Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

31 Tháng Ba 201503:45(Xem: 6185)
Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
(The Simile Of The Infant, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ 

Nầy các Tỳ Kheo, con người thường ưa thích thú vui nhục dục. Bây giờ nếu một người thanh niên còn trẻ, sinh ra trong một gia đình đàng hoàng, quyết định từ bỏ công việc đi làm sinh sống [nghĩa là, bỏ cây liềm cắt lúa, và bỏ cây đòn gánh cùng đôi quang gánh để gánh lúa về], anh rời bỏ gia đình mình, đi xuất gia trở thành người không nhà, người ta sẽ nghĩ anh ta làm như thế bởi vì anh có lòng tin vững chắc. Và tại sao người ta lại nghĩ như thế? Bởi vì đối với những người trẻ tuổi, họ tìm thú vui nhục dục rất dễ dàng. Những thú vui nhục dục nầy có nhiều loại, thô tục, không thô tục và trong sạch.

Nầy các Tỳ Kheo, bây giờ giả dụ như có một em bé chưa biết đi, đang nằm ngửa, lưng đặt trên giường. Vì do cô y tá sơ suất, em bé cầm một cây tăm nhỏ hay một mảnh vỡ, bỏ vào miệng. Rồi, cô y tá liền trông thấy chuyện xảy ra, cô rất nhanh nhẹn móc ra vật còn kẹt trong miệng em bé. Nhưng, nếu cô y tá không lấy ra được vật kẹt trong miệng em bé, cô sẽ dùng tay phải giữ đầu em bé, và cong những ngón tay kia để móc ra vật đang còn kẹt, cho dù cô phải làm chảy máu miệng em bé. Tại sao vậy? Ta không phủ nhận, chuyện cô đã làm đau đớn em bé, tuy nhiên chỉ vì lòng từ bi, chỉ vì lòng thương xót em bé, chỉ vì cô mong muốn cho em bé được mọi chuyện tốt lành, nên cô đã làm như thế. Nhưng khi em đã lớn khôn rồi và đã có nhiều hiểu biết, lúc nầy, cô y tá không cần để ý đến em nữa, vì cô hiểu rằng, từ nay em tự lo được cho chính mình và em sẽ không còn bất cẩn như trước.

Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, khi một nhà sư chưa có lòng tin vững chắc vào những việc thiện lành, chưa biết xấu hổ và chưa biết sống đạo đức, ông chưa biết đặt nguồn sức mạnh và nguồn trí tuệ vào những việc thiện lành, nhà sư nào làm như thế, thì ta vẫn còn phải để ý đến chuyện ông ta làm. Nhưng nếu có nhà sư nào, chứng tỏ làm được những việc nói trên, ta sẽ không còn lo lắng cho nhà sư ấy nữa, bởi vì, từ nay nhà sư nầy tự lo được cho chính mình và ông ta sẽ không còn bất cẩn như trước. 

The Simile Of The Infant, Anguttara Nikaya 

Generally, monks, beings find sensual pleasures enjoyable. Now if a young man of good family has discarded sickle and carrying-pole [5] and has gone forth from home into the homeless life, one may rightly suppose that he has done so out of faith. And why can this be assumed? Because for the young, sensual pleasures are easily accessible. Of whatsoever kind, coarse, average or refined - they all count as sensual pleasures.

Now suppose, monks, there is a tender infant lying on its back. Through the nurse’s negligence, the child has put a little stick or a shard into its mouth. Then the nurse very quickly would consider what has happened, and very quickly she would remove the object. But if she is unable to remove it quickly, she would hold the infant’s head with her right hand, and crooking a finger, she would extract the object, even if she had to draw blood. And why? Though certainly it hurts the infant - and I do not deny this - yet the nurse had to act like this, wishing the best for the child, being concerned with its welfare, out of pity, for compassion’s sake. But when the child has grown up and is sensible enough, the nurse can be unconcerned about the child, knowing that now it can watch over itself and will no longer be negligent.

Similarly, monks, as long as a monk has not yet proved his faith in things wholesome, not yet proved his sense of shame and moral dread, his energy and wisdom as to things wholesome, so long do I have to watch over him. But when he has proved himself in all these things, I can be unconcerned about that monk, knowing that he can now watch over himself and will no longer be negligent. [6]

5. A-a: “The sickle for cutting grass, the pole for carrying it away.” This is given as an example of means of livelihood.

6. According to A-a, this refers to a stream-enterer.

Source:

http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#3.TheSimileoftheInfant

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10122)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7558)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7641)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5854)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 8043)
Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một câu, hoặc một đoạn trong kinh nhưng không nhớ rõ chi tiết, và cũng không nhớ câu này đoạn này nằm cụ thể trong kinh nào. Sự việc tương tự khi ta đọc một bài viết có nhắc đến một câu hay một đoạn trong kinh nhưng tác giả không dẫn chứng đầy đủ, hoặc nhiều khi còn không dẫn chứng, do đó nếu muốn kiểm chứng lại cũng rất khó khăn.