Kinh Trường Bộ Thi Hóa Tập I

25 Tháng Chín 201200:00(Xem: 18972)

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
TẬP I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010

truongbokinh-thethotap1-bia2

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa
Kính lạy Thế Tôn muôn đời
Là bậc Ứng Cúng Trời Người quy y
Chứng đắc quả Chánh Biến Tri
Tự Ngài giác ngộ , không thầy dạy cho .

*
**
Con xin thành kính đảnh lễ đức Thế Tôn . Ngài là đấng Toàn Tri Diệu Giác , vô lượng Từ Bi . Ngài đã bẻ gãy bánh xe sinh tử luân hồi , đã diệt tận Vô Minh phiền não , là bậc Thầy của cả Chư Thiên và Nhân Loại .

Con xin thành kính đảnh lễ Pháp Bảo , là những phương lương dược, có công năng cứu chữa căn bệnh trầm kha sinh tử của chúng sinh .

Con xin thành kính đảnh lễ Tăng Bảo , là những bậc thừa hành Chánh Giáo , bên ngoài có Y Bát chân truyền , bên trong có Giới Định Tuệ làm căn bản ; dù đã đắc quả thánh (Thánh Tăng) hay còn phàm (Thanh tịnh Tăng) đều gọi là Phước Điền của Chư Thiên và Nhân Loại .

Thi hóa toàn bộ Trường Bộ Kinh hoàn tất ngày
15. 07. 2011 với tổng cộng gần 1.500 trang, nên chúng tôi chia làm 3 tập :

* Tập I có 12 Kinh : Phạm Võng (Brahmajàla), Sa-môn Quả (Sàmannaphala) ; Ambattha (A-Ma-Trú); Sonadanda (Chủng Đức); Kutadanta (Cứu- la-đàn-đầu) ; Mahali ; Kassapa ; Potthapàda (Bố-sá-bà-lâu); Subha (Tu-Bà); Kevaddha (Kiên Cố) ; Lohicca (Lô-già) ; Tevijja (Tam Minh) .

* Tập II có 10 Kinh : Đại Bổn (Mahà Padàna) Đại Duyên (Mahà Nidàna) ; Đại Bát Niết Bàn (Mahà Parinibbàna) ; Đại Thiện Kiến Vương (Mahà Sudassana); Xà-Ni-Sa (Janavasabha); Đại Điển Tôn (Mahà Govinda) ; Đại Hội (Mahà Samaya) ; ĐếThích Sở Vấn (Sakka Panha) ; Đại Niệm Xứ (Mahà Satipatthàna) ; Tệ Túc (Pàyàsi) .

* Tập III có 11 Kinh : Ba Lê (Pàtika) ; Ưu-Đàm-Bà-La Sư Tử Hống (Udumbarika Sìhanàda ) Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (Cakkavatti Sìhanàda) ; Khởi Thế Nhân Bổn (Agganna) ; Tự Hoan Hỷ (Sampasàdaniya); Thanh Tịnh (Pàsàdika) ; Kinh Tướng (Lakkhana) Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (Singàlovàda) ; A-Sá-Nang-Chi (Atànàtiya) ; Phúng Tụng (Sangìti) và Thập Thượng (Dasuttara)

MỤC LỤCTẬP I

0) Lời Ngỏ
1) Kinh PHẠM VÕNG (Brahmajàla-sutta)
2) Kinh SA-MÔN QUẢ (Sàmannaphala-sutta)
3) Kinh AMBATTHA (Kinh A-Ma-Trú)
4) Kinh SONADANDA (Kinh Chủng Đức)
5) Kinh KUTADANTA (Kinh Cứu-La-Đàn-Đầu)
6) Kinh MAHÀLI
(*)
8) Kinh KASSAPA (Kinh Ca-Diếp)
9) Kinh POTTHAPÀDA (Kinh Bố-Sá Bà-Lâu)
10) Kinh SUBHA (Kinh Tu-Bà)
11) Kinh KEVADDHA (Kinh Kiên Cố )
12) Kinh LOHICCA (Kinh Lô-Già)
13) Kinh TEVIJJA (Kinh Tam Minh)

(*) Vì nội dung Kinh thứ 7 - JALIYA giống Kinh Mahàli, nên Ngài Hòa Thượng Minh Châu không dịch kinh này. Do đó kế tiếp Kinh Mahàli số 6 là Kinh KASSAPA mang số 8, cho đến Kinh TEVIJJÀ (Tam Minh) mang số 13 tuy tất cả chỉ có 12 kinh.

TẬP I TẬP II TẬP III
Xem thêm nguyên tác (trọn bộ 3 tập):
truongbo-bia_0

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6211)
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8985)
Khi xưa, vào thời Đức Phật, tại thành Vesali xảy ra ba khổ nạn là bệnh tật, phi nhơn hoành hành và nghèo đói. Ba hiểm nạn lớn đó đã khiến cho dân thành Vesali khốn đốn. Các vị Hòang thân Licchavi khởi lên niềm tin nơi Đức Phật. Họ tin rằng chỉ có Đức Phật, với trí tuệ và uy lực của Ngài, mới có thể giúp người dân trong thành Vesali thoát khỏi khổ nạn và đem đến sự an lành.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12368)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7880)
Thế Tôn thuyết như sau: -- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ. ... The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Unbinding -- in other words, the four frames of reference. Which four?
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 8220)
Kinh điển Pali bao gồm hàng ngàn bộ kinh, và đang được phổ biến rộng rãi trên mạng. Đứng trước kho tàng đồ sộ đó, tự nhiên bạn sẽ bối rối: Tại sao tôi nên đọc những kinh này? Đọc kinh nào bây giờ? Đọc như thế nào?
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 19633)
Đây là quyển Kinh Tụng Pāḷi-Việt dành cho Phật tử Nguyên thủy, được dịch và biên soạn bằng văn vần dựa theo Pāḷi. Khá nhiều bài ở đây, đã được tụng đọc trong suốt nhiều năm qua tại một số chùa Phật giáo Nguyên thủy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do sao qua chép lại, và do nơi này nơi kia đã tự ý sửa chữ, đổi lời - nên nhiều câu, nhiều từ bị “biến dạng” đi!
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 13306)
Người mất ngủ thấy đêm dài Đường xa nặng trĩu đôi vai lữ hành Ngu nhân chẳng thấy pháp lành Luân hồi nào biết mối manh nẻo về.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 11910)