Mo

27 Tháng Mười 201000:00(Xem: 31684)

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

MO

: To grop—To feel about with the hand as one does in the dark.

Mò Ra: To grop out.

Mò Mẫm: See Mò.

: See Mộc Ngư.

Mỏi: Tired—Weary.

Mỏi Chân: To be tired of walking.

Mỏi Miệng: To talk oneself tired.

Mọi:

1) Slave.

2) Every.

Mọi Người: Everybody.

Mọi Nơi: Everywhere.

Mọi Vật: Everything.

Mọi Việc: See Mọi vât.

Món: Article—Thing—Item.

Mòn: To wear.

Mòn Chí: Discouraged—Broken-spirited—Despondent.

Mòn Hơi: Out of breath.

Mòn Mắt: To be tired of waiting.

Mòn Sức: To wear oneself out.

Mọn:

1) Little—Small.

2) Mean—Humble (hèn mọn).

Mong: To expect and desire—To hope.

Mong Chờ: To wait for.

Mong Đợi: See mong chờ.

Mong Manh: Mỏng Mảnh—Không chắc chắn:
1) Small—Slender—With little hope.

2) Slim—Faint—Uncertain.

Mong Mỏi: To desire eagerly—To expect—To aspire.

Mong Ước: To wish—To hope.

Móng:

1) Talon—Claw (móng vuốt).

2) Foundation—Base (nền móng).

3) Nail (móng tay chân).

Mỏng: Slender—Thin—Slim.

Mỏng Mảnh: Fragile.

Mỏng Tanh: Very thin.

Mót: To glean—To gather what has been left over.

Mọt: Wood-eater.

Mơ Hồ: Ambiguous—Vague.

Mơ Màng: To sleep slightly.

Mơ Mộng: Daydreaming

Mơ Ngủ: To drop off to sleep.

Mớ:

1) A bundle (wood).

2) To talk in one’s sleep.

Mờ: Dim—Blurred.

Mờ Mịt: Viparyasa (skt)—Confusion—Obscure.

Mơû: To open.

Mở Hé: To half-open.

Mở Lòng: To open one’s heart.

Mở Mang Tâm Trí: To develop one’s mind.

Mở Mắt: To open the eyes.

Mở Mắt Tâm: To open the mind’s eye—Đây là một cách khác để diễn tả về kinh nghiệm giác ngộ hay sự tự nhận ra tự tánh, từ đó thấy biết tất cả tự tánh của vạn hữu—This is another way of speaking of the experience of enlightenment or self-realization. Awakening to one’s true nature and hence of the nature of all existence.

Mở Ra Một Con Đường: To offer a way—To open a way—Buddha Dharma offers a safe way to the Deathless, to Nirvana.

Mở Rộng: To widen—To expand—To broaden—To enlarge.

Mở Trói: To untie.

Mới: New—Recent—Fresh.

Mới Đây: Recently—Lately.

Mời: To invite.

Mời Lơi: To invite for form’s sake. 

Mớm: To feed from mouth to mouth.

Mơn Mởn: Tender—Young.

Mơn Trớn: To caress.

:

1) Lần mò (như người mù mò đường): To feel, or to grope, e.g. as a blind man.

2) Mô đất: Mound.

3) Mưu mô: Plans—Schems—Counterfeit—Forge. 

Mô Hạ: See Moha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Mô Phạm: Model—Pattern—Example.

Mô Phỏng: To copy—To imitate.

Mô Tả: Describe.

Mô Tượng: Kinh Niết Bàn nói đến người mù diễn tả voi bằng cách rờ voi (hễ rờ ngà thì nói voi cứng như đá và nhọn như mũi tên)—The Nirvana Sutra mentioned about the blind man who tried to describe an elephant by feeling it.

Mồ: Tomb—Grave.

Mồ Côi: To be orphaned.

Mồ Côi Cha: Fatherless.

Mồ Côi Mẹ: Motherless.

Mồ Hôi Nước Mắt: Sweat and tears.

Mổ:

1) To peck (birds).

2) To operate (dissect).

3) To kill an animal for food.

Mộ:

1) Ái mộ: To love—To long for.

2) Luyến ái: To love—To hanker after.

3) See Mồ.

Mộ Đạo: To devote oneself to religion affairs—To be devout.

Mộ Duyên: To collect subscription (of Buddhist monk).

Mộ Hà: Moha (skt)—Ngu si—Unenlightened—Stupid—See Moha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mộ La: Mula (skt)—Căn—Fundamental—Root—See Mula in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Mộ La Tát Bà Tất Để Bà Đà Ni Ca: Mula-sarvastivadah-nikaya (skt)—Căn bản thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ—The fundamental works, original texts of the Hinayana school of Sarvastivadah.

Mộ Nại La: Mudra (skt)—Dấu ấn—A seal—A sign—Token—hand or finger signs—See Mudra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Mộc:

1) Cây: Wood—A tree.

2) Kastha (skt)—A piece of wood—Timber.

3) Tắm: To bathe

Mộc Diệu: Mộc tinh, một trong cửu diệu, nằm về phía nam Kim Cang Viện, bên ngoài Thai tạng Mạn Đà La—Jupiter, one of the nine luminaries, on the south of the Diamond hall, outside the Garbhadhatu mandala.

Mộc Đắc La: Mudra (skt)—A seal—Mystic signs with the hands.

Mộc Đầu:

1) Người đần độn: Block-head—A stupid person.

2) Kẻ phá giới: One who breaks the commandments.

Mộc Đề: Mukti (skt)—Mộc Để—Mục Đế La—Deliverance (giải thoát)—Liberation—Emancipation—The getting rid of evils one by one.

Mộc Hoa Lâm: Papaya forest—See Khổ Hạnh Lâm.

Mộc Hoạn Tử: Vô Hoạn Tử—Một loại cây có khả năng tránh được tà quỷ. Hạt của nó có thể dùng làm tràng hạt. Cây còn mang ý nghĩa bất hại hay an toàn. Nó còn là tên của một loại trái dâu dùng làm xà bông—A tree whose wood can exorcise evil spirits, or whose seeds are used as rosary beads. It is said to be the arista, which means unharmed, secure; it is the name of the soap-berry and other shrubs.

Mộc Hương: Kunduruka or Putchuk (skt)—Căn Hương—Huân Lục Hương—Đa Già La—Một loại trầm hương—An incense-yielding tree—The resin of the plant.

Mộc Loan Tử: Seeds used for rosary beads.

Mộc Luật Tăng: A rigid formalist—A wooden pettifogging monk.

Mộc Mã: Con ngựa gỗ, một biểu tượng của sự giải thoát—A wooden horse—A symbol of emancipation.

Mộc Ngư: Mõ cá bằng cây hay khúc gỗ tròn, móc bọng ruột, làm theo hình cá, với một khe đục nằm ngang để tạo âm hưởng, được dùng để gõ nhịp tụng kinh trong các tự viện. Khi được gõ bằng cái dùi có đầu bọc vải, sẽ phát ra những âm thanh rõ ràng và đặc biệt. Mõ được dùng đầu tiên bên Trung Quốc, nhưng lý nguyên thủy của việc dùng mõ gỗ vẫn chưa được biết rõ. Mõ lớn có thể cao một thước hay mõ nhỏ có thể để được trong lòng. Mõ thường được đánh bóng bằng sơn mài màu đỏ sáng. Người ta nói rằng vì cá luôn mở mắt cả ngày lẫn đêm (không bao giờ ngủ), nên đây là một thí dụ điển hình cho sự tỉnh thức và chăm chú trong nhà Thiền. Có hai loại mõ—The wooden fish is a hollowed-out roundish wooden block, fashioned after some sort of sea creature, with a long horizontal slit for resonance, employed as an accompaniment to sutra chanting in Buddhist temples. When struck by a padded stick it emits a clear and distinctive sound. Wooden fish was first used in China, but the origin of the use of a wooden fish is unknown. This wooden drum may be as large as three feet in height or small enough to hold in the lap. Usually it is lacquered bright red. It is said that a fish always has its eyes open day and night (never sleep), so it is a good example for alertness and watchfulness in Zen. There are two kinds:

1) Hình tròn như vãy cá dùng để gõ khi tụng đọc: A round one for use to keep time in chanting.

2) Một loại giống như hình cá dựng đứng thường treo ở nhà trù, đánh lên khi tới giờ cơm: A long one hanged in front of the mess hall for calling to meals.

Mộc Phách Thái Tử: Một trong những tiền thân của Đức Phật Thích Ca—One of the former incarnations of Sakyamuni.

Mộc Phật: Tượng Phật bằng gỗ—A Buddha of wood—An image of wood.

Mộc Thực: Living on wild fruits and nuts.

Mộc Thượng Tòa:

1) Cây già: The elder with the tree.

2) Người thâm niên (trưởng lão): The elder’s staff.

Mộc Tinh: Brhaspati (skt).

1) Lord of increase.

2) The planet Jupiter.

Mộc Xoa: Moksa (skt)—Giải thoát—Deliverance—Emancipation.

** For more information, please see Pratimoksa.

Mộc Xoa Cúc Đa: Moksagupta (skt)—A monk of Karashahr, protagonist of the Madhyamayana school whose ignorance Hsuan-Tsang publicly exposed.

Mộc Xoa Đề Bà: Moksadeva (skt)—Môn đồ Tiểu Thừa ở Tây Trúc tôn kính ngài Huyền Trang nên gọi ngài là Mộc Xoa Đề Bà hay là Giải Thoát Thiên—A title given by Hinayanists in India to Mahayanadeva, such as Hsuan-Tsang.

Môi Giới: To go between—Intermediary.

Mối:

1) Con mối: Termite.

2) Đầu mối: Cause.

Mối Họa: Cause of misfortune.

Mối Lợi: Advantage.

Mối Nguy Hại: A nuisance.

Mối Thù: A feud.

Mồi: Bait—Lure.

Mỗi: Each—Every.

Mỗi Đát Lý: Maitreya (skt)—Di Lặc.

Mỗi Đát Lý Mạt Na: Maitrimanas (skt)—Kindly mind—Merciful.

Môn:

1) Cửa: Cửa ra vào của mọi nhà—Gate—Door—Entrance.

2) Tông Phái: Sect—School.

3) Giáo Thuyết: Đặc biệt là giáo thuyết dẫn đến cứu độ hay Niết Bàn—Teaching, especially one leading to salvation or nirvana.

4) Subject (study).

5) Event (sport).

Môn Bài: License.

Môn Chủ: Vị kiểm soát cửa hay coi tổng quát một tông phái—The controller of a gate, or sect. 

Môn Đăng Hộ Đối: Marriage of the same (equal) class or property.

Môn Đệ: Follower—Disciple.

Môn Đồ: See Môn đệ.

Môn Kinh: Bài Kinh về tang lễ và đọc ngay tại cửa trước nhà—The funeral service and read at the house-door.

Môn Lữ: Bạn cùng học hay cùng tu—Disciple—Fellow-student.

Môn Lưu: See Môn Phái, and Môn Tích.

Môn Phái: Sect—School

Môn Sinh: See Môn đệ.

Môn Sư: Vị sư được công nhận như vị Thầy của gia đình—Preceptor—The monk who is recognized as teacher by any family.

Môn Thần: Vị Thần giữ cửa—The gate-gods or guardians.

Môn Thủ: See Môn Chủ.

Môn Tích: Môn đồ hay sự phát triển của môn phái—The followers, or development of any sect.

Môn Trạng: Tham Bảng—Tham Trạng—Danh Thiếp—A name paper, card, or visiting card.

Mông:

1) Bao trùm: To cover.

2) Mông muội: Stupid—Ignorant. 

Mông Cổ: Nước Mông Cổ—Mongolia—Mongol.

Mông Hoặc: Stupid and deluded.

Mông Mênh: Immense—Vast.

Mông Quạnh: Desert.

Mống: Rainbow.

Mộng:

1) Giấc mộng: Những cái hiện ra trong mộng là không có thực—A dream.

2) Sự huyễn giả của chư pháp: Chư pháp thế gian không có thực tính—A simile of the things of the world.

Mộng Ảo: Illusion—Visionary.

Mộng Du: Sleep-walking.

Mộng Huyễn: Tính chất của mọi hiện tượng là không thực như mộng như huyễn—Dream and illusion, the characteristics of all phenomena.

Mộng Kiến: Tưởng tượng cái mình thấy hay đã thấy trong mộng, hay những cái thấy không có thực—To see in a dream—To imagine one sees, or has seen.

Mộng Sơn Đức Dị: (?-1104)—Ông thuộc đời thứ tám của dòng Thiền Ngũ Tổ Pháp Diễn. Mộng Sơn đã kể lại những kinh nghiệm Thiền của mình như sau—Mung-Shan-Te-I, who was the eighth descendant of Fa-Yen of Wu-Tsu. Mung-Shan told the following stories of his experience in Zen:

· Năm 20 tuổi tôi mới quen biết với Thiền, cho đến năm 32 tuổi, tôi đã thăm viếng 17 hay 18 Thiền sư, hỏi họ về cách thực hành pháp môn Thiền, nhưng không ai chỉ ra manh mối. Sau nầy khi đến tìm trưởng lão Hoàn Sơn, ngài dạy tôi hãy nhìn vào ý nghĩa của ‘Vô,’ và nói thêm ‘hãy chăm chú vào chữ Vô suốt cả ngày đêm không ngừng nghỉ, như con chuột đang rình mèo, như gà mái ấp trứng. Khi chưa thấy rõ, hãy như con chuột gặm nhắm cái rương gỗ và đừng bao giờ xao lãng công phu. Thực hành công phu như vậy, chắc chắn thời cơ bừng sáng của tâm ngươi sẽ đến—When I was twenty years old, I became acquainted with Zen, and before I was thirty-two I had visited seventeen or eighteen Zen masters asking them as to their method of discipline, but none were able to enlighten me on the most important point. When later I came to the master Huan-Shan, he told me see into the meaning of ‘Wu,’ and added, ‘Be vigilant over your WU through all the periods of the day, as constantly vigilant as a cat is when she tries to catch a rat, or as a hen is while sitting on the eggs. As long as you have as yet no insight, be like a rat gnawing at the coffin-wood and never vacillate in your exertion. As you go on with your task like that, the time will surely come when your mind will become enlightened.”

· Y theo lời dạy nầy, tôi chăm chỉ thực hành, ngày đêm không nghỉ. Rồi trải qua 18 ngày. Bỗng nhiên khi đang uống trà tôi chợt hiểu cái cười nụ của Ca Diếp khi Đức Phật đưa lên một cành hoa trước đại chúng. Tôi mừng rỡ khôn xiết; đi cầu một vài vị trưởng lão của Thiền, nhưng các ngài không trả lời rõ rệt, có vị bảo tôi hãy dùng bảo ấn tam muội mà ấn chứng mười phương thế giới, chứ đừng bận lòng đến thứ gì khác. Tôi tin lời nầy, trải qua hai năm, năm hiệu Cảnh Định thứ năm (1265), tôi đang lở tại tỉnh Tứ Xuyên, phủ Trùng Khánh, đang nguy kịch vì bị bệnh kiết nặng. Không còn chút lực nào, cả đến hải ấn tam muội cũng không giúp gì trong lúc nầy. Kể cả cái hiểu về Thiền đã từng có cũng chẳng giúp tôi được. Lưỡi không chịu nói, thân thể không chịu cử động; chỉ còn chờ chết là hết. Quá khứ diễn ra trước mắt: những điều đã làm, những cảnh ngộ đã từng trải; thế là tôi ở trong một trạng thái tuyệt vọng ghê gớm và hết còn biết cách nào thoát khỏi cái dày vò của nó. Sau cùng cố gắng tự chủ, tôi phân phó ý muốn của mình, rồi lặng lẽ đứng dậy, thắp một ít nhang, dọn lại cái bồ đoàn cũ kỹ; làm lễ Tam Bảo, Thiên Long và thầm sám hối những tội chướng tiền khiên. Tôi khấn nguyện rằng nếu tôi hết kiếp nầy thì mong nhờ năng lực của Bát Nhã mà tái sinh trong một gia đình tốt đẹp và được xuất gia từ khi hãy còn bé bỏng. Nhưng nếu tôi được lành bệnh, tôi muốn được xuất gia ngay và hiến cả cuộc đời còn lại để học Thiền. Nếu được giác ngộ, tôi sẽ cứu giúp mọi người cũng được giác ngộ như mình. Sau lời khấn nguyện này, tôi đề khởi chữ Vô trong lòng vá quay ánh sáng soi vào trong mình. Không lâu, tôi nghe trong tạng phủ máy động đôi ba lần, nhưng không để tâm đến; một lúc sau lông mày tôi nghe cứng không chịu chớp, và lát nữa tôi hết biết đến thân thể của mình; chỉ có chữ Vô còn lại trong lòng thôi. Đến chiều tôi rời chỗ ngồi và thấy bệnh mình bớt được một nửa; tôi ngồi xuống trở lại cho đến khi gần sáng. Bấy giờ bệnh hoàn toàn biến mất. Giờ đã bình phục, thân tâm như thơ thới—Following this instruction, I steadily applied myself to the work, day and night. Eighteen days thus elapsed. Suddenly, when I was taking tea, I cam upon the meaning of Kasyapa’s smile, which was elicited when the Buddha produced a flower before a congregation of his disciples. I was overjoyced; I wished to find out whether my understanding was correct and called upon a few masters of Zen. They, however, gave me no definite answer; some told me to stamp the whole universe with the stamp of Sagara-mudra-samadhi, and not to pay attention to anything else. Believing this, I passed two years. In the sixth month of the fifth year of Ching-Ting (1265), I was in Ch’ing-Ch’ing, Szu-Ch’uan, and suffering a great deal from dysentary, was in a most critical condition. No energy was left in me, nor was the Sagaramudra of any avail at this hour. Whatever understanding of Zen I had all failed to support me. The tongue refused to speak, the body to move; all that remained was to greet death. The past unrolled itself before me, the things I had done, as well as the situations I had been in; I was thus in a ghastly state of despondency and completely at a loss as to how to escape from its torture. At last, determining to be master of myself, I managed to make my will. I then got up quietly, lit some incense, arranged the invalid cushions; I made bows to the Triple Treasure and also to the Naga gods, and silently confessed my previous sins before them. I prayed that if I were to pass away at this time I might be reborn through the power of Prajna in a good family and become a monk in my early years. But if I should be cured of this disease I wanted to become a monk at once and devote the rest of my life entirely to the study of Zen. If an illumination should come I would help others even as myself to get enlightened. After making this prayer, I set up “WU” before my mind and turned the light within myself. Before long I felt my viscera twist for a few times, but I paid no attention; it was after some time that my eyelids became rigid and refused to blink, and later on I became unconscious of my own body; the “WU” alone occupied my consciousness. In the evening I arose from my seat and found that I was half cured of the disease; I sat down again until the small hours of the morning when the physical disorder completely disappeared. I was myself again, well and in good spirits. 

· Tháng tám năm ấy, tôi đến Giang Lăng thí phát làm sư. Gần hết một năm tôi đi hành cước, và lúc đang thổi cơm thì thấy ra rằng việc tu tập công án phải giữ không gián đoạn và với công phu liên tục. Rồi tôi đến trú ngụ tại Hoàng Long. Lần thứ nhất buồn ngủ, tôi vận dụng ý chí chống lại và vẫn ngồi như cũ, cơn buồn ngủ bị chinh phục dễ dàng. Lần thứ hai buồn ngủ, tôi tống khứ nó y như lần trước. Lần thứ ba cơn buồn ngủ xâm chiếm nặng nề, tôi bước xuống khỏi chỗ ngồi và đi lễ Phật, nhờ vậy mà thấy tỉnh táo lại. Trở lại chỗ ngồi và tiếp tục tiến tới. Nhưng sau hết lúc phải đi ngủ tôi dùng gối kê đầu và ngủ được một chút; sau đó, lấy cánh tay làm gối, và cuối cùng hoàn toàn khỏi phải nằm dài xuống. Qua hai đêm như thế, đến đêm thứ ba, tôi mệt nhọc đến độ như thấy chân không chấm đất. Bỗng đâu đám mây mù như che mắt nay được quét sạch, tôi thấy như vừa tắm xong, hoàn toàn mát mẻ—In the eighth month of the same year I went to Chiang-Ling and had my head shaved to become a monk. Before the year was over, I went on a pilgrimate, and while cooking rice I found out that the koan exercise must be carried on uninterruptedly and with continuous effort. I then settled myself at Huang-Lung. When I felt sleepy for the first time I exercised my will to resist it and kept on sitting, when the sleepiness was early vanquished. When I became sleepy a second time, I drove it away in a similar manner. A third attack was too strong; I got down from my seat and made bows to the Buddha, which revived me. I resumed my seat and the process had to be repeated. But when at last I had to sleep I used a pillow and slept a little; later my elbow was substituted for the pillow, and finally I altogether avoided lying down. Two nights were thus passed; on the third night I was so fatigued that I felt as if my feet did not touch the ground. Suddenly the dark cloud that seemed to obstruct my vision cleared away, and I felt as if I had just come from a bath and was thoroughly rejuvenated.

· Còn về công án thì nghi tình là nặng nhất và công án sừng sững ra đấy mà không cần dụng công. Tất cả những cảm giác ngoại thân, những ngũ dục và bát phong không còn quấy phá nữa; tự mình trong suốt như một chén pha lê đầy tuyết, như trời thu quang đãng không mây. Công phu cứ diễn tiến rất tốt đẹp như thế, nhưng chưa có chút dứt khoát nào. Sau đó tôi giã từ chùa du hành sang Chiết Giang. Dọc đường vì quá nhiều mệt nhọc nên công phu Thiền cũng suy giảm. Tôi đến chùa Thừa Thiên, nơi đây Cô Thiềm Hòa Thượng đang trụ trì, và tạm thời dừng chân ở đó. Tôi tự thệ sẽ không rời khỏi nơi nầy cho đến khi nào lãnh hội được đạo Thiền. Hơn một tháng sau, tôi lấy lại công phu đã mất. Bấy giờ khắp mình ghẻ lỡ; nhưng vẫn quyết tâm giữ vững công phu dù có đánh đổi cả cuộc đời. Nhờ đó mà tâm lực được mạnh mẽ thêm nhiều, và biết giữ vững công phu của mình ngay cả lúc bệnh hoạn—As to the koan, a state of mental fixation prevailed, and the koan occupied the centre of attention without any conscious striving on my part for it. All external sensations, the five passions, and the eight disturbances, no longer annoyed me; I was as pure and transparent as a snow-filled silver bowl or as the autumnal sky cleared of all darkening clouds. The exercise thus went on quite successfully but as yet with no turning point. Later I left this monastery and travelled to Chê-Chiang. On the way I experienced many hardships and my Zen exercise suffered accordingly. I came to the Ch’eng-T’ien monastery which I was presided over by the Master Ku-Ch’an, and there took up my temporal habitation. I vowed to myself that I would not leave this place until I realized the truth of Zen. In a little over a month I regained what I had lost in the exercise. It was then that my whole body was covered with boils; but I was determined to keep the discipline even at the cost of my life. This helped a great deal to strengthen my spiritual powers, and I knew how to keep up my seeking and striving even in illness.

· Một hôm được mời đi thọ trai, suốt trên đường đến nhà trai chủ, vừa đi vừa đeo đuổi công án, mãi miết trong công phu tu tập cho tới ngang qua nhà mà vẫn không hay mình đang ở đâu. Nhờ vậy mà tôi hiểu ra thế nào gọi là thực hành công phu ngay trong mọi động dụng. Đến đây thì tâm cơ của tôi như mặt trăng phản chiếu từ lòng sâu của dòng nước đang chảy; mặt nước tuy chảy xiết, nhưng mặt trăng vẫn y nhiên bất động—One day, being invited out to dinner I walked on with my koan all the way to the devotee’s house, but I was so absorbed in my exercise that I passed by the house without even recognizing where I was. This made me realized what was menat by carrying on the exercise even while engaged in active work. My mental condition then was like the reflection of the moon penetrating the depths of a running stream the surface of which was in rapid motion, while the moon itself retained its perfect shape and serenity in spite of the commotion of the water.

· Ngày mồng sáu tháng ba, tôi đang ngồi trên bồ đoàn, tâm niệm chữ Vô như thường lệ thì vị Tăng thủ tòa bước vào Thiền đường. Tình cờ thầy làm rơi hộp nhang trên nền nhà, khua lên một tiếng. Tiếng động chợt khơi tỏ tâm mình thấy một viễn tượng tâm linh mới mẻ, và cùng với tiếng kêu tôi thấu triệt tự thể của mình, chộp được ông già Triệu Châu (tác giả chữ Vô). Tôi buộc miệng đọc ngay một bài tụng:

“Một hứng lộ đầu cùng

 Đạp phiên ba thị thủy

 Triệu Châu lão siêu quần

 Diện mục chỉ như thị

 (Đường đi chợt hết bước

 Dẫm ngược, sóng là nước

 Già Triệu Châu quá chừng

 Mặt mày chẳng chi khác). 

On the sixth of the third month I was holding “WU” in my mind as usual while sitting on the cushion, when the head-monk came into the meditation hall. Accidentally he dropped the incense-box on the floor, making a noise. This at once opened my mind to a new spiritual vista, and with a cry I obtained a glimpse into my inner being, capturing the old man Chao-Chou (the author of WU). I gave voice to the following stanza: 

 “Unexpectedly the path comes to an end 

 When stamped through, the waves are the water itself.

 They say, old Chao-Chou stands supremely above the rest,

 But nothing extraordinary I find in his features.” 

· Suốt mùa thu, tôi tham vấn các đại danh Tăng như Tuyết Nham, Thối Canh, Thạch Khanh và Hư Chu. Hư Chu khuyên tôi đến kiếm Hoàn Sơn. Khi tôi đến gặp Hoàn Sơn, ngài hỏi: “Quang minh tịch chiếu khắp cả hà sa thế giới, đây há không phải là lời của tú Tài Trương Chuyết?” Tôi sắp mở miệng thì Hoàn Sơn hét một tiếng và đuổi tôi đi chẳng chút lễ độ. Nhờ đấy mà tôi đổi ngược hẳn, và từ đây, tâm tôi chuyên chú vào thái độ này của ngài. Khi đi hay ngồi, ăn hay uống, tâm tôi phó thác vào đó—During the autumn I interviewed masters of high reputation such as Hsueh-Yen, T’ui-Kêng, Shih-Fan, and Hsu-Chou. The last-mentioned advised me to to go to Huan-Shan. When I saw Huan-Shan, he asked: “The light, serenely illuminating, fills all the universe to its furthest limits, are these not the words of the literari Chang-Chuo?” I was about to open my mouth when Huan-Shan gave a “Kwatz!” and dismissed me unceremoniously. This upset me, and since then my thoughts were concentrated on this attitude of the master. Walking or sitting, eating or drinking, my mind was occupied with it.

· Sáu tháng trôi qua, vào một ngày mùa xuân năm sau, khi đi dạo từ ngoài thành trở về, vừa bước lên bực thang đá, thì giá lạng đóng băng trong óc não từ lâu chợt tan chảy, tôi quên mình đang đi trên đường. Tôi đi thẳng đến Hòa Thượng, và ngay khi lập lại câu hỏi của tôi trước kia, tôi bèn lật ngược Thiền sàng của ngài. Bây giờ tôi đã hiểu rõ trọn vẹn công án mà những nút thắt thật là khó nối kết—Six months passed when, one day in the spring of the following year, I was returning from an out-of-town trip and was about to climb a flight of stone steps, when the solid ice that had been clogging my brain for so long unexpectedly melted away, and I forgot that I was walking on the roadway. I immediately went to the master, and when he repeated the question I overturned his seat. I now thoroughly understood the koan, whose knots had been so hard to unite.

· Này các nhân giả: Hãy đi cho trọn lối tham Thiền. Giả sử tôi không bị bệnh ở Trùng Khánh, cuộc đời của tôi lẽ ra đã trôi xuôi. Cần thiết phải gặp một vị thầy thật sáng suốt. Hãy xem cổ nhân đã dốc lòng hăng hái và bền bĩ cả ngày đêm tham thiền hầu dễ thấu đáo đạo lý cứu cánh của Thiền—Oh Brother! Be thorough going in your Zen exercise. If I had been taken ill when at Chung-Ch’ing my life might have been almost wasted . The main thing is to be introduced to a master with really spiritual insight. Consider how earnestly and steadily the ancient master devoted themselves both day and night to the study of Zen in order to grasp the ultimate truth of it. 

Mộng Tưởng: Nghĩ đến những điều trong mộng, tưởng tượng hay nghĩ đến những chuyện không có thật—To dream a thing—To think of a dream—To imagine.

Mộng Yểm: Ác mộng—Nightmare.

Mốt:

1) The day after tomorrow.

2) Fashion.

Một:

1) Số một: One.

2) Chìm mất: Sunk.

3) Qua đời: Gone.

Một Ba Tỵ: Không có chóp mũi, không thể nắm được, không có yếu lĩnh—No nose to lay hold of, no lead, no bases.

Một Cách Có Văn Hóa: In a cultural manner

Một Cách Cụ Thể: A concrete way.

Một Duệ Đạt Lợi Sắt Chí: Mayadrsti (skt)—Ngã kiến, mê chấp có cái ta—Illusion-views, interpreted by egoism, the false doctrine that there is a real ego.

Một Đặc Già La Tử: Maudgalaputra or Maudgalyayana (skt)—See Ma Ha Mục Kiền Liên.

Một Đề Mục Phân Tách: Phân tách về tứ đại—One analysis or the analysis of the four elements—See Tứ Đại.

Một Đề Mục Quán Tưởng: See Nhất Quán (2).

Một Đời: A lifetime.

Một Độ: Phật—Buddha.

Một Giao Thiệp: Không liên quan, không ăn nhập với nhau—No inter-relation.

Một Hai Khi: Sometimes.

Một Lần: One time.

Một Lứa: Of the same rank (class).

Một Mạch: At one stretch.

Một Mình: Alone.

Một Nắm: A handful.

Một Thế: See Một đời.

Một Thể: At the same time.

Một Tư Vị: Vô vị, vô giá, vô dụng, tỷ như những người mù mà bàn luận về màu của sữa—Tasteless, valueless, useless, e.g. discussion of the colour of milk by blind people. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Ba 2016(Xem: 27459)
Đạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tử thuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thiện Phúc đã biên soạn bộ tự điển Phật Học Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỹ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu Phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã dành ra hai mươi mấy năm trời để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem bản thảo bộ Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm "Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo" được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu...
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5241)
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8855)
Đây là chỉ nam tham khảo tài liệu chuẩn cho chuyên ngành Phật Học Châu Á tại California Hoa kỳ, với những tác phẩm có giá trị quốc tế, không những dành riêng cho Phật học, chúng còn là những tài liệu vô giá cho các chuyên ngành về Đông Á, Ngôn ngữ, Văn hóa, và Nghệ thuật
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19606)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN trọn bộ 8 tập dày gần 10 ngàn trang do Sa môn Thích Quảng Độ dịch, trong đó có phần index ngoại văn mà các bộ in trước đây chưa có. Sách được xuất bản và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam do nhà xuất bản Phương Đông và nhà sách Văn Thành liên kết.