Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn - Tạng

08 Tháng Chín 201501:38(Xem: 6326)
GIỚI THIỆU
PHẨM PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO
TRONG KINH PHÁP HOA PHẠN - TẠNG VÀ CÁC TRUYỀN BẢN
******
Phước Nguyên


1/ Đối chiếu “Phẩm Phương Tiện” trong các truyền bản.

blank
Saddharmapuṇḍarīkasūtra: Brahmi-Schrift Süd-Turkestan

1.1.Nguyên điển Sanskrit

Theo Kinh Pháp Hoa nguyên điển Sanskrit Devanagari được lưu trữ trong Buddhist Sanskrit Texts 6[1], do Kerne và Najo -Fumio dựa vào các bản Sanskrit cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi tập thành सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra vào năm 1913, gồm có 27 phẩm,…

Phẩm Phương Tiện, thuộc phẩm thứ hai với nhan đề đầy đủ là: उपायकौशल्यपरिवर्तः upāyakauśalyaparivarta: Phương tiện thiện xảo phẩm.

Trừ phần trường hàng ra, phẩm này theo bản Sanskrit Devanagari có tổng cộng 145 bài chỉnh cú.  

Đối chiếu với Phẩm Phương Tiện bản Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin do Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú cẩn thận, cước chú với Nhật, Hán và Tạng ngữ[2], thì  nhan đề, thứ tự, nội dung và số lượng chỉnh cú hoàn toàn tương đồng.

Kinh Pháp Hoa, có rất nhiều bản dịch với nhiều ngôn ngữ khác nhau, đã được dẫn kể cụ thể trong phần Tiểu sử truyền dịch Kinh Pháp Hoa, ở đây chúng ta chỉ so sánh với một vài bản dịch tiêu biểu của Kinh Pháp Hoa.[3]

1.2. Tạng bản

Kinh Pháp Hoa Tạng ngữ nhan đề: “དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo[4], được lưu trữ trong Tạng Peking và Derge, bản này gồm có 27 phẩm, số lượng và thứ tự phẩm giống như Saddharmapuṇḍarīkasūtra được lưu trữ trong Buddhist Sanskrit Texts 6.

Tên Kinh phổ thông còn được viết là: དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ Dam pa'i chos pad ma dkar po (Chánh Pháp Bạch Liên Hoa Đại Thừa Kinh正法白蓮華大乘經); Bản Tạng ngữ gọi Phẩm Phương Tiện là: ཐབས་ལ་མཁས་པའི་ ལེའུ་ གཉིས་པ་ ནི་ Phẩm thứ hai[5]: sự thiện xảo trong phương tiện[6], phẩm này có 145 bài chỉnh cú, nhưng nội dung một số bài chỉnh cú diễn tả dài dòng hơn bản Sanskrit, ví dụ như bài chỉnh cú số 2, số 3, số 6 của Tạng bản v.v...

Ngoài ra còn có bản དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། [7] Dam-pai chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poi mdo thuộc tạng Peking     No 0781, và Derge No 0113, dịch giả Tây Tạng là Sna-nam ye-śes sde và dịch sư Ấn Độ là Surendrabodhi. Bản này được nói là dịch từ bản Sanskrit षद्धर्मपुण्डरीक​ नाम​ महायानसूत्र​ Saddharmapuṇḍarīka-nāma-mahāyānasūtra[8]. Phẩm Phương Tiện, cũng thuộc phẩm thứ hai của bản Tạng này.

Điểm chú ý ở đây là bản chú giải དམ་པའི་ཆོས་བུཎྜ་རཱི་ཀའི་འགྲེལ་པ Dam-pai chos puṇḍa-rī-kai grel-pa (Saddharmapundarika vtti) ký hiệu 222. Di, No. 4017, do Saḥi rtsa-lag dịch (Pṛthivī-bandhu-mitra), bản này chú giải khá cận thận, đặc biệt phẩm Phương Tiện được giải thích khá đặc biệt và độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là dịch phẩm của dịch sư Ḥgos chos-grub[9], chứ không phải là Saḥi rtsa-lag.  

1.3. Anh bản

Bản The Lotus of the True Law, Do Kern, dịch từ bản Phạn văn Népal, năm 1880, gồm có 27 phẩm, hiện có ở trong The Sacred of the East[10]. Bộ kinh này được đưa vào quuyển thứ 21 trong pho sách “Đông Phương Thánh Thư” (sacred Books of the East). Phẩm Phương Tiện thuộc tương đương với phẩm thứ 2: “Chapter ii. Skilfulness”: sự khéo léo. Phẩm Skilfulness chỉ có 144 bài chỉnh cú, chênh lệch một bài so với bản Sanskrit hiện có. Nội dung của phẩm Skilfulness này, cũng như toàn bộ 27 bảy phẩm của The Lotus of the True Law, vì được dịch từ bản Phạn văn Népal, nên nội dung và các chi tiết cũng gần giống như Phạn bản do Kerne và Najo –Fumio biên tập.

Một trong những bản dịch Anh ngữ từ bản Hán của La-thập, được ưa thích và phổ biến rộng rãi, có bản dịch của học giả Burton Watson nhan đề: The Lotus Sutra[11], xuất bản tại New york, năm 1993. Phương tiện phẩm tương ứng phẩm thứ hai của bản dịch này: “chapter 2. Expedient Means”: Chương 2. Phương tiện thiết thực/phương tiện hữu hiệu/phương tiện tốt đẹp v.v.. Về hình thức và nội dung đều gần giống bản Hán La-thập.

1.4. Pháp bản

Bản Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Phạn, công bố và in lần đầu vào năm 1852[12]. Sau đó, lần xuất bản phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới vào năm 1976, đã được nhiều học giả lớn đánh giá và ca ngợi; Bản dịch này Phẩm Phương tiện tương đương với phẩm thứ hai “Chapitre II. L'habilé Dans L'emploi des moyens”: Chương II. Sự thiện xảo trong việc sử dụng các phương tiện. Bản này cũng có 144 bài chỉnh cú[13], nội dung các bài chỉnh cú tương tự như Saddharmapuṇḍarīkasūtra thuộc Buddhist Sanskrit Texts No 6.

1.5. Hán bản

Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 262, trang 01a01, Diệu Pháp Liên Hoa kinh, 7 quyển sau đổi thành 8 quyển do Cưu Ma La Thập (Kumaraiva) dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần[14]. Phương Tiện Phẩm bản Sanskrit tương đương Phẩm thứ hai với nhan đề trong bản dịch ngài La-thập: “方便品 Phương Tiện Phẩm”[15]. Do sự ngắt câu khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, nên số lượng bài chỉnh cú cũng bất đồng. Phổ thông người ta chấp nhận cách phân chia thành 114 bài chỉnh cú, cách chia cũng giống như bản dịch Anh ngữ The Lotus of the True Law của Kern.  Do cấu trúc ngữ Pháp dị biệt giữa Sanskrit và Hán ngữ, nên thành ra khi dịch Việt ngữ Kinh Pháp Hoa từ Hán ngữ đã mắc phải một vài trường hợp sai lầm nghiêm trọng, cụ thể ở đây là một số đoạn và một số bài chỉnh cú Phẩm Phương Tiện mà ở phần tiếp sau chúng ta sẽ đề cập đến.

Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 263, trang 63a02, Chính Pháp Hoa Kinh, 10 quyển, 27 phẩm[16], do Pháp Hộ dịch lần cuối vào năm thứ 7, niên hiệu Thái Khang (286 TL.) đời Tây Tấn[17]. Phẩm Phương Tiện tương đương Phẩm thứ 2: “Thiện Quyền 善權”[18], phần trường hàng rất ngắn, đa phần nội dung trình bày dưới dạng chỉnh cú. Các chi tiết phẩm này, khác biệt rất nhiều so với bản Sanskrit và bản Tây Tạng ở trên.

Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 264, trang 134b24, Thiêm Phẩm Diệu pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển, 27 phẩm[19], do Xà-na-quật-đa (Nanagupta) và Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta) dịch năm đầu Nhân Thọ đời Tùy (601 TL)[20]. Tương đương với Phẩm Phương Tiện Quyền Xảo bản Sanskrit là phẩm ii. “Phương tiện”, Trừ phần trường hàng ra, rất nhiều bài chỉnh cú có nội dung gần giống với bản Phạn do Kerne cùng Najo –Fumio biên tập và bản Tây Tạng དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo.

II/ Ý nghĩa “उपायकौशल्य upāyakauśalya - Phương Tiện Thiện Xảo”

II.1. Từ nguyên

Được tự tại trong các phương tiện tu tập các bồ-đề đã chứng được, là điều cực kỳ khó khăn[21]. Ngài Sthiramati (An Tuệ) nói: “न हि ज्ञानाभिधानव्यतिरिक्तोऽ न्यपदार्थस्वरूपपरिच्छित्त्य उपायोऽ स्ति na hi jñānābhidhānavyatirikto’ nyapadārthasvarūpaparicchitty upāyo’ sti”: nếu không có nhận thức và ngôn ngữ, không có phương tiện nào để phán định bản chất của hiện thực nơi cái khác. Tối thắng về phương tiện thiện xảo: cần phải được nhiếp thọ bởi trí vô tướng. Phương tiện thiện xảo gồm có hai dạng: phương tiện thiện xảo về hồi hướng, phương tiện thiện xảo về bạt tế.

Vậy Phương tiện thiện xảo là gì?

Phương tiện thiện xảo nguyên ngữ Sanskrit gọi là उपाय कौशल्य​ upāyakauśalya, Hán phiên âm âu-hòa câu-xá-la, được cấu tạo từ hai vế upāya và kauśalya.

Upāya: chỉ sự tiếp cận:

-          động từ √I, có nghĩa đi hay đến

-          upa, tiền tố chỉ hướng đến gần, sự tiếp cận, theo sau, gần gũi, thân cận…Hán dịch là cận 近, tùy 隨;

-          upa cũng chỉ vị trí ở gần hay ở trên.

Nên upāya có nghĩa phương tiện, phương pháp hay cách thức thực hiện.

Upa + động từ căn I, ta sẽ có từ upaiti (upa-√i- 2), làm động từ, số ít,  đệ tam nhân xưng, có nghĩa là đạt đến, thành tựu, Tạng ngữ có từ tương đương là འགྲོ nó còn gần nghĩa với động từ căn gam (đi).

Như vậy, suy rộng ra upāya có nghĩa là phương tiện thi thố hay cách thức thực hiện để đạt được mục đích.

Kauśalya, gốc là do hình dung từ kuśala, giống đực, số nhiều, dụng cụ cách, có nghĩa là thiện, lành, tốt đẹp hay khéo léo;

Tạng ngữ gọi Kauśalya là  དགེ་བ། : thiện lành (wholesome). Hán dịch là  Thiện,  cũng dịch là “thắng trí”  là chỉ nghĩa tuệ giác bén nhạy.

Cho nên, tổng quát mà nói उपाय कौशल्य​ upāyakauśalya hay phương tiện thiện xảo, có nghĩa là cách thức hoạt dụng phương tiện linh hoạt để đạt được mục đích, hay trí giác bén nhạy để tiếp cận vấn đề, một sự việc v.v..

II.2. Đối chiếu trong các bản dịch

Từ उपाय कौशल्य​ upāyakauśalya tương đương trong một số bản dịch như sau:

-Tạng ngữ (དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo)[22] dùng chữ:  ཐབས་ལ་མཁས་པ thabs la mkhas pa'i: thiện xảo trong phương tiện.

-Kern (The Lotus of the True Law)[23], dùng chữ Skilfulness: phương tiện hay sự khéo léo.

-Burton Watson (The Lotus Sutra)[24], dùng chữ Expedient Means: Phương tiện thiết thực/phương tiện hữu hiệu/phương tiện tốt đẹp v.v..

Phổ thông Anh ngữ còn dịch upāyakauśalya là skill in means; skill in method.

-Burnouf  (Le Lotus De La Bonne Loi)[25], dùng chữ Pháp : L'habilé Dans L'emploi des moyens”: Sự thiện xảo trong việc sử dụng các phương tiện.

- La-thập, Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 262, trang 01a01 (Diệu Pháp Liên Hoa kinh)[26], dùng chữ 方便Phương Tiện.

- Pháp Hộ, Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 263, trang 63a02 (Chính Pháp Hoa Kinh)[27], dùng chữ Thiện Quyền 善權[28].

- Xà-na-quật-đa (Nanagupta) và Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta), Đại Tạng Kinh 9, số hiệu 264, trang 134b24 (Thiêm Phẩm Diệu pháp Liên Hoa Kinh), cũng dùng chữ 方便 Phương tiện như bản La-thập

- v.v..

II.3. Ý nghĩa

Về ý nghĩa của Phương tiện, Ngài Thế Thân giải thích như sau:

“ धर्माणाम़् प्रविचयम अन्तरेण नास्ति / क्लेशानाम़् यत उपशान्तये ऽभ्युपायह़् dharmāā pravicayam antarea nāsti kleśānā yata upaśāntaye ’bhyupāya.”[29]

“Ngoại trừ sự tư duy thẩm sát về các pháp, không có phương tiện nào thù thắng hơn để dập tắt phiền não”.

Như vậy, từ dharmapravicaya có nghĩa là Tư duy thẩm sát, Hán dịch là trạch pháp, ở đây được hiểu là tuệ. Vì theo Thế Thân trạch Pháp chính là Tuệ.[30] Cho nên, ngoài Tuệ ra không có phương tiện nào thù thắng hơn để dập tắt phiền não.

Cát Tạng luận giảng về trí tuệ và phương tiện như sau: “Trí tuệ tức thật trí, quán chiếu chân đế… Phương tiện tức quyền trí, quán chiếu tục đế…»[31]. Đó là cách giải thích theo ý nghĩa truyền thống.

Ở Trung Hoa, nhiều người thường lầm lẫn hai từ phương tiện, cần phân biệt hai từ này: gia hành 加 行  cũng được gọi là Phương Tiện, đây là do dịch phẩm của từ Sanskit prayoga, nó chỉ thiện căn phát sinh trong khi tu tập hiện quán Thánh đế. Từ này ý nghĩa hoàn toàn khác với từ Sanskrit upāya hay upāyakauśalya, tức phương tiện thiện xảo.

Kinh विमलकीर्तिनिर्देश सूत्रम्  Vimalakīrtinirdeśa sūtram (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh) nói:

“उपायकौशल्यं हि बोधिसत्त्वस्य बुद्धक्षेत्रं; तस्मिंस्तद्बोधिप्राप्तिबुद्धक्षेत्रे सर्वोपायचर्याविचक्षणाः सत्त्वा उपपत्स्यन्ते upāyakauśalya hi bodhisattvasya buddhaketra; tasmistadbodhiprāptibuddhaketre sarvopāyacaryāvicakaā sattvā upapatsyante[32]: Phương tiện thiện xảo là quốc độ thanh tịnh của Bồ-tát; Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào biết diệu dụng phương tiện thiện xảo một cách vô ngại đối với tất cả các pháp sẽ tái sinh vào đó.

Tiếp sau chương ba của kinh giải thích: “सत्त्वपरिपाचनादुपायामण्डम् (…) प्रामोद्यरतिश्रोपायसंग्रहरतिश्चाप्रमादे sattvaparipācanādupāyāmaṇḍam (….) prāmodyaratiśropāyasagraharatiścāpramāde[33]: Phương tiện là đạo tràng, vì giáo hóa chúng sinh (…) Vui vì khéo nhiếp thọ trong phương tiện thiện xảo.

Và khi ngài Văn Thù Sư Lợi đi đến thăm bệnh trưởng giả Duy-ma-cật, đã nghe vị trưởng giả này giải thích về phương tiện rất độc đáo có thể xem ở chương 4 ग्लानसंमोदन (कथा) glānasamodana (kathā): Ủy lạo người thăm bệnh, của Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết[34] .

Về ý nghĩa của từ Phương tiện, có thể tham khảo thêm các giải thích như sau:

- Gia Tường, Duy ma kinh nghĩa sớ, quyển 2, Đại Tạng Kinh 38, số hiệu 1781, trang 931b16 và trang 931b18

- Trạm Nhiên, Duy ma kinh lược sớ, quyển 3, Đại Tạng Kinh 38, số hiệu 1778, trang 596c1.

V.v..

blankIII/ Nội dung chủ đích

- Giới thiệu, tán thán và định nghĩa về Tuệ Giác Phật-đà đó là năng lực bất khả tư nghị, hiếm có và khó thấu hiểu bậc nhất. Kinh cũng minh định sự tối thượng của Tuệ giác Phật-đà, đó chính là:

  • Lý tưởng tối hậu và lập trường tu học của người Phật tử.
  • Là quả vị tuyệt bậc của chư Phật ba đời
  • Cỗ xe duy nhất, rốt ráo đưa chúng sinh đi đến Vô dư y Niết-bàn, giải thoát hoàn toàn.

- Quy Tam hội Nhất: đưa mọi phương tiện và ba thừa về nhất thừa:

  • Trình bày những phương tiện quyền xảo mà đức Như Lai thi thiết kiến lập – hoạt dụng, từ những phẩm tính siêu việt toàn vẹn cho đến giáo pháp như 9 thể tài kinh điển[35], giáo lý ba thừa đều là những biểu hiện của Tuệ giác tối thượng bồ đề.
  • Hết thảy mọi phương tiện và biểu hiện của nó chỉ là thành phần của Nhất thừa, ngoài ra không có thừa nào khác

- Nêu rõ đại sự nhân duyên ra đời của chư Phật chỉ vì một mục đích duy nhất: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến”.

- Trình bày mười Như thị[36]: Tánh giống như vậy, Tướng giống như vậy, v.v... hàm ý nêu lên bản chất vắng lặng và quy luật tương quan phát sinh của vạn pháp, để cho chúng sinh thấy rằng Pháp mà Như Lai diễn thuyết là đệ nhất hy hữu, khó tin, khó hiểu,… Chỉ có Như Lai mới có năng lực thấu hiểu trực tiếp thật tướng của Pháp ấy.

- Diễn thuyết về Bản thể Pháp thường trú và Bản thể Pháp nguyên vị,  nghĩa là pháp tính thường hằng, dù các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian, pháp tính vẫn như vậy. Cũng tức là cơ sở giáo nghĩa Phật tính thường trú và cơ sở lý tính duyên khởi[37]. Nhằm vận dụng bản chất tuyệt đối của các Pháp duyên khởi trong mục đích tự giác và giác tha.

Đó là những điểm tinh yếu của phẩm Phương Tiện, cũng như của toàn bộ tư tưởng Kinh Pháp Hoa, từ phẩm Phương Tiện trở về sau, chỉ là những điều diễn giảng thêm giáo nghĩa của Kinh.

IV/ Bố cục phẩm Phương Tiện thiện xảo

Phẩm upāyakauśalyaparivartaḥ: Phương tiện thiện xảo phẩm, thuộc phần Tích Môn, tức là phần lý thuyết trình bày lý tưởng và lập trường tu học của người Phật tử, giải thích Tuệ giác vô thượng Phật đà là nhận thức và hoạt dụng bản chất tuyệt đối vắng lặng vào việc tự độ và độ tha, đồng thời minh định tuệ giác ấy là lý tưởng và mục tiêu duy nhất của con đường giác ngộ, mọi giáo thuyết mà chư Phật diễn giải đều là biểu hiện của Tuệ giác Phật đà và đó là phương tiện đưa chúng sanh đi vào tuệ giác ấy.

Bố cục của phẩm này có thể phân định theo bản Sanskrit như sau:

1.Giới thiệu tổng quát về Tuệ giác vô thượng Phật-đà

1.1.Tán thán Tuệ giác Phật-đà

1.2. Định nghĩa khái quát về Tuệ giác Phật-đà

(Nội dung mục 1.1 & 1.2 thuộc phần Trường hàng đầu tiên)

1.3. Trình bày lại phần định nghĩa và tán thán Tuệ giác Phật-đà bằng phần chỉnh cú (Phần chỉnh cú số 01-21)

2. Quy Tam hội nhất: đưa mọi phương tiện và Tam Thừa về Phật thừa (tức Nhất thừa)

2.1. Tôn giả Xá-lợi-phất ba lần thưa thỉnh đức Phật: Lý do gì khiến Thế Tôn tán dương Phương tiện và Tuệ giác chư Phật, đồng thời thỉnh Thế Tôn diễn thuyết Tuệ giác ấy… (Phần trường hàng tiếp sau phần chỉnh cú 29-31)

2.2. Thế Tôn quy mọi phương tiện về Phật thừa.

3. Đức Phật minh định lý tưởng, xác quyết lập trường tu học của người Phật tử:

3.1. Khẳng định Phật thừa, là Nhất thừa (cỗ xe duy nhất) ngoài ra không có thừa thứ 2, thứ 3…nào khác cả.

3.2. Giải thích lý do chư Phật thi thiết kiến lập ra Tam thừa (ba cỗ xe).

3.3. Tuyên bố hết thảy ai không biết đến mục đích thi thố vận dụng Phương tiện quyền xảo của Như Lai thì đều không phải là đệ tử của ngài.

3.4. Khuyến khích tất cả chúng sinh nên kính tín và hành trì theo Phật thừa.

4. Kết luận: lặp lại  những ý nghĩa trên bằng phần chỉnh cú

     4.1. Chỉnh cú số 37-44: giới thiệu tổng quát

     4.2. Chỉnh cú số 45-69:

            - Duyên khởi và nền tảng của Phương tiện quyền xảo do Thế Tôn giả thi thiết.

            - Giải thích lý do tại sao lúc bấy giờ mới tuyên thuyết kinh Pháp Hoa

4.3. Chỉnh cú số 70 – 96: Diễn nói nhưng quyền xảo phương tiện thiện xảo mà chư Phật quá khứ từng thi thố để dẫn dắt chúng sinh vào Tuệ giác vô thượng Phật-đà

4.4. Chỉnh cú số 97-102: Khẳng định chư Phật vi lai, cũng dựa vào yếu tính chân thật của Pháp mà kiến lập phương tiện thiện xảo đưa chúng sinh vào Tuê giác Phật-đà

4.5. Chỉnh cú số 103-107: Trình bày chư Phật hiện tại y chỉ vào nguyên lý vắng lặng đệ nhất, mà thi thiết phương tiện thiện xảo dẫn độ hết thảy chúng sinh vào Tuệ giác Phật-đà tối thượng.

4.6. Chỉnh cú số 107-134:

- Trình bày năng lực hoạt dụng Phương tiện thiện xảo của chính đức Phật để đưa chúng sinh đi vào tuệ giác Phật-đà

- Tiếp tục giải thích tại sao đến bấy giờ Thế Tôn mới nói Kinh Pháp Hoa.
4.7. Chỉnh cú số 135- 142:

            - Tán dương Kinh Pháp Hoa

            - Tư cách hành giải tín nhận, lãnh nhận Kinh Pháp Hoa
4.8. Chỉnh cú số 143- 145: Khuyến khích pháp hội có mặt đặt lý tưởng và tín nhận vào Phật-thừa.

V/ Nội dung chi tiết

1.Giới thiệu tổng quát về Tuệ giác vô thượng Phật-đà

1.1. Tán thán tuệ giác Phật-đà

Kinh kể rằng: Lúc bấy giờ Thế Tôn an nhiên xuất ra khỏi niệm tư duy và Tuệ giác Bát-nhã hoàn toàn từ thiền định mà ngài đang an trú. Khi đó, Thế Tôn liền nói với trưởng lão Xá-lợi-phất như sau:

gambhīra śāriputra durḍṛśa duranubodha buddhajñāna tathāgatair arhadbhi samyaksauddhai prati-buddham, durvijñeya sarvaśrāvakapratyekabuddhaih[38],

«Trí tuệ Phật mà các đức Như Lai, A-la-hán, Đẳng chánh giác đã chứng ngộ được thật là sâu xa, khó thấy, khó tỏ ngộ; và rất khó nhận thức đối với các Thanh văn, Bích-chi-Phật».

Đức Phật xuất ra từ một thứ thiền định nào đó, ngài hết mực tự tán thán tuệ giác Phật mà các đức Như Lai đã chứng ngộ thật vi diệu thẩm thâm, khó tỏ ngộ thấu hiệu… Bởi lẽ, Như Lai là vị mà tất cả bóng tối đã diệt trừ, người đã đi đến thực tại tối hậu, nên tuệ giác Phật của đức Như Lai cũng bất khả tư nghị, nên Thế Tôn mới ân cần tán thán như vậy.

*Ý nghĩa Tathāgata (Như Lai)

Từ Sanskrit Tathāgata, Hán dịch là Như Lai, được ghép từ hai yếu tố là tathā và agata hoặc tathā và gata:

Gata có nghĩa là “đã đi” xét theo ngữ Pháp Sanskrit nó làm động-tính thụ động quá khứ của động từ căn gam (đi);

Agata có nghĩa là "đã đến" vì nó làm động-tính thụ động quá khứ của động từ gam có nghĩa là (đến).

Tathā với ý là chân như, như thực, thực tại

Nên Tathāgata hay Như Lai là người “đến và đi từ chân như”, thực tại không vĩnh viễn không biến đổi.

Tôn giả Ācārya Candrakīrti (Nguyệt-xứng) có giải thích ý nghĩa của thực tại trong प्रसन्नपदा Prasannapadā như sau:

ग़ा सा धर्मानम धर्मत नम स्ऐव तत्स्वरूपम्

Yā sā dharmānam dharmata nama saiva tatsvarūpam[39].

 “Cái gọi là bản thể của hết thảy các thành tố của sự tồn tại chính là yếu tính của Thực Tại.”

Và प्रसन्नपदा Prasannapadā cũng nói

टथाभावो विकारित्वम सदाइवा स्थायित​

Tathābhāvo vikāritvam sadāivā sthāyita

 “Cái gì tồn tại nó như là nó, cái đó luôn luôn như vậy là như vậy, không biến đổi”

Một giải thích khác, đề xuất bởi học giả Richard Gombrich, dựa trên ngữ pháp sanskrit, khi được sử dụng như là một hậu tố từ trong phức hợp từ Tathāgata,  đuôi -gata thường mất ý nghĩa gốc của nó và thay vì được hiểu là "được, đi, thành tựu/v.v.."; từ đó Tathāgata  sẽ được hiểu theo nghĩa "Nhất như", không có sự dịch chuyển theo cả hai hướng[40].

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến bất đồng cho rằng về cách giải thích và ý nghĩa chính xác ban đầu của nguyên ngữ Tathāgata này đều không có cơ sở chắc chắn.

Về nghĩa nguyên của từ ngữ này, Chalmers nhận định rằng: những ức đoán về ý nghĩa của nó đã xuất hiện từ thời đức Phật, có tám giải thích về từ này trong Sumaṅgalavilāsinī Dīghanikāya (chú giải kinh Trường Bộ) của ngài Buddhaghosa, đó là do có sự phân tích ngữ nguyên khác nhau[41].

Ta cũng có thể tách Tathāgata ra thành hoặc Tat-Agata có nghĩa một người đã đi đến đó [thực tại tối hậu]; Tat nó có vai trò như danh từ trong phức hợp từ Tathāgata. Thuật ngữ này có liên quan và được gán cho Brahman (thực tại tuyệt đối - Reality Absolute) trong siêu hình học Hindu từ thời xa xưa"[42].

Theo Theodore Stcherbatsky, Tathāgata, có nguồn gốc đầu tiên không phải từ Phật giáo, và được chứng minh khi so sánh với việc sử dụng của nó trong các tác phẩm phi Phật giáo, chẳng hạn như Mahabharata[43]; Stcherbatsky đưa ra thí dụ sau đây từ Mahabharata[44]:

षकुन्तानामिवाकासे मत्स्यानमिव चोदके ।

पदम यथा नद्र्स्यते तथा ज्नानविदाम गतिह ॥

Sakuntānāmivākāse matsyānamiva codake /

Padam yathā nadrsyate tathā jnānavidām gatih //

“Cũng như các dấu vết chim (bay) trong bầu trời và cá (bơi) trong nước không thể được nhìn thấy, “Giống như thế” hoặc ‘như thế là như thế’ là ‘bước đi’ của những bậc chứng ngộ chân lý”.

Vì ý nghĩa nguyên ngữ học như vậy, cho nên Ngài Kumārājīva khi dịch Mahāprajñãparamitta śāstra sang hán văn, với nhan đề là Đại Trí Độ Luận, đã phiên âm Tathāgata thành Đa-đà-a-già-đà. Luận chép rõ như sau: “…như pháp tướng mà hiểu, như pháp tướng mà giảng thuyết, như con đường an ổn của chư Phật mà đi đến. Phật cũng như vậy mà đến, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thế, Ngài đã đi đến mà không bao giờ bị trải ở trong con đường bị tái sanh, vì vậy mà gọi ngài là Đa-đà-a-già-đà[45]

Như Lai là đấng Ứng cúng, Đẳng chánh giác, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn. Đó là điều mà đức Thế Tôn đã nói rõ trong Kinh Thiện Đạo[46], như vậy chúng ta hiểu tại sao về sau lại có nhiều quan điểm của các bộ phái cho rằng phẩm tính giác ngộ Tathāgata đã bao hàm ý nghĩa của các phẩm tính giác ngộ khác. 

Kinh thuật lại, có một lần, đức Phật kể về nhân địa của ngài trong khi tu hành còn làm Bồ-tát, trải qua sự tu tập các hành, với mục đính để mong cầu Tuệ giác vô thượng, nay đã thành đạt được sự chân thực của Tuệ giác và Niết-bàn, sự thành đạt ấy là thể chứng được tri kiến chân thực về Bát Thánh Đạo, nên được gọi là Như Lai (Tathāgata); và như chư Phật quá khứ đã nhiếp hộ tâm, làm cho tâm vắng mặt mọi khởi sinh của phiền não mà đi vào Niết-bàn, cho nên có danh hiệu là Như Lai[47].

Kinh Đại Bát Niết Bàn nêu lên ba định nghĩa sau[48], không thấy có định nghĩa nào được nêu lên từ nguyên ngữ Sanskrit, các định nghĩa được đức Phật trình bày từ ý nghĩa của nó:

Giống như những điều được diễn thuyết bởi chư Phật quá khứ là bất biến; Tại sao nó bất biến, vì mười hai thể tài kinh điển đã được chư phật quá khứ thuyết giảng để hóa độ chúng sinh; thời đức Thích Ca Như Lai ngài cũng đã diễn nói Như vậy, nên gọi là Như Lai.

Hết thảy chư Phật Thế Tôn, từ sáu ba-la-mật[49], ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười một Pháp Không mà đi đến Niết-bàn, cho nên có danh hiệu là Như Lai; Như Lai cũng “như vậy” nên có danh hiệu là Như Lai.

Chư Phật, Thế Tôn vì chúng sinh mà tùy nghi khai thị ba cỗ xe, thọ mạng vô lượng, không thể suy lường; Như lai cũng như thế nên được gọi là Như Lai[50].

Đức Phật được gọi là Tathāgata, bởi vì từ lúc sau bốn mươi chín ngày đêm, lúc sao mai ló dạng, nơi cội cây Tất-bát-la, Bồ-tát Sĩ-đạt-ta đã chứng ngộ Tuệ giác tối thượng; cho đến nửa đêm ở xứ Câu-thi-na, dưới hai tàng cây Ta-la, đức Thích Tôn thể nhập vô dư Niết-bàn, thời gian ở giữa đó, tất cả những gì được diễn tả, được thuyết giảng, được trình bày bởi ngài đều được gọi là Tathā (Như); bởi nó không hư vọng, không có biến diện, nó đích thực như thế, hiện kiến rồi mới diễn thuyết[51].

Duy chỉ Như Lai là vị đạt đến thực tại chân lý tối hậu.

Vì thế, Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa xác định chỉ có Như Lai với Như Lai mới có đủ thẩm quyền để thấu hiểu, thông đạt tuệ giác của Như Lai với Như Lai mà thôi, ngoài ra không có ai có đủ cơ sở để hiểu về tuệ giác Phật-đà của Như Lai.

*Ý nghĩa Arhat (A-la-hán 阿羅漢)

A-la-hán 阿羅漢, nguyên ngữ Sanskrit là Arhat[52]. Được phân tích ngữ nguyên thành như sau :

Arhat có từ Ari : kẻ thù, giặc và động từ  căn han: diệt trừ, tiêu diệt, giết… Nên có nghĩa diệt trừ giặc phiền não. Vì vậy Hán dịch là Sát tặc 殺賊

Arhan là chủ từ số ít của Arhat,  do đi từ động từ Arh (arhati): có khả năng, xứng đáng dịch ý là nhận sự cúng dường, nhận sự tôn kính;

A-la-hán Hán dịch là vô sinh.  Đi từ ngữ nguyên aruhat: không sinh trưởng, do thiết lập động từ căn ruh: sinh trưởng.

Ngài Long Thọ giải thích[53]:

 “A-la có nghĩa là giặc, Hán là phá. Vì phá hoại hết thảy mọi thứ giặc, cho nên gọi là A-la-hán.

Lại nữa, A-la-hán là vị đã tiêu diệt các ô nhiễm sạch được những nhiễm ô, xứng đáng được chư thiên là loài người tôn kính.

Lại nữa, A là không, la-ha là sinh, do không còn tái sinh đời sau nữa”.  

Về ý nghĩa mà Long Thọ giải thích : « A là không, la-ha là sinh », nhiều nghiên cứu cho rằng nghĩa này chưa tìm thấy động từ căn tương ứng ở trong ngữ pháp chuẩn Sanskrit.

Các luận sư khác cũng nêu ra ba nghĩa tương tự về từ A-la-hán như trên đó là: sát tặc, bất /vô sinh và ứng cúng[54].

Thành Duy Thức luận đề xuất ý nghĩa tương tự như Trí Độ Luận: “Gọi là A-la-hán, là chỉ chung cho quả vị vô học của cả ba thừa. Vì giặc phiền não đã vĩnh viễn bị sát hại. Vì xứng đáng nhận sự cúng dường tuyệt diệu của thế gian. Vì vĩnh viễn không còn thọ nhận sự sinh phần đoạn nữa” (…) Các A-la-hán không có phiền não…A-la-hán là các Thánh giả khi đã đoạn tận một cách rốt ráo các phiền não chướng.

Theo quan điểm của Sthiramati (An Tuệ) क्षयज्ञानानुत्पादज्ञानलाभात् kayajñānānutpādajñānalābhāt[55]: gọi là A-la-hán, do đạt được tận trí, vô sinh trí. Và các Bồ tát, sau khi đã đắc hiện quán Thánh đế, trong giai đoạn tu đạo của mười địa, chỉ tu tập phần đối trị sở tri chướng mà không cần tu tập đối trị phần của phiền não chướng. Khi chứng đắc bồ đề, phiền não chướng và sở tri chướng nhất loạt bị đoạn trừ, đốn chứng thành A-la-hán và Như lai[56].

Kinh Thắng Man đồng quan điểm với Pháp Hoa, tán thán Phật thừa, tán thán tuệ giác Phật, nhị thừa không phải là đích đến, Bích-chi- Phật và  A-la-hán không phải là quả vị tuyệt bực: “A-la-hán và Bích-chi-Phật còn có nỗi sợ hãi, còn cần có chỗ nương tựa, còn cách Niết-bàn giới rất xa, còn vô biên Khổ đế cần phải biết, còn vô biên Tập đế cần phải đoạn, còn vô biên Diệt đế cần phải chứng và còn vô biên Đạo đế cần phải tu. Nói rằng A-la-hán và Bích-chi- Phật chứng đắc Niết-bàn là nói trong ý nghĩa ước lệ, đó là phương tiện của Phật mà thôi.”[57]

Đoạn Kinh Pháp Hoa vừa dẫn ở trên cũng gọi đức Như Lai là A-la-hán, nhưng kèm theo sau là “Đẳng chánh giác…”; Đức Phật được gọi La-Hán đẳng chánh giác, điểm này cũng được tìm thấy văn hệ A-hàm: “Bằng tâm tư của mình, tôi biết một cách chắc trong quá khứ, trong hiện tại, cũng như trong vị lai, không có Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể sánh với Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác, về trí tuệ, thần thông, năng lực”[58].

Ngài Long Thọ nói rằng chỉ có Như Lai hay đức Phật mới được gọi là A-la-hán:

 “Phật dùng nhẫn làm áo

Tinh tấn làm cường bào

Trì giới làm đại mã

Thiền định làm nhuệ cung

Trí tuệ làm tên bắn

Ngoài phá chúng ma vương

Trong diệt giặc phiền não

Nên, gọi A la hán[59].

Các Luận sư Tỳ-bà-sa, phân biệt A-la-hán và Phật theo hình thái Niết-bàn, Niết-bàn các vị La-hán chứng đắc,  không phải là Niết-bàn vô dư y:  “Thế nào là hữu dư y niết bàn giới? A-la-hán đã đoạn tận các lậu, nhưng thọ mạng vần còn, dòng tương tuc của sắc do đại chủng tạo vẫn chưa bị cắt đứt, dòng tương tục của tâm y nơi thân của năm căn mà chuyển…”[60]

Nhưng theo Du-già sư địa luận: “A-la-hán nhập diệt tận định trước khi nhập vô dư niết-bàn. Nghĩa là mạng chung trong trạng thái vô tâm định” [61]. Ý nghĩa tương tự cũng có thể được tìm thấy trong Samuccaya hay Tập luận: “cái được sinh mà không có chủng tử (vô chủng dĩ sinh): đó là uẩn tối hậu của A-la-hán khi nhập vô dư Niết-bàn.[62] Hai đoạn văn vừa dẫn cho thấy Du-già Tập Luận đều thừa nhận A-la-hán cũng có thể nhập Niết-bàn vô dư y.

Còn theo Năng đoạn Kim Cương, thuộc văn hệ Bát-nhã, đã nêu định nghĩa cực kỳ độc đáo về quả vị A-la-hán trong đôi mắt vô trú của Bát-nhã:

“भगवानाह- तत्किं[63] मन्यसे सुभूते अपि नु अर्हत एवं भवति-मया अर्हत्त्वं[64] प्राप्तमिति ?”

bhagavān āha | tat ki manyase subhūte api nvarhata eva bhavati mayā arhattva prāptam iti |?[65]

“Đức Thế Tôn nói: Này Subhūte! Ý ông nghĩ thế nào? Có vị A-la-hán nào suy niệm như vậy: “Ta đạt đến quả A-la-hán không? »

Tôn giả Subhūte đã trả lời như sau :

« सुभूतिराह-नो हीदं भगवन्। नार्हत एवं भवति-मया अर्हत्त्वं प्राप्तमिति। तत्कस्य हेतोः ? न हि स भगवन् कश्चिद्धर्मो योऽर्हन्नाम। तेनोच्यते-अर्हन्निति। सचेद्भगवन् अर्हत एवं भवेत्-मया अर्हत्त्वं प्राप्तमिति, स एव तस्यात्मग्राहो भवेत्, सत्त्वग्राहो जीवग्राहः पुद्गलग्राहो भवेत्।“

Subhūtir āha | no hīda bhagavan na arhata eva bhavati mayā arhattva prāptam iti | tatkasya heto | na hi sa bhagavan kaścid dharmo yo 'rhan nāma | tenocyate 'rhann iti | saced bhagavann arhata eva bhaven mayā arhattva prāptam iti sa eva tasya ātmagrāho bhavet sattvagrāho jīvagrāha pudgala-grāho bhavet [66] :

“Subhūti thưa : « Bạch Thế Tôn ! Dạ không có như vậy.  Không có vị A-la-hán nào nghĩ như vậy : « ta chứng đắc[67] A-la-hán quả » cả. Tại sao ? Bạch Thế Tôn ! Tại vì không có Pháp nào có tên là A-la-hán, cho nên mới gọi tên là A-la-hán ». Bạch Thế Tôn, nếu vị La-hán nào nghĩ rằng : « Ta chứng đắc A-la-hán », thì vị đó còn nắm bắt tự ngã, nắm bắt chúng sinh, nắm bắt thọ giả và nắm bắt bổ đặc già la »[68].

Và Kinh Thắng Man cũng phân biệt rõ ràng giữa Phật, Bích chi Phật và A-la-hán đã làm sáng tỏ được ý nghĩa tối thắng của Tuệ giác Phật-đà mà Kinh Pháp Hoa đã nêu: “A-la-hán và Bích chi chỉ là phương tiện thi thiết của đức Phật mà thôi”. Chúng ta có thể lược tóm điểm này từ Kinh Thắng Man như sau:

1)        A-la- hán nương Như Lai mà xuất gia, thọ cụ túc.

2)        A-la-hán quy y theo Phật, A-la-hán có sự sợ hãi.

3)        A-la-hán vẫn còn an trụ với ý tưởng sợ hãi đối với hết thảy vô hành như có người cầm gươm muốn đến hại mình, cho nên A-la-hán không có sự an lạc tuyệt đối.

4)        A-la-hán có sự sợ hãi cho nên nương tựa Như Lai

5)        Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu công đức không thể nghĩ bàn và đã đoạn trừ hết thảy những sai lầm cần phải đoạn trừ, thành tựu đệ nhất thanh tịnh và được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, vượt trên cảnh giới A-la-hán, Bích-chi- Phật và Bồ tát.

6)        A-la-hán và Bích-chi-Phật thành tựu công đức có thể nghĩ bàn.

7)        A-la-hán và Bích-chi-Phật còn có nỗi sợ hãi, còn cần có chỗ nương tựa, còn cách Niết-bàn giới rất xa, còn vô biên Khổ đế cần phải biết, còn vô biên Tập đế cần phải đoạn, còn vô biên Diệt đế cần phải chứng và còn vô biên Đạo đế cần phải tu.

8)         A-la-hán và Bích-chi còn có lỗi lầm tàn dư, chưa phải là đệ nhất thanh tịnh;

9)        Nói rằng A-la-hán và Bích-chi- Phật chứng đắc Niết-bàn là nói trong ý nghĩa ước lệ, đó là phương tiện của Phật mà thôi

10)    Nói rằng, với A-la-hán và Bích-chi-Phật, quán sát sự giải thoát và sự cứu cánh của bốn trí, đạt đến chỗ yên nghỉ; đấy cũng là phương tiện của Như Lai, còn có dư tàn, chưa phải là liễu nghĩa.

11)    Có phiền não mà A-la-hán và Bích-chi Phật không thể đoạn trừ được.

12)    A-la-hán và Bích-chi Phật đoạn trừ bốn loại trụ địa, mà vô lậu chưa diệt tận, không được tự tại lực, cũng không thể tác chứng. Vô lậu chưa diệt tận tức là vô minh trụ địa.

13)    A-la-hán, Bích-chi Phật và Bồ tát tối hậu thân bị che lấp và trở ngại bởi vô minh trụ địa cho nên đối với pháp này pháp kia không biết, không thấy. Vì không biết và không thấy cho nên những gì cần đoạn trừ thì không được đoạn trừ, không được rốt ráo. Do không đoạn trừ nên nói là giải thoát với khuyết điểm còn tàn dư,không phải là giải thoát với sự dứt lìa hết thảy khuyết điểm; gọi là thanh tịnh hữu dư chứ không phải là thanh tịnh tất cả; gọi là thành tựu công đức hữu dư chứ không phải là công đức tất cả. Vì thành tựu giải thoát hữu dư, thanh tịnh hữu dư, công đức hữu dư cho nên biết khổ hữu dư, đoạn tập hữu dư, chứng diệt hữu dư, tu đạo hữu dư. Đó gọi là đạt được một phần Niết-bàn. Đạt được một phần Niết Bàn, gọi là hướng Niết-bàn giới. v.v…”[69]

Tiếp sau Kinh còn diễn giảng rất dài, nhưng dẫn 13 điểm ấy thôi, cũng đủ để thấy sự sai biệt giữa quả vị Phật, A-la-hán và Bích Chi Phật, cũng để thấy được sự tương đồng trong tư tưởng Pháp hoa và tư tưởng Thắng-man, đó là tuyên dương tuệ giác Phật-đà tối thượng, nhằm xác định rõ lý tưởng và mục đính của hành giả trên con đường giác ngộ.

 

(Còn tiếp)

Phước Nguyên

 

 

 




[1] सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P.189. Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin do Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú cẩn thận, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.  Tib.: “དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo”.

[2] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[3] Các bản dịch khác không được nêu ở đây, nhưng có thể tìm nguồn văn bản ở phần Tiểu sử truyền dịch của kinh đã được cước chú tương đối đầy đủ.

[4] Cf. 函號 通帙第 51Ja, 經碼 No.113, 原葉碼 1b1- 180b7.

[5] Tib.: ལེའུ་གཉིས་པ་ tương đương En.: chapter second.

[6] Tib.: ཐབས་ལ་མཁས་པ thabs la mkhas pa'i, tương đương En.: be skilled in the means of.

[7]  Cf. Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 (vol.30, p.1); Derge [D. No.] 0113, mdo sde, ja 1b1-180b7; Narthang [N] ja 1-281b5; Kinsha [Kinsha] ? Mdo- maṅ (ja) 1b-212b.

[8] Chưa tìm thấy bản Sanskrit này.

[9] Ḥgos chos-grub (Pháp Thành 法 成), dịch giả Hán-Tạng, làm việc ở Đôn Hoàng vào thế kỷ thứ 9[9],  là người đã dịch bộ འཕགས་པ་དགོངས་པ་ཟབ་མོ་ངེས་པར་འགྲེལ་པའི་མདོ་རྒྱ་ཆེར་འགྲེལ་པ  phags-pa dgos-pa zab-mo es-par-grel-pai mdo rgya-cher grel-pa  (Thánh Thậm Thâm Mật Ý Quyết Giải Kinh Quảng Chú 聖甚深密意決解經廣註), nguyên điển Sanskrit: Ārya-sadhigambhīranirmocanasūtraīkā do Viên Trắc 圓測 tạo luận.

[10] Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit.

[11] Burton Watson, The Lotus Sutra, Columbia University Press, New York, 1993.

[12] Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Reprint, Librairie d'Amérique et d'Orient A. Maisonneuve, Paris, 1973.

[13] Ibid. pp.19-38.

[14]  妙法蓮華經, 後秦龜茲國三藏法師鳩摩羅什奉 詔譯, T09n0262, tr. 0001a01

[15] Ibid., tr. 0005b24: 妙法蓮華經方便品第 二.

[16] T09n0263, tr. 0063a02: Quyển 1, Phầm 1: Ánh Sáng Điềm Lành & Phẩm 2: Thiện Quyển;
Quyển 2, Phẩm 3: Ứng Thời; Quyển 3 Phẩm 4: Tin Ưa, Phẩm 5: Cây Thuốc, Phẩm 6: Thọ Ký Cho Hàng Thanh Văn; Quyển 4, Phẩm 7: Vãng Cổ; Quyển 5, Phẩm 8: Thọ Ký Năm Trăm Đệ Tử, Phẩm 9: Thọ Ký Cho A Nan Và La Vân; Quyển 6, Phẩm 10: Dược Vương Như Lai, Phẩm 11: Tháp Bảy Báu Phẩm, 12: Khuyến Thuyết;Quyển 7, Phẩm 13: An Lạc Hạnh, Phẩm 14: Bồ Tát Từ Đất Vọt Lên, Phẩm 15: Như Lai Hiện Thọ; Quyển 8, Phẩm 16:  Ngự Phước Sự, Phẩm 17: Khuyến Trợ, Phẩm 18: Khen Pháp Sư;Quyển 9, Phẩm 19: Thường Bị Khinh Mạn, Phẩm 20: Như Lai Thần Túc Hạnh, Phẩm 21: Bồ Tát Dược Vương, Phẩm 22: Bồ Tát Diệu Hống; Quyển 10 Phẩm 23: Quang Thế Âm Phổ Môn, Phẩm 24: Tổng Trì Phẩm, 25: Tịnh Phục Tịnh Vương, Phẩm 26: Phổ Hiền và Phẩm 27: Chúc Lụy.

[17] 正法華經, 西晉月氏國三藏竺法護譯, T09n0263, tr. 0063a02.

[18]  Ibid., tr. 0067c29 : 正法華經善權品第二.

[19] Quyển 1, Phẩm 1: Tựa; Phẩm 2: Phương Tiện/ Quyển 2, Phẩm 3: Thí Dụ, Phẩm 4: Tín Giải/ Quyển 3, Phẩm 5: Dược Thảo Dụ; Phẩm 6: Thọ Ký; Phẩm 7: Hóa Thành Dụ/ Quyển 4, Phẩm 8: Thọ Ký Năm Trăm Đệ Tử Phẩm 9: Thọ Ký Bậc Hữu Học, Vô Học; Phẩm 10: Pháp Sư; Phẩm 11: Hiện Bảo Tháp; Phẩm 12: Khuyến Trì /Quyển 5, Phẩm 13: Hạnh An Lạc, Phẩm 14: Từ Đất Vọt Lên, Phẩm 15: Thọ Lượng Của Đức Phật, Phẩm 16: Phân Biệt Công Đức/ Quyển 6 Phẩm 17: Tùy Hỷ Công Đức, Phẩm 18: Công Đức Của Pháp Sư, Phẩm 19: Bồ Tát Thường Bất Khinh, Phẩm 20: Thần Lực Của Như Lai, Phẩm 21: Đà La Ni, Phẩm 22: Bản Sự Của Bồ Tát Dược Vương/Quyển 7, Phẩm 23: Bồ Tát Diệu Âm, Phẩm 24: Phổ Môn, Bồ-Tát Quán Thế Âm, Phẩm 25: Bản Sự Của Vua Diệu Trang Nghiêm, Phẩm 26: Bồ-Tát Phổ Hiền Khuyến Phát, Phẩm 27: Chúc Lụy.

[20]  添品妙法蓮華經, T09n0264, tr. 0134b24.

[21] Cf. Giải Thâm Mật 4, tr. 704a.

[22] Cf. 函號 通帙第 51Ja, 經碼 No.113, 原葉碼 1b1- 180b7.

[23] Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968.

[24] Burton Watson, The Lotus Sutra, Columbia University Press, New York, 1993.

[25] Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Reprint, Librairie d'Amérique et d'Orient A. Maisonneuve, Paris, 1973, p. 19.

[26]  妙法蓮華經, 後秦龜茲國三藏法師鳩摩羅什奉 詔譯, T09n0262, tr. 0001a01

[27] 正法華經, 西晉月氏國三藏竺法護譯, T09n0263, tr. 0063a02.

[28]  Ibid., tr. 0067c29 : 正法華經善權品第二.

[29] Cf. Kośa, kārikā 3 (a-b) ; bản Hán, Chân-đế (T29n1559, tr. 0162a19): 離簡擇法更不有/為寂靜惑別方便, Huyền Tráng (T29n1561, tr.0325c07) : 若離擇法定無餘/能滅諸惑勝方便.

[30] Kośa, tr. 2.4 : तत्र प्रज्ञा धर्मप्रविचय​ tatra prajñā dharmapravicaya.

[31] Thắng man bảo khốt, tr. 28c18.

[32] Cf. āryavimalakīrtinirdeśo nāma mahāyānasūtram (Vimalakīrtinirdeśa sūtram), Chương 1. १. बुद्धक्षेत्रपरिशुद्धिनिदानम् buddhaketrapariśuddhinidānam (nhân duyên thanh tịnh quốc độ Phật), Joshi, Lal Mani & Bhiksu Pasadika, Central Institute of Higher Tibetan Studies, Sarnath, 1981. Phần nguyên điển Sanskrit dẫn ở trên của bản này có vài điểm dị biệt so với Chương 1. नमः सर्वबुद्धबोधिसत्वेभ्यः nama sarvabuddhabodhisatvebhya, của bản Vimalakīrtinirdeśa sūtram , đây là một bản Sanskrit dựa trên bản thảo mới tìm thấy tại Potala Palace, xuất bản bởi Taisho University Press, Tokyo, 2006, gồm có 125 trang, phần này thuộc trang số 3-4 như sau: “उपायकौशल्यं बोधिसत्वस्य बुद्धक्षेत्रम्, तस्य बोधिप्राप्तस्य सर्वोपायमीमांसाकुशलाः सत्वा बुद्धक्षेत्रे संभवन्ति,  upāyakauśalya bodhisatvasya buddhaketram, upāyakauśalya bodhisatvasya buddhaketram, tasya bodhiprāptasya sarvopāyamīmāsākuśalā satvā buddhaketre sabhavanti”. Tham chiếu: Kinh Duy Ma, La Thập, Đại Chánh, Phật quốc phẩm đệ nhất 佛國品第一. Bản Huyền Tráng.: Tự phẩm đệ nhất 序品第一. VKN: buddhakṣetrapariśuddhinidāna- parivarta. Anh ngữ: 1. Purification of the Buddha-Field, vimalakirti nirdesa sutra, Robert A. F. Thurman, 1976, The Pennsylvania State University. Bản Việt, Tuệ Sỹ, Duy Ma Cật sở thuyết, chương I, tr. 79.

[33] Ibid, chương 3 श्रावकबोधिसत्त्वप्रेषणोक्तम्   śrāvakabodhisattvapreaoktam.

[34] Ibid., “तस्माद्‌ बोधिसत्त्वो मुक्त्यै कुर्यान्न बन्धनाय। "तत्र बन्धनं किम्‌ ? किम्मुक्तिः ? अनुपाये भवमुक्तिपरिग्रहो बोधिसत्त्वस्य बन्धनम्‌। उपायेन भवप्रवृत्त्यवक्रांतिर्मुक्तिः। अनुपायेन ध्यानसमाधिसमापत्त्यास्वादो बोधिसत्त्वस्य बन्धनम्‌। उपायेन ध्यानसमाध्यास्वादो मुक्तिः। उपायेनानुद्दिष्ट प्रज्ञा हि बन्धनम्‌। उपायेन निष्ठितप्रज्ञाः मुक्तिः। प्रज्ञाऽनुद्दिष्टोपायो बन्धनम्‌। प्रज्ञया निष्ठितोपायो मुक्तिः।tasmād bodhisattvo muktyai kuryānna bandhanāya | "tatra bandhana kim ? kimmukti ? anupāye bhavamuktiparigraho bodhisattvasya bandhanam | upāyena bhavapravttyavakrātirmukti | anupāyena dhyānasamādhisamāpattyāsvādo bodhisattvasya bandhanam | upāyena dhyānasamādhyāsvādo mukti | upāyenānuddiṣṭa prajñā hi bandhanam | upāyena niṣṭhitaprajñā mukti | prajñā'nuddiṣṭopāyo bandhanam | prajñayā niṣṭhitopāyo mukti”. Cf. Bản Hán, La-thập, xem chương Văn Thù Sư Lợi vấn tật.

[35] Cửu bộ kinh (Skt. navāṅgaśāsana) theo Saddharmapuṇḍarīkasūtram, Upāyakauśalyaparivarta, tr. 307 : सूत्राणि भाषामि तथैव गाथा इतिवृत्तकं जातकमद्भुतं च। निदान औपम्यशतैश्च चित्रै- र्गेयं च भाषामि तथोपदेशान् sūtrāi bhāāmi tathaiva gāthā itivttaka jātakamadbhuta ca| nidāna aupamyaśataiśca citrai- rgeya ca bhāāmi tathopadeśān[35]: Tu-đa-la (khế kinh), Già-đà (cô khởi), Y-đế-mục-dà-đà (bổn sự), Xà-đà-già (bổn sanh), A-tỳ-đạt-ma (vị tằng hữu), Ni-đà-na (nhân duyên), A-ba-đà-na (thí dụ), Kỳ-dạ (trùng tụng) và Ưu-ba-đề xá (luận nghị). Cf. Tib. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་: མདོ་སྡེ་དེ་བཞིན་ཚིགས་སུ་བཅད་པའང་བཤད། །/ དེ་ལྟར་བྱུང་དང་སྐྱེས་རབས་རྨད་བྱུང་དང་། །/ གླེང་གཞི་པ་བཞིན་གཏན་ལ་དབབ་པ་དང་། ། /དབྱངས་སྙན་དཔེ་བརྒྱ་སྣ་ཚོགས་རྣམས་ཀྱིས་བཤད། ། ; Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (Đại 26, tr.69b): Tu-đa-la (Sūtra), Kỳ dạ (Geyyā), Hòa-già-la (Veyyākaraa), Già-đà (Gāthā), Ưu-đà-na (Udāna), Ni đà na (Nidāna), Tỳ-phật-lực (Vedalla), Vị tằng hữu (Abbhutadharma) và A-tỳ-đạt-ma/Luận nghị (Upadeśa).  Phổ thông còn nêu Thập nhị bộ kinh, hay thập nhị phần giáo (Skt. dvādaśāṅga-buddhavacana): tu-đa-la (sūtra), kỳ-dạ (geya), thọ ký (vyākaraṇa), phúng tụng (gāthā), ưu-đàna (udāna), nhân duyên (nidana), thí dụ (avadāna), như thị ngữ (itivṛttaka), bản sanh (jātaka), phương quảng (vaipulya), vị tằng hữu (adbhutadharma), luận nghị (upadeśa).

[36] Cf. Saddh., tr. 21 : ये च ते धर्माः, यथा च ते धर्माः, यादृशाश्च ते धर्माः, यल्लक्षणाश्च ते धर्माः, यत्स्वभावाश्च ते धर्माः, ये च यथा च यादृशाश्च यल्लक्षणाश्च यत्स्वभावाश्च ते धर्मा इति। तेषु धर्मेषु तथागत एव प्रत्यक्षोऽपरोक्षः॥ yathā ca te dharmā, yādśāśca te dharmā, yallakaāśca te dharmā, yatsvabhāvāśca te dharmā, ye ca yathā ca yādśāśca yallakaāśca yatsvabhāvāśca te dharmā iti| teu dharmeu tathāgata eva pratyako'paroka||

[37] Cf. Pali, Paccaya, S. ii. 25: sā dhātu dhammaμμhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā: giới này là thường trú, là pháp trụ, pháp vị, tức là y tha duyên tính.

[38] Saddh. tr. 2.3. Cf. Tib.: བཞེངས་ ནས་ ཚེ་དང་ལྡན་པ་ ཤཱ་ རདྭ་ ཏིའི་ བུ་ལ་ ལ་ བཀའ་སྩལ་པ་ / ཤཱ་རིའི་བུ་ / དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་དགྲ་བཅོམ་པ་ཡང་དག་པར་རྫོགས་ དགྲ་བཅོམ་པ་ཡང་དག་པར་རྫོགས་ ཡང་དག་པར་རྫོགས་ རྫོགས་/པའི་ སངས་རྒྱས་རྣམས་ ཀྱིས་ ཐུགས་སུ་ཆུད་པ་ / སངས་རྒྱས་ཀྱི་ཡེ་ཤེས་ ནི་ ཟབ་པ་ / མཐོང་བར་དཀའ་བ་ / རྟོགས་པར་དཀའ་བ་ སྟེ་ / ཉན་ཐོས་དང་རང་སངས་རྒྱས་ ཐམས་ཅད་ཀྱིས་ ཤེས་པར་དཀའོ་ . Cf. Pháp Hoa (Lt.), Đại 9, tr. 5b26:

[39] प्रसन्नपदा (मध्यमकव्ऱ्त्ति) Prasannapadā (madhyamakavtti) 264.11-265.8 (Cf. 265.6, MMK 15.2a-b), Madhyamakaśāstravtti,  Acarya Candrakirti, P.L.Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1960

[40] Jayarava, (27 February 2009), "Philological odds and ends I".

[41] Dẫn bởi Chalmers, Robert, The Journal of the Royal Asiatic Society, 1898, pp.103-115.

[42] Cf. Chandogya Upanishad: तत्त्वमसि Tat Tvam Asi; và Avadhuta Gita 1,25:  तत्त्वमस्यादिवाक्येन स्वात्मा हि प्रतिपादितः । नेति नेति श्रुतिर्ब्रूयादनृतं पाञ्चभौतिकम् ।। २५।। tattvamasyādivākyena svātmā hi pratipādita / neti neti śrutirbrūyādanta pāñcabhautikam //25//

[43] Florin Giripescu Sutton (1991), Existence and Enlightenment in the Lakāvatāra-sūtra: A Study in the Ontology and Epistemology of the Yogācāra School of Mahāyāna Buddhism, p.104.

[44] Shantiparva, 181,22

[45] Đại Trí Độ, Quyển 2, Đại 25, tr. 71b.

[46] Tạp A-hàm, kinh 818, Đại chánh, kinh 850. Pāli, A. 11.12-13. Mahānāma.

[47] Cf. Thập Hiệu Kinh, Đại 17, tr.719.

[48] Cf. Đại 12, Đại Bát Niết Bàn Kinh, q. 18, tr. 478ab.

[49] Skt. Pāramitā.

[50] Ibid, tr. 478ab.

[51] A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc quyển 2, Đại 26, tr. 46b15.

[52] Skt. Arhat, Pāli. Arahant,  phổ thông Hán còn phiên âm là A-lư-hán 阿盧漢, A-la-ha 阿羅訶, A-ra-ha 阿囉呵, A- lê-ha 阿黎呵, Át-ra-hạt-đế 遏囉曷帝, gọi tắt là La-hán 羅漢, Ra-ha 囉呵. Dịch ý lá Ứng 應, Ứng cúng 應供, Ứng chân 應真, Sát tặc 殺賊, Bất sinh 不生, Vô sinh 無生, Vô học 無學, Chân nhân...

[53] Bản Hán, Đại Trí Độ 3, tr. 80b03.

[54] Cf. Đại Thừa Nghĩa Chương 37 phần đầu, Đại Tì-bà-sa 94, tr.487b29, Phiên Dịch Danh Nghĩa 1 & 2.

[55] Trimśikāvjñaptbhāsya, Ed. Sylvain Levi Pais, 1925.

[56] Tạp tập luận 14, T31n1606, tr. 763c26; A-tì-đạt-ma tập luận 7, T31n1605, tr. 692c5.

[57] Thắng man, tr. 219c1.

[58] Trường «18. Kinh tự hoan hỷ»; Đại 1, tr. 76. Cf. D. 28 Sampadānīya; D.iii (PTS), tr. 99-116.

[59] Đại 25, Đại Trí độ luận 11, tr. 71b: Phật dĩ nhẫn vi khải/ Tinh tấn vi cương giáp /Trì giới vi đại mã/Thiền định vi lương cung/ Trí tuệ vi hảo tiễn/ Ngoại phá ma vương chúng/Nội diệt phiền não tặc/ Thị danh A la hán.

[60] Đại tỳ- bà-sa 32, tr. 167c13.

[61] Du-già 80, T30n1579, tr. 748a14.

[62] Tập luận, tr. 668b29 : 無種已生. Cf. Samuccaya, p. 22,2: abījotpannam: caramāḥ skandhāḥ

[63] Tib.: བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་བཀའ་སྩལ་པ་ (the Bhagavan replied) : Đức Thế tôn nói, Ed. Conze : The Lord teach. Bhagavān (bhagavant) : danh từ, giống đực, số ít, thể cách. Hán : Thế tôn, Tib. : བཅོམ་ལྡན་འདས།, Ed. Cozne : The Lord + āha (√ah) : động từ, hoàn thành thức, số ít, đệ tam nhân xưng :  thuyết,  ngôn,  cáo, Tib. : བཀའ་སྩལ་པ།,  Ed. Cozne : teach.

[64]  Tib.: དགྲ་བཅོམ་པ་ (A-la-hán).

[65] Buddhist Sanskrit Text, No 17, p. 78; Tib. (Vajra.): བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་བཀའ་སྩལ་པ་ / རབ་འབྱོར་ འདི་ཇི་ ཇི་སྙམ་དུ་ སེམས་ / དགྲ་བཅོམ་པ་ འདི་སྙམ་དུ་ སྙམ་དུ་ བདག་གིས་ དགྲ་བཅོམ་པ་ཉིད་ ཐོབ་ བོ་ སྙམ་དུ་སེམས་ སྙམ་ མམ་ / Lt. :「須菩提,於意云何,阿羅漢能作是念『我得阿羅漢道』不?」; Htr. : 佛告善現:「於汝意云何,諸阿羅漢頗作是念『我能證得阿羅漢』不?」; Nght. :「妙生,於汝意云何,諸阿羅漢頗作是念『我得阿羅漢果』不」

[66] Ibid, Tib. (Vajra.): རབ་འབྱོར་ གྱིས་ གསོལ་པ་ / བཅོམ་ལྡན་འདས་དེ་ནི་ དེ་ནི་ མ་ལགས་སོ་ / / དེ་ཅིའི་ ཅིའི་སླད་དུ་ཞེ་ན་ / གང་དག་ དགྲ་བཅོམ་པ་ ཞེས་བགྱི་བའི་ ཆོས་དེ་ དེ་གང་ཡང་ མ་མཆིས་པའི་ སླད་དུའོ་ / / བཅོམ་ལྡན་འདས་ གལ་ཏེ་ དགྲ་བཅོམ་པ་ འདི་སྙམ་དུ་ སྙམ་དུ་ བདག་གིས་ དགྲ་བཅོམ་པ་ཉིད་ ཐོབ་ པོ་ སྙམ་དུ་སེམས་པར་ གྱུར་ན་ / དེ་ཉིད་ དེའི་བདག་ བདག་ཏུ་འཛིན་པར་ འགྱུར་ ལགས་སོ་ / / སེམས་ཅན་དུ་ དུ་ འཛིན་; Lt.: 須菩提言:「不也,世尊!何以故?實無有法名阿羅漢!世尊,若阿羅 漢作是念『我得阿羅漢道』,即為著我、人、眾生、壽者; Htr.: 善現答言:「不也,世尊!諸阿羅漢不作是念『我能證得阿羅漢性』。 何以故?世尊,以無少法名阿羅漢,由是因緣名阿羅漢。世尊,若阿羅 漢作如是念『我能證得阿羅漢性』,即為執我、有情、命者、士夫、補 特伽羅等。 Nght.: 妙生言:「不爾,世尊!由彼無有少法名阿羅漢。世尊,若阿羅漢作是 念『我得阿羅漢果』者,則有我執、有情、壽者、更求趣執.

[67] Skt. prāptam (pra-√āp- 5): quá khứ phân từ, giống trung, số ít, thể cách. Hán: chứng đắc, Tib.: ཐོབ། (attained).

[68] Phân biệt hai thủ, Skt. “अर्हत्त्वं प्राप्तमिति, स एव तस्यात्मग्राहो भवेत्, सत्त्वग्राहो जीवग्राहः पुद्गलग्राहो भवेत्।ātmagrāho bhavet sattvagrāho jīvagrāha pudgala-grāho bhavet”(Tib.: དེ་ཉིད་ དེའི་བདག་ བདག་ཏུ་འཛིན་པར་ འགྱུར་ ལགས་སོ་ / / སེམས་ཅན་དུ་ དུ་ འཛིན་), có động từ grāha: sự bắt nắm, nhận thức sai lầm, khác biệt so với thủ trong chi duyên khởi hay thủ uẩn, skt. upādāna, Upā-dā : nhận lấy, kết nạp, chứa đựng, chấp nhận, bám lấy, bám vào, nên  upādāna : chấp thủ, bám lấy làm sở y, tư hữu hóa làm tự thân. các sớ giải Hán thường nhầm lẫn hai khái niệm này.

[69] Kinh Thắng Man, chương V. Nhất thừa, tr. 194-195 dẫn theo Bản Việt TT. Tuệ Sĩ dịch & chú.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 2019(Xem: 4974)
11 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5589)
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5217)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
01 Tháng Mười 2015(Xem: 9539)