Chương I – YAMAKAVAGGA - (Phẩm Song Đối)

14 Tháng Sáu 201418:59(Xem: 6196)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương I
YAMAKAVAGGA
(Phẩm Song Đối)

1.

Các pháp, tư tác(1) dẫn đầu

Tư tác chủ ý bắc cầu đưa duyên

Nói, làm xấu ác, chẳng hiền

Bánh xe bò kéo, khổ liền theo sau!

Manopubbaṅgamā dhammā

manoseṭṭhā manomayā,

manasā ce paduṭṭhena

bhāsati vā karoti vā,

tato naṃ dukkhamanveti

cakkaṃ’vā vahato padaṃ.

­œ

2.

Các pháp, tư tác dẫn đầu

Tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên

Nói, làm lành tốt, thiện hiền

Như hình dọi bóng, vui liền theo sau.

Manopubbaṅgamā dhammā

manoseṭṭhā manomayā,

manasā ce pasannena

bhāsati vā karoti vā,

tato naṃ sukhamanveti

chāyā’va anapāyinī.

­

3.

“Nó đánh, nó cướp của tôi!

Lại còn nhục mạ lắm lời đắng cay!”

Ai mà ôm ấp niệm nầy

Lửa phiền thiêu đốt tháng ngày chẳng nguôi!

Akkocchi maṃ avadhi maṃ

ajini maṃ ahāsi me,

ye ca taṃ upanayhanti

veraṃ tesaṃ na sammati.

­œ

4.

“Nó đánh, nó cướp của tôi!

Lại còn nhục mạ lắm lời đắng cay!”

Người không ôm giữ niệm nầy

Lửa phiền chợt tắt, khổ rày tự tiêu!

Akkocchi maṃ avadhi maṃ

ajini maṃ ahāsi me,

ye ca taṃ na nupanayhanti

veraṃ tesūpasammati.

­œ

5.

Nếu ai lấy oán báo thù

Oan oan tương báo, thiên thu hằng sầu

Từ tâm, định luật nhiệm mầu

Lấy ân báo oán, còn đâu oán thù?

Na hi verena verāni

sammantīdha kudācanaṃ

averena ca sammanti

esa dhammo sanantano.

­œ

6.

Luận tranh chẳng có ích gì!

Tranh cường, hiếu thắng lắm khi phiền hà

Ai người suy ngẫm sâu xa

Nói năng tự chế, bất hòa lặng yên!

Pare ca na vijānanti

mayamettha yamāmase,

ye ca tattha vijānanti

tato sammanti medhagā.

­œ

7.

Người hằng say đắm dục trần(1)

Uống ăn vô độ, trăm phần dể duôi

Ma Vương chúng vỗ tay cười

Cây cành mềm yếu, tơi bời gió lay!

Subhānupassiṃ viharantaṃ

indriyesu asaṃvutaṃ,

bhojanamhi cāmattaññuṃ

kusītaṃ hīnavīriyaṃ,

taṃ ve pasahati māro

vāto rukkhaṃ’va dubbalaṃ.

­œ

8.

Người hằng quán niệm tự thân

Uống ăn tiết độ, tinh cần sớm hôm

Ma Vương đâu dễ khinh lờn

Gió qua núi đá chẳng sờn, chẳng lay!

Asubhānupassiṃ viharantaṃ

indriyesu susaṃvutaṃ,

bhojanamhi ca mattaññuṃ

saddhaṃ āraddhavīriyaṃ,

taṃ ve nappasahati māro

vāto selaṃ’va pabbataṃ.

­œ

9.

Người không tự chế, không chơn

Người mà tâm địa chẳng hơn thế phàm!

Làm sao xứng mặc y vàng?

Làm sao xứng đáng dự hàng Sa-môn?

Anikkasāvo kāsāvaṃ

yo vatthaṃ paridahissati,

apeto damasaccena

na so kāsāvaṃ arahati.

­œ

10.

Người mà nhẫn nại tu hành

Nghiêm trì giới luật cao thanh, rỡ ràng

Khen thay! Khéo mặc y vàng!

Khen thay! Xứng đáng dự hàng Sa-môn!

Yo ca vantakasāv’assa

sīlesu susamāhito,

upeto damasaccena

sa ve kāsāvam’arahati.

­œ

11.

Phi chơn lại tưởng chánh chơn

Chánh chơn lại tưởng phi chơn, đó là:

Duy trì ác kiến, ác tà

Ngu nhân nào thấy tinh hoa pháp mầu!

Asāre sāramatino

sāre cāsāradassino,

te sāraṃ nādhigacchanti

micchāsaṅkappagocarā.

­œ

12.

Chánh chơn thấy rõ chánh chơn

Phi chơn thấy rõ phi chơn, mới là:

Lìa xa ác kiến, ác tà

Trí nhân dễ ngộ tinh hoa pháp mầu!

Sārañca sārato ñatvā

asārañ ca asārato,

te sāraṃ adhigacchanti

sammāsaṅkappagocarā.

­œ

13.

Nhà ai vụng lợp, dột mưa

Cũng dường thế ấy, người chưa tu trì

Tâm nhiều tham ái, sân si

Dễ dàng xâm nhập sầu bi, não phiền.

Yathā agāraṃ ducchannaṃ

vuṭṭhi samativijjhati,

evaṃ abhāvitaṃ cittaṃ

rāgo samativijjhati.

­œ

14.

Nhà ai khéo lợp, khéo ngăn

Nước mưa không thể lại xâm nhập vào

Tâm người biết dựng vách rào

Ái tham, phiền não dễ nào ghé vô!

Yathā agāraṃ succhannaṃ

vuṭṭhi na samativijjhati,

evaṃ subhāvitaṃ cittaṃ

rāgo na samativijjhati.

­œ

15.

Đây thống khổ, kia thương đau!

Hai đời, kẻ ác muộn sầu chẳng vui

Bất an, ưu não rối bời

Mắt nhìn khổ báo, Phật, Trời thở than!

Idha socati pecca socati

pāpakārī ubhayattha socati,

so socati so vihaññati

disvā kammakiliṭṭhamattano.

­œ

16.

Đây an lạc, kia hỷ hoan

Hai đời thiện hạnh lại càng thêm vui

Bình yên, hoa nở, nụ cười

Mắt nhìn phước quả thắm tươi bốn bề!

Idha modati pecca modati

katapuñño ubhayattha modati,

so modati so pamodati

disvā kammavisuddhimattano.

­œ

17.

Đây ưu não, kia khổ đau

Hai đời, kẻ ác muộn sầu thảm thương

Thở than nghiệp dữ đã vương

Chết vào khổ cảnh đoạn trường, than hơn!

Idha tappati pecca tappati

pāpakārī ubhayattha tappati,

pāpaṃ me katan ti tappati

bhiyyo tappati duggatiṃ gato.

­œ

18.

An vui, hạnh phúc hai đời

Tâm người thiện hạnh rạng ngời, hân hoan

Đã mừng gieo được phước vàng

Sinh vào tiên cảnh, lại càng mừng hơn!

Idha nandati pecca nandati

katapuñño ubhayattha nandati,

puññaṃ me katan ti nandati

bhiyyo nandati suggatiṃ gato.

­œ

19.

Suốt thông kinh luật mặc dầu

Nếu không hành đạo, đếm trâu, đếm bò!

Dể duôi, tự mãn nằm co

Qua miền siêu thoát, gọi đò ai đưa?

Bahumpi ce sahitaṃ bhāsamāno

na takkaro hoti naro pamatto,

gopo’va gāvo gaṇayaṃ paresaṃ

na bhāgavā sāmaññassa hoti.

­œ

20.

Ít thông kinh luật mặc dầu

Nếu chuyên hành đạo, tìm câu sửa mình

Sống đời chánh hạnh, quang minh

Qua miền siêu thoát, vô sinh, hưởng nhàn!

Appampi ce sahitaṃ bhāsamāno

dhammassa hoti anudhammacārī,

rāgan ca dosañ ca pahāya mohaṃ

sammappajāno suvimuttacitto,

anupādiyāno idha vā huraṃ vā

sa bhāgavā sāmaññassa hoti.

­œ



(1) Theo Abhidhamma thì ý (mano), thức (viññāṇa), tâm (citta)... đồng nghĩa; nhưng tôi chọn dịch là tư tác (cetanā) – vì tư tác mới là nghiệp. Từ trước đến nay, nhiều nơi bảo tác ý (manasikāra) là nghiệp; không phải vậy, tác ý mới chỉ là hướng tâm, như bánh lái của chiếc thuyền. Trong 7 biến hành tâm sở (Duy Thức chỉ 5): Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn – thì chính tư (tư tác-cetanā) mới quan trọng, mới tạo nghiệp; sau đó, các lộ trình tâm mới khởi theo – chúng đồng khởi. Tuy nhiên, nếu dịch là tâm hay ý đều không sai, vì ý, tâm, tư tác - được coi là tâm và các pháp (dhammā), hai từ đầu trong câu kệ, chính là những tâm sở (theo chú giải).

(1) Câu Pāḷi tương ứng có nghĩa: Sống mà hằng suy nghĩ đến lạc thú (nhìn tịnh tướng).



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7564)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6085)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 7099)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6045)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7125)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7840)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8287)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 8163)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6983)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.