Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

07 Tháng Ba 201516:42(Xem: 8529)
Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Three Types Of Patients, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 

 Nầy các Tỳ Kheo, có ba loại bệnh nhân mà chúng ta gặp trên thế giới. Ba loại bệnh nhân nầy là ba loại nào?

Trước hết, nói về loại bệnh nhân thứ nhất: dù chúng ta cho hoặc không cho ông dùng thức ăn có các chất dinh dưỡng thích hợp, dù cho hoặc không cho ông uống đúng thuốc, và dù cho hoặc không cho ông được các y tá chăm sóc cho ông đầy đủ, ông vẫn không bình phục, nghĩa là ông sẽ không khỏi bệnh.

Kế tiếp, nói về loại bệnh nhân thứ nhì: dù cho hoặc không cho ông những thứ kể trên, ông cũng sẽ bình phục, nghĩa là ông sẽ khỏi bệnh.

Sau cùng, nói về loại bệnh nhân thứ ba: đây là loại bệnh nhân mà chỉ có thể bình phục nếu chúng ta cho ông dùng thức ăn có các chất dinh dưỡng thích hợp, cho ông uống đúng thuốc, và ông được các y tá chăm sóc cho ông đầy đủ; nếu không, ông ta sẽ không bình phục. Nầy các Tỳ Kheo, đối với loại bệnh nhân nầy, chúng ta cho ông dùng các thức ăn kiêng khem, cho ông uống đúng thuốc, và cho ông được chăm sóc đúng theo toa bác sĩ, thì ông ta sẽ bình phục. Nhưng bên cạnh loại bệnh nhân nầy, chúng ta cũng cần để ý, và chăm sóc hai loại bệnh nhân mà chúng ta đã nói đến ở trên. [24]

Đấy là ba loại bệnh nhân mà chúng ta gặp trên thế giới.

Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, có ba loại người tương tự như ba loại bệnh nhân nói trên.

Trước hết, nói về loại người thứ nhất: dù ông nầy có hay không có cơ hội để gặp Đức Như Lai và lắng nghe Phật Pháp cùng Giới Luật đã được ngài nói ra, ông nầy cũng không đi vào được con đường bảo đảm và ông cũng không đạt được sự hoàn hảo trong những trạng thái thiện lành. [25]

Kế tiếp, nói về loại người thứ nhì: dù ông nầy có hay không có cơ hội để gặp Đức Như Lai và lắng nghe Phật Pháp cùng Giới Luật đã được ngài nói ra, chắc chắn, ông nầy cũng đi vào được con đường bảo đảm và ông cũng sẽ đạt được sự hoàn hảo trong những trạng thái thiện lành.

Sau cùng, nói về loại người thứ ba: loại người nầy, sẽ đi vào được con đường bảo đảm và ông cũng sẽ đạt được sự hoàn hảo trong những trạng thái thiện lành, nếu ông ta có cơ hội để gặp Đức Như Lai và lắng nghe Phật Pháp cùng Giới Luật đã được ngài nói ra; tuy nhiên, nếu không có các cơ hội nói trên, ông ta sẽ không đi vào được con đường bảo đảm và ông cũng sẽ không đạt được sự hoàn hảo trong những trạng thái thiện lành. Nầy các Tỳ Kheo, đối với loại người nầy, ông ta phải cần phải học hỏi, và thực hành Lời Phật Dạy. Bên cạnh loại người nầy, hai loại người mà chúng ta đã nhắc đến ở trên, họ cũng cần phải học hỏi, và thực hành Lời Phật Dạy. [26]

Đấy là ba loại người mà chúng ta gặp trên thế giới, tương tự như ba loại bệnh nhân đã nói ở trên.

 

24. Loại bệnh nhân thứ nhất, là người mà có bệnh không chữa được, tuy nhiên cần được chăm sóc bởi vì ông ta nghĩ rằng, với sự chăm sóc đúng đắn ông ta sẽ bình phục. Nếu ông ta bị bỏ mặc, ông ta sẽ cảm thấy oán giận, và nuôi dưỡng những ý xấu, nên khi tái sinh ông sẽ vào cõi không được tốt lành. Nhưng nếu ông được chăm sóc cẩn thận, ông thấy được mọi người đã hết lòng giúp đỡ mình, và ông biết rằng sự đau đớn mà ông đang gánh chịu là nghiệp quả do chính ông gây ra, mà ông không thể nào tránh được. Ông sẽ thân thiện với những người chăm sóc ông, và vì những ý nghĩ thân thiện nầy, ông sẽ tái sinh vào cõi tốt lành. Loại bệnh nhân thứ hai, là loại người mà chắn chắn sẽ bình phục, và loại bệnh nhân thứ ba, là loại người chỉ đau ít thôi, cả hai loại nầy, cũng phải cần có người chăm sóc, để giúp cho họ bình phục nhanh chóng hơn.

25. "Con đường bảo đảm" (niyāmaṃ okkamati), tức là sự bảo đảm của sự giải thoát tột cùng, bằng cách đi vào con đường của dòng nhập lưu, hoặc đi vào một trong những giai đoạn cao hơn của sự tỉnh thức.

26. Loại người thứ nhất được gọi là pada-paramo, tức là "những người mà chỉ có thể nghe chữ của Lời Phật Dạy, mà không thể làm gì nhiều hơn nữa"; ông ta sẽ không đạt được các giai đoạn của sự tỉnh thức trong kiếp sống hiện tại (tuy nhiên, những Lời Phật Dạy sẽ giúp ông ta trong kiếp sống tương lai). Loại người thứ hai được gọi là ugghaṭitaññu, tức là những người hiểu rõ chân lý ngay lập tức, sau nghe khi những Lời Phật Dạy ngắn gọn (nếu được dạy dỗ, họ sẽ đạt được chân lý tột cùng nhanh chóng hơn). Loại người thứ ba được gọi là vipacitaññu, tức là loại người sẽ hiểu rõ chân lý sau khi được giảng dạy, và sau khi nhận được Lời Phật Dạy chi tiết và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần; thể loại này cũng bao gồm loại người gọi là neyya, là những người có thể hiểu rõ chân lý sau một thời gian tu hành.

Three Types Of Patients, Anguttara Nikaya - Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

 

There are, O monks, three types of patients found in the world. What three?

There is one patient: whether or not he obtains proper nourishment, proper medicine, and adequate nursing, he will not recover from his illness.

There is another patient: whether or not he obtains all these things, he will recover from his illness.

There is still another patient who will recover from his illness only if he receives proper nourishment, proper medicine, and adequate nursing, but not if he lacks these. For him, O monks, a special diet, curative medicine, and good nursing are prescribed. But apart from him, also the other two types of patients should be attended to. [24]

These three types of patients are found in the world.

Similarly, monks, there are three other types of persons comparable to those three patients.

There is one type of person: whether or not he has the chance of seeing the Tathāgata and of listening to the Dhamma and Discipline proclaimed by him, he will not enter the path of assurance and will not reach perfection in wholesome states. [25]

There is another person: whether or not he has the chance of seeing the Tathāgata and of listening to the Dhamma and Discipline proclaimed by him, he will in any case enter upon the path of assurance and will reach perfection in wholesome states.

Again, there is one person who will enter upon the path of assurance and will reach perfection in wholesome states only if he has the chance of seeing the Tathāgata and of listening to the Dhamma and Discipline proclaimed by him, but not if he lacks this opportunity. It is for this person, O monks, that instruction in the Dhamma has been prescribed. But apart from him, the two others should also be instructed in the Dhamma. [26]

These are the three types of persons found in the world who are comparable to the three patients.

24. A-a: “The first type of patient, who is incurable, should nevertheless receive nursing because he might think that, with proper care, he may yet recover. If he is neglected, he will feel resentment and harbour thoughts of ill will, which may bring him an unhappy rebirth. But if he is looked after well, he will see that everything needful and possible has been done for him, and he will ascribe his affliction to the unavoidable results of his own kamma. He will be friendly towards those who nurse him and because of these thoughts of friendliness he will have a happy rebirth. The second type - one who is sure to recover - and one only slightly ill should also be nursed, so that their recovery may be quickened.”

25. “Enter the path of assurance” (okkamati niyāmaṃ), i.e. the assurance of final liberation, by entering upon the path of stream-entry, or one of the higher stages of awakening.

26. According to A-a, the first of the three is called pada-paramo, i.e. “one for whom the mere words (of the Teaching) are the most he can achieve”; he will not attain the stages of awakening in his present life. The second is called ugghaṭitaññu, i.e. one who penetrates the truth at once when a brief instruction is given. The third type is called vipacitaññu, i.e. one who will penetrate the truth after receiving detailed and repeated instruction; this category also includes the type called neyya, who can penetrate the truth after a period of training. These types are explained at Pug 41. A-a says further that the instruction given to the first type may help him in a future existence. If the second type is instructed, it will quicken his progress towards final attainment. But the third type is definitely in need of repeated instruction and guidance. 

Source:

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S17

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7031)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5697)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6688)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5613)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6777)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7486)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7858)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7794)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6491)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.