Chương II – APPAMĀVAGGA - (Phẩm Không Phóng Dật)

14 Tháng Sáu 201419:07(Xem: 5054)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương II
APPAMĀVAGGA
(Phẩm Không Phóng Dật)

21.

Con đường phóng dật, nguy nan

Con đường tỉnh thức, vinh quang nhiều đời

Buông lung là kẻ chết rồi

Pháp mầu Bất Tử đợi người cần chuyên!

Appamādo amatapadaṃ

pamādo maccuno padaṃ,

appamattā na mīyanti

ye pamattā yathā matā.

­

22.

Trí nhân thấy rõ cơ duyên

Tinh cần, kiên định vẫy thuyền sang sông

An vui, hoan hỷ tự lòng

Dự vào cảnh giới thanh trong Thánh mầu!

Evaṃ visesato ñatvā

appamādamhi paṇḍitā,

appamāde pamodanti

ariyānaṃ gocare ratā.

­

23.

Trí nhân tinh tấn thiền hành

Kiên trì, nỗ lực duyên sanh Niết-bàn

Ma Vương khó buộc, khó ràng

Tự do tối thượng, thênh thang bến bờ!

Te jhāyino sātatikā

niccaṃ daḷhaparakkamā,

phusanti dhīrā nibbānaṃ,

yogakkhemaṃ anuttaraṃ.

­œ

24.

Tinh cần, chánh niệm hỡi ai!

Giữ gìn tịnh hạnh trong ngoài chăm chuyên

Tự điều, theo pháp sống thiền

Nỗ lực sung mãn, thiện hiền tấn tăng!

Uṭṭhānavato satīmato

sucikammassa nisammakārino,

saññatassa dhammajīvino

appamattassa yasobhivaḍḍhati.



25.

Sống không phóng dật, kiên trì

Tự điều, tự chế thường khi mới là!

Chí người thiện trí cao xa

Xây hòn đảo lớn, quê nhà trú thân!

Uṭṭhānen’appamādena

saṃyamena damena ca,

dīpaṃ kayirātha medhāvī

yaṃ ogho n’ābhikīrati.

­œ

26.

Si mê, cuồng sĩ buông lung

Riêng người thiện trí canh chừng niệm tâm

Tâm tâm, niệm niệm tinh cần

Giữ gìn kho báu, thế nhân dễ gì!

Pamādamanuyuñjanti

bālā dummedhino janā,

appamādañ ca medhāvī

dhanaṃ seṭṭhaṃva rakkhati.

­œ

27.

Người không phóng dật, dể duôi

Người không mê đắm niềm vui dục trần

Tỉnh thức, thiền quán tinh cần

Sẽ hái, sẽ gặt phước phần sum suê!

Mā pamādamanuyuñjetha

mā kāmaratisanthavaṃ,

appamatto hi jhāyanto

pappoti vipulaṃ sukhaṃ.

­œ

28.

Niệm tâm: Phóng dật lùi xa

Thoát khỏi phiền não – binh ma cuối đèo!

Cao sơn, trí tuệ khéo trèo

Ngu si, đau khổ - nằm queo đám người!

Pamādaṃ appamādena

yadā nudati paṇḍito,

paññāpāsādamāruyha

asoko sokiniṃ pajaṃ,

pabbataṭṭho va bhūmaṭṭhe

dhīro bāle avekkhati.

­œ

29.

Trú niệm giữa kẻ buông lung

Tỉnh thức giữa đám mê mung, loạn cuồng

Như con tuấn mã kiên cường

Sau lưng bỏ lại lươn ươn ngựa hèn!

Appamatto pamattesu

suttesu bahujāgaro,

abalassaṃ va sīghasso

hitvā yāti sumedhaso.

­œ

30.

Chỉ nhờ đức tánh tinh cần

Đế Thích cai quản bốn tầng Thiên Vương

Dể duôi thiên hạ coi thường

Tinh cần mãi được tán dương đời đời!

Appamādena maghavā

devānaṃ seṭṭhataṃ gato,

appamādaṃ pasaṃsanti

pamādo garahito sadā.

­œ

31.

Tỳ-kheo vui thích tinh cần

Sợ hãi phóng dật, niệm tâm canh chừng

Bước đi như đám lửa hừng

Thiêu bao phiền não, kiết thừng([1]) tiêu tan!

Appamādarato bhikkhu

pamāde bhayadassi vā,

saṃyojanaṃ aṇuṃ thūlaṃ

ḍahaṃ aggī’va gacchati.

­

32.

Tỳ-kheo vui thích tinh cần

Sợ hãi phóng dật, chuyên tâm quán thiền

Khỏi rơi đọa xuống các miền

Vị ấy nhất định kề bên Niết-bàn!

Appamādarato bhikkhu

pamāde bhayadassi vā,

abhabbo parihānāya

nibbānass’eva santike.



([1])Kiết thừng: Dây trói buộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6954)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5629)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6636)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5542)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6706)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7430)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7804)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7741)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6400)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.