Chương XI – JARĀVAGGA - (Phẩm Già)

15 Tháng Sáu 201403:38(Xem: 5264)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XI
JARĀVAGGA
(Phẩm Già)

146.

Sao còn thích thú vui cười

Đắm say khoái lạc khi đời lửa thiêu?

Bao trùm tăm tối muôn chiều

Không tìm đèn sáng, tiêu diêu mà về?

 

Ko nu hāso kimānando

niccaṃ pajjalite sati,

andhakārena onaddhā

padīpaṃ na gavesatha.

­œ

147.

Nhìn kia! Thể xác “mê hồn”!

Đống phân, hầm bệnh lại còn đớn đau!

Mưu toan lo trước, tính sau

Có chi bền vững mà cầu trường sanh?!

 

Passa cittakataṃ bimbaṃ

arukāyaṃ samussitaṃ,

āturaṃ bahusaṅkappaṃ

yassa n,atthi dhuvaṃ ṭhiti.

­œ

148.

Thân này sẽ bị suy già

Thường hay tật bệnh lại hòa uế nhơ

Mỏng manh mạng sống từng giờ

Tử Thần bên cửa, đợi chờ mang đi!

 

Parijiṇṇamidaṃ rūpaṃ

roganīḷaṃ pabhaṅguraṃ,

bhijjati pūtisandeho

maraṇantanhi jīvitaṃ.

­œ

149.

Mùa thu nhìn trái bầu khô

Người ta quăng bỏ vất vơ xó đường

Như bồ câu trắng, trắng xương

Quý gì, thích thú mà trương mắt nhìn?!

 

Yān’imāni apatthāni

alābūn’eva sārade,

kāpotakāni aṭṭhīni

tāni disvāna kā rati.



150.

Thành trì kẹp cốt, bó xương

Đắp thêm máu thịt, tô hường, phết son!

Mang thêm tật bệnh, tử vong

Chứa đầy ngã mạn, lại gom dối lừa!

 

Aṭṭhīnaṃ nagaraṃ kataṃ

maṃsalohitalepanaṃ,

yattha jarā ca maccu ca

māno makkho ca ohito.

­œ

151.

Xe vua đẹp đẽ dường bao

Trang hoàng lộng lẫy, hư hao đến kỳ

Thân này đến lúc lão suy

Pháp bậc Thánh Thiện, vô vi chẳng già!

Dành cho hiền trí gần xa...

 

Jīranti ve rājarathā sucittā

atho sarīrampi jaraṃ upeti,

satañca dhammo na jaraṃ upeti

santo have sabbhi pavedayanti.

­œ

152.

Kẻ kia kém học, ít nghe

Nở nang, cường tráng, to bè như trâu

Lớn lên, đống thịt lớn mau

Nhưng mà trí tuệ có đâu lớn cùng?!

 

Appassut’āyaṃ puriso

balivaddo va jīrati,

maṃsāni tassa vaḍḍhanti

paññā tassa na vaḍḍhati.

­œ

153.

Tìm trong vạn kiếp luân hồi

Vẫn không gặp kẻ xây ngôi nhà này(1)

Lang thang sinh tử đoạ đày!

Khổ đau tiếp diễn, bèo mây nghìn trùng!

 

Anekajātisaṃsāraṃ

sandhāvissaṃ anibbisaṃ,

gahakāraṃ gavesanto

dukkhā jāti punappunaṃ.

­œ

154.

Này hỡi anh thợ làm nhà!(1)

Tuổi tên, mặt mũi yêu ma thấy rồi!

 Đòn dông, kèo cột gãy đôi(2)

Rui mè, tre ván, kíp thời phá tan(3)

 Ta vô tạo tác lên đàng

Ái tham tận diệt, Niết-bàn thong dong!

 

Gahakāraka diṭṭho’si

puna gehaṃ na kāhasi,

sabbā te phāsukā bhaggā

gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ,

visaṅkhāragataṃ cittaṃ

taṇhānaṃ khayamajjhagā.

­œ

155.

Trẻ không sớm biết tu trì

Để dành tài sản kíp thì mai sau

Cò già ủ rũ bên ao

Cá tôm chẳng có, hư hao chết mòn!

 

Acaritvā brahmacariyaṃ

aladdhā yobbane dhanaṃ,

jiṇṇakoñcā va jhāyanti

khīṇamacche va pallale.

­œ

156.

Trẻ không sớm biết tu trì

Để dành tài sản kíp thì mai sau

Như cung vô dụng gãy đầu

Nhìn về dĩ vãng, muộn sầu thở than!

 

Acaritvā brahmacariyaṃ

aladdhā yobbane dhanaṃ,

senti cāpātikhīṇāva

purāṇāni anutthunaṃ.


(1) Ngôi nhà ngũ uẩn.

(1) Ái (Taṅhā)

(2) Thân (Kāya)

(3) Phiền não (Kilesa)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7016)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5689)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6682)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5610)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6775)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7485)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7853)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7792)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6479)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.