Chương III – CITTAVAGGA - (Phẩm Tâm)

15 Tháng Sáu 201402:38(Xem: 4777)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương III
CITTAVAGGA
(Phẩm Tâm)

33.

Khó thay! Trì nhiếp tâm người

Chập chờn, dao động cả đời không yên

Thợ tài uốn thẳng cây tên

Giữ tâm cũng vậy, thiện hiền khéo tu!

 

Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ

dūrakkhaṃ dunnivārayaṃ,

ujuṃ karoti medhāvī

usukārova tejanaṃ.



34.

Cá kia quăng bỏ lên bờ

Vẫy vùng, hốt hoảng đợi giờ chết thôi!

Cho hay tâm lạc chợ đời

Cũng dường thế ấy, hãy rời lực ma!

 

Vārijo’va thale khitto

okamokata ubbhato,

pariphandatidaṃ cittaṃ

māradheyyaṃ pahātave.

­œ

35.

Tâm ta khinh động bất an

Kiếm tìm dục lạc, chạy quàng, chạy xiêng

Lành thay! Chế ngự thành hiền

Tâm được điều phục, diệt phiền, được vui!

 

Dunniggahassa lahuno

yatthakāmanipātino,

cittassa damatho sādhu

cittaṃ dantaṃ sukhāvahaṃ.

­œ

36.

Tâm ta tế nhị vô cùng

Dễ nào thấy biết, canh chừng làm sao?

Kiếm tìm dục lạc xôn xao

Tâm được phòng hộ, xiết bao an lành!

 

Sududdasaṃ sunipuṇaṃ

yatthakā manipātinaṃ,

cittaṃ rakkhetha medhāvī

cittaṃ guttaṃ sukhāvahaṃ.

­œ

37.

Xa xôi diệu vợi lữ trình

Đến đi đơn độc, ẩn mình hang sâu([1])

Điều tâm: Hạnh phúc cơ mầu

Vui sao! Thoát khỏi Ma đầu trói trăn!(2)

 

Dūraṅgamaṃ ekacaraṃ

asarīraṃ guhāsayaṃ,

ye cittaṃ saṃyamessanti

mokkhanti mārabandhanā.

­œ

38.

Tâm chưa an trú vững vàng

Làm sao chánh pháp dễ dàng liễu tri?

Niềm tin rung động từng khi

Trí tuệ như vậy, mong chi thành toàn?!

 

Anavaṭṭhitacittassa

saddhammaṃ avijānato,

pariplavapasādassa

paññā na paripūrati.

­œ

39.

Tâm không ái dục đầy tràn

Tâm không sân hận, chẳng mang lửa phiền

Vượt lên thiện, ác đôi miền

Bậc luôn tỉnh thức, chẳng hiềm sợ chi!

 

Anavassutacittassa

ananvāhatacetaso,

punnapāpapahīnassa

natthi jāgarato bhayaṃ.

­œ

40.

Thân này gốm sứ mỏng manh

Tâm này kiên cố thủ thành chống Ma!([2])

Gươm vàng trí tuệ vung ra(2)

Giữ gìn chiến thắng, một tòa “vô tham”!(3)

 

Kumbhūpamaṃ kāyamimaṃ viditvā

nagarūpamaṃ cittamidaṃ ṭhapetvā,

yodhetha māraṃ paññāyudhena

jitañ ca rakkhe anivesano siyā.

­œ

41.

Mai kia thương xót thân này

Nằm vùi đất lạnh, tháng ngày nắng mưa

Vô tri một đống thịt thừa

Khúc cây vô dụng, xẻ cưa được gì?

 

Aciraṃ vatayaṃ kāyo

pathaviṃ adhisessati,

chuddho apetaviññāṇo

niratthaṃ’va kaliṅgaraṃ.

­œ

42.

Kẻ thù hiềm hại kẻ thù

Oan gia chước hiểm báo cừu oan gia

Ghê hơn, tâm hướng ác tà

Vạn lần nguy khốn cho ta, cho người!

 

Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā

verī vā pana verinaṃ,

micchāpaṇihitaṃ cittaṃ,

pāpiyo naṃ tato kare.

­œ

43.

Điều mà quyến thuộc, mẹ cha

Chẳng thể làm được cho ta, cho người

Nhưng tâm chơn chánh hướng rồi

Thành tựu tốt đẹp vẹn mười, vẹn trăm!

 

Na taṃ mātā pitā kayirā

aññe vāpi ca ñātakā,

sammāpaṇihitaṃ cittaṃ

seyyaso naṃ tato kare.


([1])Trú xứ ẩn mật của Thức.

(2) Ngũ ma.

([2]) Ý nói về dục vọng.

(2) Tuệ minh sát

(3) Không ái luyến, không đeo níu những bậc thiền đã đạt được; an trú trạng thái ly tham, vô ái, Niết-bàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6954)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5629)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6636)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5542)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6706)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7430)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7803)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7741)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6400)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.