Chương XII – ATTAVAGGA - (Phẩm Tự Ngã)

15 Tháng Sáu 201403:43(Xem: 5391)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XII
ATTAVAGGA
(Phẩm Tự Ngã)

157.

Thương mình phải biết yêu mình

Phải chăm kẻ trộm rập rình ngày đêm

Ba canh(1), bậc trí chẳng quên

Luôn luôn tỉnh thức kề bên trông chừng!

 

Attānance piyaṃ jaññā

rakkheyya naṃ surakkhitaṃ,

tiṇṇaṃ aññataraṃ yāmaṃ

paṭijaggeyya paṇḍito.

­œ

158.

Tự mình kiên định không sờn

Tự mình củng cố chánh chơn Con Đường(1)

Mới đi giáo hóa muôn phương

Bậc trí như vậy, chẳng vương nhiễm gì!

 

Attānameva paṭhamaṃ

patirūpe nivesaye,

athaññamanusāseyya

na kilisseyya paṇḍito.

­œ

159.

Tự mình tu tập thế nào

Mới mong giáo hóa ra sao cho người

Khéo thay, chế ngự mình rồi

Mới mong điều phục cõi đời lao xao!

 

Attānañce tathā kayirā

yathānnamanusāsati,

sudanto vata dammetha

attā hi kira duddamo.

­œ

160.

Tự ta bảo hộ cho ta

Có ai nương tựa gần xa mà cầu!

Tự mình chế ngự làm đầu

Khó khăn điều phục, gắng lâu cũng thành !

 

Attā hi attano nātho

ko hi nātho paro siyā,

attanā va sudantena

nāthaṃ labhati dullabhaṃ.

­œ

161.

Việc dữ vốn tự mình sanh

Tự khởi, tự tạo, tự hành ác tri

Nó nghiền nát kẻ ngu si

Kim cương rạch vết, nghĩa gì bảo châu!

 

Attanā hi kataṃ pāpaṃ

attajaṃ attasambhavaṃ,

abhimatthati dummedhaṃ

vajiraṃ v’asmamayaṃ maṇiṃ.

­œ

162.

Như thân dây māluvā

Bám ghì, đeo siết – sāla chết dần

Nếu ta quá nhiễm dục trần

Kẻ thù không giết, tự thân giết mình!

 

Như dây leo bám siết cây

Nhánh cành tàn tạ đợi ngày chết khô

Quá nhiều dục lạc nhiễm ô

Là ta đã tự đào mồ chôn ta!

 

Yassa accantadussīlyaṃ

māluvā sālamiv’otthataṃ,

karoti so tathattānaṃ

yathā naṃ icchatī diso.

­œ

163.

Những việc xấu quấy, dễ làm!

Hại mình cũng vậy, lại càng quen tay!

Than ôi! Việc đẹp, việc hay

Tốt lành, lợi lạc, đời này, khó sao!

 

Sukarāni asādhūni

attano ahitāni ca,

yaṃ ve hitañca sādhuñca

taṃ ve paramadukkaraṃ.

­œ

164.

Cũng vì cuồng dại, mê lầm

Người kia phỉ báng ân thâm Phật-đà

Cười chê thánh hạnh Tăng-già

Miệt thị Chánh Pháp thật là chua cay

Bởi do ác kiến sâu dày

Bông tre kết hạt, diệt ngay chính mình!

 

Yo sāsanaṃ arahataṃ

ariyānaṃ dhammajīvinaṃ,

paṭikkosati dummedho

diṭṭhiṃ nissāya pāpikaṃ,

phalāni kaṭṭhakasseva

attaghaññāya phallati.

­œ

165.

Làm điều ác dữ do ta

Tạo nên ô nhiễm cũng là mình thôi

Tự tôi trong sạch, bởi tôi!

Chẳng ai trong sạch cho người, có đâu!

 

Attanā hi kataṃ pāpaṃ

attanā saṃkilissati,

attanā akataṃ pāpaṃ

attanā va visujjhati,

suddhī asuddhi paccattaṃ

n’añño aññaṃ visodhaye.

­œ

166.

Không vì an lạc cho đời

Chẳng vì lợi ích cho người thế gian

Mà quên tối thượng Con Đàng

Mà quên tự lợi: Niết-bàn chánh tri!

 

Attadatthaṃ paratthena

bahunā pi na hāpaye,

attadatthamabhiññāya

sadatthapasuto siyā.



(1) Chú giải nói, ba canh là ba giai đoạn của đời người: Thiếu, trung và lão.

(1) Magga: Đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7017)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5693)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6682)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5612)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6775)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7486)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7855)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7792)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6481)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.