Chương VII – ARAHANTAVAGGA - (Phẩm A-la-hán)

15 Tháng Sáu 201403:01(Xem: 5711)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương VII
ARAHANTAVAGGA
(Phẩm A-la-hán)

90.

Trải qua suốt cuộc hành trình

Não phiền chấm dứt, khổ hình tiêu tan

Cởi bao triền phược buộc ràng,

Sống đời siêu thoát, lửa tàn vùi tro!

 

Gataddhino visokassa

vippamuttassa sabbadhi,

sabbaganthappahīnassa

pariḷāho na vijjati.

­œ

91.

Sa-môn chánh niệm kiên trì

Lìa mọi trú xứ, ra đi nhẹ nhàng

Ngỗng trời cất cánh thênh thang

Ao hồ bỏ lại, mây ngàn thong dong!

 

Chim có tổ, cáo có hang

Lìa mọi trú xứ, gót chàng Sa-môn

Non xanh, mây trắng tâm hồn

Rỗng không muôn sự, cô đơn dặm ngoài!

 

Uyyuñjanti satīmanto

na nikete ramanti te,

haṃsā va pallalaṃ hitvā

okamokaṃ jahanti te.

­œ

92.

Rỗng rang tư hữu ra đi

Uống ăn biết đủ, có chi phải bàn?

Tánh không, vô tướng nhẹ nhàng

Chim trời xóa dấu, mây ngàn tìm đâu?

 

Thân không, tài sản cũng không

Ba y dị giản, phiêu bồng chiếc mây

Giữa hư vời, cánh chim bay

Đố ai biết hướng Đông, Tây mà tìm!

 

Yesaṃ sannicayo n’atthi

ye pariññātabhojanā,

sunññto animitto ca

vimokkho yesaṃ gocaro,

ākāse va sakuntānaṃ

gati tesaṃ durannayā.

­œ

93.

Sa-môn lậu hoặc đoạn ly

Uống ăn chẳng đắm, có chi phải bàn?

Tánh không, vô tướng nhẹ nhàng

Bóng chim xóa vết, thênh thang mây trời!

 

Sa-môn, lậu hoặc cắt rời

Uống ăn vừa đủ, sống đời rỗng rang

Tánh không, vô tướng nhẹ nhàng

Vết chân vị ấy, không gian chim trời!

 

Yassāsavā parikkhīṇā

āhāre ca anissito,

suññato animitto ca

vimokkho yassa gocaro,

Ākāse’va sakuntānaṃ,

padaṃ tassa durannayaṃ.

­œ

94.

Ví như tuấn mã luyện thành

Lục căn chế ngự, xứng danh trượng tòng!

Nhiễm ô, ngã mạn tiêu vong

Chư thiên mến mộ giống dòng Sa-môn!

 

Yass’indriyāni samathaṃ gatāni

assā yathā sārathinā sudantā,

pahīnamānassa anāsavassa

devāpi tassa pihayanti tādino.

­œ

95.

Đất kia cau mặt bao giờ

Trụ đồng kiên cố, ao hồ lắng trong

Luân hồi, vị ấy vượt dòng

Tái sinh vô định, khổ không nào còn!

 

Như đất, tâm ý quân bình

Kỷ cương, giới hạnh, thất tình chẳng xao

Trụ đồng kiên cố khác nào

Chẳng còn nhơ bẩn, hồ ao lắng bùn

Là người đích đến cuối cùng

Luân hồi vô định, lao lung chẳng còn!

 

Pathavisamo no virujjhati

Indakhiīl’upamo tādi subbato,

rahadova apetakaddamo

saṃsārā na bhavanti tādino.

­œ

96.

Tâm an thì nghiệp cũng an

Lời ăn, tiếng nói lại càng an hơn

Sống đời tri kiến chánh chơn

Thanh bình siêu thoát, Sa-môn giống dòng!

 

Santaṃ tassa manaṃ hoti

santā vācā ca kamma ca,

sammadaññā vimuttassa

upasantassa tādino.

­œ

97.

Chỉ tin giải thoát, chánh tri

Chẳng tin ai khác, an vi tự lòng

Cắt lìa hệ lụy trần hồng

Là người tối thượng, chân không đi về!

 

Assaddho akataññū ca

sandhicchedo ca yo naro,

hatāvakāso vantāso

sa ve uttamaporiso.

­œ

98.

Thị phường, làng mạc, rừng sâu

Non cao, lũng thấp hoặc đâu mặc dù

Nơi nào bậc thánh ngụ cư

Ở đấy khả ái, an như tuyệt vời!

 

Gāme vā yadi vāraññe

ninne vā yadi vā thale,

yattha arahanto viharanti

taṃ bhūmiṃ rāmaṇeyyakaṃ.

­œ

99.

Rừng sâu khả ái vô cùng

Chỗ người phàm tục ngại ngùng bước chân

Vì không tìm kiếm dục trần

Bậc “ly tham” sống, mười phần hân hoan!

 

Ramaṇīyāni araññāni

yattha na ramatī jano,

vītarāgā ramissanti

na te kāmagavesino.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7031)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5698)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6689)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5613)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6778)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7489)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7860)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7795)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6492)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.