Tho

27 Tháng Mười 201000:00(Xem: 28780)

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

THO

Thò: To put (stretch) out.

Thỏ: Rabbit.

Thỏ Thẻ: To babble (talk of baby).

Thọ:

(A) Nghĩa của “Thọ”—The meanings of “Feelings”

1) Cho hay bố thí: Vedana (p & skt)—To give—To confer—To deliver—To hand down.

2) Sống lâu: Jivita (skt)—To live long—Longevity—Long life—Age.

3) Feeling or sensation: Vedanta (p & skt)—To receive—To bear—Thọ là pháp tâm sở nhận lãnh dung nạp cái cảnh mà mình tiếp xúc. Thọ cũng là cái tâm nếm qua những vui, khổ hay dửng dưng (vừa ý, không vừa ý, không vừa ý mà cũng không không vừa ý). Khi chúng ta gặp những đối tượng hấp dẫn, chúng ta liền phát khởi những cảm giác vui sướng và luyến ái. Khi gặp phải những đối tượng không hấp dẫn, thì chúng ta sinh ra cảm giác khó chịu; nếu đối tượng không đẹp không xấu thì chúng ta cảm thấy dửng dưng. Tất cả mọi tạo tác của chúng ta từ thân, khẩu và ý cũng đều được kinh qua nhờ cảm giác, Phật giáo gọi đó là “thọ” và Phật khẳng định trong Thập Nhị nhân duyên rằng “thọ” tạo nghiệp luân hồi sanh tử—Feeling is knowledge obtained by the senses, feeling sensation. It is defined as mental reaction to the object, but in general it means receptivity, or sensation. Feeling is also a mind which experiences either pleasure, unpleasure or indifference (pleasant, unpleasant, neither pleasant nor unpleasant). When we meet attractive objects, we develop pleasurable feelings and attachment which create karma for us to be reborn in samsara. In the contrary, when we meet undesirable objects, we develop painful or unpleasurable feelings which also create karma for us to be reborn in samsara. When we meet objects that are neither attractive nor unattractive, we develop indifferent feelings which develop ignorant self-grasping, also create karma for us to be reborn in samsara. All actions performed by our body, speech and mind are felt and experienced, Buddhism calls this “Feeling” and the Buddha confirmed in the Twelve Nidanas that “Feeling” creates karma, either positive or negative, which causes rebirths in samsara. 

(B) “Thọ” như những đối tượng của thiền tập—“Feelings” as objects of meditation practices:

· Quán chiếu những loại cảm thọ như lạc thọ, khổ thọ và trung tính thọ: To contemplate various kinds of feelings such as pleasant, unpleasant and neutral feelings.

· Thấu hiểu những thọ nầy đến đi thế nào: To understand thoroughly how these feelings arise, develop after their arising, and pass away.

· Quán chiếu thọ chỉ nẩy sanh khi nào có sự tiếp xúc giữa những giác quan mà thôi (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý): To contemplate that “feelings” only arise when there is contact between the senses.

· Quán chiếu những điều trên để thấy rõ rằng dù thọ vui, thọ khổ hay thọ trung tính, hậu quả của chúng đều là “khổ”: To contemplate all of the above to have a better understanding of “feelings.” No matter what kinds of feelings, pleasant, unpleasant or iddiference, they all lead to sufferings. 

(C) Phân loại Thọ—Categories of Feeling:

1) Thân Thọ: Những thứ lãnh nạp nơi thân hay tam thọ (khổ, lạc, phi khổ phi lạc)—Sensation of physical objects, or three states of sensation (vedana)—Karma of pleasure and pain of the physical body—See Tam Thọ.

2) Tâm Thọ: Những thứ lãnh nạp nơi tâm như ưu và hỷ—Sensation of mental objects—Karma of the mental or the mind, i.e. anxiety, joy, etc.

Thọ Báo: Resolve in samsara.

Thọ Chung: Chết—To pass away—To die.

Thọ Cụ: Thọ cụ túc giới—To receive the entire commandments, as does a fully ordained monk or nun—See Thọ Giới.

Thọ Dụng: To receive for use.

Thọ Dụng Độ: Quốc độ của báo thân Như Lai—The realm of Sambhogakaya.

Thọ Dụng Thân: Sambhogakaya (skt)—Báo Thân, một trong tam thân Phật—The functioning glorious body, one of the Buddha’s Trikaya.

** For more information, please see Tam Thân Phật.

Thọ Giả:

1) Người được thọ giới và phép quán đảnh: A recipient, e.g. of the rules.

2) Tà kiến cho rằng cái “ngã” sẽ nhận sự thưởng phạt trong kiếp tương lai, đây là một trong mười sáu tri kiến: The illusory view that the ego will receive reward or punishment in a future life, one of the sixteen false views.

Thọ Giáo: To receive instructions.

Thọ Giới: Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms:

1) Thọ giới là thọ nhận giới luật do Phật chế ra: To embrace Buddhism—Receiving the precepts—To receive or accept the commandments.

2) Đệ tử sơ cơ thọ lãnh ngũ giới: A novice disciple, or the beginner receives the first five commandments.

3) Chư Tăng Ni và Phật tử thuần thành tiến hành thọ lãnh bát giới: The monks, nuns, and the earnest laity proceed to the reception of eight commandments.

4) Chư Tăng Ni Thọ giới đầy đủ có thể thọ trì từ thập giới trở lên: Fully ordained monks and nuns can receive or accept ten or more commandments—See Cụ Túc Giới.

5) Từ thọ giới còn dùng để chỉ người thọ giới Tam Muội Da Chân Ngôn: The term is also applied by the esoteric sects to the reception of their rules on admission.

Thọ Hình: To suffer punishment.

Thọ Khổ Nhẫn: Patience under suffering.

Thọ Ký: Vyakarana (skt).

1) Còn gọi là Thọ Biệt hay Thọ Quyết. Những người đi theo Đức Phật sẽ nhận được sự tiên đoán của Đức Phật về sự giác ngộ và thành Phật trong tương lai—To receive from a Buddha predestination, prophecy or giving of a record, prediction, fortelling (to become a Buddha).

2) Sự thọ ký thành Phật trong tương lai của những Bồ Tát. Chỉ có chư Phật mới có khả năng và trí huệ để đưa ra những quyết định hay lời thọ ký như vậy—The prophecy of Bodhisattva’s future Buddhahood. Only Buddhas possess the power and wisdom to give decisions, and/or such prophecies. 

Thọ Ký Quán Đảnh: Phật thọ ký đệ tử bằng cách xoa đầu—Buddha predicts Buddhahood to someone (the gesture of rubbing the crown).

Thọ Lãnh: To receive.

Thọ Luận A Do: Ayurveda (skt)—Sách Vệ Đà Y Dược—The Ayurveda, the medical veda.

Thọ Lượng Phẩm: Phẩm Vô Lượng Thọ trong Kinh Pháp Hoa, khi Đức Phật tuyên bố rằng thọ mạng của Phật là vô lượng—The chapter in the Lotus Sutra where Buddha declares his eternity.

Thọ Mạng: Jivita (skt)—Đời sống (một thời kỳ mà hơi thở được giữ không dứt)—Life.

Thọ Mạng Kiến: Fate—Determination of length of life.

Thọ Mạng Ngắn: Short lifespan.

Thọ Mạng Vô Biên: Life span is inexhaustible.

Thọ Mạng Vô Hữu Lượng: See Thọ Mạng Vô Số Kiếp.

Thọ Mạng Vô Số Kiếp: Cuộc sống vô tận của Phật—The infinite life of Buddha.

Thọ Nghiệp: Thọ lãnh quả báo của nghiệp—To receive the results of karma of one’s deeds—Duties of the receiver of the rules. 

Thọ Ơn: To receive a favor.

Thọ Pháp: The receiving of the Law.

Thọ Quyết: See Thọ Ký.

Thọ Sự: Karmadana (skt)—Âm theo Phạn ngữ là Yết Ma Đà Na, vị sư phân phối công việc tạp sự trong chùa, xưa gọi là Duy Na—The director of duties, the one who gives out the work.

Thọ Tam Qui: An initiation celebration where a person becomes a disciple by receiving the three refuges in the Buddha, Dharma and Sangha.

Thọ Tam Quy, Trì Ngũ Giới, Giữ Oai Nghi: Quy-y Tam Bảo, thọ giới luật do Phật chế ra, và giữ đúng uy nghi của người tu Phật. Quy-y Tam Bảo như hai mắt, trì ngũ giới như hai chân. Chúng ta luôn cần mắt để thấy đường thấy nẻo, và cần chân để du hành đến mục tiêu đã định—Take refuge in the three jewels (Triratna), accept and perfectly observe all moral precepts, and maintain a dignified conduct (an appropriate dignity for a monk). In Buddhism, taking refuge in the Three Gems is like having two eyes; observing the five precepts is like two legs. We always need eyes to see the path, and legs to travel on the path to reach the aiming goal—See Tam Quy-Y, and Ngũ Giới in Vietnamese-English Section. 

Thọ Thủ: Người vãng sanh ở hàng thượng phẩm thượng sanh thì khi vãng sanh sẽ được chư Phật đến đón tận tay, như một số trường hợp Đức Quán Âm đi tiếp dẫn vậy—To proffer the hand, to come in person to welcome the dying, as e.g. does Kuan-Yin in certain cases.

Thọ Tội: To undergo (receive) a punishment.

Thọ Trì: Nhận lãnh và hành trì những giáo thuyết của Phật—To receive and retain (to hold on or keep) the Buddha’s teaching. 

Thọ Tuế: Nhận thêm một tuổi hạ lạp vào cuối kỳ an cư kiết hạ—To receive or to add one year to one’s monastic age on the conclusion of the summer’s retreat. 

Thọ Tùy: Thọ Thể Tùy Hành—Tỳ Kheo khi mới thọ giới thể mà giữ đủ cho bản thân mình tức là “Thọ,” về sau tùy theo giới thể mà tu trì giới hạnh như giáo pháp đã định thì gọi là “Tùy”—To receive the rules and follow them out

Thọ Tưởng Hành Thức: Bốn uẩn trong ngũ uẩn hay tứ uẩn phi sắc—The four immaterial skhandhas (feeling: vedana, ideation: samjna, reaction: samskara, consciousness: vijnana).

Thọ Tượng: Bức hình hay tượng lâu năm của một người hãy còn tại thế—A portrait, or statue of a man of years while still alive. 

Thọ Uẩn: Vedana (skt)—Một trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức)—The aggregate of feeling—Sensation, one of the five skandhas.

Thọ Y: Đệ tử được sư phụ ban cho y áo trong ngày kết của mùa kiết hạ an cư—Master gives out winter garments in the ninth month.

Thoa: To rub.

Thóa Mạ: To revile and to spit into someone’s face

Thỏa: Appropriate—Fitting--Satisfactory.

Thỏa Chí: Pleased—Satisfied—Content.

Thỏa Dạ: See Thỏa Chí.

Thỏa Đáng: See Thỏa.

Thỏa Hiệp: To come to an agreement (understanding)—To agree.

Thỏa Lòng: See Thỏa Chí.

Thỏa Mãn: To satisfy—To pander—To indulge.

Thỏa Mãn Tham Dục: To satisfy one’s passion.

Thỏa Mãn Xúc Động: Emotional satisfaction

Thỏa Nguyện: Satisfied with one’s vow or wish.

Thỏa Thích: See Thỏa chí.

Thỏa Thuận: Agreement—Accord—Concord—To understand one another—To consent—To agree.

Thoai Thoải: Gentle slope.

Thoái: To retire—To backslide—To withdraw—To yield—To move (step) back—See Thối.

Thoái Bộ: See Thoái.

Thoái Chí: Thối chí—Broken-spirited—Discouraged.

Thoái Chuyển: Thối lui làm mất cái mà mình đã tu chứng được—To withdraw and turn back from any position attained.

Thoái Đại: Lui bước trước Đại Thừa để chuyển bước sang Tiểu Thừa—To backside from Mahayana and revert to Hinayana.

Thoái Hóa: To retrogress—To retrograde—To degenerate.

Thoái Khuất: To recede or yield, as is possible to a Bodhisattva facing the hardships of further progress.

Thoái Khước: To withdraw—To draw back.

Thoái Lui: To step (draw) back.

Thoái Một: Tái sanh vào cảnh giới thấp—To be reborn in a lower stage of existence.

Thoái Nhượng: To give way—To yield. 

Thoái Thác: To find a pretext (way) to refuse.

Thoái Tọa: Rời chỗ ngồi—To withdraw from one’ seat.

Thoải: To be gentle (slope).

Thoải Mái: Ease

Thoại:

1) Chữ: Words.

2) Cuộc đàm thoại: Conversation—Talking.

3) Kiết tường: Điềm lành—Auspicious.

4) Ngọc quý: A precious stone—A jade token.

5) Ngôn ngữ: Language.

Thoại Tắc: Lời nói của Phật trở thành pháp tắc trong tự viện—Word-norm, the spoken words of the Buddha the norm of conduct.

Thoại Tướng: Dấu kiết tường—Auspicious—Auspicious sign, or aspect.

Thoại Tượng: Theo Tây Vực Ký của ngài Huyền Trang, thì đây là tượng kiết tường, đặc biệt là bức tượng đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng gỗ đàn hương bởi vua Udayana của nước Câu Đàm Thi, một người sống cùng thời với Đức Phật—According to The Great T’ang Chronicles of the western World, composed by Hsuan-Tsang, this is an auspicious image, especially the first image of Sakyamuni made of sandalwood and attributed to Udayana, king of Kausambi, a contemporary of sakyamuni.

Thoại Ứng:

1) Đáp ứng điềm lành: Auspicious response.

2) Tên của loài hoa Ưu Đàm: Name of the Udumbara flower.

3) Triệu chứng tốt về vãng sanh, như thấy Phật, Bồ Tát, Thánh chúng hiện thân tiếp rước, hoặc nghe Thiên nhạc, hoặc thấy phướn, lọng, hay hương thơm tỏa khắp, vân vân—Signs and characteristics of gaining rebirth at the last moments, the cultivator is able to see Buddha, Bodhisattvas, and many other enlightened beings surround him or her, or hearing heavenly music playing, banners, or rare incense filling the air, etc.

Thoán: To usurp (a throne or high position).

Thoang Thoáng: Vaguely.

Thoang Thoảng: Faint perfume.

Thoáng:

1) Thoáng: Ventilated—Well-aired.

2) Thoáng qua: Vaguely.

Thoáng Thấy: To catch sight of.

Thoảng:

1) Bay nhè nhẹ trong không khí: To move lightly in the air (perfume).

2) Có lúc: Now and then—From time to time.

Thoát:

1) Giải thoát: To avoid—To let go.

2) Lóc thịt: To take the flesh from the bones.

3) Thoát y: To strip—To undress.

4) Trốn thoát: To escape.

Thoát Chết: To escape from death.

Thoát Đào: To run away—To flee—To slip away.

Thoát Giam: To escape from prison.

Thoát Hiểm: Thoát khỏi nguy hiểm—To get out of danger.

Thoát Khỏi Phiền Trược: To succeed in disentangling the tangle.

Thoát Ly: To separate.

Thoát Nạn: To escape from (get out of) danger.

Thoát Phàm: To disincarnate.

Thoát Tẩu: Tẩu thoát—To flee—To run away.

Thoát Thai: To be born.

Thoát Thân: To escape from danger—To run away.

Thoát Thể: Rũ bỏ nhục thân—To get rid of the body.

Thoát Trân Trước Tệ: Cởi bỏ mọi đồ trang sức thơm tho sạch sẽ, để khoác lấy cái áo dính nhiễm bụi dơ, dùng để ví việc Đức Thích Ca Như Lai ẩn tàng báo thân, hiển hiện ứng thân—To doff jewels and don rags, as did the Buddha on leaving home, or putting off of his celestial body for an incarnate, earthly body.

Thoát Trần: To enter into religion.

Thoát Xà: Dhvaja (skt)—Dịch là phướn—A banner—A flag.

Thoạt: As soon as.

Thoạt Đầu: At the commencement (beginning).

Thoạt Kỳ Thủy: See Thoạt đầu.

Thoạt Tiên: See Thoạt đầu.

Thoạt Trông: At first sight.

Thoăn Thoắt: Very quickly.

Thóc: Maize—Millet.

Thóc Gạo: Paddy and rice.

Thóc Tán: Giống như hạt kê nát—Like scattered millet.

Thóc Tán Vương: Vua cai trị xứ Tán Thóc—Scattered kings, or rulers who own allegiance to a supreme sovereign, as Scattered country means their territories.

Thọc: To thrust.

Thọc Gậy: To put a spoke in someone’s wheel. 

Thọc Miệng: To meddle in a conversation.

Thoi:

1) Một miếng: A piece (of gold)—A bar—A stick.

2) Con thoi (chạy tới chạy lui): Shuttle.

3) Cú đấm bằng tay: To blow—To punch.

Thoi Thóp: To breath very lightly.

Thói: Manner—Habit.

Thói Đời: Ways of the world.

Thói Quen: Habit.

Thói Xấu: Vice—Bad habit.

Thỏi: See Thoi (1)

Thon: Slim—Slender—Thin.

Thong Dong: To walk leisurely—Not in a hurry. 

Thong Dong Lục: Ts’ung-Jung-Lu—Tập sách 100 công án do Hoàng Trí Chánh Giác, một thiền sư danh tiếng phái Tào Động Trung Quốc biên tập. Nhan đề lấy theo tên của “Am Thong Dong”—Record of Great Serenity—A book of one hundred koans compiled by Hung-Chih-Chêng-Chueh, a reputed Chinese T’ao-Tung Zen master. The title is derived from the name of the Hermitage of Great Serenity. 

Thong Thả: Leisurely.

Thòng: To drop a rope.

Thòng Lọng: Runing-knot—Slip-knot—Noose.

Thờ: To adore—To worship

Thờ Ơ: Cold—Disinterested—Indifferent.

Thờ Cúng: To worship—Theo cổ tục, Phật tử chúng ta thờ cúng tổ tiên là để tỏ lòng biết ơn. Theo đạo Phật thì thờ cúng tổ tiên, không phải là một phong tục xấu, với hy vọng mong cho họ được nhẹ nghiệp. Người Phật tử nên luôn nhớ rằng tu hành tinh tấn là cách đền đáp tổ tiên xứng đáng nhất. Tuy nhiên, một số Phật tử vì hiểu lầm Phật giáo nên xem chuyện thờ cúng là tối quan trọng trong đạo Phật—According to our old customs, Buddhists worship ancestors to show our appreciations. According to Buddhism, worshiping ancestors, with the hope of relieving their karma, is not a bad custom. Buddhists diligently cultivate is the best way to show our appreciations to our ancestors. However, some Buddhists misunderstand about Buddhism and consider the worshiping the most important issue in Buddhism. 

Thờ Cúng Tổ Tiên: Ancestor worship—Đạo Phật luôn khuyến tấn việc thờ cúng tổ tiên bằng cách tụng kinh cầu siêu cho người quá vãng với hy vọng làm cho họ được nhẹ nghiệp—Buddhism always promotes ancestor worship by the practice of chanting sutras for the dead, hoping to relieve their karma.

Thờ Phật: To worship the Buddha—Tại Ấn Độ, sau khi Đức Phật nhập diệt, các tín đồ dành cho Đức Phật tất cả những tôn vinh của một vị thần hiện thân trong Ấn Độ giáo. Họ chuyển qua thờ cúng tượng Phật, bởi những lý do giống như tín đồ Ấn Độ giáo, đó là để kích thích cảm nghĩ và thiền định. Ngày nay ai cũng biết sự thờ cúng thần tượng trong Ấn Độ giáo đã có từ khoảng từ năm 500 đến 450 trước Tây Lịch. Ngày nay ở các nước Tích Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Việt Nam, và các nước Phật giáo khác, người ta cũng thờ tượng Đức Phật theo kiểu người Ấn Độ giáo thờ thần, bằng cách dâng cúng hoa quả, thức ăn, vải vóc, nhang đèn và sự cầu khẩn. Thậm chí, họ còn điểm nhãn bức tượng mới làm ra. Đây là một nghi thức thần bí của Ấn Độ. Họ tin tưởng rằng làm như vậy thì bức tượng sẽ trở nên linh thiêng hơn. Tuy nhiên, Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng Đức Phật chẳng bao giờ chấp nhận việc dựng tượng Ngài để thờ cúng trong tháp như vậy—In India, after the Buddha’s parinirvana, Buddhists give the Buddha all the honours due to a Hindu Incarnate God. They began to worship the image of the Buddha for the same reasons as the Hindu, namely to stimulate feeling and meditation. It is now everyone accepted that the worship of idols among the Hindus is as old as 500 to 450 B.C. Nowadays, in Ceylon, Burma, China, Vietnam, and other Buddhist countries, people worship the Buddha’s image in the same fashion as the Hindus do in India, by offering flowers, food, cloth, incense and prayers. They also act in the making of an image is the painting of the eyes, a magical rite as in India. They believe that to do this the image is vivified into godship. However, sincere Buddhists should always remember that the Buddha never approved of the idea of installing his image for worship in stupas 

Thờ Phượng: See Thờ.

Thờ Thẫn: To look haggard.

Thơû: To respire—To breath.

Thở Dài: To sigh.

Thở Hào Hển: To pant—To breath hard.

Thở Khó: To breath with difficulty.

Thở Không Ra Hơi: Out of breath.

Thở Ra: Out-breathing—Expiration.

Thở Than: To lament.

Thở Vào: In-breathing—Inspiration.

Thơi: Thảnh thơi—Leisurely—Free.

Thời:

1) Giờ: Hour.

2) Lúc: Moment.

3) Mùa: Season.

4) Sát na: Samaya (skt)—See Sát Na.

5) Thời gian: Time.

6) Thời kỳ: Period.

7) Tức thời: Instantly.

Thời Bình: Peace time.

Thời Chánh Pháp: The Perfect Age of the Dharma—See Chánh Pháp.

Thời Chúng: Cộng đồng gồm chư Tăng Ni và Phật tử tại gia—The present company, i.e. of monks and laity; the community in general.

Thời Cơ: Opportunity—Occasion.

Thời Cuộc: Situation.

Thời Dược: Uống thuốc đúng giờ, đặc biệt là những loại rễ cây được dùng đề chữa bệnh—Time medications or drugs, especially roots used as food in sickness, part of the five kinds of drugs (turnip, onion, arrowroot, radish or carrot, and a root curing poison).

Thời Đại: Era—Age—Epoch.

Thời Đại Cộng Sinh: Common Era.

Thời Giải Thoát: Loại căn tánh độn thì phải mất thời giờ và từ từ đợi lúc có cơ hội mới có thể nhập định giải thoát được—The dull who take time or are slow in attaining to meditative vision—The other five groups of Arhats who have to bide their time and opportunity for liberation in samadhi.

** For more information, please see Nhị Giải Thoát.

Thời Gian: Time.

Thời Giờ: See Thời Gian.

Thời Hạn: Time-limit.

Thời Khắc: See Thời Gian.

Thời Kỳ: Period—Term.

Thời Mạt Pháp: The Dharma-Ending Age—Degenerate Age of the Dharma or the last age—See Mạt Pháp.

Thời Ngoại Đạo: Còn gọi là Thời Tán Ngoại Đạo, ngoại đạo coi chân thực thời là tạo hóa sinh ra vạn vật—The non-Buddhist sect which regarded Time, or Chronos, as creator of all things.

Thời Phân: Cách phân chia thời giờ trong ngày. Có nhiều cách chia thời giờ trong một ngày—Time-division of the day. There are several ways of division of time during the day:

1) Ngày ba thời đêm ba thời (theo phép thường pháp): Three periods each of day and night.

2) Ngày bốn thời đêm bốn thời (chia giờ theo thế tục): Eight periods of day and night, each divided into four parts.

3) Ngày sáu thời đêm sáu thời, đặt tên theo 12 con giáp; 12 con giáp nầy cũng tiêu biểu cho 12 tháng trong năm (theo thuyết Thần Thú): Twelve periods, each includes two hours and under the name of an animal of the 12 animals which represent the 24 hours of the day; these 12 animals also represent the twelve months of the year. 

4) Cách chia ngày ra làm 30 giờ: Thirty hours.

5) Cách chia ngày ra làm 60 giờ: Sixty hours.

Thời Phược Ca: Jivaka (skt).

1) Một trong tám loại thuốc: One of the eight principal drugs; living, making, or seeking a living, causing to live, ect.

2) Người con không chánh thức của vua Bình Sa Vương với Amradarika, không tranh ngôi vị với A Xà Thế mà học thuốc và về sau trở thành một bậc đại danh y—An illegitimate son of king Bimbisara by Amradarika, who resigned his claim to the throne to Ajatasatru and practised medicine; a physician.

Thời Suy: Period of decadence.

Thời Tán Ngoại Đạo: See Thời Ngoại Đạo.

Thời Thành Tựu: Câu thứ ba trong sáu câu bắt đầu của một quyển kinh, “nhứt thời”—The third of the six initial statements in a sutra, i.e. “at one time” or “once.” The third of the six perfections found in the opening phrase of each sutra—See Lục Thành Tựu. 

Thời Thực: Ăn uống đúng thời—Seasonable or timely food.

Thời Thượng Ngươn: First Special Period.

Thời Tông: Còn gọi là Lục Thời Vãng Sanh Tông, tông phái Phật Giáo Nhật Bản lấy ngày đêm 6 giờ chuyên tu phép vãng sanh (lấy phép tu của ngài Thiện Đạo làm nghiệp nhân vãng sanh). Thời Tông được Nhất Biến (1238-1289) sáng lập tại Nhật năm 1276. Ông nêu ra nghi thức tụng niệm của Thiện Đạo, 6 thời trong ngày. Do đó mà có tên là Thời Tông. Trên lý thuyết, ông lấy từ Kinh Pháp Hoa, cũng như Lương Nhẫn của phái Dung Thông Niệm Phật, nhưng khi thực hành ông lại theo cách của Ngài Không Dã, là người sáng lập ra lối múa ca bình dân để phổ biến tín ngưỡng Di Đà. Do đó mà tông nầy có sắc thái hoàn toàn khác biệt với các tông khác của Di Đà giáo. Theo truyền thuyết thì Nhất Biến có đến miếu Hung Dã ở Kỷ Y năm 1275, nơi nầy ông được gợi bởi một bài kệ mà ông tin rằng do nơi các thần linh trong miếu nầy tạo nên. Mỗi một trong ba câu của bài kệ đều bắt đầu bằng số 6, 10, và 10.000 theo thứ tự, và câu chót bằng chữ “dân” cộng chung lại là 600.000 dân. Tức thì ông lập nguyện phải cứu độ cho được một số chúng sanh nhiều như thế, bằng cách truyền bá tín ngưỡng nầy—A Japanese sect, whose members by dividing day and night into six periods of worship seek immortality. The Shih School in Japan was founded in 1276 by I-Bien (1238-1289). He set forth the rule of reciting the hymns of Shan-Tao six times every day, hence the name ‘time.’ In theory, he derived his idea from the Lotus Sutra as did Liang-Ran of Yuzunembutsu, but in practice he followed K’ung-de who invented a popular dance for the popularization of the Amita-faith. Thus the school has a totally different feature from the other schools of Amita-pietism. I-Bien is said to have visited Kumano Shrine in Kii in 1275 where he was inspired by a holy verse of four lines which he believed to have come from the deity of the shrine. Each of the first three lines was headed by a numeral 6, 10, and 10,000 and the last line by ‘people,’ altogether making up six hundred thousand people. At once he made up his mind to save that number of people by a propagation of the Amita-faith—See Thiện Đạo (2).

Thời Trẻ: In one’s prime time.

Thời Tượng Pháp: The Dharma-Semblance Age—See Tượng Pháp.

Thời Tỳ Đa Ca La: Jivitakara (skt)—Tên của một vị Thần nuốt trửng thời gian hay độ dài của ngày—Name of a spirit described as a devourer of life or length of days.

Thời Vận: Fortune—Luck.

Thời Xứ Chi Duyên: Điều kiện thời gian và nơi chốn mà một người phải tái sanh vào (theo Vãng sanh Yếu Tập, bất kể trai gái, già trẻ, sang hèn, việc đi đứng nằm ngồi bất luận thời xứ, việc tu tập quả là khó khăn; tuy nhiên, việc cầu nguyện vãng sanh chẳng gì bằng niệm Phật)—The conditions or causes of time and place into which one is born.

Thời Xưa: Old time.

Thời Y: Đúng thời ăn mặc, như vào kinh thành thì mặc áo Tăng Già Lê, khi ở phòng thì mặc áo An Đà Hội, vân vân (theo Phật giáo, uống thuốc đúng thời gọi là thời dược, ăn uống đúng thời gọi là thời thực)—Garments suited to the time or occasion (according to the Buddhism, Buddhists shouls always take medications when needed, eat in accordance with Buddhist regulations, etc.). 

Thô: Sthula (skt)—Coarse—Rude—Rough—Crude—Unrefined—Immature.

Thô Ác Ngữ: Lời nói thô bỉ xấu ác phỉ báng người khác—Coarse, evil and slanderous language.

Thô Ác Uyển: Vườn thô ác là một trong bốn vườn của Trời Đế Thích, khi nào muốn đánh nhau thì vào trong vườn nầy, muốn thứ vũ khí nào thì lập tức vũ khí ấy hiện ra—The rough and evil park, one of Indra’s four parks, that of armaments and war.

Thô Bạo: Unmannerly—Rude.

Thô Bỉ: Rustic—Boorish.

Thô Kệch: Rustic.

Thô Ngôn:

1) Lời nói thô ác—Coarse, rude, rough, immature words or talk—Evil words—Rough outline, preliminary words.

2) Thô Tế Nhị Thừa—Immature and Mature yanas:

a) Immature Yana: Tiểu Thừa—Hinayana.

b) Mature Yana: Đại Thừa—Mahayana.

Thô Ngữ: See Thô Ngôn.

Thô Nhân:

1) Hành nhân Tiểu thừa là thô nhân, hành giả Đại thừa là tế nhân—The immature man of Hinayana, who has a rough foundation, in contrast with the mature or refined man of the Mahayana.

2) Nhị Giáo Thiên Thai—Four schools of the T’ien-T’ai:

a) Thô Giáo—Immature schools:

· Tạng Giáo: Tripitaka Teaching.

· Thông Giáo: Interrelated teaching.

· Biệt Giáo: Differentiated Teaching.

b) Tế Giáo—Mature schools:

· Biệt Giáo: Complete or Final Teaching.

Thô Thiển: Gross—Awkwark and superficial.

Thô Tục: Ill-mannered—Coarse.

Thô Tướng: Theo khởi Tín Luận đây là sáu thô tướng vô minh (chưa giác ngộ)—The six grosser or cruder forms of unenlightenment or ignorance mentioned in the sastra on the Prajna Sutra.

Thô Tướng Phật: Rudimentary aspect of the Buddha.

Thố: Nhổ ra—To spit—To excrete—To put forth.

Thố Giác: Sasa-visana or sasa-srnga (skt)—Sừng thỏ (người ngu nhận lầm đôi tai thỏ là sừng, kỳ thật thỏ không có sừng). Từ nầy dùng để chỉ những cái không thể có được (mọi hiện tượng đều không thực)—Rabbit’s horns, i.e. non-existent; all phenomena are as unreal as rabbit’s horns

Thố Mao Trần: Hạt vị trần nhỏ hơn hạt bụi. Một hạt bụi bám trên đầu lông thỏ lớn gấp bảy lần hạt bụi bám trên lông trừu—The peck of dust that can rest on the point of a hare’s down, one-seventh of that on a sheep’s hair.

Thổ: Bhu or Bhumi—Earth—Ground—Land—Soil.

Thổ Địa Đường: Local Deities Hall—Lands Hall.

Thổ Địa Thần: The local guardina deity of the soil or locality—God of the soil.

Thổ Lộ: To outflow—To reveal.

Thổ Ngữ: Dialect.

Thổ Phỉ: Bandit.

Thổ Thần: God of the soil.

Thổ Tinh (planet): Sanaiscara—Saturn. 

Thốc: Người sói đầu—A bald.

Thốc Nhân: Thốc Cư Sĩ—Thốc Nô—Chỉ Tăng Ni lạm dụng danh nghĩa tu trì—A monk, or a nun, sometimes used as a term of abuse.

Thôi:

1) Ngừng: To cease—To stop—To recede from—To decline—To resign.

2) Thôi thúc: To push away.

Thôi Công Quy Bổn: Bỏ những công đức nhỏ để trở về với những điều căn bản—To put off minor merit for the sake of fundamentals. 

Thôi Miên: Hypnotize.

Thôi Thúc: To urge—To press.

Thối:

1) Hư rữa: Rotten—Stinking.

2) Đi ngược lại: To move (step) back.

3) Nhượng bộ: To yield.

Thối Bộ: To recede—To move (step—draw) back—A backward step to one’s original state.

Thối Chí: Discouraged—Broken-spirited.

Thối Đại: See Thoái Đại.

Thối Nát: Rotten.

Thối Tâm: Retrogress.

Thổi: To blow.

Thốn: Một tấc Tàu—A Chinese inch.

Thổn Thức: To sob one’s heart out.

Thông:

(A) Nghĩa của “Thông”—The meanings:

1) Đi qua: To pass through—To pervade.

2) Hiểu rõ: To know thoroughly—Quick at hearing—Clever—Sharp—Wise.

3) Phổ thông: General—Universal.

4) Rõ ràng: Clear.

5) Thông suốt: To understand—To comprehend—To perceive.

6) Thông tin: To communicate.

7) Current.

8) Free.

9) Without hindrance—Unimpeded.

(B) Các loại “Thông”—Categories:

1) Ngũ Thông: The five supernatural powers—See Ngũ Thần Thông and Ngũ Thông.

2) Lục Thông: The six supernatural powers—See Lục Thông.

3) Thập Thông: The ten supernatural powers—See Thập Thông.

Thông Báo: To inform—To advise—To warn.

Thông Biện: Thiền sư Thông Biện (?-1134)—Zen master Thông Biện—Thiền sư Việt Nam, quê ở Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Viên Chiếu, và là Pháp tử đời thứ tám dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài tới Thăng Long và trụ tại chùa Quốc Tự với tên Trí Không. Lúc về già, ngài trở về Từ Liêm và trụ tại chùa Phổ Minh thuyết pháp. Ngài thường khuyến tấn đệ tử tụng kinh Pháp Hoa. Hầu hết cuộc đời, ngài chấn hưng và hoằng hóa tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1134—A Vietnamese Zen master from North Vietnam. He was a disciple of Zen master Viên Chiếu. He became the Dharma heir of the eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Thăng Long and stayed at Quốc Tự Temple with the name Trí Không. When he was old, he returned to Từ Liêm to stay at Phổ Minh Temple to preach Buddha Dharma. He always encouraged his disciples to recite the Lotus Sutra. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1134.

Thông Biệt Nhị Tự: The general and specific introductions to a sutra.

1) Thông Tự: Chứng tín tự nói rộng ra tới cả các kinh khác hay lời tựa chung—General introduction.

· Như Thị Ngã Văn: Thus Have I heard, being the general introduction in every sutra.

2) Biệt Tự: Phát Khởi Tự hay lời giới thiệu hạn hẹp trong một bộ kinh—Specific introduction.

Thông Cảm: To comprehend—To understand.

Thông Dạ: Tụng niệm suốt đêm—The whole night, i.e. to recite or intone throughout the night.

Thông Dâm: To commit adultery.

Thông Dụng: In common or general use.

Thông Đạt: Hiểu rõ—To pervade—To perceive—To understand thoroughly.

Thông Đạt Bồ Đề Tâm: Đạt được Bồ Đề Tâm nhờ vào vị Thầy (A Xà Lê) dạy dỗ, một trong Ngũ Tướng Thành Thân—To attain to the enlightened mind; the stage where one understands the truth, one of the five stages in Vairocana Buddhahood.

** For more information, please see Ngũ Chuyển, and Ngũ Tướng Thành Thân. 

Thông Đạt Phật Đạo: Entering the Buddha Path—Theo Kinh Duy Ma Cật, chương tám, phẩm Phật Đạo, cư sĩ Duy Ma cật đã nói về “Thông Đạt Phật Đạo” như sau—According to the Vimalalkirti Sutra, chapter eighth, the Buddha Path, Upasaka Vimalakirti explained to Manjusri Boshisattva about “Entering the Buddha Path” as follows:

· Bấy giờ ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Bồ Tát thế nào là thông đạt Phật đạo?”—Manjusri asked Vimalakirti: “How does a Bodhisattva enter the Buddha path?”

· Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát thực hành phi đạo (trái đạo) là thông đạt Phật đạo.”—Vimalakirti replied: “If a Bodhisattva treads the wrong ways (without discrimination) he enters the Buddha path.”

· Văn Thù Sư Lợi hỏi: “Thế nào là Bồ Tát thực hành phi đạo?”—Manjusri asked: “What do you mean by a Bodhisattva treading the wrong ways?”

· Duy Ma Cật đáp: “Nếu Bồ Tát gây năm tội vô gián mà không buồn giận, đến ở trong địa ngục mà không có tội cấu; đến trong loài súc sanh mà không có những lỗi vô minh kiêu mạn; đến trong ngạ quỷ mà vẫn đầy đủ công đức; đến cảnh sắc và vô sắc giới mà không cho là thù thắng; hiện làm tham dục mà không nhiễm đắm; hiện làm giận dữ mà đối với chúng sanh không có ngại gì; hiện cách ngu si mà dùng trí tuệ điều phục tâm mình; hiện làm hạnh tham lam bỏn xẻn mà bỏ tất cả của cải, không tiếc thân mạng; hiện pháp giới cấm mà ở trong tịnh giới, đến như tội bé nhỏ cũng hết lòng sợ sệt; hiện làm thù hận mà thường từ bi nhẫn nhục; hiện làm lười biếng mà siêng tu các công đức; hiện làm loạn ý mà thường niệm định; hiện làm ngu si mà thông đạt trí tuệ thế gian và xuất thế gian; hiện làm dua dối mà phương tiện thuận theo nghĩa các kinh; hiện làm kiêu mạn mà đối với chúng sanh mình cũng như cầu đó; hiện làm tất cả phiền não mà lòng thường thanh tịnh; hiện vào trong chúng ma mà thuận theo trí tuệ của Phật, không theo đạo giáo khác; hiện làm hàng Thanh Văn mà nói các pháp chưa từng nghe cho chúng sanh; hiện vào hàng Bích Chi Phật mà thành tựu lòng đại bi, giáo hóa chúng sanh; hiện vào hạng nghèo nàn mà có tay đầy đủ công đức; hiện vào hạng tàn tật mà đủ tướng tốt để trang nghiêm thân mình; hiện vào hạng hèn hạ mà sanh trong dòng giống Phật, đầy đủ các công đức; hiện vào hạng người ốm yếu xấu xa mà được thân Na la diên (kim cang), tất cả chúng sanh đều muốn xem; hiện vào hạng già bệnh mà đoạn hẳn gốc bệnh, không còn sợ chết; hiện làm hạng giàu có mà xem là vô thường, không có tham đắm; hiện có thê thiếp, thế nữ mà tránh xa bùn lầy ngũ dục; hiện nơi hạng đần độn mà thành tựu biện tài, vẫn giữ tổng trì; hiện vào tà tế mà dùng chánh tế độ chúng sanh; hiện vào khắp các đạo, để đoạn đứt nhơn duyên; hiện vào Niết Bàn mà không bỏ sanh tử. Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ Tát làm được những việc trái đạo như thế, đấy là thông suốt Phật đạo.”—Vimalakirti replied: “(In his work of salvation) if a Bodhisattva is free from irritation and anger while appearing in the fivefold uninterrupted hell; is free from the stain of sins while appearing in (other) hells; is free from ignorance, arrogance and pride while appearing in the world of animals; is adorned with full merits while appearing in the world of hungry ghosts; does not show his superiority while appearing in the (heavenly) worlds of form and beyond form; is immune from defilements while appearing in the world of desire; is free from anger while appearing as if he were resentful; uses wisdom to control his mind while appearing to be stupid; appears as if he were greedy but gives away all his outer (i.e. money and worldly) and inner (i.e. bodily) possessions without the least regret for his own life; appears as if he broke the prohibitions while delighting in pure living and being apprehensive of committing even a minor fault; appears as if he were filled with hatred while always abiding in compassionate patience; appears as if he were remiss while diligently practicing all meritorious virtues; appears as if he were disturbed while always remaining in the state of serenity; appears as if he were ignorant while possessing both mundane and supramundane wisdoms; appears as if he delighted in flattering and falsehood while he excels in expedient methods in conformity with straightforwardness as taught in the sutras; shows arrogance and pride while he is as humble as a bridge; appears as if he were tormented by troubles while his mind remains pure and clean; appears in the realm of demons while defeating heterodox doctrines to conform with the Buddha wisdom; appears in the realm of sravakas where he expounds the unheard of supreme Dharma; appears in the realm of pratyeka-buddhas where he converts living beings in fulfillment of great compassion; appears amongst the poor but extends to them his precious hand whose merits are inexhaustible; appears amongst the crippled and disabled with his own body adorned with the excellent physical marks (of the Buddha); appears amongst the lower classes but grows the seed of the Buddha nature with all relevant merits; appears amongst the emaciated and ugly showing his strong body to the admiration of them all; appears as an old and ill man but is actually free from all ailments with no fear of death; appears as having all the necessities of life but always sees into impermanence and is free from greed; appears to have wives, concubines and maids but always keeps away from the morass of the five desires; appears amongst the dull-witted and stammerers to help them win the power of speech derived from the perfect control of mind; appears amongst heretics to teach orthodoxy and deliver all living beings; enters all worlds of existence to help them uproot the causes leading thereto; and appears as if entering nirvana but without cutting off birth and death; Manjusri, this Bodhisattva can tread heterodox ways because he has access to the Buddha path.”

Thông Đạt Tâm: See Thông đạt Bồ đề tâm.

Thông Điệp: Message—Diplomatic note.

Thông Điệp Bất Tử: Immortal message—The Buddha’s teaching is an immortal message to all of us.

Thông Điệp Vượt Thời Gian: Timeless message.

Thông Đồ: Con đường rộng mở (đưa đến Niết Bàn)—Thoroughfare, an open way that leads to nirvana.

Thông Đồng: To collute.

Thông Gian: Adulterous—Adultery (n)—Adulterer.

Thông Giáo: Giai đoạn thứ hai trong Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo, cho rằng vạn hữu là “Không,” nhưng chưa đạt được lý “Trung Đạo”—The second stage in the T’ien-T’ai four periods od teaching, which held the doctrine of “Void,” but had not arrived at the doctrine of the “Mean.”

** For more information, please see Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo.

Thông Giới: Universal precept.

Thông Hành: Con đường dẫn tới Niết Bàn—The thoroughfare, or path which leads to nirvana.

Thông Hiểu: To understand thoroughly.

Thông Hóa: Phổ lực giáo hóa—Perspicacious, or influence teaching; universal powers of teaching.

Thông Hoặc: Hai thứ kiến hoặc và tư hoặc, cho rằng hình tướng bên ngoài là thực—Two all pervading deluders (taking appearance for reality) due to seeing and thinking wrongly:

1) Kiến hoặc: Seeing wrongly—See Kiến Hoặc.

2) Tư hoặc: Thinking wrongly—See Tư Hoặc.

** For more information, please see Kiến Hoặc Tư Hoặc. 

Thông Hội: To harmonize differences of teaching.

Thông Huệ: Thần thông và trí tuệ, mọi phép thần thông đều dựa vào trí tuệ làm thể (thông cũng tức là tuệ)—Supernatural powers and wisdom, the former being based on the latter.

Thông Lệ: General rule.

Thông Lợi: Trí thông minh sắc bén như lưỡi dao, có thể xuyên qua chân lý—Intelligence keen as a blade, able to penetrate truth.

Thông Lực: Tác dụng của sức mạnh thần thông không chướng ngại—The capacity to employ supernatural powers without hindrance. 

a) Thần Thông: Thông lực của chư Phật và chư Bồ Tát—Buddhas or Bodhisattvas, etc, have spiritual or transcendent power.

b) Nghiệp Thông: Thông lực của quỷ thần đạt được bằng nghiệp lực—Demons have magical powers acquired through their karma.

Thông Mẫn: Wise—Clever.

Thông Minh: Intelligent.

Thông Minh Hay Ngu Dốt: Intelligent or stupid—Intelligent or simple.

Thông Minh Huệ: See Thông Minh Tuệ.

Thông Minh Tuệ: Trong Lục Thông, có ba loại “Minh” và ba loại “Tuệ”—In the six supernatural powers, there are three types of knowledge and three types of prajna.

** For more information, please see Lục Thông.

Thông Niệm Phật: Niệm chung danh hiệu chư Phật ba đời—To call on the Buddhas in general, not not limit to any specific Buddha.

Thông Suốt: To penetrate (understand) thoroughly.

Thông Thái: A learned man—Savant—A well-known scholar.

Thông Thạo: Expert.

Thông Thiền Thiền Sư: Zen Master Thông Thiền (?-1228)—Thiền sư Việt Nam, quê ở An La, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu tại chùa Lục Tổ. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, ngài trở về làng cũ để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1228—A Vietnamese Zen master from An La, North Vietnam. He was a disciple of Zen master Thường Chiếu at Lục Tổ Temple. After he became the dharma heir of the thirteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect, he returned to his home town to revive and expand Buddhism there. He passed away in 1228.

Thông Thuộc: To know perfectly.

Thông Tri: To notify—To advise—To announce.

Thông Tuệ: See Thông Huệ.

Thông Vinh: Thiền Sư Thông Vinh—Zen Master Thông Vinh—Thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Dương. Thuở nhỏ ngài xuất gia tại chùa Hàm Long. Về sau, ngài theo làm đệ tử Hòa Thượng Phúc Điền và trở thành Pháp tử đời 44 dòng Lâm Tế. Phần lớn cuộc đời ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese Zen master from Hải Dương. He left home at his young age to go to Hàm Long Temple to become a monk. Later, he became a disciple of Most Venerable Phúc Điền. He was the Dharma heir of the 44th generation of the Linn-Chih Zen Sect. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.

Thống Cảm: Afflictive emotion. 

Thống Khổ: Unhappy—Suffering.

Thống Mạ: To abuse severely.

Thống Thiết: Moving—Touching.

Thống Thiết Tự Răn: Earnestly restrain oneself.

Thống Trị: To dominate—To rule.

Thộp: To seize—To grasp—To grip—To grab suddenly.

Thốt: To speak.

Thốt Nhiên: Suddenly—All of a sudden—All at once.

Thơ: Poetry.

Thơ Ấu: Young.

Thơ Dại: Childlike—Nạve—Innocent.

Thơ Ngây: See Thơ Dại.

Thơ Thẩn: To stroll.

Thơ Yếu: Young and weak.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn