Kinh Trường Bộ Thi Hóa Tập I

25 Tháng Chín 201200:00(Xem: 19013)

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
TẬP I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010

truongbokinh-thethotap1-bia2

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa
Kính lạy Thế Tôn muôn đời
Là bậc Ứng Cúng Trời Người quy y
Chứng đắc quả Chánh Biến Tri
Tự Ngài giác ngộ , không thầy dạy cho .

*
**
Con xin thành kính đảnh lễ đức Thế Tôn . Ngài là đấng Toàn Tri Diệu Giác , vô lượng Từ Bi . Ngài đã bẻ gãy bánh xe sinh tử luân hồi , đã diệt tận Vô Minh phiền não , là bậc Thầy của cả Chư Thiên và Nhân Loại .

Con xin thành kính đảnh lễ Pháp Bảo , là những phương lương dược, có công năng cứu chữa căn bệnh trầm kha sinh tử của chúng sinh .

Con xin thành kính đảnh lễ Tăng Bảo , là những bậc thừa hành Chánh Giáo , bên ngoài có Y Bát chân truyền , bên trong có Giới Định Tuệ làm căn bản ; dù đã đắc quả thánh (Thánh Tăng) hay còn phàm (Thanh tịnh Tăng) đều gọi là Phước Điền của Chư Thiên và Nhân Loại .

Thi hóa toàn bộ Trường Bộ Kinh hoàn tất ngày
15. 07. 2011 với tổng cộng gần 1.500 trang, nên chúng tôi chia làm 3 tập :

* Tập I có 12 Kinh : Phạm Võng (Brahmajàla), Sa-môn Quả (Sàmannaphala) ; Ambattha (A-Ma-Trú); Sonadanda (Chủng Đức); Kutadanta (Cứu- la-đàn-đầu) ; Mahali ; Kassapa ; Potthapàda (Bố-sá-bà-lâu); Subha (Tu-Bà); Kevaddha (Kiên Cố) ; Lohicca (Lô-già) ; Tevijja (Tam Minh) .

* Tập II có 10 Kinh : Đại Bổn (Mahà Padàna) Đại Duyên (Mahà Nidàna) ; Đại Bát Niết Bàn (Mahà Parinibbàna) ; Đại Thiện Kiến Vương (Mahà Sudassana); Xà-Ni-Sa (Janavasabha); Đại Điển Tôn (Mahà Govinda) ; Đại Hội (Mahà Samaya) ; ĐếThích Sở Vấn (Sakka Panha) ; Đại Niệm Xứ (Mahà Satipatthàna) ; Tệ Túc (Pàyàsi) .

* Tập III có 11 Kinh : Ba Lê (Pàtika) ; Ưu-Đàm-Bà-La Sư Tử Hống (Udumbarika Sìhanàda ) Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (Cakkavatti Sìhanàda) ; Khởi Thế Nhân Bổn (Agganna) ; Tự Hoan Hỷ (Sampasàdaniya); Thanh Tịnh (Pàsàdika) ; Kinh Tướng (Lakkhana) Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (Singàlovàda) ; A-Sá-Nang-Chi (Atànàtiya) ; Phúng Tụng (Sangìti) và Thập Thượng (Dasuttara)

MỤC LỤCTẬP I

0) Lời Ngỏ
1) Kinh PHẠM VÕNG (Brahmajàla-sutta)
2) Kinh SA-MÔN QUẢ (Sàmannaphala-sutta)
3) Kinh AMBATTHA (Kinh A-Ma-Trú)
4) Kinh SONADANDA (Kinh Chủng Đức)
5) Kinh KUTADANTA (Kinh Cứu-La-Đàn-Đầu)
6) Kinh MAHÀLI
(*)
8) Kinh KASSAPA (Kinh Ca-Diếp)
9) Kinh POTTHAPÀDA (Kinh Bố-Sá Bà-Lâu)
10) Kinh SUBHA (Kinh Tu-Bà)
11) Kinh KEVADDHA (Kinh Kiên Cố )
12) Kinh LOHICCA (Kinh Lô-Già)
13) Kinh TEVIJJA (Kinh Tam Minh)

(*) Vì nội dung Kinh thứ 7 - JALIYA giống Kinh Mahàli, nên Ngài Hòa Thượng Minh Châu không dịch kinh này. Do đó kế tiếp Kinh Mahàli số 6 là Kinh KASSAPA mang số 8, cho đến Kinh TEVIJJÀ (Tam Minh) mang số 13 tuy tất cả chỉ có 12 kinh.

TẬP I TẬP II TẬP III
Xem thêm nguyên tác (trọn bộ 3 tập):
truongbo-bia_0

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7015)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5689)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6682)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5608)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6775)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7485)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7853)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7791)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6478)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.