết Chuyết to go to Vietnam. They arrived at Thăng Long in 1633. They stayed at Ninh Phúc (Bút Tháp) Temple for more than 11 years. After Zen Master Chuyết Chuyết passed away in 1644, Zen Master Minh Hành became the Dharma heir of the thirty-fifth lineage of the Linn-Chih Zen Sect. On the same year, the temple was rebuilt on a larger scale by Zen Master Minh Hành and the Queen Mother Trịnh Thị Ngọc Trúc. He continued to stay at Ninh Phúc Temple to expand the Buddha Dharma until he passed away in 1659. 

Minh Hạnh Túc: Vidya-carana-sampanna (skt).

(A) Theo Kinh Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra:

1) Phổ giác tối thượng của Phật dựa trên giới luật, thiền định và trí huệ (giới, định, tuệ). Một trong mười danh hiệu Phật—Knowledge-conduct-perfect—The unexcelled universal enlightenment of the Buddha based upon the discipline, meditation and wisdom.

2) Một trong mười danh hiệu của Phật: One of the ten titles of the Buddha.

(B) Theo Trí Độ Luận giải thích thì Minh Hạnh Túc là đầy đủ tam minh, tam hạnh, tam nghiệp—According to the Commentaries on the Prajna Paramita Sutra:

1) Tam Minh: Three insights—See Tam Minh.

2) Tam Hành: Three lines of action that affect karma—See Tam Hành.

3) Tam Nghiệp: Three kinds of karma—See Tam Nghiệp.

Minh Hắc: Ánh sáng giác ngộ khắc phục vô minh, cũng như hương tỏa mùi xuyên khắp—The inner light, enlightenment censing and overcoming ignorance, like incense perfuming and interpenetrating.

Minh Hiển:

1) Rõ ràng: Clear—Explicit—Evident.

2) U minh và sáng tỏ: Darkness and brightness. 

Minh Hiển Lưỡng Giới: Chỉ hai cõi Minh Giới và Hiển Giới. Minh giới là thế giới của người chết, hay âm cảnh; hiển giới là thế giới của người sống, hay dương gian—The two regions of the dead and of the living.

Minh Hoằng Tử Dung: See Tử Dung Minh Hoằng.

Minh Huân: Còn gọi là Nội Huân, ở trong cái chân như của bản giác, lặng lẽ nung đốt huân tập vọng tâm để sinh ra Bồ Đề Tâm—Fumigation within, inner influence—See Nội Huân.

Minh Huệ: Tam minh hay tam huệ—The three Enlightenments—The thre wisdoms.

** For more information, please see Tam Minh and Tam Huệ.

Minh Ích: See Minh Lợi.

Minh Khiêm Hoằng Ân: Thiền Sư Minh Khiêm Hoằng Ân (1850-1914)—Zen Master Minh Khiêm Hoằng Ân—Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, một trong những đệ tử nổi tiếng của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh. Năm 1869 ngài trụ trì chùa Viên Giác. Ngài là Pháp tử đời thứ 38 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1875, ngài được cử làm giáo thọ khi mới 26 tuổi. Sau khi thầy ngài thị tịch, hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã trùng tu và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam nước Việt. Ngài thị tịch năm 1914—A Vietnamese monk, one of the outstanding disciples of Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh. In 1869 he stayed at Viên Giác Temple. He was the Dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1875, he became the Acarya (see Acarya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section) when he was only 26 years old. When his master passed away, he spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. He passed away in 1914. 

Minh Không: Thiền sư Minh Không (1076-1141)—Zen master Minh Không—Thiền sư Việt Nam, quê ở Nam Định, Bắc Việt. Ngài là Pháp tử đời thứ 13 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 29 tuổi, ngài theo Giác Hải và Đạo Hạnh du hành sang Thiên Trúc. Khi trở về quê hương ngài xây chùa Diên Phước và tinh chuyên tụng chú Đại Bi. Ngài được vua Lý Nhân Tông tôn làm Quốc Sư. Ngài thị tịch năm 1141—A Vietnamese Zen master from Nam Định, North Vietnam. He was the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. At the age of 29, he accompanied Giác Hải and Đạo Hạnh to travel to India. When he returned he built Diên Phước Temple and focused in reciting Great Compassion Mantra. He was honored by King lý Nhân Tông as the National Teacher. He passed away in 1141.

Minh Liễu: Am hiểu tường tận—To understand thoroughly.

Minh Lợi:

1) Những công đức hay lợi lạc tâm linh không nhìn thấy được: Invisible benefit, or merit, i.e. witihn spiritual.

2) Thông minh và lanh lợi (có khả năng xuyên thủng những sự việc huyền bí)—Clear and keen (be able to penetrate all mysteries).

Minh Lự: Sự chăm sóc không lường của chư Phật và chư Bồ Tát là không thể nghỉ bàn, nó vượt ra ngoài sự hiểu biết của chúng sanh—The unfathomable thought or care of the Buddhas and Bodhisattvas, beyond the realization of men. 

Minh Lương: Zen Master Minh Lương—Thiền sư Minh Lương, một vị cao Tăng người Việt Nam, quê ở Phù Lãng. Ngài gặp Hòa Thượng Chuyết Công và trở thành đệ tử khi Hòa Thượng từ bên Tàu sang Việt Nam. Sau đó ngài trở thành Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Sau khi Thầy thị tịch vào năm 1644, ngài dời về chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cương, Phù Lãng để hoằng dương Phật pháp. Trước khi thị tịch ngài truyền pháp lại cho Thiền Sư Chân Nguyên—A Vietnamese famous monk from Mount Phù Lãng. He met and became a disciple of Most Venerable Chuyết Công when the latter arrived in Vietnam. Later he became the Dharma heir of the 35th generation of the Linn Chih Zen Sect. After his master passed away in 1644, he moved and stayed at Vĩnh Phúc Temple on Mount Côn Cương in Phù Lãng to expand the Buddha Dharma. Before he passed away, he transmitted the Dharma to Zen Master Chân Nguyên. 

Minh Mẫn: Sighrabodhi (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Minh Mẫn (Sighrabodhi) là một nhà sư nổi tiếng của tu viện Na Lan Đà—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, Sighrabodhi was a famous priest of the Nalanda monastery.

Minh Minh:

1) Ánh sáng và bóng tối: Light and darkness.

2) Sức mạnh của ánh sáng và bóng tối: The power of light and darkness.

3) Chư Thiên và ma quỷ: Gods and demons—Devas and Yama.

4) Hữu hình và vô hình: Visible and invisible.

Minh Mục: Bright eyes.

Minh Nguyệt: Trăng sáng—The bright moon.

Minh Nguyệt Châu: See Minh Nguyệt Ma Ni.

Minh Nguyệt Ma Ni: Minh Châu—Ngọc châu ma ni trong sáng như ánh trăng—The bright-moon mani or pearl.

1) Tượng trưng cho Đức Phật: The emblem of the Buddha.

2) Tượng trưng cho Phật Giáo: The emblem of Buddhism.

3) Tượng trưng cho Giáo điển Phật giáo: The emblem of Buddhist scriptures.

4) Tượng trưng cho sự thanh tịnh: The emblem of purity. 

Minh Nguyệt Thiên Tử: Nguyệt Thiên Tử trong cõi trời Đế Thích—The moon-deva, in Indra’s retinue.

** For more information, please see Nguyệt Thiên Tử.

Minh Nhất: Hoàn toàn tối ám—Entire obscurity, pristine darkness.

Minh Nhựt: Minh thiên—Ngày mai—Tomorrow.

Minh Niên: Năm tới—Next year.

Minh Nội: See Minh Huân.

Minh Oan: To explain that someone is innocent.

Minh Pháp: The law or method of mantras, or magic formulae.

Minh Phi: Vidya-raja (skt)

1) Một tên khác của Đà La Ni. Vị hoàng hậu có kiến thức kỳ diệu, có thể vượt qua mọi ác nghiệp—Another name for dharani as the queen of mystic knowledge and able to overcome all evil.

2) Bậc tôn nữ làm bộ chủ phối ngẫu trong các hộ Mạn Đồ La: The female consorts shown in the mandalas.

Minh Phủ: Cung điện nơi âm phủ hay địa ngục—The palace of darkness, Hades.

Minh Phúc: Sự phúc độ của người chết (như bố thí, cúng dường, hay tụng kinh hộ niệm cho người quá vãng)—The happiness of the dead.

Minh Quan: Những chức quan nơi cõi địa ngục—The rulers of Hades.

Minh Quang: Brilliant.

Minh Quang Tâm: The illuminated mind.

Minh Quân: Clear-sighted king.

Minh Sát: To examine clearly.

Minh Sát Tuệ: Vipassana (p)—Insight—Intuitive vision—Hệ thống thiền định của Phật giáo Nguyên Thủy—A Buddhist system of meditation practiced in the Theravada. 

Minh Sơ: Sự tối ám nguyên sơ của vạn hữu—The primitive darkness at the beginning of existence.

Minh Sứ: Sứ quan hay sứ giả của Diêm Vương—Lictors, or messengers of Hades.

Minh Tâm: Tâm giác ngộ—The enlightened heart—To engrave something in one’s memory.

Minh Thần: The bright spirits devas, gods, demons).

Minh Thệ: To swear.

Minh Thị: Explicitly—Clearly.

Minh Thiện: Clear sky.

Minh Thoát: Enlightenment from ignorance and release from desire.

Minh Thông: Siêu lực vượt ngoài sự diễn tả của ngôn ngữ hay hình tượng—Mysterious, supernatural, omnipresent power.

Minh Tín Phật Trí: Tin tưởng rõ ràng nơi trí huệ của Phật là con đường dẫn đến vãng sanh Tịnh Độ—To believe clearly in Buddha’s wisdom as leading to rebirth in the Pure Land.

Minh Tinh: Sao Thái Bạch và Thiên Tử trị vì tại đó—Venus and the deva-prince who dwells in that planet.

Minh Trí Thiền Sư: Zen Master Minh Trí (?-1196)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Cầm, Bắc Việt. Lúc hãy còn trẻ, ngài gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Đạo Huệ. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài trụ tại chùa Phúc Thánh để hoằng hóa cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1196—A Vietnamese Zen master from Phù Cầm, North Vietnam. When he was young, he met and became a disciple of Zen master Đạo Huệ. He was the dharma heir of the tenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he stayed at Phúc Thánh Temple to expand Buddhism until he passed away in 1196.

Minh Tuệ: See Minh Huệ.

Minh Tư:

1) See Minh Lự.

2) Sở hữu của người chết, là hạnh phúc được tái sanh vào cõi cao hơn: Possessions of or for the dead; their happiness of being reborn in higher realms.

Minh Tướng: Brightness.

Minh Ứng: Sự cảm ứng của chư Phật và chư Bồ Tát không thể thấy biết được—Response from the invisible, i.e. that of Buddhas and Bodhisattvas.

Minh Vãng:

1) Đi về cõi u đồ: Going into the shades.

2) Chết: Death.

Minh Vật Nhất Tri: Thiền Sư Minh Vật Nhất Tri (?-1786)—Zen Master Minh Vật Nhất Tri—Thiền sư Việt Nam, quê tại Đồng Nai, Nam Việt. Ngài là đệ tử của Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam. Ngài thị tịch năm 1786. Một vài đệ tử xuất sắc của ngài như Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt ở chùa Thiên Mụ, Huế; Thiền sư Thiệt Thoại Tánh Tường, khai sơn chùa Hoa Nghiêm ở Thủ Đức, Gia Định; Thiền sư Phật Chí Đức Hạnh, khai sơn chùa Long Nhiễu ở Thủ Đức, Gia Định—A Vietnamese Zen master from Đồng Nai, South Vietnam. He was a disciple of Patriarch Nguyên Thiều Siêu Bạch. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. He passed away in 1786. Some of his most outstanding disciples are: Zen master Thiệt Thành Liễu Đạt at Thiên Mụ Temple in Huế, Zen master Thiệt Thoại Tánh Tường, founder of Hoa Nghiêm temple in Thủ Đức, Gia Định, Zen master Phật Chí Đức Hạnh, founder of Long Nhiễu Temple in Thủ Đức, Gia Định. 

Minh Vi Mật Hạnh: Thiền Sư Minh Vi Mật Hạnh (1828-1898)—Zen master Minh Vi Mật Hạnh—Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh, đệ tử của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh. Năm 1850, ngài trụ tại chùa Giác Lâm và là Pháp tử đời thứ 38 của dòng Thiền Lâm Tế. Sau khi sư phụ ngài thị tịch, phần lớn cuộc đời còn lại của ngài, ngài đã trùng tu và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam nước Việt. Ngài thị tịch năm 1898, thọ 72 tuổi—A Vietnamese monk, a disciple of Zen master Tiên Giác Hải Tịnh. In 1850, he stayed at Giác Lâm temple in Gia Định. He was the dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. After his master passed away, he spent most of the rest of his life to revive and expand Buddhism in the South until he passed away in 1898, at the age of 71.

Minh Vương: The rajas—King of hell—Các Minh Vương thân giáo lệnh, nhận giáo lệnh của Đức Tỳ Lô Giá Na, hiện Phẫn Nộ thân để hàng phục chúng ma—Fierce spirits who are the messengers and manifestation of Vairocana’s wrath against evil spirits. 

** For more information, please see Đại Minh Vương.

Minh Ước: Treaty—Pact.

Minh Xác: To confirm clearly.

Minh Xứ: The regions or realms of study which produce wisdom.

Mình:

1) Body.

2) Oneself.

Mình Làm Tổn Người Là Hại, Người Làm Tổn Mình Là Phước: Harming others brings misfortunes; being harmed is to receive merits.

Mít Đặc: Completely ignorant.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Ba 2016(Xem: 27461)
Đạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tử thuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thiện Phúc đã biên soạn bộ tự điển Phật Học Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỹ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu Phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã dành ra hai mươi mấy năm trời để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem bản thảo bộ Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm "Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo" được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu...
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5242)
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8856)
Đây là chỉ nam tham khảo tài liệu chuẩn cho chuyên ngành Phật Học Châu Á tại California Hoa kỳ, với những tác phẩm có giá trị quốc tế, không những dành riêng cho Phật học, chúng còn là những tài liệu vô giá cho các chuyên ngành về Đông Á, Ngôn ngữ, Văn hóa, và Nghệ thuật
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19606)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN trọn bộ 8 tập dày gần 10 ngàn trang do Sa môn Thích Quảng Độ dịch, trong đó có phần index ngoại văn mà các bộ in trước đây chưa có. Sách được xuất bản và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam do nhà xuất bản Phương Đông và nhà sách Văn Thành liên kết.