Chương II – APPAMĀVAGGA - (Phẩm Không Phóng Dật)

14 Tháng Sáu 201419:07(Xem: 5099)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương II
APPAMĀVAGGA
(Phẩm Không Phóng Dật)

21.

Con đường phóng dật, nguy nan

Con đường tỉnh thức, vinh quang nhiều đời

Buông lung là kẻ chết rồi

Pháp mầu Bất Tử đợi người cần chuyên!

Appamādo amatapadaṃ

pamādo maccuno padaṃ,

appamattā na mīyanti

ye pamattā yathā matā.

­

22.

Trí nhân thấy rõ cơ duyên

Tinh cần, kiên định vẫy thuyền sang sông

An vui, hoan hỷ tự lòng

Dự vào cảnh giới thanh trong Thánh mầu!

Evaṃ visesato ñatvā

appamādamhi paṇḍitā,

appamāde pamodanti

ariyānaṃ gocare ratā.

­

23.

Trí nhân tinh tấn thiền hành

Kiên trì, nỗ lực duyên sanh Niết-bàn

Ma Vương khó buộc, khó ràng

Tự do tối thượng, thênh thang bến bờ!

Te jhāyino sātatikā

niccaṃ daḷhaparakkamā,

phusanti dhīrā nibbānaṃ,

yogakkhemaṃ anuttaraṃ.

­œ

24.

Tinh cần, chánh niệm hỡi ai!

Giữ gìn tịnh hạnh trong ngoài chăm chuyên

Tự điều, theo pháp sống thiền

Nỗ lực sung mãn, thiện hiền tấn tăng!

Uṭṭhānavato satīmato

sucikammassa nisammakārino,

saññatassa dhammajīvino

appamattassa yasobhivaḍḍhati.



25.

Sống không phóng dật, kiên trì

Tự điều, tự chế thường khi mới là!

Chí người thiện trí cao xa

Xây hòn đảo lớn, quê nhà trú thân!

Uṭṭhānen’appamādena

saṃyamena damena ca,

dīpaṃ kayirātha medhāvī

yaṃ ogho n’ābhikīrati.

­œ

26.

Si mê, cuồng sĩ buông lung

Riêng người thiện trí canh chừng niệm tâm

Tâm tâm, niệm niệm tinh cần

Giữ gìn kho báu, thế nhân dễ gì!

Pamādamanuyuñjanti

bālā dummedhino janā,

appamādañ ca medhāvī

dhanaṃ seṭṭhaṃva rakkhati.

­œ

27.

Người không phóng dật, dể duôi

Người không mê đắm niềm vui dục trần

Tỉnh thức, thiền quán tinh cần

Sẽ hái, sẽ gặt phước phần sum suê!

Mā pamādamanuyuñjetha

mā kāmaratisanthavaṃ,

appamatto hi jhāyanto

pappoti vipulaṃ sukhaṃ.

­œ

28.

Niệm tâm: Phóng dật lùi xa

Thoát khỏi phiền não – binh ma cuối đèo!

Cao sơn, trí tuệ khéo trèo

Ngu si, đau khổ - nằm queo đám người!

Pamādaṃ appamādena

yadā nudati paṇḍito,

paññāpāsādamāruyha

asoko sokiniṃ pajaṃ,

pabbataṭṭho va bhūmaṭṭhe

dhīro bāle avekkhati.

­œ

29.

Trú niệm giữa kẻ buông lung

Tỉnh thức giữa đám mê mung, loạn cuồng

Như con tuấn mã kiên cường

Sau lưng bỏ lại lươn ươn ngựa hèn!

Appamatto pamattesu

suttesu bahujāgaro,

abalassaṃ va sīghasso

hitvā yāti sumedhaso.

­œ

30.

Chỉ nhờ đức tánh tinh cần

Đế Thích cai quản bốn tầng Thiên Vương

Dể duôi thiên hạ coi thường

Tinh cần mãi được tán dương đời đời!

Appamādena maghavā

devānaṃ seṭṭhataṃ gato,

appamādaṃ pasaṃsanti

pamādo garahito sadā.

­œ

31.

Tỳ-kheo vui thích tinh cần

Sợ hãi phóng dật, niệm tâm canh chừng

Bước đi như đám lửa hừng

Thiêu bao phiền não, kiết thừng([1]) tiêu tan!

Appamādarato bhikkhu

pamāde bhayadassi vā,

saṃyojanaṃ aṇuṃ thūlaṃ

ḍahaṃ aggī’va gacchati.

­

32.

Tỳ-kheo vui thích tinh cần

Sợ hãi phóng dật, chuyên tâm quán thiền

Khỏi rơi đọa xuống các miền

Vị ấy nhất định kề bên Niết-bàn!

Appamādarato bhikkhu

pamāde bhayadassi vā,

abhabbo parihānāya

nibbānass’eva santike.



([1])Kiết thừng: Dây trói buộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10178)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7601)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7676)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5880)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.