Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

21 Tháng Ba 201516:24(Xem: 7047)
Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Seven Kinds Of Wives, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ 

Vào một thời Đức Phật ở thành Xá Vệ (Sāvatthī), vườn Kỳ Đà (Jeta's Grove), tu viện của cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika). Vào một buổi sáng, Đức Thế Tôn đắp y, cầm y bát, rồi ngài đi đến nhà của cư sĩ Cấp Cô Độc, ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Vào dịp nầy, mọi người trong nhà làm huyên náo, ầm ĩ, và ồn ào. Cư sĩ Cấp Cô Độc đến gần Đức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, và ngồi xuống một bên. Rồi Đức Thế Tôn nói với ông: "Nầy cư sĩ, tại sao mọi người trong nhà làm huyên náo, ầm ĩ, và ồn ào? Người ta có cảm tưởng rằng những người nầy là những ngư dân đang ồn ào vì kéo lên được một mẻ cá."

"Bạch Thế Tôn, đó là tiếng ồn ào của Sujātā, người con dâu của con. Cô ta thì giầu có và cô ta được đưa đến đây từ một gia đình giầu có. Cô ta không vâng lời cha chồng, mẹ chồng, và ông chồng của cô. Thậm chí, cô ta còn không xem trọng, không kính mến, không yêu mến và không tôn kính Đức Thế Tôn."

Rồi Đức Thế Tôn gọi cô con dâu Sujātā, nói rằng, "Hãy đến đây, cô Sujātā."

"Bạch Thế Tôn, dạ vâng," cô trả lời, rồi cô đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, và ngồi qua một bên. Đức Thế Tôn sau đó nói với cô: "Nầy cô Sujātā, có bẩy loại vợ. Bẩy loại vợ nầy như thế nào? Loại vợ thứ nhất là kẻ giết người, loại vợ thứ nhì là người ăn trộm, loại vợ thứ ba là người độc tài, loại vợ thứ tư là bà mẹ, loại vợ thứ năm là cô em gái, loại vợ thứ sáu là người bạn, và loại vợ thứ bẩy là người hầu hạ. Đây là bẩy loại vợ. Bây giờ cô nghĩ cô là loại vợ thứ mấy?"

"Bởi vì lời nói ngắn gọn vừa rồi của Đức Thế Tôn, nên con không hiểu được hết chi tiết. Bạch Thế Tôn, xin ngài từ bi, giảng dạy cho con một bài Phật Pháp, để con hiểu được hết ý nghĩa của bẩy loại vợ nầy."

"Nầy cô Sujātā, cô hãy lắng nghe ta nói và để tâm chú ý. Ta sẽ nói đây."

"Bạch Thế Tôn, dạ vâng," cô con dâu Sujātā trả lời. Rồi Đức Thế Tôn nói như sau:

Ai có tâm hận thù, lạnh lùng và sắt đá,

Ai ham muốn thú vui xác thịt với người khác, và ai khinh khi ông chồng;

Ai đi tìm kiếm người đã mua mình, rồi giết hại -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Kẻ Giết Người".

Khi ông chồng trở nên giàu sang

Nhờ ông ta có bàn tay khéo léo, hoặc nhờ ông ta có nghề nghiệp hoặc nhờ ông ta làm nghề buôn bán, hoặc nhờ ông ta là một nông dân,

Người đàn bà mà cố ăn cắp một ít cho chính mình -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Người Ăn Trộm".

Ai tham ăn, làm biếng, và không chịu làm việc gì cả,

Ai nói ra những lời cay đắng, những câu tàn nhẫn, những lời khó chịu, và thô lỗ,

Người đàn bà mà bắt nạt người đã cấp dưỡng cho mình -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Người Độc Tài".

Ai luôn luôn giúp đỡ người khác và tốt bụng,

Ai che chở chồng mình, giống y hệt như một bà mẹ thương yêu, săn sóc đứa con trai,

Ai bảo vệ cẩn thận, sự giầu có của chồng -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Bà Mẹ".

Ai tôn trọng chồng mình

Giống như là cô em gái tôn trọng ông anh trai

Ai khiêm tốn, phục tùng theo ý muốn của chồng -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Cô Em Gái".

Ai hớn hở, và mừng rỡ khi nhìn thấy chồng

Giống y hệt như một người bạn, chào đón một người bạn thân,

Người đàn bà mà được nuôi nấng trong gia đình đaọ đức và trung thành -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Người Bạn".

Ai không giận dữ, và ai không sợ bị trừng phạt

Ai chịu thua thiệt với chồng, mà không có tâm oán ghét,

Ai khiêm tốn, phục tùng theo ý muốn của chồng -

Một bà vợ như thế, được gọi là "Người Hầu Hạ". [86]

Ta đã nói đến ba bà vợ sau đây: bà vợ giống như "Kẻ Giết Người",

Bà vợ giống như "Người Ăn Trộm", và bà vợ giống như "Người Độc Tài",

Khi ba bà vợ nầy chết đi, họ sẽ bị đọa vào cõi địa ngục sâu thẳm, và tăm tối.

Nhưng ngược lại, bốn bà vợ sau đây: bà vợ giống như "Bà Mẹ", bà vợ giống như "Cô Em Gái", bà vợ giống như "Người Bạn",

Và bà vợ giống như "Người Hầu Hạ",

Bởi vì họ luôn luôn sống vững vàng, trong vòng đạo đức,

Nên bốn bà vợ nầy khi chết đi, họ sẽ được tái sinh vào cõi trời.

"Nầy cô Sujātā, đây là bẩy loại vợ. Bây giờ cô nghĩ cô là loại vợ thứ mấy?"

 

"Bạch Thế Tôn, kể từ ngày hôm nay, ngài xem con là người vợ mà giống như người hầu hạ."

86. Dāsī, theo nghĩa đen, là một người đàn bà nô lệ. May mắn thay, trong nền văn hóa Phật giáo ba mô hình nói trên đây của người vợ đã thắng thế (là bà mẹ, là cô em gái, và là người bạn), nên chúng ta có thể hiểu được những lời khen ngợi về người vợ "giống như một người nô lệ", ở đây chỉ có mục đích phóng đại, hoàn toàn không có ý nghĩa đúng đắn.

Seven Kinds Of Wives, Anguttara Nikaya 

On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s monastery. In the morning the Blessed One dressed, took his bowl and robe, and went to Anāthapiṇḍika’s house, where he sat down in a seat prepared for him. On that occasion people in the house were making an uproar and a racket. The householder Anāthapiṇḍika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him: “Why are people in your house making this uproar and racket, householder? One would think they were fishermen making a haul of fish.”

“That, Lord, is our daughter-in-law Sujātā. She is rich and has been brought here from a rich family. She does not obey her father-in-law and mother-in-law, nor her husband. She does not even honour, respect, esteem and venerate the Blessed One.”

Then the Blessed One called the daughter-in-law Sujātā, saying, “Come, Sujātā.”

“Yes, Lord,” she replied, and she went to the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to her: “There are these seven kinds of wives, Sujātā. What seven? One like a slayer, one like a thief, one like a tyrant, one like a mother, one like a sister, one like a friend, and one like a handmaid. These are the seven kinds of wives. Now which of these seven are you?”

“I do not understand in detail the meaning of the Blessed One’s brief statement. It would be good, Lord, if the Blessed One would teach me the Dhamma in such a way that I might understand the meaning in detail.”

“Then listen, Sujātā, and attend carefully. I will speak.”

“Yes, Lord,” the daughter-in-law Sujātā replied. The Blessed One said this:

With hateful mind, cold and heartless,

Lusting for others, despising her husband;

Who seeks to kill the one who bought her -

Such a wife is called a slayer.

When her husband acquires wealth

By his craft or trade or farm work,

She tries to filch a little for herself -

Such a wife is called a thief.

The slothful glutton, bent on idling,

Harsh, fierce, rough in speech,

A woman who bullies her own supporter -

Such a wife is called a tyrant.

One who is always helpful and kind,

Who guards her husband as a mother her son,

Who carefully protects the wealth he earns -

Such a wife is called a mother.

She who holds her husband in high regard

As younger sister holds the elder born,

Who humbly submits to her husband’s will -

Such a wife is called a sister.

One who rejoices at her husband’s sight

As one friend might welcome another,

Well raised, virtuous, devoted -

Such a wife is called a friend.

One without anger, afraid of punishment,

Who bears with her husband free of hate,

Who humbly submits to her husband’s will -

Such a wife is called a handmaid. [86]

The types of wives here called a slayer,

A thief, and the wife like a tyrant,

These kinds of wives, with the body’s breakup,

Will be reborn deep in hell.

But wives like mother, sister, friend,

And the wife called a handmaid,

Steady in virtue, long restrained,

With the body’s breakup go to heaven.

“These, Sujātā, are the seven kinds of wives. Now which of these are you?”

“Beginning today, Lord, you should consider me a wife who is like a handmaid.”

86. Dāsī is, literally, a female slave. Fortunately in Buddhist cultures the preceding three models of wifeship have prevailed, and we might understand the praise of the “slavelike” wife here to serve merely a rhetorical purpose.

Source:

http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#41.SevenKindsofWives

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7007)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5678)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6680)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5602)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6764)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7483)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7851)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7783)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6468)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.